Một khảo sát về đời sống hoang dã mới đây tại Malaysia cho thấy có bằng chứng là vẫn còn hi vọng đối với loài tê giác Sumatra vốn có nguy cơ tuyệt chủng.
Cuộc thăm dò tại nơi thường được biết đến là trung tâm của Borneo vào tháng Năm năm ngoái đã xác định được dấu vết của ít nhất 13 con tê giá Sumatra.
Tê giác Sumatra là loài tê giác nhỏ nhất thế giới đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Chỉ có 300 con tê giác Sumatra được cho là còn tồn tại trên toàn thế giới.
Trên bán đảo Malaysia, chỉ có rất ít tê giác loại này còn tồn tại, vì rất nhiều đã trở thành nạn nhân của những tay săn bắt trộm hoặc đã chết tại những khu vực nuôi dưỡng tồi.
Người ta cho rằng tê giác Sumatra đã tuyệt chủng trên toàn đảo Borneo nhưng các khoa học gia Malaysia từ bang Sabah trên đảo Borneo cho rằng họ đã phát hiện thấy một nhóm tê giác chưa bị các tay săn trộm đụng tới.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên hoang dã World Wide Fund nói 13 con tê giác Sumatra được phát hiện có thể tạo ra một số lượng đàn tốt nếu như được bảo vệ cẩn thận để chúng sinh sản.
Các ước tính khi trước cho rằng số lượng tê giác Sumatra tại bang Sabah là khoảng từ 30 đến 70 con. Chuyên viên WWF và giới chức bang Sabah giờ đây triển khai việc bảo vệ tê giác tại nơi họ đã phát hiện ra chúng.
Được biết sừng tê giác có giá trị tương đương với vàng và rất được ưa chuộng để làm các loại thuốc dân tộc cổ truyền tại châu Á.
Cuộc thăm dò tại nơi thường được biết đến là trung tâm của Borneo vào tháng Năm năm ngoái đã xác định được dấu vết của ít nhất 13 con tê giá Sumatra.
Tê giác Sumatra là loài tê giác nhỏ nhất thế giới đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Chỉ có 300 con tê giác Sumatra được cho là còn tồn tại trên toàn thế giới.
Trên bán đảo Malaysia, chỉ có rất ít tê giác loại này còn tồn tại, vì rất nhiều đã trở thành nạn nhân của những tay săn bắt trộm hoặc đã chết tại những khu vực nuôi dưỡng tồi.
Người ta cho rằng tê giác Sumatra đã tuyệt chủng trên toàn đảo Borneo nhưng các khoa học gia Malaysia từ bang Sabah trên đảo Borneo cho rằng họ đã phát hiện thấy một nhóm tê giác chưa bị các tay săn trộm đụng tới.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên hoang dã World Wide Fund nói 13 con tê giác Sumatra được phát hiện có thể tạo ra một số lượng đàn tốt nếu như được bảo vệ cẩn thận để chúng sinh sản.
Các ước tính khi trước cho rằng số lượng tê giác Sumatra tại bang Sabah là khoảng từ 30 đến 70 con. Chuyên viên WWF và giới chức bang Sabah giờ đây triển khai việc bảo vệ tê giác tại nơi họ đã phát hiện ra chúng.
Được biết sừng tê giác có giá trị tương đương với vàng và rất được ưa chuộng để làm các loại thuốc dân tộc cổ truyền tại châu Á.