Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Video - Du lịch - Ẩm thực - Văn hóa

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Video - Du lịch - Ẩm thực - Văn hóa





    HỒ XUÂN HƯƠNG, ĐÀ LẠT MÙ SƯƠNG - XUAN HUONG LAKE


    Hồ Xuân Hương là một hồ nước đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ mang tên Hồ Xuân Hương, một nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng của Việt Nam, sống vào thế kỷ thứ 19.

    Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt.

    Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 25ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù.

    Hồ là con tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ nằm ngay trung tâm. Hồ là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho Đà Lạt.

    Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương là Thuỷ Tạ. Thời Pháp thuộc có tên là "La Grenouillère" (đầm ếch). Không hiểu vì sao lại có tên này? Nhưng nhìn qua cấu trúc thì thấy có tháp để nhảy xuống nước như ở hồ bơi. Tên gọi Hán Việt "Thuỷ Tạ" có khi còn hiểu là "Thuỷ toạ", có nghĩa là một kiến trúc nằm trên nước.

    Du khách đến vãn cảnh hồ Xuân Hương ít ai bỏ qua Thuỷ Tạ. Ghé vào đây chụp vài tấm ảnh lưu niệm với kiến trúc có hình thức rất khác biệt, khó tìm thấy nơi nào có kiến trúc tương tự. Một căn nhà màu trắng với lan can rộng nổi bật trên mặt hồ. Nhìn xa thấp thoáng như dáng một chiếc du thuyền sang trọng. Từ trước đến nay, Thuỷ Tạ vẫn là một café bar nhỏ, xinh xắn. Nếu muốn xây thêm để có chỗ đáp ứng số lượng khách đến rất đông cũng khả thi về mặt xây dựng. Nhưng có lẽ vì hình ảnh Thuỷ Tạ đã gắn bó với hồ Xuân Hương, khắc ghi sâu trong tâm khảm người Đà Lạt và du khách rồi nên chính quyền không hề có ý định này. Ngay cả màu trắng của kiến trúc cũng vẫn luôn được giữ không thay đổi.

    Để đáp ứng cho nhu cầu khách, phía đối diện, một café bar khác được mở ra. Đó là "Thanh Thuỷ". Tên gọi này (nước xanh) cũng rất gắn liền với hồ Xuân Hương. Mặt bằng ở đây rộng hơn nên tiếp được rất nhiều khách. Cũng vì lẽ đó mà Thuỷ Tạ vẫn mang một nét riêng không hề bị trộn lẫn với Thanh Thuỷ. Đến Thuỷ Tạ và Thanh Thuỷ uống cà phê cũng là cốt để ngắm mặt hồ. Nhưng cảm giác tâm lý khi ngồi trên Thuỷ Tạ vẫn là một cái gì êm đềm, thanh thoát. Còn bên Thanh Thuỷ thì cảnh vật đa dạng hơn nhưng không khí nhộn nhịp hơn. Người ngồi ngắm mặt hồ ít có cảm giác riêng tư hơn so với khi ngồi bên Thuỷ Tạ.

    (Theo Wikipedia)

    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

  • #2




    BỂ CÁ KOI TUYỆT ĐẸP Ở ĐƯỜNG HẦM ĐẤT SÉT, ĐÀ LẠT - FISH TANK

    Trải dài hơn 1.200m giữa rừng thông xanh biếc, Đường hầm đất sét là một kỳ quan nhân tạo mới ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Dù chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2012 nhưng nơi đây đã trở thành điểm đến thu hút rất nhiều tour của các công ty du lịch lữ hành.

    Đường hầm đất sét có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Đường hầm điêu khắc, Đường hầm đất đỏ, Làng đất sét... nhưng dù với bất cứ tên gọi nào thì nơi đây cũng kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của du khách để tìm đến khám phá. Chủ nhân của Đường hầm đất sét là anh Trịnh Bá Dũng, người có niềm đam mê lớn với những công trình kiến trúc cổ ở Đà Lạt.

    Sau 4 năm nghiên cứu, anh Trịnh Bá Dũng đã tìm ra công thức biến đất sét bazan thành một chất liệu mới có màu sắc độc đáo và đặc biệt thân thiện với môi trường. Đường hầm đất sét chính là sự đột phá đỉnh cao về chất liệu khi xây dựng nên nó là một hỗn hợp có độ bền tương đương với bê tông.

    Theo anh Trịnh Bá Dũng cho biết, công trình điêu khắc nghệ thuật này được tạo nên dựa vào hai ý tưởng là tái hiện lại một Đà Lạt từ thuở ban sơ và một Đà Lạt là thành phố du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Việt Nam.

    Đường hầm đất sét bắt đầu là đầu con rồng, tượng trưng cho nòi giống Rồng Tiên của người Việt. Từ đó, du khách được khám phá tổng quan về Đà Lạt với chất liệu toàn bằng đất sét, đặc biệt là cảm nhận rõ nét về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.

