Hạ Uy Di , Aloha hay Hawaii State, là tiểu bang hải đảo thứ 50 của Hoa Kỳ. Ðó là một quần đảo nằm trong biển Thái Bình, từ vĩ độ N-2 đến N-22, liên kết với nhau như những chuỗi mắt của một dây xích
HẠ UY DI
THIÊN ÐƯỜNG NƠI HẠ GIỚI
Hạ Uy Di , Aloha hay Hawaii State, là tiểu bang hải đảo thứ 50 của Hoa Kỳ. Ðó là một quần đảo nằm trong biển Thái Bình, từ vĩ độ N-2 đến N-22, liên kết với nhau như những chuỗi mắt của một dây xích dài, được cấu tạo bởi san hô và đá chảy, do các rặng hỏa sơn đã có từ lâu đời. Hạ Uy Di là trung tâm du lịch của thế giới vì khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh hữu tình và rất tiện lợi trong việc đi lại. Tóm lại Hạ Uy Di là điểm hẹn của những phi vụ từ Á-Úc sang Mỹ Châu, đồng thời cũng là bến đỗ của các chuyến hải trình vượt đại dương, là nơi gặp gỡ hội nghị, của hầu hết các nguyên thủ quốc gia, chính khách, kinh tế gia và lãnh tụ tôn giáo trên thế giới.
Hạ Uy Di gồm 8 đảo riêng biệt, có diện tích chung là 6471 dặm vuông hay 17.670 km2, dân số là 1.115.274 người, thủ đô là thành phố Honolulu có 836.231 người. Theo thống kê năm 2003 thì đảo Hawaii có 120.317 người, Maui có 100.374 người và Kauai 51.177 người. Các đảo nhỏ khác như Molokai, LaNai và Nihau dân số thưa thớt, chỉ là đồn điền trồng thơm mía và là chỗ dừng chân của các ngư phủ. Riêng đảo Kahoolawe hiện nay là căn cứ quân sự của quân lực Hiệp Chủng Quốc. Trên đảo Oahu có Bộ Tư Lệnh Hạm Ðội số 7 và Sư Ðoàn 25 BB- Hoa Kỳ, đơn vị từng tham chiến tại VN, có bản doanh đóng ở Ðồng Dù-Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa năm nào.
Vì được tạo thành bởi núi lửa nên đất đai ở các đảo rất phì nhiêu, mưa nhiều ở những vùng sát núi nhưng tại thành phố biển Lahaina, thủ phủ của đảo Maui, mặt trời xích đạo luôn le lói quanh năm, rất thích hợp với du khách muôn phương, nhất là những cư dân sống trong vùng lạnh giá như Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bổn... tới để tắm nắng, khoe rốn và tung tăng trong vùng biển mặn.
Thủ đô của Hải Ðảo là thành phố Honolulu, có dân số gần triệu người, nếu tính chung với các vùng ngoại ô đông đúc trên 335.000 người. Ðây là thiên đàng lý tưởng của những di dân từ Hoa Lục, Nam Hàn, Phi Luật Tân và Thái Lan, vì môi trường sống và khí hậu rất thích hợp. Trái lại cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản đã có mặt tại đây từ trước năm 1975 càng ngày càng ít đi, do việc làm ít ỏi và khó khăn, buôn bán, mở nhà hàng tiệm ăn và ngay tới nghề lái Taxi cũng cạnh tranh rất gay gắt với dân tứ xứ vốn quen chịu khó. Nói chung do đời sống đất đỏ.. nên gần như người Việt, những ai có điều kiện, đều di chuyển vào đất liền. Tóm lại, tuy dân số ngày càng đông đúc, xô bồ cũng như đã được Tây phương hóa cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Cơ Ðốc Giáo nhưng tới nay người bản xứ vẫn còn giữ được nguyên vẹn các di tích cổ truyền của tổ tiên. Ðó cũng là lý do then chốt thu hút du khách muôn phương. Cho nên không có gì lạ, trước năm 1975 Sài Gòn được thế giới xưng tụng là hòn ngọc Viễn Ðông, thì muôn đời các văn nhân nghệ sĩ, đã ngớt và tiếc lời, gọi Hạ Uy Di là thiên đàng hạ giới, bởi những quyến rũ trang đài, mà chắc không một chốn nào, kể cả Marquesans, Tahiti .. sánh kịp.
1-HẠ UY DI THIÊN ÐÀNG HẠ GIỚI :
Quần đảo Hạ Uy Di gồm 8 đảo : Hawaii, Oahu, Maui, Molokai, Lanai, Kauai, Niihau và Kahoolawe. Về phương diện địa lý, quần đảo Hạ Uy Di tương đối bằng phẳng hơn, khi từ trên phi cơ nhìn xuống, thấy cảnh vật không khác gì một tấm thảm màu xanh, được dệt bằng cây cỏ, đất núi, lơ lửng vật vờ như một con tàu khổng lồ , đang neo giữa biển khơi trùng hằng huyễn hoặc.
Ðến cõi thiên đường hạ giới,dù có rong chơi bất cứ một miền đất nào chăng nửa, khách nhàn du đều được thưởng thức vũ điệu Hula cổ truyền , chèo thuyền độc mộc, chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cũng như nhiều nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ trên đá, gỗ và kim loại.
Theo sử liệu, trước khi trở thành một tiểu bang của Hiệp Chủng Quốc, các đảo thuộc quần đảo Hạ Uy Di đều là những tiểu quốc riêng biệt. Nói chung, mỗi đảo là một vương quốc với vua chúa, văn vỏ, phi tần và thần dân. Chế độ quân chủ ,đã kéo dài trên 11 thế kỷ, tạo thành một xã hội phong kiến cực đoan, bất công và chia phân giai cấp mà ngày nay còn lưu lại hai danh từ độc đáo: ALII và KALIWA.
‘AIII‘ tiếng địa phương , dùng để chỉ giai cấp cầm quyền, bao gồm vua chúa, hoàng gia và triều đình. Nói chung là giới thượng lưu quyền quý, nắm trọn tài sản và mạng sống của thần dân trên đảo. Còn ‘KALIWA’ thì đồng nghĩa với Nô Lệ, dùng để chỉ giai cấp tiện dân, bao gồm nông dân, người lao động, thương buôn, kẻ săn bắn và bạn biển. Tuy chỉ là đảo quốc nhưng đời sống của vua chúa và hoàng gia tại đây rất xa hoa và cao ngạo. Từ ngữ ‘ALII NUI’ đồng nghĩa với Thiên Tử, Hoàng Ðế của Trung Hoa cổ, được dân chúng Hạ Uy Di tôn sùng hơn thần thánh, qua thuật ngữ ‘Goldlono-God Makahiki‘. Có điều ở đây không theo chế độ cha truyền con nối, nếu người kế vị bất tài vô đạo.
Cuộc sống bình lặng của đảo quốc chính thức nổi sóng gió vào năm 1778, khi những chuyến thuyền do Thuyền Trưởng Cook, ghé đảo Kauai, mang hơi hướng văn minh Tây phương thổi nhẹ vào tâm hồn người bản địa, chấm dứt cơn mê ngủ trầm kha tại Hạ Uy Di, trên 11 thế kỷ tăm tối, man rợ.
Ðại anh hùng có công thống nhất đảo quốc, cũng như canh tân Hạ Uy Di thành cõi thiên đường hạ giới ngày này là Hoàng Ðế Kamehameha đệ nhất, cháu của Vua Kalaniopuu, xứ Hawaii hay Big Island. Lên làm vua khi chú băng hà, Ông lần hồi bình phục các đảo khác bằng quân sự, chỉ có vua Kauai, tự động xin quy hàng. Hạ Uy Di chính thức thống nhất vào năm 1810.
Theo chân Thuyền Trưởng Cook, các nhà truyền giáo phương tây cũng tìm đến đây để truyền đạo, mà khởi đầu là Giáo Hội Thanh Giáo của người Anh ở New England. Công lớn nhất của các vị giáo sĩ, đối với người Hawaii, là việc tạo thành chữ viết riêng cho họ, giống nhu chữ Quốc Ngữ của VN, nhưng giản dị hơn vì chỉ sử dụng có 5 nguyên âm + 7 phụ âm chính của La Tinh. Nhờ vậy, từ đó người bản xứ có thể đọc và viết ngôn ngữ của các đảo, một cách thống nhất, tiện lợi và dễ dàng. Cũng từ đó, kéo dài thời gian hơn 30 năm, đã có 14 Hôi truyền giáo quốc tế, gồm Cơ Ðốc, Tin Lành, Chính Thống và Do Thái, lần lượt gieo rắc giáo lý cùng thiên ân, làm cho người bản địa lần hồi thuần lý, bớt đi những ngày thù hận, chém giết thuở nào.
Chế độ quân chủ tiếp tục trên đảo quốc tới năm 1893 thì cáo chung. Năm 1894, Hạ Uy Di trở thành nước Cộng Hòa cho tới năm 1900 thì bị các thế lực thưc dân phương tây như Y Pha Nho, Bồ Ðào Nha, Hòa Lan.. xâu xé, chia chác hoặc bằng võ lực hay tiền bạc. Từ đó người Hawaii lại trở về cuôc sống đồ đá tăm tối, dưới ách nô lệ ngoại nhân suốt nửa thế kỷ trầm kha tận tuyệt. Ngày 12-3-1950 Hạ Uy Di trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ sau khi nước này đã dùng tiền bạc mua lại trong tay các chủ nhân ông thực dân da trắng, kể cả người Nhật.
+ HONOLULU TRÊN ÐẢO OAHU
Thăm viếng Hạ Uy Di không thể không đến Honolulu được, vì đây chẳng những là thủ phủ của vương quốc mà còn là điểm chính của các cuộc vui nơi cõi thiên đàng. Theo sử liệu, đảo Oahu cũng như các đảo khác tại đây được tạo thành bởi nham thạch của các hỏa sơn đã ngưng hoạt động từ lâu. Toàn đảo có hai rặng núi riêng rẽ, Koolau Range hướng Bắc-Nam, còn rặng West Wainea thì chạy dọc theo bờ biễn phía Tây. Cánh đồng đất đỏ phì nhiêu Leilehua tại trung tam đảo, là nơi sản xuất mía, thơm, hoa quả và rau cải miền nhiệt đới.
Ngoài việc tắm nắng và tắm biển, khách nhàn du còn được thưởng thức nhiều cuộc chơi khác như viếng thăm Trung Tâm Văn Hoá Polynésian ở Laie, Làng nuôi cá hay Sea Life Park, ăn Luau ngoài trời, giữa bóng lửa chập chùng từ các ngọn đuốc, trong tiếng trống cồng, đờn sáo và vũ điệu Hula cổ truyền của người Nam Á Ða Ðảo, do các nam nữ vũ công bản địa trình diễn, mà động tác ‘Lắc Mông’ một cách ru hồn, sẽ làm cho các chàng du phương nhớ mãi. Ngoài ra còn tới thăm di tích lịch sử Trân Châu Cảng, Nghĩa Ðịa Quốc Gia, Pali Lookout.. sau rốt rình chụp hình hay quay phim ‘Rồng Lấy Nước‘ , ở vịnh Bắc thuộc vùng biển Makaha.
Honolulu phát triển từ năm 1850, khi Ðại Ðế Kamehameha đệ nhất, quyết định thiên đô đảo quốc, từ thủ phủ Lahaina, trên đảo Maui, sang Honolulu thuộc đảo Oahu cho tới bây giờ. Nhờ vậy mà nơi này đã lột xác thay da, từ một làng đánh cá nghèo nàn với những túp lều tranh xiêu vẹo, cô tịch nơi biển cát, đã biến thành một chốn đế đô cao sang diễm tuyệt, với các kiến trúc hòa hợp đông tây, mà dám chắc không nơi nào sánh kịp. Trong vùng du ngoạn Waikiki, những con đường chạy dọc ven biển tràn rợp hàng ngàn bóng dừa xanh cao lã ngọn, được bàn tay con người chăm bón vén khéo liên tục. Trân Châu Cảng kế đó, với địa thế vô cùng thuận lợi, nước sâu, có vịnh kín giúp tàu thuyền các loại tránh bảo, tu sửa. Ðây cũng là nơi tụ tập của các thuyền buôn cũng như các tàu săn cá voi bốn phương, sau cuộc hải hành , trở về mua bán, tìm gái và quăng tiền ra cửa sổ , sau những tiếng cười nghiêng ngửa của giai nhân , miền biển ngọc. Năm 1778, theo thống kê vương quốc có 230.000 người. Năm 1800 dân số tăng hơn 80.000 người. Ðó là số công nhân của các Ðồn Ðiền Thơm, Mía, được trồng khắp các đảo. Số công nhân trên, đông nhất vẫn là người Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân, Puerto Rico và Bồ Ðào Nha. Sau đó, số di dân này đã lai giống với người bản địa, qua hai thế kỷ, tạo thành thế hệ người Hawaiian mới như ngày nay.
