1. Đường hầm Channel (Channel Tunnel)
Đường hầm 31 dặm Chunnel đã làm toại nguyện giấc mơ hàng thế kỷ của người Châu Âu về việc nối liền Vương quốc Anh với phần còn lại của châu lục này. Không chỉ là một đường hầm, Chunnel là sự kết hợp tuyệt vời của hệ thống kết cấu vững chắc và máy móc rất đồ sộ dưới lòng đại dương, biến tham vọng ngoài sức tưởng tượng của loài người thành sự thật. Thành đường hầm dầy 5 feet có cửa xuống ở Coquelles, Pháp và nối với Anh xuyên qua Kênh đào Anh. Hệ thống đường hầm có phần cuối nổi lên sau dãy núi đá phấn Dover tại cảng Folkstone (Anh). Chạy xuyên qua hai nhánh chính của đường hầm là những con tàu điện hai tầng lớn nhất trên thế giới, có chiều ngang thân tàu tới 4,2m với tốc độ gần 100m/ph. Khoang hành khách chứa luôn cả ôtô và xe hơi. Hệ thống xe bảo dưỡng và phương tiện cấp cứu tận dụng đường hầm thứ ba nằm giữa hai đường hầm lớn. Những chiếc pittong khổng lồ liên tục đóng và mở làm lưu thông không khí và khí thải sinh ra từ đầu tầu. Hệ thống đường ống dài 300 dặm chứa nước lạnh chạy dọc theo lan can đường hầm giữa giúp hạ nhiệt sức nóng tạo ra từ sự cọ sát không khí bên trong đường hầm.
Đường hầm Chunnel gồm 3 nhánh
2. Tháp truyền hình CN (CN tower)
Công trình cao nhất thế giới cao tới 1 815 feet (553m) so với mặt đường phố Toronto, cao gấp ba lần chiều cao của ngọn tháp nổi tiếng Seattle Space Needle ở Mỹ. Tháp CN có khối lượng bằng 23 214 con voi cỡ lớn được xây dựng với tốc độ kinh ngạc, cao thêm 18 feet (5,5m) một ngày. Điều đặc biệt đối với ngọn tháp CN là nó được xây dựng hoàn toàn bằng bêtông. Tháp chỉ có cột trụ và công nhân sử dụng một chiếc khuôn để xây, khi bêtông đổ vào khuôn trụ cứng lại chiếc khuôn sẽ được nhấc cao hơn và cứ như vậy cho đến khi đỉnh tháp được xây xong. Ngày nay ngọn tháp thấp đi chỉ khoảng 1,1 inch (2,8cm). Được thiết kế với sự trợ giúp của một đường hầm gió, tháp CN có thể chịu được sức gió mạnh tới 260m/ph. Tháp Skypod, cao 1100 feet, là phần dưới chân tháp CN với phần đỉnh có hình vành khăn gồm đài quan sát, nhà ăn và quán bar nằm ở tầng Skypod. Phần trên và phần dưới tháp CN nặng tổng cộng 10 tấn được gắn với cột trụ để tránh bị lắc lư mạnh.Trong quá trình thi công máy bay trực thăng Sikorsky làm nhiệm vụ kéo cột trụ và cũng là cột ăngten lên để xây dựng tháp. Sóng radio được phát đi từ chân của chiếc ăngten, còn sóng vô tuyến được phát đi từ đỉnh ăngten. Hiện tại có 16 loại sóng truyền thông được phát đi từ ngọn tháp.
