Ngôi đền 400 năm tuổi thờ tướng quân Tokugawa nằm giữa rặng thông cao vút tại thành phố Nikko (cách Tokyo 2 giờ tàu), tỉnh Tochigi, ẩn chứa bí ẩn về thời kỳ Mạc phủ.
Nói đến Nikko, người hiểu lịch sử Nhật Bản liền nghĩ ngay đến Nikko Toshogu, một đền đài nguy nga nhất của xứ Phù Tang được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1999.
Đường vào đền Nikko Toshogu vắt ngang con sông Daiya, với cây cầu Thần gỗ cong (Shin kyo) sơn son đẹp mắt, giống như cầu Thê Húc ở Hồ Gươm, Hà Nội. Đây là một trong 3 cây cầu đẹp nhất Nhật Bản.
Nikko được ví như viên đá quý, bởi vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp kiến trúc Nhật Bản. Kiến trúc điện thờ vô cùng sắc sảo. Các nhà sử học ước lượng rằng để hoàn tất kiến trúc đền thờ Toshogu tốn khoảng 40 tỷ yen vào thời điểm ngày nay (8,6 tỷ đồng).
Đền chùa Nikko là tên gọi chung của quần thể đền, chùa cổ nổi tiếng ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi. Dân địa phương thường gọi quần thể này là "hai đền một chùa", bởi quần thể gồm hai đền thờ Thần đạo Nikko Tosho-gu (đền Futarasan) và một ngôi chùa Phật giáo là chùa Rinno. 5 kiến trúc của đền Nikko Toshogu đã được Nhật Bản xếp vào hàng quốc bảo, và ba kiến trúc khác là tài sản văn hóa trọng yếu.
Lăng mộ đền thờ của tướng quân Tokugawa được thiết kế tạo ra được một không gian rất trang nghiêm. Lối vào cổng chính rộng rãi, đường trải đá nhỏ màu xám, những rặng thông cao vút tạo ra một không gian uy nghi, thanh tịnh.
Đại lộ những cây tuyết tùng được trồng xếp hàng dài ngay ngắn nằm ở hai bên vệ đường, được gọi là Sugi.
Sau khi tướng quân Tokugawa Ieyasu chết năm 1616, Masatsuna Matsudaira đã xây dựng đền Nikko Toshogu, và ông bắt đầu trồng cây tuyết tùng Nhật Bản dọc theo con đường chính dẫn đến Nikko. Người ta ước tính có khoảng 200.000 cây tuyết tùng được trồng trong dịp này. Số lượng cây giảm đi rất nhiều và hiện nay chỉ còn 13.000 cây.
Ðông Chiêu Cung - Toshogu - là tên gọi của đền thờ tướng quân Shogun Tokugawa Ieyasu - Ðức Xuyên Gia khang. Ông mất vào năm 1616 và con trai ông đã chọn Nikko làm nơi xây dựng đền thờ.
Hơn 4 triệu người thợ làm trong trong 1 năm rưỡi để hoàn thiện cụm đền thờ có kiến trúc vô cùng sắc sảo này.
Tổ hợp kiến trúc là điểm tuyệt vời trong số các tuyệt tác kiến trúc Nhật Bản thể hiện lối trang trí sang trọng và tinh tế.
Kiến trúc đền thờ Toshogu để lại cho người sau cả một kho tàng về triết lý nhân sinh. Các hình ảnh khỉ đã được nhân cách hóa mô tả về đời sống con người.
Một trong số đó có bức đặc biệt nhất khắc 3 chú khỉ, có tên từng chú khỉ là Kikazaru (bịt tai), Mizaru (bịt mắt) và Iwazaru (bịt miệng). Ba chú khỉ với vẻ mặt ngộ nghĩnh là hình tượng người Nhật Bản biểu đạt triết lý nhà Phật dạy rằng không nghe điều bậy, không nhìn điều bậy, không nói điều bậy. Bức khắc này của nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng từ thế kỉ 17.
Hiện đền cũng là nơi những gia đình quyền quý tổ chức lễ thành hôn.