Tuy là một thành phố của Mỹ nhưng trên đảo Oahu lại có nhiều chùa Phật Giáo của người Nhật, Trung Hoa và Ðại Hàn. Sau năm 1975, có nhiều người VN đến tị nạn cọng sản và đã xây dựng được hai trung tâm Phật Giáo, đó la chùa Linh Sơn và Chân Không Thiền Viện, do các đại sư Trí Hải và Thông Hải trụ trì. Nơi nào cũng đông tín hữu nhất là những dịp lễ vía, Phật Ðản và Tết Nguyên Ðán thiêng liêng của dân tộc.
+ KAUAI
Ở phía bắc đảo Oahu, cách thủ phủ Honolulu chừng 20 phút máy bay. Ðây là Làng Hoa, cũng là Vườn Ðịa Ðàng của vương quốc, chốn lý tưởng của các nhà làm phim, các đạo diễn dựng phim trường, trong một không gian có đủ biền, sóng, núi, hang dộng và những huyền thoại rợn người về chuyện ma quỷ. Ở đây hoa mọc khắp chốn, từ hoa trồng tới hoa dại, vì ảnh hưởng của mưa phùn quanh năm. Bắc đảo núi cao dựng đứng như tường thành, nên ngăn được nhiều trận bão tố. Trái lại ở miền Nam, ờ cát thoai thoải, còn thung lũng trung ương rất phì nhiêu, có nhiều đồn điền thơm mía.
Thuyền Trưởng Cook là người đã đem gió văn minh Tây Phương đến khai hóa tâm hồn dân bản địa, do ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Polynesian, nên rất dị đoan và có nhiều hủ tục. Waia Leale là nơi phát sinh hằng trăm thác nước hùng vỹ, đổ xuống các ao hồ, rồi cùng chảy ra biển cả. Thủ đô của đảo là thành phố Lihue, nằm cạnh hải cảng Niumalu Beach. Ðây là một thành phố củ kỹ, cô tịch nhưng khắp nơi tràn ngập hoa lá, chim chóc và các hồ cá nhân tạo. Tới nay mộ phần của các vua chúa Kauai vẫn còn tại Fern Grotto. Riêng những kẻ to gan lớn mật, muốn đùa giỡn với quỷ ma, thì tới các hang đông mù sương ẩm thấp tại Haena. Riêng vùng Elizabeth Port, ngày nay vẫn còn dấu vết của Người Nga để lại, gồm một bưu trạm và vài pháo đài củ kỷ.
+ ÐẢO MOLOKAI VÀ LANAI
Là hai vựa đườngcủa nước Mỹ và đảo Lanai đứng đầu thế giới về sản xuát thơm, mỗi ngày công nhân hái được 1.300.000 trái. Ngoài ra cả hai đảo cũng là trung tâm du lịch của tiểu bang, với phong cảnh, điạ thế gần giống như các đảo Oahu, Hawaii, Maui và Kauai. Vịnh Penguin Bank, cách bờ biển Molokai chừng 27 hải lý, được xem như là vựa cá của Hạ Uy Di. Ở đây có đủ tất cả các loại hải sản nổi tiếng và cực quý như các loại cá dùng ăn sống Uku, Mahi Mahi, Opaka Paka, Ulua, Ahi và Ono. Cá Ahi đắt nhất vì là món ăn chính của người địa phương cũng như du khach Nhật, qua cái tên Oriental Sashimi. Ngoài ra khí hậu trên đảo Lanai rất ấm áp, không khác gì tại miền nắng ấm California. Ðảo này ngoài một thị trấn nhỏ , tất cả các vùng còn lại đều trồng thơm. Tóm lại cả hai đảo Molokai và Lanai , hiện nay là trung tâm săn bắn lý tưởng, vì có nhiều sơn dương, nai, heo rừng và nhiều loại chim lạ.
+ BIG ISLAND hay ÐẢO HAWAII
Người địa phương gọi đảo của mình là Big Island. Ðảo có diện tích lớn nhất, nhưng dân số thì đứng thứ 2 tiểu bang, hiện đang phát triển mạnh về du lịch và các kỹ nghệ chế biến như đường, thực phẩm đóng hộp, nghề tạc đá, khắc gỗ. Nhiều công ty lớn có văn phòng trên đảo vì giá thuê rẽ hơn các nơi khác. Mới đây theo báo Honolulu loan tin, BTL. Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ đã cho di chuyển nhiều cơ quan cũng như chiến hạm, từ Trân Châu Cảng đến Big Island. Ðảo nổi tiếng xưa nay, với hai rặng núi lửa trẻ, thỉnh thoảng hoạt động, đó là Maunakea (13.796 ft) và Mauna Loa (13136 ft). Ðảo Hawaii đất đai mông mênh, phong cảnh vô cùng hùng vỷ và man dã, núi non đồ sộ cao ngất, hỏa diệm sơn thường ngun ngút lửa khói cho tới năm 1965 tạm ngưng nhưng mấy năm gần đây lại mở miệng. Trên đảo có Công Viên Quốc Gia Hawaiian Volcanoes National Park, rộng 344 dặm vuông, chiếm phần lớn diện tích của Miền Ðá Chảy Mauna Kea và Loa, giữa hai thành phố du lịch Hilo và Kailua-Kona hiện đang phát triển mạnh. Ðây cũng là điểm thu hút các du khách và những nguời hành hương Á Châu như VN, Ðại Hàn, Trung Hoa, Thái Lan và Nhận Bổn, thường tới cúng vái, cầu lộc và trả lễ cho Nữ Thần Ðảo Chúa Hawaii, nghe nói rất linh thiêng và thường giúp cho nhiều người tai qua nạn khỏi. T5i đây cón có nhiều cây đại thụ xanh ngất, nhánh lá xum xê, cao tới vài chục mét, ngạo nghễ cùng với năm tháng sống trong biển lửa. Thành phố Hilo hiên nay là thủ đô của thế giới về các loại Hoa Lan, dẫn đầu chẵng những về lượng sản xuất, mà còn trội nhất phẩm chất pha trộn các màu sắc, sặc sở, tươi mát, không nơi nào sánh kịp. Ngoài ra còn có Macada-Nia Nuts, một loại hột ăn bùi bùi, giống như hột đào của VN, được trồng thành rùng khắp đảo.
Puna là một điểm du lịch, nằm về hướng tây nam của đảo. Ðây là một kỳ quan nổi tiếng, với bãi biển đất đen, do nham thạch tạo thành. Kế cận là làng truyền giáo Keoke của Hôi truyền giáo St Benedist’s do giáo sĩ John , người Bỉ dựng từ năm 1902. Trong rừng có rất nhiều sơn duơng, nai và heo rừng, tha hồ săn bắn. Trên đảo còn có ngôi làng Kapaau, được xem là đất tổ, vì là nơi phát xuất của dòng họ Kamehameha. Tiếc thay, ngôi làng nổi tiếng trên, giờ đã chìm sâu dưới đáy biển nhưng vẫn còn Kohala, sinh quán của Ðại Ðế , được trùng tu, dựng đài kỷ niệm. Ngoài ra trên đảo, còn có một đài kỷ niệm thứ 2 ở Kealakekua, một bãi biển thanh lịch,khắp nơi đầy bóng dừa xanh, để ghi nhớ ơn của thuyền trưởng Cook, người đã mang gió văn minh vào vương quốc. Ông tạ thế tại đó vào năm 1779.
+ MAUI
Ðảo đứng hàng thứ 2 trong tiểu bang về diện tích cũng như dân số hiện nay là 100.754 người. Maui hiện đang trên đà xây cất, kiến thiết đường xá, phi trường, cao ốc và nhất là hệ thống khách sạn khắp nơi trên đảo, tại các trung tâm du lịch Lahaina, Kihei và Wailea. Nói chung, đảo Maui hiên được xem như Honolulu thứ 2, trong tương lai gần sẽ là cửa ngỏ , đón khách vào nước Mỹ , từ Viễn Ðông, Úc và Nam Cực.
Như các đảo khác trong quần đảo Hawaii, đảo Maui được hình thành từ nham thạch của hai rặng núi lửa trên đảo nhưng đã ngưng hoạt động từ lâu. Cả hai đều có phong cảnh rất hưu tình , nhất là thung lũng Iao, nơi có đài kỷ niệm của hầu hết các sắc dân như Hoa, Nhật, Phi, Bồ.. từng là công nhân dồn điền thơm-mía tại các đảo. Ở đây khí hâu bốn mùa luôn mát mẻ lành lạnh, khắp nơi sương mù giăng bốn hướng, trên đầu các ngọn thông Bắc Mỹ cao vút, im lìm. Thung lũng Iao Needle từng là chiến trường đẫm máu, giữa quân của vua Maui và Ðại Ðế Kamehameha đệ I, vào năm 1790. Sau khi chiến thắng, Lahaina được chọn làm thủ đô của vương quốc, trước khi thiên về Honolulu , trên đảo Oahu.
Rặng Koolau Range có độ cao trên 10.000 bộ, mà đỉnh cao nhất là ngọn núi lửa Haleakala Crater, có đáy 7,50 dặm chiều dài và 2,50 dặm chiều ngang, 3000 bộ chiều sâu và 19 dặm vuông diện tích. Ðường lên công viên trên đỉnh núi, ngoằn ngoèo, trôn ốc như từ Eo Gió lên Ðơn Dương, trên đèo Ngoạn Mục tại VN. Ở đây khách có cảm tưởng, như đang đi trên mây về gió, vì càng lên cao , mây như bị đùn xuống thấp. Qua nhiều đoạn , xe phải mò mẳm , quờ quạng bò trong tầng mây, kể từ độ cao 7000 bộ.
Từ Hosmer Grove cao 9745 ft, ta có thể quan sát toàn bộ đảo Maui và đến tận miệng núi lửa, dù đã ngưng hoạt động nhưng vẫn còn nghi ngút khói. Ði thêm 3 dặm nửa thì tới đỉnh cao nhất Haleakala. Tại đây có một nhà hình bát giac, chung quanh có vách kiếng, vừa để du khách trốn giá lạnh cũng như đón vầng thái dương nhô lên từ mặt biển.
Thăm miền Halpakala cũng là một thích thú tuyệt diệu, vì vừa hưởng cảm giác đi mây về gió, vừa thả hồn lâng lâng trong không gian hỗn độn muôn trùng, vừa biết thế nào là sự buốt cóng của miền quan tái, vừa có thần kinh căng thẳng, khi thả xe từ độ cao 10.000 bộ xuống. Chung quanh cảnh vật thật hoang dã, lạnh lùng, cho tới cao độ 5000 bộ, mới thấy sự sống. Vùng này, thông Bắc Mỹ mọc khắp nơi. Thung lũng là những đồng cỏ xanh tốt, nuôi bò ngựa. Thị trấn Kula miền núi có cư dân phần lớn là con cháu người Bồ, đã tới đây để làm công nhân đồn điền thơm mía.
+ THỦ PHỦ LAHAINA
Khởi thủy chỉ là một làng đánh cá, cũng là bến của các thuyền săn cá voi muôn phương, ghé vào tìm rượu, gái và tiếp tế. Riêng các nhà truyền giáo phải vượt qua trăm ngàn nguy hiểm, mới vào được đảo vì những luật lệ khe khắc của vướng quốc. Sự phát triển của thủ phủ Lahaina, tới năm 1860 thì ngưng trệ, vì dầu lửa thay thế dầu cá voi, dùng để thắp đèn. Trong khi đó Honolulu lần hồi chiếm lĩnh địa vị độc tôn trong vương quốc và trở thành thủ đô cả nước. Lahaina lại trở về với cuộc sống thầm lặng của một làng đánh cá ven biển, cho tới thập niên 80 của thế kỷ 20, mới được vực dậy, khi phong trào du lịch bùng nổ tại thiên đàng hạ giới.
2-NHẬT TẤN CÔNG HOA KỲ TẠI TRÂN CHÂU CẢNG :
Sáng ngày 7-12-1941, quân đội Thiên Hoàng Hirohito, bất thần mở một cuộc không kích , thần tốc kéo dài 1 giờ 50 phút, bằng 300 phi cơ chiến đấu đủ loại, nhắm vào Hạm Ðội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đang trú đóng tại Trân Châu Cảng, thuộc thành phố Honolulu, Hawaii. Theo các sử gia, cuộc tấn công trên ngoài việc triệt hạ gần hết hạm đội của Mỹ tại đây, còn gây sửng sốt cho các chiến lược gia lúc đó. Bởi vậy, dù đứng trên quan điểm chính trị nào, họ bắt buộc phải công nhận đây là một chiến công sáng chói của người Nhật, trước khi lãnh hai quả bom nguyên tử và đầu hàng Hoa Kỳ vô điều kiện vào năm 1945.