3. Toà nhà Đế chế (Empire State Building)
Cao 1250 feet (381m) toà nhà Empire là công trình trọc trời nổi tiếng nhất thế giới, và đã từng là công trình cao nhất thế giới trong hơn 40 năm. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất về toà nhà này lại là tốc độ hoàn thành trong thời gian kỷ lục. Công trình được xây dựng chỉ sau một năm và 45 ngày. Các công nhân xây dựng đặt ra kế hoạch xây dựng với tốc độ nghiêm ngặt, hàn và tán những tấn khung sắt có tổng khối lượng 58000 tấn lại với nhau chỉ trong 23 tuần. Sau đó các thợ làm đường ống đã đặt 51 dặm ống nước và thợ điện lắp đặt hơn năm triệu mét dây điện thoại và thợ xây hoàn thành phần ngoại thất chỉ trong vòng tám tháng. Công trình được thiết kế rất tốt vì vậy vào năm 1945 người ta đã dễ dàng sửa lại nó sau cú đâm va của một chiếc B52 hai động cơ vì sương mù dày đặc. Nghệ thuật kiến trúc của công trình là một cuộc cách mạng hoá nền công nghiệp xây dựng những toà nhà cao tầng. Mặc dù kỷ lục cao nhất của toà nhà Empire đã bị vượt qua, nhưng Empire vẫn là tiêu chuẩn để đánh giá các toà nhà chọc trời trong vòng 65 năm qua.
4. Cầu Cổng vàng (Golden Gate Bridge)
Sau 66 năm hoàn thành công trình, cầu Cổng vàng, từng là cây cầu treo dài nhất và cao nhất thế giới, nằm hiên ngang ở cửa ngõ Vịnh San Francisco là biểu tượng thân thuộc cho thành phố tươi đẹp. Cây cầu treo trên hai chiếc tháp cao 764 foot (232m) với hệ thống cáp treo đồ sộ gồm 80 000 dặm (128 000m). Trên thực tế chiều dài của những sợi dây cáp nối lại có thể quấn quanh trái đất ba vòng. Để nhảy tắt qua một cảng biển, các kỹ sư đã thiết kế một chiếc cầu dài 1100 foot (335m) nối từ bờ. Đội xây dựng đã phải chịu đựng cái lạnh cắt da, gió mạnh thổi 70m/ph và độ cao chóng mặt để hoàn thành cây cầu chỉ trong bốn năm. Cây cầu là sự kết hợp của tính thẩm mỹ và kỹ thuật hoàn hảo. Nó đã chịu được trận động đất Loma Prieta vào năm 1989 mà không hề bị hư hại, và trong vòng 66 năm giao thông qua chiếc cầu chỉ ngưng hoạt động trong những khoảng thời gian rất ngắn (lần lâu nhất là 3 giờ và 27 phút) do gió thổi quá mạnh. Từ năm 1997 được trang bị thêm các chất liệu và kỹ thuật gia cố chống địa chấn trị giá 400 triệu đôla, cây cầu có khả năng chịu được những cơn động đất mạnh tới 8,3 độ Richter. Ngày nay cây cầu Cổng vàng vẫn là một trong những cây cầu có vẻ đẹp được ngưỡng mộ và lên tranh ảnh nhiều nhất trên thế giới.
5. Đập Itaipu (Itaipu Dam)
Rộng năm dặm và đòi hỏi lượng bê tông nhiều bằng việc xây năm chiếc đập Hoover (xây dựng trên sông Colorado giữa bang Arizona và bang Nevada - Mỹ), đập Itaipu chắn ngang sông Parana tại biên giới Brazil và Paraguay. Trong suốt quá trình xây dựng, để làm thay đổi hướng chảy của dòng sống lớn thứ 7 thế giới này, công nhân đã phải đào một đường nhánh phụ dài 1,3 dặm. Để hoàn thành công trình phải di chuyển và đào hết 50 triệu tấn đất đá. Con đập chính cao bằng toà nhà trọc trời 65 tầng, được xây dựng từ những tấm bêtông rỗng trong khi bên sườn của nó thì được xây bằng đất và đá. Số sắt thép được dùng để xây con đập đủ để xây 300 chiếc tháp Eiffel. Một điều kỳ diệu nữa của con Đập chính là nhà máy thủy điện Itaipu. Chiều dài 1.5 dặm, một phần nhà máy chìm dưới nước và chứa tới 18 chiếc máy phát , mỗi máy có bề ngang 16m. Khoảng 160 tấn nước chảy vào tuabin mỗi giây, tạo ra 12 600 mêga oát điện, đủ để cung cấp cho gần như cả bang California. Đập Itaipu cung cấp 28% lượng điện tiêu thụ ở Miền nam, Đông nam và miền Trung tây Brazil, và 72% tổng lượng điện tiêu thụ ở Paraguay.