Hàng năm đền thờ tướng quân Tokugawa - nơi được mệnh danh là ”Di Hòa Viên” của Nhật Bản, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch.
Hằng Nguyễn (Zing)
Nói đến Nikko, người hiểu lịch sử Nhật Bản liền nghĩ ngay đến Nikko Toshogu, một đền đài nguy nga nhất của xứ Phù Tang được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1999.
Đường vào đền Nikko Toshogu vắt ngang con sông Daiya, với cây cầu Thần gỗ cong (Shin kyo) sơn son đẹp mắt, giống như cầu Thê Húc ở Hồ Gươm, Hà Nội. Đây là một trong 3 cây cầu đẹp nhất Nhật Bản.
Nikko được ví như viên đá quý, bởi vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp kiến trúc Nhật Bản. Kiến trúc điện thờ vô cùng sắc sảo. Các nhà sử học ước lượng rằng để hoàn tất kiến trúc đền thờ Toshogu tốn khoảng 40 tỷ yen vào thời điểm ngày nay (8,6 tỷ đồng).
Đền chùa Nikko là tên gọi chung của quần thể đền, chùa cổ nổi tiếng ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi. Dân địa phương thường gọi quần thể này là "hai đền một chùa", bởi quần thể gồm hai đền thờ Thần đạo Nikko Tosho-gu (đền Futarasan) và một ngôi chùa Phật giáo là chùa Rinno. 5 kiến trúc của đền Nikko Toshogu đã được Nhật Bản xếp vào hàng quốc bảo, và ba kiến trúc khác là tài sản văn hóa trọng yếu.
Lăng mộ đền thờ của tướng quân Tokugawa được thiết kế tạo ra được một không gian rất trang nghiêm. Lối vào cổng chính rộng rãi, đường trải đá nhỏ màu xám, những rặng thông cao vút tạo ra một không gian uy nghi, thanh tịnh.
Đại lộ những cây tuyết tùng được trồng xếp hàng dài ngay ngắn nằm ở hai bên vệ đường, được gọi là Sugi.
Sau khi tướng quân Tokugawa Ieyasu chết năm 1616, Masatsuna Matsudaira đã xây dựng đền Nikko Toshogu, và ông bắt đầu trồng cây tuyết tùng Nhật Bản dọc theo con đường chính dẫn đến Nikko. Người ta ước tính có khoảng 200.000 cây tuyết tùng được trồng trong dịp này. Số lượng cây giảm đi rất nhiều và hiện nay chỉ còn 13.000 cây.
Ðông Chiêu Cung - Toshogu - là tên gọi của đền thờ tướng quân Shogun Tokugawa Ieyasu - Ðức Xuyên Gia khang. Ông mất vào năm 1616 và con trai ông đã chọn Nikko làm nơi xây dựng đền thờ.
Hơn 4 triệu người thợ làm trong trong 1 năm rưỡi để hoàn thiện cụm đền thờ có kiến trúc vô cùng sắc sảo này.
Tổ hợp kiến trúc là điểm tuyệt vời trong số các tuyệt tác kiến trúc Nhật Bản thể hiện lối trang trí sang trọng và tinh tế.
Kiến trúc đền thờ Toshogu để lại cho người sau cả một kho tàng về triết lý nhân sinh. Các hình ảnh khỉ đã được nhân cách hóa mô tả về đời sống con người.
Một trong số đó có bức đặc biệt nhất khắc 3 chú khỉ, có tên từng chú khỉ là Kikazaru (bịt tai), Mizaru (bịt mắt) và Iwazaru (bịt miệng). Ba chú khỉ với vẻ mặt ngộ nghĩnh là hình tượng người Nhật Bản biểu đạt triết lý nhà Phật dạy rằng không nghe điều bậy, không nhìn điều bậy, không nói điều bậy. Bức khắc này của nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng từ thế kỉ 17.
Hiện đền cũng là nơi những gia đình quyền quý tổ chức lễ thành hôn.
Hàng năm đền thờ tướng quân Tokugawa - nơi được mệnh danh là ”Di Hòa Viên” của Nhật Bản, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch.
Hằng Nguyễn (Zing)