    Những công trình kiến trúc và văn hóa độc đáo như ga xe lửa, dinh Bảo Đại, Viện Pasteur, Đại học Đà Lạt, Khách sạn Palace, nhà thờ Con Gà, chùa Linh Sơn, hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt… rồi đến sân bay Liên Khương, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình yêu... đều là những điểm du lịch nổi tiếng Đà Lạt được tái hiện công phu trên chất liệu đất sét.

    Đường hầm đất sét được ghi nhận với hai kỷ lục của Sách Kỷ lục Việt Nam bởi một ngôi nhà độc đáo rộng khoảng 90m2. Đó là kỷ lục về ngôi nhà làm bằng đất đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên có diện tích lớn nhất và ngôi nhà được thi công bằng đất đỏ có phong cách độc đáo nhất. Anh Lê Anh Ngọc, du khách đến từ Bình Thuận chia sẻ: “Tôi đến Đà Lạt nhiều lần và tham quan nhiều điểm du lịch hấp dẫn nhưng đường hầm đất sét đã tạo cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị đặc biệt. Các công trình kiến trúc, cảnh quan Đà Lạt bằng đất sét như nổi bật giữa không gian thơ mộng của Đà Lạt…

    (Theo Nguyễn Vũ Thành Đạt)
    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

    Comment


    • #3




      KHU SINH THÁI GIÁO DỤC VỀ QUÊ, CỦ CHI, TP.HCM

      Là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn duy nhất vừa mới khai trương tại huyện Củ Chi- TPHCM

      Nơi học tập trải nghiệm sáng tạo, "vừa học vừa chơi" dành cho học sinh từ mầm non đến THPT

      Địa chỉ: Đường Bầu Trâm, Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi, TPHCM

      Ghi chú: Quốc lộ 22 - Tỉnh lộ 2 ( quẹo phải) vào đường Hồ Văn Tăng - (chạy hết đường), Quẹo trái, Tỉnh lộ 15 - Ngã tư Tân Quy, Đi thẳng 1Km. Bên trái có đường Bầu Trâm, quẹo trái 800m là tới.

      Với diện tích 30.000 mét vuông ( 3 hecta ) được xây dựng theo 03 tiêu chuẩn: An Toàn - Sạch Sẽ - Khoa Học. Với các loại hình học tập kết hợp vui chơi như:

      Hệ thống sân khấu với sức chứa 3,000 học sinh vui chơi, tham gia các hoạt động kĩ năng sống....

      Khu vận động trường - Teambuilding với các trò chơi phong phú mang tính rèn luyện sức khỏe, tinh thần tập thể, phát triển sáng tạo...

      Mô hình Ruộng Bậc Thang - mới lạ, độc đáo duy nhất tại miền nam, giúp các em tham quan học tập, tìm hiểu các loại hình trồng lúa của đất nước Việt Nam.

      Khu trồng rau sạch theo công nghệ tiên tiến giúp các em học sinh thực hành.

      Khu trồng rau áp dụng theo hình thức thủy canh.

      Khu vườn ươm cây với đa dạng các loại rau mà các em tiếp xúc hằng ngày.

      Khu thực hành dành cho học sinh như: ươm cây, trồng cấy nấm, nấu ăn, làm bánh... với sức chứa 300 học sinh.

      Hệ thống đường đi che mát được trồng các loại cây ăn quả như: bầu, bí, mướp, khổ qua, đậu rồng, đu đủ, chanh dây, dưa Tây, đậu cove, đậu đũa ( đậu bún) dưa gang, bí đỏ.... sẽ được trồng quanh năm... nhằm giúp các em hiểu được chu kỳ phát triển của từng loại cây mà các em thường ăn hằng ngày giờ mới thấy bằng mắt hái bằng tay...

      Khu nuôi các con vật đáng yêu gần gũi với các em như: Thỏ, gà, vịt, dê.... đặc biệt là cá, các em thỏa thích cho cá ăn rất hấp dẫn....

      Khu bắt cá: với sức chứa khoảng 300 học sinh, thật thú vị khi trải nghiệm thực tế bắt cá từ bờ ao....

      Khu cấy lúa gieo mạ....

      Khu cắm trại ....

      ĐẶC BIỆT:

      Khu HỒ BƠI được thiết kế theo tiêu chuẩn 3 sao ( giống các Resort) với diện tích lên đến 1000 mét vuông chia làm 3 khu vực phù hợp 3 cấp bậc: Mầm non sâu 50cm, Tiểu học sâu 80cm và THCS &THPT sâu 1,2m, đảm bảo an toàn theo quy chuẩn quốc tế. Các em sẽ được thư giãn sau những tiết học ngoài trời, thực hành....cuối cùng là thư giãn với làn nước trong xanh của hồ bơi.

      Khu nhà hàng ẩm thực với sức chứa hơn 1200 học sinh... sẽ mang đến không gian mát mẻ, rộng rãi thoáng mát của miền quê - VỀ QUÊ.

      Khu lều nghỉ, nhà tắm, nhà vệ sinh được trải đều toàn khu vực.
      Hệ thống đường đi được thiết kế sạch sẽ gọn gàng, và còn nhiều các hạng mục sắp được vào hoạt động.....

      (Tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn)
      Mời các bạn tham quan nhà riêng:
      Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

      Comment

      Working...
      X