6. Hệ thống đập bảo vệ Biển Bắc Hà Lan (Netherlands North Sea Protection Works)
Là công trình độc nhất, hệ thống đập phức tạp, cổng chắn lũ, hành lang chắn sóng và hàng loạt các công trình thiết kế khác nhằm bảo vệ cho sự tồn tại của đất nước Hà Lan. Trong hàng thế kỷ qua, người dân Hà Lan đã cố gắng không mệt mỏi để chiến đấu với sự xâm lấn của biển cả nhưng chỉ để thấy những cơn bão khủng khiếp tạo nên những đợt sóng cuồn cuộn hung dữ cướp đi thành quả của mình, bởi vì Hà Lan nằm thấp hơn mực nước biển và diện tích đất liền ngày càng bị thu hẹp lại do sự xâm lấn của nước biển. Hệ thống bảo vệ Biển Bắc đã được người Hà Lan xây dựng qua hai bước. Bước đi thứ 1, từ năm 1927 đến năm 1932 xây dựng con đập dài 19 dặm ngay trên biển. Đây là con đê cực kỳ lớn dày 100 yard chắn ngang cửa sông Zuiderzee. Bước 2, Dự án Delta, được thiết kế nhằm kiểm soát khu vực không ổn định ở cửa sông Meuse và sông Rhine. Tác phẩm hoàn hảo của công trình là Hàng rào Eastern Schelde Barrier, một hàng rào dài hai dặm gồm những cổng chắn sóng giữa các chân cột bê tông chỉ phát huy tác dụng khi sóng lớn đe doạ. Hệ thống Bảo vệ Biển Bắc là một minh chứng cho khả năng chống chọi và chung sống với thiên nhiên hung dữ của con người.
7. Kênh đào Panama (Panama Canal)
Là giấc mơ của thực dân Tây Ban Nha từ những năm 1930 và giấc mộng không thành của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ferdinand de Lesseps, Kênh đào Panama được mệnh danh là thành công vĩ đại nhất trong thế giới kiến trúc. Dưới sự chỉ dẫn của Đại tá George Washington Goethal, 42000 công nhân đã nạo vét, cho nổ mìn và đào con kênh từ Colon đến Balboa. Họ đã di chuyển lượng đất đá đủ để chôn đảo Mahattan xuống sâu 12 feet hoặc đủ để mở một đường hầm rộng 16 foot tới tâm Trái đất. Con kênh đã hoàn thành đúng thời hạn và với ngân sách vừa phải. Mặc dù vậy, sau khi công trình hoàn thành vẫn còn một khó khăn nữa đó là làm thế nào để chế ngự được dòng nước lũ của con sông Chagres thường dâng thêm 25 feet (7,6m) một ngày vào mùa gió mùa. Giải pháp của các kỹ sư đó là xây dựng một con đập đồng thời với việc xây dựng nên một chiếc hồ nhân tạo lớn nhất thế giới. Con kênh ngày nay vẫn hoạt động giống như những năm 1914. Mỗi chuyến hàng đi qua con kênh sẽ mất 52 triệu gallon nước, nhưng nhanh chóng được bù đắp lại bởi những cơn mưa nặng hạt. Kênh Panama là một thành quả vĩ đại của các kỹ sư địa chất-kỹ thuật và sức người.