Sau này khi nhắc tới trận đại chiến long trời lở đất tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), nhiều sử gia đã không ngớt tranh cãi suốt mấy chục năm qua, quanh quẩn chỉ là dấu hỏi về sự thất bại của tình báo Anh-Mỹ và lý do Hoa Kỳ để cho người Nhật tấn công một cách bất ngờ trong khi đã có kinh nghiệm về cuộc hải chiến Nhật-Hoa năm 1894 và Nga-Nhật năm 1905? Tóm lại vấn đề đặt ra là người Mỹ thật sự bị thua trận hay vì lý do chính trị phải để thua trận ? Tại sao Tổng Thống Roosevelt không tin là Nhật tấn công Trân Châu Cảng, trong khi đã nắm trong tay nhiều tin tức tình báo ? Ðó là những bí ẩn của lịch sử, cho dù Hoa Kỳ nói là đã giải mật hết những tài liệu cũ, nhưng đến nay, theo các sử gia, vẫn chưa bật mí gì hết trong vụ này.
Mới đây, nhà biên khảo Igor Semenikhin, dựa vào phúc trình của phương Tây cũng như cuộc đối thoại với một phi công cũ của Nhật, đã ghi lại một vài chi tiết quan trọng, liên quan đến việc Nhật mở trận không kích vào Hạm Ðội Mỹ năm 1941, tại Trân Châu Cảng.
Tetsuo Shimada, phi công thuộc Phi Ðoàn 1 của không lực Thiên Hoàng, từ năm 1932-1945 , cũng là người đã trực tiếp tham chiến trận không kích Trân Châu Cảng. Ông hiện còn sống tại thành phố Kagoshima, phía nam đảo Kyusu (Nhật) và làm việc tại Viện Bảo Tàng, cho biết trong trận Trân Châu Cảng, phía Nhật có hai hàng không mẫu hạm Akagi và Shokaku tham chiến. Ngoài ra không quân Nhật đã cho một phi đội, đến thực tập tác chiến , tại hỏa sơn Sakurajima, vừa mới trồi lên giữa vịnh Kagoshima, vì địa thế nơi này gần giống vùng Trân Châu Cảng.
Thật ra người Nhật đã chuẩn bị tấn công Hạm Ðội Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii, từ tháng 2-1941. Kế hoạch tuyệt mật này, chính Thủy sư đô đốc Yamamoto, tư lệnh Hải quân Nhật, giao cho Ðô Ðốc Jisaburo, nghiên cứu và rút kinh nghiệm, từ cuộc hải chiến Nga Nhật năm 1905, mà yếu tố thành công là sự tấn công bất ngờ của Nhật vào Hạm Ðội Nga, đóng tại cảng Arthur , vào ban đêm không báo trước. Ðó cũng là kinh nghiệm, mà người Nhật đã sử dụng khi tấn công Mỹ trong tương lai.
Ðể tiến hành kế hoạch , một điệp viên cũng là một sĩ quan Hải quân Nhật, tên Takeo Yoshikawa, qua tên giả là Morimura, phó lãnh sự Nhật tại Honolulu, trà trộn vào các trà đình, tửu quán cũng như câu lạc bộ của Sĩ quan Hải Quân Mỹ, điều nghiên tin tức, quan sát chụp hình và tìm hiểu bí mật quân sự của Hạm Ðội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, ngay chính miệng của các sĩ quan Mỹ, trong lúc hơi men chếnh choáng. Thật ra, ngay những ngày đầu năm 1941, khi Takeo vừa từ Ðông Kinh tới Honolulu, đã bị nhân viên tình bao Mỹ FBI theo sát. Nhưng nhờ đóng kịch quá khéo, nên chỉ một tháng ngắn ngủi, người Mỹ đã để cọp sổ chuồng. Nhờ vậy Takeo đã chu toàn nhiệm vụ một cách toàn hảo. Ngoài ra còn có Nagao Kita, thượng cấp của Takeo, cả hai đã góp phần tạo nên chiến thắng cho quân Nhật, qua cung cấp thông tin về các căn cứ không quân của Mỹ tại Hawaii lúc đó như Fords Island, Hickam Field, bãi đáp phi cơ của Hải Quân ở Kaneohe và quan trọng nhất là nhà kho chứa Pháo Ðài Bay B-17 tại Trân Châu Cảng. Một điều quan trọng khác, là lúc đó, phi công Mỹ chỉ kiểm soát các vùng phía đông và tây nam Hawaii, mà bỏ trống mạn bắc. Ngoài ra, Tư Lệnh quân sự tại Trân Châu Cảng, tướng Walter C.Short, đã ra lệnh tập trung phi cơ một chỗ, nói là để chống phá hoại.. Ngày 24-9-1941, Ðô đốc Toyoda, bộ trưởng ngoại giao Nhật, ra lệnh cho Takeo, phải tìm mọi cách, chia Cảng Trân Châu ra 5 khu vực, với báo cáo chính xác, từ số lượng Tàu, Máy bay và mọi sự coi như trôi chảy. Về lý do, tại sao Nhật chọn Trân Châu Cảng làm mục tiêu tấn công. Sau này qua tài liệu, người Nhật cho biết vì đã nắm được gần hết các tài liệu trọng yếu của Hạm Ðội Mỹ tại đây. Thứ đến là người Mỹ nếu đóng cửa Tòa Lãnh Sự Nhật tại Honolulu, thì cuộc chiến sẽ không xảy ra. Ðây cũng là lý do mà các sử gia cứ đem ra tranh luận, còn Chính phủ Mỹ thì trả lời, sở dĩ làm như vậy, là tránh chọc giận người Nhật ?
Tháng 10-1941, người Nhật mới tìm ra cách sử dụng ngư lôi có hiệu quả tại Trân Châu Cảng với độ sâu từ 10-15m, bằng cách gắn thêm vào các quả ngư lôi, một bộ ổn định bằng gỗ. Cuối cùng tất cả các phi công thiện chến của Nhật, được lệnh tập trung về phục vụ tại các Hàng Không Mẫu Hạm, để lái các loại phi cơ phóng thủy lôi có gắn loại bom cỡ 15-16 inch, được ráp thêm bộ ổn định, để phá vỡ võ thép của các chiến đấu cơ Hoa Kỳ.
Ngày 16-10-1941, nội các của Thủ tướng dân sự Nhật Koyoe từ chức. Ngày 18-10-1941 tướng Tijio lập nội các quân phiệ, với chủ trương dùng võ lực chiếm Trung Hoa, Ðông Dương và Tân Bá Lợi Á của Nga. Ngày 5-11-1941, Thiên Hoàng Hirohito quyết định, đánh Anh và Mỹ nhưng để đánh lạc hướng, Nhật giả vờ họp thượng đỉnh với Mỹ tại Hoa Thịnh Ðốn.. Trong khi đó, tại Nhật, ngày tấn công Mỹ tại Trân Châu Cảng, được nội các quyết định là 8-12-1941 theo giờ Tokyo.
Ðầu tháng 12-1941, từng nhóm tàu trong lực lượng đặc nhiệm ‘ Kido Butai’ đánh Trân Châu Cảng, tập trung về căn cứ Nhật Titurup, trên quần đảo Kurile. Thế rồi lúc 7 giờ 55 phút . ngày 7-12-1941, 353 phi cơ chiến đấu đủ loại của Nhật, chia làm 2 nhóm do Minoru Henda ( 183 phi cơ) và Mitsuo Fuchida ( 170 phi cơ) chỉ huy, đồng loạt tấn công Hạm Ðội Thái Bình Dương đang tập trung tại Trân Châu Cảng. Hai đợt tấn công, kết thúc vào lúc 9 giờ 45 phút sáng cùng ngày. Theo sử liệu, Nhật đã hủy diệt của Mỹ 232 Chiến Ðấu Cơ và toàn bộ các Chiến Hạm có mặt trong Cảng. Ngoài ra có 3581 người thương vong ( 2435 người chết). Có 3 Hàng Không Mẫu Hạm nhờ đang thao diễn ở xa Trân Châu Cảng, nên không bị thiệt hại. Phía Nhật có 29 phi cơ bị hạ.
3-PHẬT GIÁO Á CHÂU TẠI HAWAII :
+ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, nhiều người Nhật sinh sống tại Okinawa và Kawasaki, đả tới Hạ Uy Di làm công nhân đồn điền trông thơm, mía. Trước đó cũng có nhiều người Nhật sinh sống khắp các đảo thuộc Hawaii. Trong đoàn di dân này, có nhiều nhà sư Phật giáo. Theo Phật sử, từ năm 1898, những phật tử thuộc Giáo Hội Phật Giáo Nhật Bản, đã xây dựng khắp các đảo tại Hawaii, năm ngôi chùa .
Năm 1908, Ðại sư Yemyo Imamura, từ Nhật sang Hawaii, được bầu làm Hội trưởng đầu tiên của Hội Phật giáo Cộng Ðồng Di Dân Nhật. Từ đó cho đến khi Ðảo quốc, chính thức trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, đã lôi cuốn thêm nhiều người Nhật tới làm ăn sinh sống, số lượng tăng lên gần 100.000 người mà 80% là tín đồ Phật giáo. Số còn lại, theo Thần Ðạo Shinto nhưng cũng có liên hệ với tư tưởng Nho-Thích và Lão, giống như các Giáo phái Cao Ðài và Phật giáo Hòa Hảo tại VN. Cũng từ đó, nhiều Tông phái của Phật Giáo Nhật Bổn, đều gửi các sư sãi sang Hawaii để truyền giáo và theo thời gian đến nay, đã có nhiều Tông phái thành lâp :
- TÔNG PHÁI HONPA HONGWANJI : Hay Ðông Bổn Nguyện Tự, do Ðại sư Soryu Kagai, sáng lập năm 1889. Trụ sở chính đặt tại Pali Honpa Hongwanji Temple, Honolulu. Phái nay hiện có 40 tu viện khắp tiểu bang. Ðây là một tông phái mạnh và giàu nhất tại Hawaii, vì có nhiều hội viên làm việc trong chính quyền. Nhưng trên hết nhờ vào các hoạt động xã hội như các chương trình ‘ Sunday School ‘ dạy học các con em vào ngày chủ nhật, ‘ Dana Projects’ giúp đỡ người giá khó, bệnh tật.
- TÔNG PHÁI JODO-SHU : Hay Tịnh Ðộ Tông, do Ðại Sư Gakuo Okabe lập ngày 4-5-1894 tại đảo Maui. Tôn chỉ của Phái này là chuyên niệm danh hiệu của Phật A Di Ðà và cầu vãng sanh về thế giới cực lạc. Chính tông phái này đã xây dựng ngôi chùa Phật giáo đầu tiên tại Hamakua-Hawaii vào tháng giêng năm 1896. Ngôi chùa thứ 2 do Ðại Sư Daigo Yasuda dựng tại Laupahoehoe-Big Island năm 1899 và tới nay, Phái này đã có 14 ngôi chùa khắp tiểu bang, do Hòa thượng Dright Nakamura lãnh đạo. Tịnh Ðộ Tông chủ trương tu trì hơn là hoạt động xã hội như các Thiền phái khác. Trụ sở chính của phái này hiện ở Makiki-Honolulu cũng là nơi đặt trụ sở của Hội Ðồng Phật Giáo Hawaii ( Hawaii Buddhist Council). Tại đảo Maui có 3 chùa Tịnh Ðộ Tông ở Kahului, Wailuku nhưng đẹp và trang trọng nhất vẫn là Lahaina Jodo Mission, do Ðại sư Gendo Saito, dựng vào tháng 12-1912.
- TÔNG PHÁI NICHIREN : Hay Nhật Liên Tông, do Ðại Sư Gyoun Takagi thành lập năm 1912 tại Big Island. Hiện phai này có 5 ngôi chùa tại Maui, Hawaii và Honolulu.
- TÔNG PHÁI SHINGON : hay Chân Ngôn Tông, do Ðại Sư Kobo Daishu thành lập năm 1902. Tín đồ của Phái này, hầu hết đều là những công nhân đồn điền,có gốc từ các hải đảo ngoài nước Nhật. Tu sĩ Yuriji là người Nhật-Hawaii đầu tiên sang Nhật tu trì và khi đắc đạo, trở về Lahaina-Maui, lập ngôi chùa Chân Ngôn tại đây. Hiện phái này có 14 ngôi chùa khắp Hạ Uy Di.
