Có đường kính tới 2 mét và nặng tới 220 kg, loài sứa Nomura sống chủ yếu ở vùng nước giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Chúng có thể gây đau cho con người bằng nọc độc của mình.
Sứa Nomura có đường kính tới 2 mét và nặng tới 220 kg.
Mặc dù nọc của loài sứa lớn này gây đau đớn, song chúng thường không đủ độc để gây nguy hại nghiêm trọng đến con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nọc của chúng được ghi nhận là nguy hiểm do gây tích dịch trong phổi. Vì thế, các ngư dân được khuyến cáo phải đeo kính mắt và quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với chúng.
Ở một số nơi, mật độ loài sứa này cao hơn hàng trăm lần so với bình thường, song không ai giải thích được vì sao. Có giả thuyết cho rằng sự phát triển các cảng dọc theo bờ biển Trung Quốc đã tạo ra nhiều cấu trúc cho các ấu trùng sứa bám vào.
Khó khăn trong việc đối phó với loài sứa này là khi người ta tấn công hoặc giết chúng, hàng tỷ tinh trùng hoặc trứng được giải phóng, và làm số lượng càng sinh sôi thêm.
T. An (theo Pravda)
Sứa Nomura có đường kính tới 2 mét và nặng tới 220 kg.
Mặc dù nọc của loài sứa lớn này gây đau đớn, song chúng thường không đủ độc để gây nguy hại nghiêm trọng đến con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nọc của chúng được ghi nhận là nguy hiểm do gây tích dịch trong phổi. Vì thế, các ngư dân được khuyến cáo phải đeo kính mắt và quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với chúng.
Ở một số nơi, mật độ loài sứa này cao hơn hàng trăm lần so với bình thường, song không ai giải thích được vì sao. Có giả thuyết cho rằng sự phát triển các cảng dọc theo bờ biển Trung Quốc đã tạo ra nhiều cấu trúc cho các ấu trùng sứa bám vào.
Khó khăn trong việc đối phó với loài sứa này là khi người ta tấn công hoặc giết chúng, hàng tỷ tinh trùng hoặc trứng được giải phóng, và làm số lượng càng sinh sôi thêm.
T. An (theo Pravda)
Comment