Mọi người nhận xét thế nào chứ shiro thấy mỗi tòa nhà đế chế đẹp nhứt
Đường hầm 31 dặm Chunnel đã làm toại nguyện giấc mơ hàng thế kỷ của người Châu Âu về việc nối liền Vương quốc Anh với phần còn lại của châu lục này. Không chỉ là một đường hầm, Chunnel là sự kết hợp tuyệt vời của hệ thống kết cấu vững chắc và máy móc rất đồ sộ dưới lòng đại dương, biến tham vọng ngoài sức tưởng tượng của loài người thành sự thật. Thành đường hầm dầy 5 feet có cửa xuống ở Coquelles, Pháp và nối với Anh xuyên qua Kênh đào Anh. Hệ thống đường hầm có phần cuối nổi lên sau dãy núi đá phấn Dover tại cảng Folkstone (Anh). Chạy xuyên qua hai nhánh chính của đường hầm là những con tàu điện hai tầng lớn nhất trên thế giới, có chiều ngang thân tàu tới 4,2m với tốc độ gần 100m/ph. Khoang hành khách chứa luôn cả ôtô và xe hơi. Hệ thống xe bảo dưỡng và phương tiện cấp cứu tận dụng đường hầm thứ ba nằm giữa hai đường hầm lớn. Những chiếc pittong khổng lồ liên tục đóng và mở làm lưu thông không khí và khí thải sinh ra từ đầu tầu. Hệ thống đường ống dài 300 dặm chứa nước lạnh chạy dọc theo lan can đường hầm giữa giúp hạ nhiệt sức nóng tạo ra từ sự cọ sát không khí bên trong đường hầm.
Đường hầm Chunnel gồm 3 nhánh
2. Tháp truyền hình CN (CN tower)
Công trình cao nhất thế giới cao tới 1 815 feet (553m) so với mặt đường phố Toronto, cao gấp ba lần chiều cao của ngọn tháp nổi tiếng Seattle Space Needle ở Mỹ. Tháp CN có khối lượng bằng 23 214 con voi cỡ lớn được xây dựng với tốc độ kinh ngạc, cao thêm 18 feet (5,5m) một ngày. Điều đặc biệt đối với ngọn tháp CN là nó được xây dựng hoàn toàn bằng bêtông. Tháp chỉ có cột trụ và công nhân sử dụng một chiếc khuôn để xây, khi bêtông đổ vào khuôn trụ cứng lại chiếc khuôn sẽ được nhấc cao hơn và cứ như vậy cho đến khi đỉnh tháp được xây xong. Ngày nay ngọn tháp thấp đi chỉ khoảng 1,1 inch (2,8cm). Được thiết kế với sự trợ giúp của một đường hầm gió, tháp CN có thể chịu được sức gió mạnh tới 260m/ph. Tháp Skypod, cao 1100 feet, là phần dưới chân tháp CN với phần đỉnh có hình vành khăn gồm đài quan sát, nhà ăn và quán bar nằm ở tầng Skypod. Phần trên và phần dưới tháp CN nặng tổng cộng 10 tấn được gắn với cột trụ để tránh bị lắc lư mạnh.Trong quá trình thi công máy bay trực thăng Sikorsky làm nhiệm vụ kéo cột trụ và cũng là cột ăngten lên để xây dựng tháp. Sóng radio được phát đi từ chân của chiếc ăngten, còn sóng vô tuyến được phát đi từ đỉnh ăngten. Hiện tại có 16 loại sóng truyền thông được phát đi từ ngọn tháp.