- PHÁI SOTO : Hay Tào Ðộng Tông, do Ðại Sư Hosan Isobe thành lập ngay 24-2-1919 tại Honolulu. Trụ sở chính của Phái này đặt tại Chùa Betsuin ở Nuuanu-Honolulu. Do chiến tranh giữa Nhật-Mỹ từ ngày 7-12-1941, mọi sự phất huy Phật Giáo Nhật Bổn trên đảo Hawaii đều ngưng trệ. Ngày 15-10-1975, chùa Betsuin được đổi tên Hawaii Zen Shoboji. Phái này tu theo Thiền phái Tào Ðộng, bằng phương pháp hành trì ‘ Thiền Quán Mặc Chiếu ‘ , hiện có 12 ngôi chùa khắp các đảo Hawaii.
- PHÁI TENDAI : hay Thiên Thai Tông, do Ðại Sư Sengaku Tanaku, thành lập năm 1936, thờ Phật Chuẩn Ðề, hiện có ngôi chùa tại Honolulu.
+ PHẬT GIÁO CỦA CÁC NƯỚC Á CHÂU TẠI HAWWAII
Song song với di dân Nhật, những công nhân Trung Hoa gốc Hoa Lục, Hồng Kông và Ðài Loan, tới San Francisco làm đường xe lửa và quân đảo Hawaii làm đồn điền. Những di dân này đả lập ngôi chùa Quan Thế Âm đầu tiên tại đường Vineyard-Honolulu. Hiện tín đồ Phật Giao Trung Hoa, đã có 8 ngôi chùa, quanh quẩn khu Phố Tàu. Ngoài ra còn có 45.000 di dân Nam Hàn tại Hawaii. Số này nguyên là tín đồ Phật giáo nhưng khi tới Mỹ thì bỏ đạo theo Tin lành. Tuy nhiên những người còn lại, cũng đã dựng được 3 ngôi chùa Ðại Hàn, trên đảo Oahu. Riêng ngôi chùa đầu tiên, do Ðại sư Sãi Viện dựng năm 1975.
Năm 1976, Ðại sư Tây Tạng là Kalu Rinpoche thành lập Hội Phật giáo Tây Tạng Hawaii . Hiện có 3 ngôi chùa Tây Tạng tại Honolulu, Maui và Big Island.
Năm 1974 những di dân Thái Lan đã lập Hội Phật giáo Thai tại Hawaii, tuy nhiên rất yếu kém so với các cộng đồng khác. Hiện có 2 chùa Phật giáo Thái Lan tại Pearl City-Oahu. Riêng Phật giáo VN tại Hawaii được thành lập năm 1977. Ngôi chùa Linh Sơn cũng được dựng lên năm đó. Ngoài ra tại Hawaii, còn có các Hội Phật giáo Tích Lan, Lào, Kampuchia.
Ðặc biệt tại Hawaii còn có một Trung Tâm Thiền của người Mỹ, thành lập trước năm 1975, do Ðại sư Robert Aiken thành lập. Trung tâm tọa lạc trong thung lũng Palolo-Oahu đón nhận các Thiền sinh khắp nơi trên thế giới, từ Âu-Mỹ và Úc . Tại Maui cũng có một Trung Tâm Zen.
4- KỲ QUAN CỦA HAWAII : KÍNH VIỄN VỌNG, BAO LƠN TRÊN VŨ TRỤ :
Hiện trên đỉnh núi lửa Mauna Kea, ở đảo Big Island-Hawaii, được đặt 4 kính viễn vọng lớn nhất thế giới. Mục đích để quan sát sự chuyển động của Hỏa Tinh. Các cánh cửa sổ của Ðài TCFH bên phải và Hai Ðài Keck và Subaru bên trái, được ví như một bao lơn trên vũ trụ và được các nhà khoa học, xác nhận đây là một cuộc cách mạng vĩ đại của ngành Thiên Văn học.
Thật vậy, dù các Vệ Tinh thám hiểm Voyager, đã chụp được hình các núi lửa trên Sao Mộc từ năm 1979 nhưng phải đợi tới tháng 7-1997, lần đầu tiên Nhóm Thiên Văn Học Quốc Tế ,có tên Francois Roddier, gồm Canada-Pháp và Hoa Kỳ, qua Viễn Vọng Kính đặt tại Hawaii, đã nhìn thấy bằng mắt trần, một núi lửa đang hoạt động tại một điểm, có khoảng cách gấp 4 lần từ Ðịa Cầu tới Mặt Trời.
Ðài Thiên Văn nằm về bờ biển phía tây đảo Big Island. Có con đường đèo Saddle Road, từ dưới đất lên tới đỉnh núi. Ðường chạy qua thung lũng, nằm giữa hai ngọn núi lửa Mauna Kea và Mauna Loa. Tới cây số 29, bỏ Saddle Road, để rẽ vào đường lên đỉnh núi. Từ độ cao 3000m trở lên, con đường như nằm trong biển mây, khắp nơi chỉ còn là sa mạc, khiến mọi người có cảm tưởng là đang sống ở Nguyệt Cầu hay Hỏa Tinh. Vào mùa đông, trên núi có tuyết và sức gío mạnh với vận tốc 200 km/giờ. Ðài Thiên Văn gồm 12 mái vòm, được thiết lập rải rác khắp cac miệng núi lửa , trên đỉnh Mauna Kea, cao 4000 met, hoạt động suốt năm, ngoại trừ những ngày có bảo. Tại đây hiện có 2 kính Viễn Vọng , có đường kính 10m, được coi là lớn nhất thế giới, do Hoa Kỳ chế tạo và hoạt động từ năm 1993 (keck 1) và 1996 (keck 2). Từ năm 2000, đã có thêm 2 Viễn Vọng kính Subaru của Nhật và Kính Gemini do Mỹ, Anh, Canada, Chili, Á Căn Ðình cùng Ba Tây xây dựng. Ngoài miệng núi lửa Mauna Kea ở Hawaii, người Mỹ còn dự định thiết lâp một đài Thiên Văn thứ 2 tại Sa Mạc Atacama-Chili, với cái tên VLT có 4 kính với đường kính 8,2m. Theo Fred Chaffee, Giám đốc đài tại Mauna Kea, thì hiện tại, chưa có một đài thiên văn nào trên thế giới theo kịp, qua thành tích quan sát Những Thiên Thể, xa đài khoảng cách 12 tỷ năm ánh sáng. Ngoài ra đài còn giúp con người, tìm hiểu sự hình thành của Thái Dương Hệ cũng như biến cố giữa Big Bang và Ðịa Cầu vừa qua. Tóm lại Ðài thiên Văn Hawaii xứng đáng được gọi là kỳ quan mới của thế giới, qua sự kết hợp giữa kính viễn vọng Hubble-Keck, trong hy vọng tìm được những bí mật còn lại của vũ trụ trong một tương lai gần.
5-NHÀU : Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA HAWAII :
Theo sử liệu, ta biết tổ tiên của người Hawaii vốn là người Nam Á Ða Ðảo. Họ đã dùng thuyền độc mộc tới quần Ðảo Hạ Uy Di trước Thiên Chúa Giáng Sinh. Cùng đi với họ, có gia súc, các cây thưc phẩm và dược liệu.
Trong danh sách 317 vị thuốc cổ truyền của người Hạ uy Di, thuộc 12 nhóm, thì đã có 8 nhóm có gốc từ lục địa Châu Á. Ngoài ra trong số dược liệu này, chỉ có một ít vị thuốc có khả năng trị bệnh cho con người ở đây. Năm 1778 , thuyền trưởng Cook và thủy thủ đoàn có mặt tại đảo Kauai, coi như là điểm mốc , đánh dấu sự có mặt của nền văn minh phương tây khắp quần đảo Hawaii. Như vậy ngaòi các bệnh tật do thổ nhưỡng gây nên, người địa phương bắt đầu từ đó phải gánh thêm một số bệnh tật la, do thủy thủ truyền sang như giang mai, lậu, các bệnh dịch, cúm.. khiến cho các thầy thuốc trên đảo phải bó tay, vì không biết phương nào để cứu người. Hơn nửa theo phong tục tập quán của đảo quốc, muốn trở thành thầy thuốc, phải được coi là bậc thông thái trong bộ tộc. Bởi vậy đối với người Hawaii lúc đó, ngoài Chúa Jesus, thì thầy thuốc là nhân vật thứ 2, cũng được coi là Thánh (Kahunas). Có 3 loại Kahunas, đó là Kahunas Haha, chuyên chẩn bệnh, Khunas Lapaau chuyên điều trị và Kahanas Laau Lapau là nhà dược thảo học. Tóm lại các thầy thuốc Hawaii bắt đầu học nghệ từ khi lên 5 tuổi và kéo dài 20 năm, theo phương pháp truyền miệng. Ngoài ra, họ là những nhân vật được đặt ra ngoài vòng pháp luật. Do trên những kinh nghiệm chửa bệnh , hầu như theo thời gian đã bị mai một gần hết, kể cả các bậc cao niên còn sót lại, cũng rất mơ hồ về Kahumas. Nhưng qua một chút tư liệu còn sót lại, cho ta biết về một trong dược liệu ngày xưa, mà các Kahumas thường kê toa, đó là CÂY NHÀU .
Nhàu có tên khoa học là Morinda Citrifolia, là được thảo được công nhận là quan trọng thú 2 trong mọi cây thuốc. Tất cả các bộ phận của nhàu như thân, rễ, lá , hoa và quả đều được dùng làm thuốc và hiện nay có tới 40 dược phẩm được tinh chế từ cây Nhàu. Ngoài ra nó còn thể dùng để ăn, chống đói và dịch bệnh.
Nhàu mọc khắp nơi trên quần đảo Hawaii tại các vùng ven biển có độ cao trên 300m nhưng nham thạch của núi lửa vẫn là nơi lý tưởng củacây Nhàu. Nó có thân thẳng, tàn lá rộng hình elip, còn hoa thì giống như cái phễu. Quả Nhau màu vàng có đường kính khoảng 0,12m, trông giống như một cái bướu hình đa giác. Khi chín, trái Nhàu có mùi khó ngửi.. Năm 1992, một bác sĩ Canada, đã dùng trái Nhàu, chửa lành bệnh Ung Thư Vú cho bà vợ. Từ đó , phong trào dùng Nhàu chữa bệnh dả bùng nổ dữ dội ở Mỹ và Canada, qua đủ mọi hình thức như ngâm rượu, sấy khô tán thành bột chế thuốc viên.. Tuy nhiên tác dụng của trái Nhàu rất to lớn, nên vẫn còn là điều phức tạp và bí mật.
Ngày nay qua thí nghiệm cho chuột bị ung thư ăn trái nhàu, cũng như căn cứ vào một tài liệu củ của giới Y học Ðông phương, hé cho ta biết là Nhàu có tác dụng kháng cự với các loại vi khuẩn gây các chứng bệnh Bacteria M, Polygenes, E Coli, Ps.Aeruginosa.. Mới đây theo Ðại Học Tổng Họp tại Hawaii, cho biết Nhàu chửa được các bệnh Cao Huyết Áp, Ðau Bụng Kinh Nguyệt, Viêm và Ung thư Dạ Dày, Tá Tràng, Chứng Trầm cảm và Lão Hóa sớm, Ung Thư Vú và Ung thư Võng Mạc. Theo Dr Joseph Betz, chuyên viên của Cơ Quan Quản Lý thực Phẩm Hoa Kỳ FDA , cho biết trái Nhàu, có tác dụng chống lại Vi Trùng và Siêu Vi Khuẩn, làm tăng chưởng cơ thể, sản xuất Histamine, làm giảm đau và an thần.. Năm 1993 trường DH Keo (Nhật Bổn), đã thành công trong sự tinh chế chất Anthquione từ trái Nhàu, có khả năng giảm tế bào dạng xương, của bệnh Ung Thư K-Ras-NRK. Do trên , Nhàu hiện được xem là cây công nghệp tại tiểu bang và nhờ nó, mà Ha Uy Di càng thêm nổi tiếng hơn.. Tóm lại Nhàu được xếp thứ 2, chỉ thua có Nhân Sâm mà thôi.
Có tiền mua tiên cũng được nhưng ở Thiên Ðàng Hạ Uy Di, chưa chắc những người có tiền, muốn mua thứ gì cũng được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Lịch Sử Hawaii
- Ðường Về Chân Không
- Asia and Africa Today 11-12-1989
- Tài Liệu về Y Học Cổ Truyền Hawaii
- Le Nouvel Observateur
Xóm Cồn
Tháng 10-2007
MƯỜNG GIANG
HẠ UY DI
THIÊN ÐƯỜNG NƠI HẠ GIỚI
Hạ Uy Di , Aloha hay Hawaii State, là tiểu bang hải đảo thứ 50 của Hoa Kỳ. Ðó là một quần đảo nằm trong biển Thái Bình, từ vĩ độ N-2 đến N-22, liên kết với nhau như những chuỗi mắt của một dây xích dài, được cấu tạo bởi san hô và đá chảy, do các rặng hỏa sơn đã có từ lâu đời. Hạ Uy Di là trung tâm du lịch của thế giới vì khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh hữu tình và rất tiện lợi trong việc đi lại. Tóm lại Hạ Uy Di là điểm hẹn của những phi vụ từ Á-Úc sang Mỹ Châu, đồng thời cũng là bến đỗ của các chuyến hải trình vượt đại dương, là nơi gặp gỡ hội nghị, của hầu hết các nguyên thủ quốc gia, chính khách, kinh tế gia và lãnh tụ tôn giáo trên thế giới.
Hạ Uy Di gồm 8 đảo riêng biệt, có diện tích chung là 6471 dặm vuông hay 17.670 km2, dân số là 1.115.274 người, thủ đô là thành phố Honolulu có 836.231 người. Theo thống kê năm 2003 thì đảo Hawaii có 120.317 người, Maui có 100.374 người và Kauai 51.177 người. Các đảo nhỏ khác như Molokai, LaNai và Nihau dân số thưa thớt, chỉ là đồn điền trồng thơm mía và là chỗ dừng chân của các ngư phủ. Riêng đảo Kahoolawe hiện nay là căn cứ quân sự của quân lực Hiệp Chủng Quốc. Trên đảo Oahu có Bộ Tư Lệnh Hạm Ðội số 7 và Sư Ðoàn 25 BB- Hoa Kỳ, đơn vị từng tham chiến tại VN, có bản doanh đóng ở Ðồng Dù-Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa năm nào.
Vì được tạo thành bởi núi lửa nên đất đai ở các đảo rất phì nhiêu, mưa nhiều ở những vùng sát núi nhưng tại thành phố biển Lahaina, thủ phủ của đảo Maui, mặt trời xích đạo luôn le lói quanh năm, rất thích hợp với du khách muôn phương, nhất là những cư dân sống trong vùng lạnh giá như Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bổn... tới để tắm nắng, khoe rốn và tung tăng trong vùng biển mặn.
Thủ đô của Hải Ðảo là thành phố Honolulu, có dân số gần triệu người, nếu tính chung với các vùng ngoại ô đông đúc trên 335.000 người. Ðây là thiên đàng lý tưởng của những di dân từ Hoa Lục, Nam Hàn, Phi Luật Tân và Thái Lan, vì môi trường sống và khí hậu rất thích hợp. Trái lại cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản đã có mặt tại đây từ trước năm 1975 càng ngày càng ít đi, do việc làm ít ỏi và khó khăn, buôn bán, mở nhà hàng tiệm ăn và ngay tới nghề lái Taxi cũng cạnh tranh rất gay gắt với dân tứ xứ vốn quen chịu khó. Nói chung do đời sống đất đỏ.. nên gần như người Việt, những ai có điều kiện, đều di chuyển vào đất liền. Tóm lại, tuy dân số ngày càng đông đúc, xô bồ cũng như đã được Tây phương hóa cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Cơ Ðốc Giáo nhưng tới nay người bản xứ vẫn còn giữ được nguyên vẹn các di tích cổ truyền của tổ tiên. Ðó cũng là lý do then chốt thu hút du khách muôn phương. Cho nên không có gì lạ, trước năm 1975 Sài Gòn được thế giới xưng tụng là hòn ngọc Viễn Ðông, thì muôn đời các văn nhân nghệ sĩ, đã ngớt và tiếc lời, gọi Hạ Uy Di là thiên đàng hạ giới, bởi những quyến rũ trang đài, mà chắc không một chốn nào, kể cả Marquesans, Tahiti .. sánh kịp.
1-HẠ UY DI THIÊN ÐÀNG HẠ GIỚI :
Quần đảo Hạ Uy Di gồm 8 đảo : Hawaii, Oahu, Maui, Molokai, Lanai, Kauai, Niihau và Kahoolawe. Về phương diện địa lý, quần đảo Hạ Uy Di tương đối bằng phẳng hơn, khi từ trên phi cơ nhìn xuống, thấy cảnh vật không khác gì một tấm thảm màu xanh, được dệt bằng cây cỏ, đất núi, lơ lửng vật vờ như một con tàu khổng lồ , đang neo giữa biển khơi trùng hằng huyễn hoặc.
Ðến cõi thiên đường hạ giới,dù có rong chơi bất cứ một miền đất nào chăng nửa, khách nhàn du đều được thưởng thức vũ điệu Hula cổ truyền , chèo thuyền độc mộc, chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cũng như nhiều nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ trên đá, gỗ và kim loại.
Theo sử liệu, trước khi trở thành một tiểu bang của Hiệp Chủng Quốc, các đảo thuộc quần đảo Hạ Uy Di đều là những tiểu quốc riêng biệt. Nói chung, mỗi đảo là một vương quốc với vua chúa, văn vỏ, phi tần và thần dân. Chế độ quân chủ ,đã kéo dài trên 11 thế kỷ, tạo thành một xã hội phong kiến cực đoan, bất công và chia phân giai cấp mà ngày nay còn lưu lại hai danh từ độc đáo: ALII và KALIWA.
‘AIII‘ tiếng địa phương , dùng để chỉ giai cấp cầm quyền, bao gồm vua chúa, hoàng gia và triều đình. Nói chung là giới thượng lưu quyền quý, nắm trọn tài sản và mạng sống của thần dân trên đảo. Còn ‘KALIWA’ thì đồng nghĩa với Nô Lệ, dùng để chỉ giai cấp tiện dân, bao gồm nông dân, người lao động, thương buôn, kẻ săn bắn và bạn biển. Tuy chỉ là đảo quốc nhưng đời sống của vua chúa và hoàng gia tại đây rất xa hoa và cao ngạo. Từ ngữ ‘ALII NUI’ đồng nghĩa với Thiên Tử, Hoàng Ðế của Trung Hoa cổ, được dân chúng Hạ Uy Di tôn sùng hơn thần thánh, qua thuật ngữ ‘Goldlono-God Makahiki‘. Có điều ở đây không theo chế độ cha truyền con nối, nếu người kế vị bất tài vô đạo.
Cuộc sống bình lặng của đảo quốc chính thức nổi sóng gió vào năm 1778, khi những chuyến thuyền do Thuyền Trưởng Cook, ghé đảo Kauai, mang hơi hướng văn minh Tây phương thổi nhẹ vào tâm hồn người bản địa, chấm dứt cơn mê ngủ trầm kha tại Hạ Uy Di, trên 11 thế kỷ tăm tối, man rợ.
Ðại anh hùng có công thống nhất đảo quốc, cũng như canh tân Hạ Uy Di thành cõi thiên đường hạ giới ngày này là Hoàng Ðế Kamehameha đệ nhất, cháu của Vua Kalaniopuu, xứ Hawaii hay Big Island. Lên làm vua khi chú băng hà, Ông lần hồi bình phục các đảo khác bằng quân sự, chỉ có vua Kauai, tự động xin quy hàng. Hạ Uy Di chính thức thống nhất vào năm 1810.
Theo chân Thuyền Trưởng Cook, các nhà truyền giáo phương tây cũng tìm đến đây để truyền đạo, mà khởi đầu là Giáo Hội Thanh Giáo của người Anh ở New England. Công lớn nhất của các vị giáo sĩ, đối với người Hawaii, là việc tạo thành chữ viết riêng cho họ, giống nhu chữ Quốc Ngữ của VN, nhưng giản dị hơn vì chỉ sử dụng có 5 nguyên âm + 7 phụ âm chính của La Tinh. Nhờ vậy, từ đó người bản xứ có thể đọc và viết ngôn ngữ của các đảo, một cách thống nhất, tiện lợi và dễ dàng. Cũng từ đó, kéo dài thời gian hơn 30 năm, đã có 14 Hôi truyền giáo quốc tế, gồm Cơ Ðốc, Tin Lành, Chính Thống và Do Thái, lần lượt gieo rắc giáo lý cùng thiên ân, làm cho người bản địa lần hồi thuần lý, bớt đi những ngày thù hận, chém giết thuở nào.
Chế độ quân chủ tiếp tục trên đảo quốc tới năm 1893 thì cáo chung. Năm 1894, Hạ Uy Di trở thành nước Cộng Hòa cho tới năm 1900 thì bị các thế lực thưc dân phương tây như Y Pha Nho, Bồ Ðào Nha, Hòa Lan.. xâu xé, chia chác hoặc bằng võ lực hay tiền bạc. Từ đó người Hawaii lại trở về cuôc sống đồ đá tăm tối, dưới ách nô lệ ngoại nhân suốt nửa thế kỷ trầm kha tận tuyệt. Ngày 12-3-1950 Hạ Uy Di trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ sau khi nước này đã dùng tiền bạc mua lại trong tay các chủ nhân ông thực dân da trắng, kể cả người Nhật.
+ HONOLULU TRÊN ÐẢO OAHU
Thăm viếng Hạ Uy Di không thể không đến Honolulu được, vì đây chẳng những là thủ phủ của vương quốc mà còn là điểm chính của các cuộc vui nơi cõi thiên đàng. Theo sử liệu, đảo Oahu cũng như các đảo khác tại đây được tạo thành bởi nham thạch của các hỏa sơn đã ngưng hoạt động từ lâu. Toàn đảo có hai rặng núi riêng rẽ, Koolau Range hướng Bắc-Nam, còn rặng West Wainea thì chạy dọc theo bờ biễn phía Tây. Cánh đồng đất đỏ phì nhiêu Leilehua tại trung tam đảo, là nơi sản xuất mía, thơm, hoa quả và rau cải miền nhiệt đới.
Ngoài việc tắm nắng và tắm biển, khách nhàn du còn được thưởng thức nhiều cuộc chơi khác như viếng thăm Trung Tâm Văn Hoá Polynésian ở Laie, Làng nuôi cá hay Sea Life Park, ăn Luau ngoài trời, giữa bóng lửa chập chùng từ các ngọn đuốc, trong tiếng trống cồng, đờn sáo và vũ điệu Hula cổ truyền của người Nam Á Ða Ðảo, do các nam nữ vũ công bản địa trình diễn, mà động tác ‘Lắc Mông’ một cách ru hồn, sẽ làm cho các chàng du phương nhớ mãi. Ngoài ra còn tới thăm di tích lịch sử Trân Châu Cảng, Nghĩa Ðịa Quốc Gia, Pali Lookout.. sau rốt rình chụp hình hay quay phim ‘Rồng Lấy Nước‘ , ở vịnh Bắc thuộc vùng biển Makaha.
Honolulu phát triển từ năm 1850, khi Ðại Ðế Kamehameha đệ nhất, quyết định thiên đô đảo quốc, từ thủ phủ Lahaina, trên đảo Maui, sang Honolulu thuộc đảo Oahu cho tới bây giờ. Nhờ vậy mà nơi này đã lột xác thay da, từ một làng đánh cá nghèo nàn với những túp lều tranh xiêu vẹo, cô tịch nơi biển cát, đã biến thành một chốn đế đô cao sang diễm tuyệt, với các kiến trúc hòa hợp đông tây, mà dám chắc không nơi nào sánh kịp. Trong vùng du ngoạn Waikiki, những con đường chạy dọc ven biển tràn rợp hàng ngàn bóng dừa xanh cao lã ngọn, được bàn tay con người chăm bón vén khéo liên tục. Trân Châu Cảng kế đó, với địa thế vô cùng thuận lợi, nước sâu, có vịnh kín giúp tàu thuyền các loại tránh bảo, tu sửa. Ðây cũng là nơi tụ tập của các thuyền buôn cũng như các tàu săn cá voi bốn phương, sau cuộc hải hành , trở về mua bán, tìm gái và quăng tiền ra cửa sổ , sau những tiếng cười nghiêng ngửa của giai nhân , miền biển ngọc. Năm 1778, theo thống kê vương quốc có 230.000 người. Năm 1800 dân số tăng hơn 80.000 người. Ðó là số công nhân của các Ðồn Ðiền Thơm, Mía, được trồng khắp các đảo. Số công nhân trên, đông nhất vẫn là người Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân, Puerto Rico và Bồ Ðào Nha. Sau đó, số di dân này đã lai giống với người bản địa, qua hai thế kỷ, tạo thành thế hệ người Hawaiian mới như ngày nay.