3. Toà nhà Đế chế (Empire State Building)
Cao 1250 feet (381m) toà nhà Empire là công trình trọc trời nổi tiếng nhất thế giới, và đã từng là công trình cao nhất thế giới trong hơn 40 năm. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất về toà nhà này lại là tốc độ hoàn thành trong thời gian kỷ lục. Công trình được xây dựng chỉ sau một năm và 45 ngày. Các công nhân xây dựng đặt ra kế hoạch xây dựng với tốc độ nghiêm ngặt, hàn và tán những tấn khung sắt có tổng khối lượng 58000 tấn lại với nhau chỉ trong 23 tuần. Sau đó các thợ làm đường ống đã đặt 51 dặm ống nước và thợ điện lắp đặt hơn năm triệu mét dây điện thoại và thợ xây hoàn thành phần ngoại thất chỉ trong vòng tám tháng. Công trình được thiết kế rất tốt vì vậy vào năm 1945 người ta đã dễ dàng sửa lại nó sau cú đâm va của một chiếc B52 hai động cơ vì sương mù dày đặc. Nghệ thuật kiến trúc của công trình là một cuộc cách mạng hoá nền công nghiệp xây dựng những toà nhà cao tầng. Mặc dù kỷ lục cao nhất của toà nhà Empire đã bị vượt qua, nhưng Empire vẫn là tiêu chuẩn để đánh giá các toà nhà chọc trời trong vòng 65 năm qua.
4. Cầu Cổng vàng (Golden Gate Bridge)
Sau 66 năm hoàn thành công trình, cầu Cổng vàng, từng là cây cầu treo dài nhất và cao nhất thế giới, nằm hiên ngang ở cửa ngõ Vịnh San Francisco là biểu tượng thân thuộc cho thành phố tươi đẹp. Cây cầu treo trên hai chiếc tháp cao 764 foot (232m) với hệ thống cáp treo đồ sộ gồm 80 000 dặm (128 000m). Trên thực tế chiều dài của những sợi dây cáp nối lại có thể quấn quanh trái đất ba vòng. Để nhảy tắt qua một cảng biển, các kỹ sư đã thiết kế một chiếc cầu dài 1100 foot (335m) nối từ bờ. Đội xây dựng đã phải chịu đựng cái lạnh cắt da, gió mạnh thổi 70m/ph và độ cao chóng mặt để hoàn thành cây cầu chỉ trong bốn năm. Cây cầu là sự kết hợp của tính thẩm mỹ và kỹ thuật hoàn hảo. Nó đã chịu được trận động đất Loma Prieta vào năm 1989 mà không hề bị hư hại, và trong vòng 66 năm giao thông qua chiếc cầu chỉ ngưng hoạt động trong những khoảng thời gian rất ngắn (lần lâu nhất là 3 giờ và 27 phút) do gió thổi quá mạnh. Từ năm 1997 được trang bị thêm các chất liệu và kỹ thuật gia cố chống địa chấn trị giá 400 triệu đôla, cây cầu có khả năng chịu được những cơn động đất mạnh tới 8,3 độ Richter. Ngày nay cây cầu Cổng vàng vẫn là một trong những cây cầu có vẻ đẹp được ngưỡng mộ và lên tranh ảnh nhiều nhất trên thế giới.
5. Đập Itaipu (Itaipu Dam)
Rộng năm dặm và đòi hỏi lượng bê tông nhiều bằng việc xây năm chiếc đập Hoover (xây dựng trên sông Colorado giữa bang Arizona và bang Nevada - Mỹ), đập Itaipu chắn ngang sông Parana tại biên giới Brazil và Paraguay. Trong suốt quá trình xây dựng, để làm thay đổi hướng chảy của dòng sống lớn thứ 7 thế giới này, công nhân đã phải đào một đường nhánh phụ dài 1,3 dặm. Để hoàn thành công trình phải di chuyển và đào hết 50 triệu tấn đất đá. Con đập chính cao bằng toà nhà trọc trời 65 tầng, được xây dựng từ những tấm bêtông rỗng trong khi bên sườn của nó thì được xây bằng đất và đá. Số sắt thép được dùng để xây con đập đủ để xây 300 chiếc tháp Eiffel. Một điều kỳ diệu nữa của con Đập chính là nhà máy thủy điện Itaipu. Chiều dài 1.5 dặm, một phần nhà máy chìm dưới nước và chứa tới 18 chiếc máy phát , mỗi máy có bề ngang 16m. Khoảng 160 tấn nước chảy vào tuabin mỗi giây, tạo ra 12 600 mêga oát điện, đủ để cung cấp cho gần như cả bang California. Đập Itaipu cung cấp 28% lượng điện tiêu thụ ở Miền nam, Đông nam và miền Trung tây Brazil, và 72% tổng lượng điện tiêu thụ ở Paraguay.