Tuy là một thành phố của Mỹ nhưng trên đảo Oahu lại có nhiều chùa Phật Giáo của người Nhật, Trung Hoa và Ðại Hàn. Sau năm 1975, có nhiều người VN đến tị nạn cọng sản và đã xây dựng được hai trung tâm Phật Giáo, đó la chùa Linh Sơn và Chân Không Thiền Viện, do các đại sư Trí Hải và Thông Hải trụ trì. Nơi nào cũng đông tín hữu nhất là những dịp lễ vía, Phật Ðản và Tết Nguyên Ðán thiêng liêng của dân tộc.
+ KAUAI
Ở phía bắc đảo Oahu, cách thủ phủ Honolulu chừng 20 phút máy bay. Ðây là Làng Hoa, cũng là Vườn Ðịa Ðàng của vương quốc, chốn lý tưởng của các nhà làm phim, các đạo diễn dựng phim trường, trong một không gian có đủ biền, sóng, núi, hang dộng và những huyền thoại rợn người về chuyện ma quỷ. Ở đây hoa mọc khắp chốn, từ hoa trồng tới hoa dại, vì ảnh hưởng của mưa phùn quanh năm. Bắc đảo núi cao dựng đứng như tường thành, nên ngăn được nhiều trận bão tố. Trái lại ở miền Nam, ờ cát thoai thoải, còn thung lũng trung ương rất phì nhiêu, có nhiều đồn điền thơm mía.
Thuyền Trưởng Cook là người đã đem gió văn minh Tây Phương đến khai hóa tâm hồn dân bản địa, do ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Polynesian, nên rất dị đoan và có nhiều hủ tục. Waia Leale là nơi phát sinh hằng trăm thác nước hùng vỹ, đổ xuống các ao hồ, rồi cùng chảy ra biển cả. Thủ đô của đảo là thành phố Lihue, nằm cạnh hải cảng Niumalu Beach. Ðây là một thành phố củ kỹ, cô tịch nhưng khắp nơi tràn ngập hoa lá, chim chóc và các hồ cá nhân tạo. Tới nay mộ phần của các vua chúa Kauai vẫn còn tại Fern Grotto. Riêng những kẻ to gan lớn mật, muốn đùa giỡn với quỷ ma, thì tới các hang đông mù sương ẩm thấp tại Haena. Riêng vùng Elizabeth Port, ngày nay vẫn còn dấu vết của Người Nga để lại, gồm một bưu trạm và vài pháo đài củ kỷ.
+ ÐẢO MOLOKAI VÀ LANAI
Là hai vựa đườngcủa nước Mỹ và đảo Lanai đứng đầu thế giới về sản xuát thơm, mỗi ngày công nhân hái được 1.300.000 trái. Ngoài ra cả hai đảo cũng là trung tâm du lịch của tiểu bang, với phong cảnh, điạ thế gần giống như các đảo Oahu, Hawaii, Maui và Kauai. Vịnh Penguin Bank, cách bờ biển Molokai chừng 27 hải lý, được xem như là vựa cá của Hạ Uy Di. Ở đây có đủ tất cả các loại hải sản nổi tiếng và cực quý như các loại cá dùng ăn sống Uku, Mahi Mahi, Opaka Paka, Ulua, Ahi và Ono. Cá Ahi đắt nhất vì là món ăn chính của người địa phương cũng như du khach Nhật, qua cái tên Oriental Sashimi. Ngoài ra khí hậu trên đảo Lanai rất ấm áp, không khác gì tại miền nắng ấm California. Ðảo này ngoài một thị trấn nhỏ , tất cả các vùng còn lại đều trồng thơm. Tóm lại cả hai đảo Molokai và Lanai , hiện nay là trung tâm săn bắn lý tưởng, vì có nhiều sơn dương, nai, heo rừng và nhiều loại chim lạ.
+ BIG ISLAND hay ÐẢO HAWAII
Người địa phương gọi đảo của mình là Big Island. Ðảo có diện tích lớn nhất, nhưng dân số thì đứng thứ 2 tiểu bang, hiện đang phát triển mạnh về du lịch và các kỹ nghệ chế biến như đường, thực phẩm đóng hộp, nghề tạc đá, khắc gỗ. Nhiều công ty lớn có văn phòng trên đảo vì giá thuê rẽ hơn các nơi khác. Mới đây theo báo Honolulu loan tin, BTL. Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ đã cho di chuyển nhiều cơ quan cũng như chiến hạm, từ Trân Châu Cảng đến Big Island. Ðảo nổi tiếng xưa nay, với hai rặng núi lửa trẻ, thỉnh thoảng hoạt động, đó là Maunakea (13.796 ft) và Mauna Loa (13136 ft). Ðảo Hawaii đất đai mông mênh, phong cảnh vô cùng hùng vỷ và man dã, núi non đồ sộ cao ngất, hỏa diệm sơn thường ngun ngút lửa khói cho tới năm 1965 tạm ngưng nhưng mấy năm gần đây lại mở miệng. Trên đảo có Công Viên Quốc Gia Hawaiian Volcanoes National Park, rộng 344 dặm vuông, chiếm phần lớn diện tích của Miền Ðá Chảy Mauna Kea và Loa, giữa hai thành phố du lịch Hilo và Kailua-Kona hiện đang phát triển mạnh. Ðây cũng là điểm thu hút các du khách và những nguời hành hương Á Châu như VN, Ðại Hàn, Trung Hoa, Thái Lan và Nhận Bổn, thường tới cúng vái, cầu lộc và trả lễ cho Nữ Thần Ðảo Chúa Hawaii, nghe nói rất linh thiêng và thường giúp cho nhiều người tai qua nạn khỏi. T5i đây cón có nhiều cây đại thụ xanh ngất, nhánh lá xum xê, cao tới vài chục mét, ngạo nghễ cùng với năm tháng sống trong biển lửa. Thành phố Hilo hiên nay là thủ đô của thế giới về các loại Hoa Lan, dẫn đầu chẵng những về lượng sản xuất, mà còn trội nhất phẩm chất pha trộn các màu sắc, sặc sở, tươi mát, không nơi nào sánh kịp. Ngoài ra còn có Macada-Nia Nuts, một loại hột ăn bùi bùi, giống như hột đào của VN, được trồng thành rùng khắp đảo.
Puna là một điểm du lịch, nằm về hướng tây nam của đảo. Ðây là một kỳ quan nổi tiếng, với bãi biển đất đen, do nham thạch tạo thành. Kế cận là làng truyền giáo Keoke của Hôi truyền giáo St Benedist’s do giáo sĩ John , người Bỉ dựng từ năm 1902. Trong rừng có rất nhiều sơn duơng, nai và heo rừng, tha hồ săn bắn. Trên đảo còn có ngôi làng Kapaau, được xem là đất tổ, vì là nơi phát xuất của dòng họ Kamehameha. Tiếc thay, ngôi làng nổi tiếng trên, giờ đã chìm sâu dưới đáy biển nhưng vẫn còn Kohala, sinh quán của Ðại Ðế , được trùng tu, dựng đài kỷ niệm. Ngoài ra trên đảo, còn có một đài kỷ niệm thứ 2 ở Kealakekua, một bãi biển thanh lịch,khắp nơi đầy bóng dừa xanh, để ghi nhớ ơn của thuyền trưởng Cook, người đã mang gió văn minh vào vương quốc. Ông tạ thế tại đó vào năm 1779.
+ MAUI
Ðảo đứng hàng thứ 2 trong tiểu bang về diện tích cũng như dân số hiện nay là 100.754 người. Maui hiện đang trên đà xây cất, kiến thiết đường xá, phi trường, cao ốc và nhất là hệ thống khách sạn khắp nơi trên đảo, tại các trung tâm du lịch Lahaina, Kihei và Wailea. Nói chung, đảo Maui hiên được xem như Honolulu thứ 2, trong tương lai gần sẽ là cửa ngỏ , đón khách vào nước Mỹ , từ Viễn Ðông, Úc và Nam Cực.
Như các đảo khác trong quần đảo Hawaii, đảo Maui được hình thành từ nham thạch của hai rặng núi lửa trên đảo nhưng đã ngưng hoạt động từ lâu. Cả hai đều có phong cảnh rất hưu tình , nhất là thung lũng Iao, nơi có đài kỷ niệm của hầu hết các sắc dân như Hoa, Nhật, Phi, Bồ.. từng là công nhân dồn điền thơm-mía tại các đảo. Ở đây khí hâu bốn mùa luôn mát mẻ lành lạnh, khắp nơi sương mù giăng bốn hướng, trên đầu các ngọn thông Bắc Mỹ cao vút, im lìm. Thung lũng Iao Needle từng là chiến trường đẫm máu, giữa quân của vua Maui và Ðại Ðế Kamehameha đệ I, vào năm 1790. Sau khi chiến thắng, Lahaina được chọn làm thủ đô của vương quốc, trước khi thiên về Honolulu , trên đảo Oahu.
Rặng Koolau Range có độ cao trên 10.000 bộ, mà đỉnh cao nhất là ngọn núi lửa Haleakala Crater, có đáy 7,50 dặm chiều dài và 2,50 dặm chiều ngang, 3000 bộ chiều sâu và 19 dặm vuông diện tích. Ðường lên công viên trên đỉnh núi, ngoằn ngoèo, trôn ốc như từ Eo Gió lên Ðơn Dương, trên đèo Ngoạn Mục tại VN. Ở đây khách có cảm tưởng, như đang đi trên mây về gió, vì càng lên cao , mây như bị đùn xuống thấp. Qua nhiều đoạn , xe phải mò mẳm , quờ quạng bò trong tầng mây, kể từ độ cao 7000 bộ.
Từ Hosmer Grove cao 9745 ft, ta có thể quan sát toàn bộ đảo Maui và đến tận miệng núi lửa, dù đã ngưng hoạt động nhưng vẫn còn nghi ngút khói. Ði thêm 3 dặm nửa thì tới đỉnh cao nhất Haleakala. Tại đây có một nhà hình bát giac, chung quanh có vách kiếng, vừa để du khách trốn giá lạnh cũng như đón vầng thái dương nhô lên từ mặt biển.
Thăm miền Halpakala cũng là một thích thú tuyệt diệu, vì vừa hưởng cảm giác đi mây về gió, vừa thả hồn lâng lâng trong không gian hỗn độn muôn trùng, vừa biết thế nào là sự buốt cóng của miền quan tái, vừa có thần kinh căng thẳng, khi thả xe từ độ cao 10.000 bộ xuống. Chung quanh cảnh vật thật hoang dã, lạnh lùng, cho tới cao độ 5000 bộ, mới thấy sự sống. Vùng này, thông Bắc Mỹ mọc khắp nơi. Thung lũng là những đồng cỏ xanh tốt, nuôi bò ngựa. Thị trấn Kula miền núi có cư dân phần lớn là con cháu người Bồ, đã tới đây để làm công nhân đồn điền thơm mía.
+ THỦ PHỦ LAHAINA
Khởi thủy chỉ là một làng đánh cá, cũng là bến của các thuyền săn cá voi muôn phương, ghé vào tìm rượu, gái và tiếp tế. Riêng các nhà truyền giáo phải vượt qua trăm ngàn nguy hiểm, mới vào được đảo vì những luật lệ khe khắc của vướng quốc. Sự phát triển của thủ phủ Lahaina, tới năm 1860 thì ngưng trệ, vì dầu lửa thay thế dầu cá voi, dùng để thắp đèn. Trong khi đó Honolulu lần hồi chiếm lĩnh địa vị độc tôn trong vương quốc và trở thành thủ đô cả nước. Lahaina lại trở về với cuộc sống thầm lặng của một làng đánh cá ven biển, cho tới thập niên 80 của thế kỷ 20, mới được vực dậy, khi phong trào du lịch bùng nổ tại thiên đàng hạ giới.
2-NHẬT TẤN CÔNG HOA KỲ TẠI TRÂN CHÂU CẢNG :
Sáng ngày 7-12-1941, quân đội Thiên Hoàng Hirohito, bất thần mở một cuộc không kích , thần tốc kéo dài 1 giờ 50 phút, bằng 300 phi cơ chiến đấu đủ loại, nhắm vào Hạm Ðội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đang trú đóng tại Trân Châu Cảng, thuộc thành phố Honolulu, Hawaii. Theo các sử gia, cuộc tấn công trên ngoài việc triệt hạ gần hết hạm đội của Mỹ tại đây, còn gây sửng sốt cho các chiến lược gia lúc đó. Bởi vậy, dù đứng trên quan điểm chính trị nào, họ bắt buộc phải công nhận đây là một chiến công sáng chói của người Nhật, trước khi lãnh hai quả bom nguyên tử và đầu hàng Hoa Kỳ vô điều kiện vào năm 1945.
Sau này khi nhắc tới trận đại chiến long trời lở đất tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), nhiều sử gia đã không ngớt tranh cãi suốt mấy chục năm qua, quanh quẩn chỉ là dấu hỏi về sự thất bại của tình báo Anh-Mỹ và lý do Hoa Kỳ để cho người Nhật tấn công một cách bất ngờ trong khi đã có kinh nghiệm về cuộc hải chiến Nhật-Hoa năm 1894 và Nga-Nhật năm 1905? Tóm lại vấn đề đặt ra là người Mỹ thật sự bị thua trận hay vì lý do chính trị phải để thua trận ? Tại sao Tổng Thống Roosevelt không tin là Nhật tấn công Trân Châu Cảng, trong khi đã nắm trong tay nhiều tin tức tình báo ? Ðó là những bí ẩn của lịch sử, cho dù Hoa Kỳ nói là đã giải mật hết những tài liệu cũ, nhưng đến nay, theo các sử gia, vẫn chưa bật mí gì hết trong vụ này.
Mới đây, nhà biên khảo Igor Semenikhin, dựa vào phúc trình của phương Tây cũng như cuộc đối thoại với một phi công cũ của Nhật, đã ghi lại một vài chi tiết quan trọng, liên quan đến việc Nhật mở trận không kích vào Hạm Ðội Mỹ năm 1941, tại Trân Châu Cảng.
Tetsuo Shimada, phi công thuộc Phi Ðoàn 1 của không lực Thiên Hoàng, từ năm 1932-1945 , cũng là người đã trực tiếp tham chiến trận không kích Trân Châu Cảng. Ông hiện còn sống tại thành phố Kagoshima, phía nam đảo Kyusu (Nhật) và làm việc tại Viện Bảo Tàng, cho biết trong trận Trân Châu Cảng, phía Nhật có hai hàng không mẫu hạm Akagi và Shokaku tham chiến. Ngoài ra không quân Nhật đã cho một phi đội, đến thực tập tác chiến , tại hỏa sơn Sakurajima, vừa mới trồi lên giữa vịnh Kagoshima, vì địa thế nơi này gần giống vùng Trân Châu Cảng.
Thật ra người Nhật đã chuẩn bị tấn công Hạm Ðội Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii, từ tháng 2-1941. Kế hoạch tuyệt mật này, chính Thủy sư đô đốc Yamamoto, tư lệnh Hải quân Nhật, giao cho Ðô Ðốc Jisaburo, nghiên cứu và rút kinh nghiệm, từ cuộc hải chiến Nga Nhật năm 1905, mà yếu tố thành công là sự tấn công bất ngờ của Nhật vào Hạm Ðội Nga, đóng tại cảng Arthur , vào ban đêm không báo trước. Ðó cũng là kinh nghiệm, mà người Nhật đã sử dụng khi tấn công Mỹ trong tương lai.
Ðể tiến hành kế hoạch , một điệp viên cũng là một sĩ quan Hải quân Nhật, tên Takeo Yoshikawa, qua tên giả là Morimura, phó lãnh sự Nhật tại Honolulu, trà trộn vào các trà đình, tửu quán cũng như câu lạc bộ của Sĩ quan Hải Quân Mỹ, điều nghiên tin tức, quan sát chụp hình và tìm hiểu bí mật quân sự của Hạm Ðội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, ngay chính miệng của các sĩ quan Mỹ, trong lúc hơi men chếnh choáng. Thật ra, ngay những ngày đầu năm 1941, khi Takeo vừa từ Ðông Kinh tới Honolulu, đã bị nhân viên tình bao Mỹ FBI theo sát. Nhưng nhờ đóng kịch quá khéo, nên chỉ một tháng ngắn ngủi, người Mỹ đã để cọp sổ chuồng. Nhờ vậy Takeo đã chu toàn nhiệm vụ một cách toàn hảo. Ngoài ra còn có Nagao Kita, thượng cấp của Takeo, cả hai đã góp phần tạo nên chiến thắng cho quân Nhật, qua cung cấp thông tin về các căn cứ không quân của Mỹ tại Hawaii lúc đó như Fords Island, Hickam Field, bãi đáp phi cơ của Hải Quân ở Kaneohe và quan trọng nhất là nhà kho chứa Pháo Ðài Bay B-17 tại Trân Châu Cảng. Một điều quan trọng khác, là lúc đó, phi công Mỹ chỉ kiểm soát các vùng phía đông và tây nam Hawaii, mà bỏ trống mạn bắc. Ngoài ra, Tư Lệnh quân sự tại Trân Châu Cảng, tướng Walter C.Short, đã ra lệnh tập trung phi cơ một chỗ, nói là để chống phá hoại.. Ngày 24-9-1941, Ðô đốc Toyoda, bộ trưởng ngoại giao Nhật, ra lệnh cho Takeo, phải tìm mọi cách, chia Cảng Trân Châu ra 5 khu vực, với báo cáo chính xác, từ số lượng Tàu, Máy bay và mọi sự coi như trôi chảy. Về lý do, tại sao Nhật chọn Trân Châu Cảng làm mục tiêu tấn công. Sau này qua tài liệu, người Nhật cho biết vì đã nắm được gần hết các tài liệu trọng yếu của Hạm Ðội Mỹ tại đây. Thứ đến là người Mỹ nếu đóng cửa Tòa Lãnh Sự Nhật tại Honolulu, thì cuộc chiến sẽ không xảy ra. Ðây cũng là lý do mà các sử gia cứ đem ra tranh luận, còn Chính phủ Mỹ thì trả lời, sở dĩ làm như vậy, là tránh chọc giận người Nhật ?
Tháng 10-1941, người Nhật mới tìm ra cách sử dụng ngư lôi có hiệu quả tại Trân Châu Cảng với độ sâu từ 10-15m, bằng cách gắn thêm vào các quả ngư lôi, một bộ ổn định bằng gỗ. Cuối cùng tất cả các phi công thiện chến của Nhật, được lệnh tập trung về phục vụ tại các Hàng Không Mẫu Hạm, để lái các loại phi cơ phóng thủy lôi có gắn loại bom cỡ 15-16 inch, được ráp thêm bộ ổn định, để phá vỡ võ thép của các chiến đấu cơ Hoa Kỳ.
Ngày 16-10-1941, nội các của Thủ tướng dân sự Nhật Koyoe từ chức. Ngày 18-10-1941 tướng Tijio lập nội các quân phiệ, với chủ trương dùng võ lực chiếm Trung Hoa, Ðông Dương và Tân Bá Lợi Á của Nga. Ngày 5-11-1941, Thiên Hoàng Hirohito quyết định, đánh Anh và Mỹ nhưng để đánh lạc hướng, Nhật giả vờ họp thượng đỉnh với Mỹ tại Hoa Thịnh Ðốn.. Trong khi đó, tại Nhật, ngày tấn công Mỹ tại Trân Châu Cảng, được nội các quyết định là 8-12-1941 theo giờ Tokyo.
Ðầu tháng 12-1941, từng nhóm tàu trong lực lượng đặc nhiệm ‘ Kido Butai’ đánh Trân Châu Cảng, tập trung về căn cứ Nhật Titurup, trên quần đảo Kurile. Thế rồi lúc 7 giờ 55 phút . ngày 7-12-1941, 353 phi cơ chiến đấu đủ loại của Nhật, chia làm 2 nhóm do Minoru Henda ( 183 phi cơ) và Mitsuo Fuchida ( 170 phi cơ) chỉ huy, đồng loạt tấn công Hạm Ðội Thái Bình Dương đang tập trung tại Trân Châu Cảng. Hai đợt tấn công, kết thúc vào lúc 9 giờ 45 phút sáng cùng ngày. Theo sử liệu, Nhật đã hủy diệt của Mỹ 232 Chiến Ðấu Cơ và toàn bộ các Chiến Hạm có mặt trong Cảng. Ngoài ra có 3581 người thương vong ( 2435 người chết). Có 3 Hàng Không Mẫu Hạm nhờ đang thao diễn ở xa Trân Châu Cảng, nên không bị thiệt hại. Phía Nhật có 29 phi cơ bị hạ.
3-PHẬT GIÁO Á CHÂU TẠI HAWAII :
+ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, nhiều người Nhật sinh sống tại Okinawa và Kawasaki, đả tới Hạ Uy Di làm công nhân đồn điền trông thơm, mía. Trước đó cũng có nhiều người Nhật sinh sống khắp các đảo thuộc Hawaii. Trong đoàn di dân này, có nhiều nhà sư Phật giáo. Theo Phật sử, từ năm 1898, những phật tử thuộc Giáo Hội Phật Giáo Nhật Bản, đã xây dựng khắp các đảo tại Hawaii, năm ngôi chùa .
Năm 1908, Ðại sư Yemyo Imamura, từ Nhật sang Hawaii, được bầu làm Hội trưởng đầu tiên của Hội Phật giáo Cộng Ðồng Di Dân Nhật. Từ đó cho đến khi Ðảo quốc, chính thức trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, đã lôi cuốn thêm nhiều người Nhật tới làm ăn sinh sống, số lượng tăng lên gần 100.000 người mà 80% là tín đồ Phật giáo. Số còn lại, theo Thần Ðạo Shinto nhưng cũng có liên hệ với tư tưởng Nho-Thích và Lão, giống như các Giáo phái Cao Ðài và Phật giáo Hòa Hảo tại VN. Cũng từ đó, nhiều Tông phái của Phật Giáo Nhật Bổn, đều gửi các sư sãi sang Hawaii để truyền giáo và theo thời gian đến nay, đã có nhiều Tông phái thành lâp :
- TÔNG PHÁI HONPA HONGWANJI : Hay Ðông Bổn Nguyện Tự, do Ðại sư Soryu Kagai, sáng lập năm 1889. Trụ sở chính đặt tại Pali Honpa Hongwanji Temple, Honolulu. Phái nay hiện có 40 tu viện khắp tiểu bang. Ðây là một tông phái mạnh và giàu nhất tại Hawaii, vì có nhiều hội viên làm việc trong chính quyền. Nhưng trên hết nhờ vào các hoạt động xã hội như các chương trình ‘ Sunday School ‘ dạy học các con em vào ngày chủ nhật, ‘ Dana Projects’ giúp đỡ người giá khó, bệnh tật.
- TÔNG PHÁI JODO-SHU : Hay Tịnh Ðộ Tông, do Ðại Sư Gakuo Okabe lập ngày 4-5-1894 tại đảo Maui. Tôn chỉ của Phái này là chuyên niệm danh hiệu của Phật A Di Ðà và cầu vãng sanh về thế giới cực lạc. Chính tông phái này đã xây dựng ngôi chùa Phật giáo đầu tiên tại Hamakua-Hawaii vào tháng giêng năm 1896. Ngôi chùa thứ 2 do Ðại Sư Daigo Yasuda dựng tại Laupahoehoe-Big Island năm 1899 và tới nay, Phái này đã có 14 ngôi chùa khắp tiểu bang, do Hòa thượng Dright Nakamura lãnh đạo. Tịnh Ðộ Tông chủ trương tu trì hơn là hoạt động xã hội như các Thiền phái khác. Trụ sở chính của phái này hiện ở Makiki-Honolulu cũng là nơi đặt trụ sở của Hội Ðồng Phật Giáo Hawaii ( Hawaii Buddhist Council). Tại đảo Maui có 3 chùa Tịnh Ðộ Tông ở Kahului, Wailuku nhưng đẹp và trang trọng nhất vẫn là Lahaina Jodo Mission, do Ðại sư Gendo Saito, dựng vào tháng 12-1912.
- TÔNG PHÁI NICHIREN : Hay Nhật Liên Tông, do Ðại Sư Gyoun Takagi thành lập năm 1912 tại Big Island. Hiện phai này có 5 ngôi chùa tại Maui, Hawaii và Honolulu.
- TÔNG PHÁI SHINGON : hay Chân Ngôn Tông, do Ðại Sư Kobo Daishu thành lập năm 1902. Tín đồ của Phái này, hầu hết đều là những công nhân đồn điền,có gốc từ các hải đảo ngoài nước Nhật. Tu sĩ Yuriji là người Nhật-Hawaii đầu tiên sang Nhật tu trì và khi đắc đạo, trở về Lahaina-Maui, lập ngôi chùa Chân Ngôn tại đây. Hiện phái này có 14 ngôi chùa khắp Hạ Uy Di.