6. Hệ thống đập bảo vệ Biển Bắc Hà Lan (Netherlands North Sea Protection Works)
Là công trình độc nhất, hệ thống đập phức tạp, cổng chắn lũ, hành lang chắn sóng và hàng loạt các công trình thiết kế khác nhằm bảo vệ cho sự tồn tại của đất nước Hà Lan. Trong hàng thế kỷ qua, người dân Hà Lan đã cố gắng không mệt mỏi để chiến đấu với sự xâm lấn của biển cả nhưng chỉ để thấy những cơn bão khủng khiếp tạo nên những đợt sóng cuồn cuộn hung dữ cướp đi thành quả của mình, bởi vì Hà Lan nằm thấp hơn mực nước biển và diện tích đất liền ngày càng bị thu hẹp lại do sự xâm lấn của nước biển. Hệ thống bảo vệ Biển Bắc đã được người Hà Lan xây dựng qua hai bước. Bước đi thứ 1, từ năm 1927 đến năm 1932 xây dựng con đập dài 19 dặm ngay trên biển. Đây là con đê cực kỳ lớn dày 100 yard chắn ngang cửa sông Zuiderzee. Bước 2, Dự án Delta, được thiết kế nhằm kiểm soát khu vực không ổn định ở cửa sông Meuse và sông Rhine. Tác phẩm hoàn hảo của công trình là Hàng rào Eastern Schelde Barrier, một hàng rào dài hai dặm gồm những cổng chắn sóng giữa các chân cột bê tông chỉ phát huy tác dụng khi sóng lớn đe doạ. Hệ thống Bảo vệ Biển Bắc là một minh chứng cho khả năng chống chọi và chung sống với thiên nhiên hung dữ của con người.
7. Kênh đào Panama (Panama Canal)
Là giấc mơ của thực dân Tây Ban Nha từ những năm 1930 và giấc mộng không thành của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ferdinand de Lesseps, Kênh đào Panama được mệnh danh là thành công vĩ đại nhất trong thế giới kiến trúc. Dưới sự chỉ dẫn của Đại tá George Washington Goethal, 42000 công nhân đã nạo vét, cho nổ mìn và đào con kênh từ Colon đến Balboa. Họ đã di chuyển lượng đất đá đủ để chôn đảo Mahattan xuống sâu 12 feet hoặc đủ để mở một đường hầm rộng 16 foot tới tâm Trái đất. Con kênh đã hoàn thành đúng thời hạn và với ngân sách vừa phải. Mặc dù vậy, sau khi công trình hoàn thành vẫn còn một khó khăn nữa đó là làm thế nào để chế ngự được dòng nước lũ của con sông Chagres thường dâng thêm 25 feet (7,6m) một ngày vào mùa gió mùa. Giải pháp của các kỹ sư đó là xây dựng một con đập đồng thời với việc xây dựng nên một chiếc hồ nhân tạo lớn nhất thế giới. Con kênh ngày nay vẫn hoạt động giống như những năm 1914. Mỗi chuyến hàng đi qua con kênh sẽ mất 52 triệu gallon nước, nhưng nhanh chóng được bù đắp lại bởi những cơn mưa nặng hạt. Kênh Panama là một thành quả vĩ đại của các kỹ sư địa chất-kỹ thuật và sức người.
Mọi người nhận xét thế nào chứ shiro thấy mỗi tòa nhà đế chế đẹp nhứt
Comment