- PHÁI SOTO : Hay Tào Ðộng Tông, do Ðại Sư Hosan Isobe thành lập ngay 24-2-1919 tại Honolulu. Trụ sở chính của Phái này đặt tại Chùa Betsuin ở Nuuanu-Honolulu. Do chiến tranh giữa Nhật-Mỹ từ ngày 7-12-1941, mọi sự phất huy Phật Giáo Nhật Bổn trên đảo Hawaii đều ngưng trệ. Ngày 15-10-1975, chùa Betsuin được đổi tên Hawaii Zen Shoboji. Phái này tu theo Thiền phái Tào Ðộng, bằng phương pháp hành trì ‘ Thiền Quán Mặc Chiếu ‘ , hiện có 12 ngôi chùa khắp các đảo Hawaii.
- PHÁI TENDAI : hay Thiên Thai Tông, do Ðại Sư Sengaku Tanaku, thành lập năm 1936, thờ Phật Chuẩn Ðề, hiện có ngôi chùa tại Honolulu.
+ PHẬT GIÁO CỦA CÁC NƯỚC Á CHÂU TẠI HAWWAII
Song song với di dân Nhật, những công nhân Trung Hoa gốc Hoa Lục, Hồng Kông và Ðài Loan, tới San Francisco làm đường xe lửa và quân đảo Hawaii làm đồn điền. Những di dân này đả lập ngôi chùa Quan Thế Âm đầu tiên tại đường Vineyard-Honolulu. Hiện tín đồ Phật Giao Trung Hoa, đã có 8 ngôi chùa, quanh quẩn khu Phố Tàu. Ngoài ra còn có 45.000 di dân Nam Hàn tại Hawaii. Số này nguyên là tín đồ Phật giáo nhưng khi tới Mỹ thì bỏ đạo theo Tin lành. Tuy nhiên những người còn lại, cũng đã dựng được 3 ngôi chùa Ðại Hàn, trên đảo Oahu. Riêng ngôi chùa đầu tiên, do Ðại sư Sãi Viện dựng năm 1975.
Năm 1976, Ðại sư Tây Tạng là Kalu Rinpoche thành lập Hội Phật giáo Tây Tạng Hawaii . Hiện có 3 ngôi chùa Tây Tạng tại Honolulu, Maui và Big Island.
Năm 1974 những di dân Thái Lan đã lập Hội Phật giáo Thai tại Hawaii, tuy nhiên rất yếu kém so với các cộng đồng khác. Hiện có 2 chùa Phật giáo Thái Lan tại Pearl City-Oahu. Riêng Phật giáo VN tại Hawaii được thành lập năm 1977. Ngôi chùa Linh Sơn cũng được dựng lên năm đó. Ngoài ra tại Hawaii, còn có các Hội Phật giáo Tích Lan, Lào, Kampuchia.
Ðặc biệt tại Hawaii còn có một Trung Tâm Thiền của người Mỹ, thành lập trước năm 1975, do Ðại sư Robert Aiken thành lập. Trung tâm tọa lạc trong thung lũng Palolo-Oahu đón nhận các Thiền sinh khắp nơi trên thế giới, từ Âu-Mỹ và Úc . Tại Maui cũng có một Trung Tâm Zen.
4- KỲ QUAN CỦA HAWAII : KÍNH VIỄN VỌNG, BAO LƠN TRÊN VŨ TRỤ :
Hiện trên đỉnh núi lửa Mauna Kea, ở đảo Big Island-Hawaii, được đặt 4 kính viễn vọng lớn nhất thế giới. Mục đích để quan sát sự chuyển động của Hỏa Tinh. Các cánh cửa sổ của Ðài TCFH bên phải và Hai Ðài Keck và Subaru bên trái, được ví như một bao lơn trên vũ trụ và được các nhà khoa học, xác nhận đây là một cuộc cách mạng vĩ đại của ngành Thiên Văn học.
Thật vậy, dù các Vệ Tinh thám hiểm Voyager, đã chụp được hình các núi lửa trên Sao Mộc từ năm 1979 nhưng phải đợi tới tháng 7-1997, lần đầu tiên Nhóm Thiên Văn Học Quốc Tế ,có tên Francois Roddier, gồm Canada-Pháp và Hoa Kỳ, qua Viễn Vọng Kính đặt tại Hawaii, đã nhìn thấy bằng mắt trần, một núi lửa đang hoạt động tại một điểm, có khoảng cách gấp 4 lần từ Ðịa Cầu tới Mặt Trời.
Ðài Thiên Văn nằm về bờ biển phía tây đảo Big Island. Có con đường đèo Saddle Road, từ dưới đất lên tới đỉnh núi. Ðường chạy qua thung lũng, nằm giữa hai ngọn núi lửa Mauna Kea và Mauna Loa. Tới cây số 29, bỏ Saddle Road, để rẽ vào đường lên đỉnh núi. Từ độ cao 3000m trở lên, con đường như nằm trong biển mây, khắp nơi chỉ còn là sa mạc, khiến mọi người có cảm tưởng là đang sống ở Nguyệt Cầu hay Hỏa Tinh. Vào mùa đông, trên núi có tuyết và sức gío mạnh với vận tốc 200 km/giờ. Ðài Thiên Văn gồm 12 mái vòm, được thiết lập rải rác khắp cac miệng núi lửa , trên đỉnh Mauna Kea, cao 4000 met, hoạt động suốt năm, ngoại trừ những ngày có bảo. Tại đây hiện có 2 kính Viễn Vọng , có đường kính 10m, được coi là lớn nhất thế giới, do Hoa Kỳ chế tạo và hoạt động từ năm 1993 (keck 1) và 1996 (keck 2). Từ năm 2000, đã có thêm 2 Viễn Vọng kính Subaru của Nhật và Kính Gemini do Mỹ, Anh, Canada, Chili, Á Căn Ðình cùng Ba Tây xây dựng. Ngoài miệng núi lửa Mauna Kea ở Hawaii, người Mỹ còn dự định thiết lâp một đài Thiên Văn thứ 2 tại Sa Mạc Atacama-Chili, với cái tên VLT có 4 kính với đường kính 8,2m. Theo Fred Chaffee, Giám đốc đài tại Mauna Kea, thì hiện tại, chưa có một đài thiên văn nào trên thế giới theo kịp, qua thành tích quan sát Những Thiên Thể, xa đài khoảng cách 12 tỷ năm ánh sáng. Ngoài ra đài còn giúp con người, tìm hiểu sự hình thành của Thái Dương Hệ cũng như biến cố giữa Big Bang và Ðịa Cầu vừa qua. Tóm lại Ðài thiên Văn Hawaii xứng đáng được gọi là kỳ quan mới của thế giới, qua sự kết hợp giữa kính viễn vọng Hubble-Keck, trong hy vọng tìm được những bí mật còn lại của vũ trụ trong một tương lai gần.
5-NHÀU : Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA HAWAII :
Theo sử liệu, ta biết tổ tiên của người Hawaii vốn là người Nam Á Ða Ðảo. Họ đã dùng thuyền độc mộc tới quần Ðảo Hạ Uy Di trước Thiên Chúa Giáng Sinh. Cùng đi với họ, có gia súc, các cây thưc phẩm và dược liệu.
Trong danh sách 317 vị thuốc cổ truyền của người Hạ uy Di, thuộc 12 nhóm, thì đã có 8 nhóm có gốc từ lục địa Châu Á. Ngoài ra trong số dược liệu này, chỉ có một ít vị thuốc có khả năng trị bệnh cho con người ở đây. Năm 1778 , thuyền trưởng Cook và thủy thủ đoàn có mặt tại đảo Kauai, coi như là điểm mốc , đánh dấu sự có mặt của nền văn minh phương tây khắp quần đảo Hawaii. Như vậy ngaòi các bệnh tật do thổ nhưỡng gây nên, người địa phương bắt đầu từ đó phải gánh thêm một số bệnh tật la, do thủy thủ truyền sang như giang mai, lậu, các bệnh dịch, cúm.. khiến cho các thầy thuốc trên đảo phải bó tay, vì không biết phương nào để cứu người. Hơn nửa theo phong tục tập quán của đảo quốc, muốn trở thành thầy thuốc, phải được coi là bậc thông thái trong bộ tộc. Bởi vậy đối với người Hawaii lúc đó, ngoài Chúa Jesus, thì thầy thuốc là nhân vật thứ 2, cũng được coi là Thánh (Kahunas). Có 3 loại Kahunas, đó là Kahunas Haha, chuyên chẩn bệnh, Khunas Lapaau chuyên điều trị và Kahanas Laau Lapau là nhà dược thảo học. Tóm lại các thầy thuốc Hawaii bắt đầu học nghệ từ khi lên 5 tuổi và kéo dài 20 năm, theo phương pháp truyền miệng. Ngoài ra, họ là những nhân vật được đặt ra ngoài vòng pháp luật. Do trên những kinh nghiệm chửa bệnh , hầu như theo thời gian đã bị mai một gần hết, kể cả các bậc cao niên còn sót lại, cũng rất mơ hồ về Kahumas. Nhưng qua một chút tư liệu còn sót lại, cho ta biết về một trong dược liệu ngày xưa, mà các Kahumas thường kê toa, đó là CÂY NHÀU .
Nhàu có tên khoa học là Morinda Citrifolia, là được thảo được công nhận là quan trọng thú 2 trong mọi cây thuốc. Tất cả các bộ phận của nhàu như thân, rễ, lá , hoa và quả đều được dùng làm thuốc và hiện nay có tới 40 dược phẩm được tinh chế từ cây Nhàu. Ngoài ra nó còn thể dùng để ăn, chống đói và dịch bệnh.
Nhàu mọc khắp nơi trên quần đảo Hawaii tại các vùng ven biển có độ cao trên 300m nhưng nham thạch của núi lửa vẫn là nơi lý tưởng củacây Nhàu. Nó có thân thẳng, tàn lá rộng hình elip, còn hoa thì giống như cái phễu. Quả Nhau màu vàng có đường kính khoảng 0,12m, trông giống như một cái bướu hình đa giác. Khi chín, trái Nhàu có mùi khó ngửi.. Năm 1992, một bác sĩ Canada, đã dùng trái Nhàu, chửa lành bệnh Ung Thư Vú cho bà vợ. Từ đó , phong trào dùng Nhàu chữa bệnh dả bùng nổ dữ dội ở Mỹ và Canada, qua đủ mọi hình thức như ngâm rượu, sấy khô tán thành bột chế thuốc viên.. Tuy nhiên tác dụng của trái Nhàu rất to lớn, nên vẫn còn là điều phức tạp và bí mật.
Ngày nay qua thí nghiệm cho chuột bị ung thư ăn trái nhàu, cũng như căn cứ vào một tài liệu củ của giới Y học Ðông phương, hé cho ta biết là Nhàu có tác dụng kháng cự với các loại vi khuẩn gây các chứng bệnh Bacteria M, Polygenes, E Coli, Ps.Aeruginosa.. Mới đây theo Ðại Học Tổng Họp tại Hawaii, cho biết Nhàu chửa được các bệnh Cao Huyết Áp, Ðau Bụng Kinh Nguyệt, Viêm và Ung thư Dạ Dày, Tá Tràng, Chứng Trầm cảm và Lão Hóa sớm, Ung Thư Vú và Ung thư Võng Mạc. Theo Dr Joseph Betz, chuyên viên của Cơ Quan Quản Lý thực Phẩm Hoa Kỳ FDA , cho biết trái Nhàu, có tác dụng chống lại Vi Trùng và Siêu Vi Khuẩn, làm tăng chưởng cơ thể, sản xuất Histamine, làm giảm đau và an thần.. Năm 1993 trường DH Keo (Nhật Bổn), đã thành công trong sự tinh chế chất Anthquione từ trái Nhàu, có khả năng giảm tế bào dạng xương, của bệnh Ung Thư K-Ras-NRK. Do trên , Nhàu hiện được xem là cây công nghệp tại tiểu bang và nhờ nó, mà Ha Uy Di càng thêm nổi tiếng hơn.. Tóm lại Nhàu được xếp thứ 2, chỉ thua có Nhân Sâm mà thôi.
Có tiền mua tiên cũng được nhưng ở Thiên Ðàng Hạ Uy Di, chưa chắc những người có tiền, muốn mua thứ gì cũng được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Lịch Sử Hawaii
- Ðường Về Chân Không
- Asia and Africa Today 11-12-1989
- Tài Liệu về Y Học Cổ Truyền Hawaii
- Le Nouvel Observateur
Xóm Cồn
Tháng 10-2007
MƯỜNG GIANG
Comment