Hàng nghìn cổ vật của các vị vua chúa thời nhà Nguyễn (1802-1945) được trưng bày tại bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan.
Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) là nơi lưu giữ hàng nghìn hiện vật quý hiếm, ghi dấu về cuộc sống vua chúa thời triều Nguyễn. Đây là địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tới chiêm ngưỡng quá khứ vàng son của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Nơi này trưng bày và lưu trữ hơn 8.000 cổ vật quý giá. Phần lớn những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật, các đồ dùng cho nhu cầu sinh hoạt, lễ nghi, tín ngưỡng… bao gồm đồ sứ, đồ đồng, kim loại quý, vải... Trước bảo tàng là bộ súng thần công.
Lãnh đạo bảo tàng cho biết, trải qua thời gian, chiến tranh, nhiều cổ vật không còn nguyên vẹn. Nhưng ngày nay khi đến đây, du khách vẫn chiêm ngưỡng được hàng trăm hiện vật quý hiếm với nhiều chất liệu, chủng loại. Trong ảnh là ngai vàng của nhà vua, được trưng bày ngay chính điện của bảo tàng.
Đây là bộ long bào hoàng thái tử thời Nguyễn còn lưu giữ trong bảo tàng. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết, thời Nguyễn, triều đình ban hành những quy định rất chi tiết và chặt chẽ về trang phục cho từng hạng người trong xã hội, dựa theo các tiêu chí: chất liệu, màu sắc, cách may, họa tiết trang trí, thậm chí cả số lượng y phục.
Trong số những cổ vật quý giá mà bảo tàng mới đưa ra trưng bày gần đây là bộ báu vật hoàng cung gồm kim thư và kim ấn triều Nguyễn.
Kim thư là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm từ các kim loại quý, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích... Lời sách do vua hoặc các đại thần biên soạn. Việc chế tạo được giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện. Kim sách làm theo khổ chữ nhật đứng, bìa trước và sau trang trí hình rồng 5 móng hoặc hình phượng, gáy đóng 4 khuyên tròn.
Kim ấn (kim bảo tỷ) biểu thị cho quyền lực tối cao của vua và triều đại. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho chế tác và đưa vào sử dụng hơn 100 bảo tỷ bằng vàng và bằng ngọc, chưa kể nhiều ấn tín quý giá dùng trong hoạt động hành chính của triều đình.
Lãnh đạo bảo tàng cho biết, trung bình mỗi ngày, bảo tàng đón khoảng 500 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. "Khách Tây rất thích thú với các cổ vật ở đây", ông Hải cho biết.
Chiếc kiệu chạm rồng, sơn son thếp vàng của vua Bảo Đại đang trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Theo ông Hải, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là một trong 3 bảo tàng lớn nhất Đông Dương, thành lập từ năm 1923, tên ban đầu là Bảo tàng Khải Định (Musee Khai Dinh). Hiện bảo tàng có trên 10.000 cổ vật quý hiếm, đều gắn liền với triều Nguyễn và Huế xưa.
Cặp ngà voi thời Nguyễn do ông Lê Thái và bà Bùi Thị Cẩm Hà - Việt kiều Pháp - hiến tặng.
Festival Huế 2016 diễn ra từ 29/4-4/5, với chuỗi hoạt động gồm 53 lễ hội, chương trình nghệ thuật và 49 hoạt động hưởng ứng. Trong đó, có 11 chương trình, lễ hội chính như lễ khai mạc, lễ tế Giao, Đêm Hoàng Cung, lễ hội Quảng Chiếu, chương trình Về miền Hương Ngự, Lễ hội đường phố, chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn… Ngoài có 32 suất diễn của 21 chương trình có bán vé, người dân có thể thưởng thức 28 suất diễn của 21 chương trình không bán vé.
Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) là nơi lưu giữ hàng nghìn hiện vật quý hiếm, ghi dấu về cuộc sống vua chúa thời triều Nguyễn. Đây là địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tới chiêm ngưỡng quá khứ vàng son của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Nơi này trưng bày và lưu trữ hơn 8.000 cổ vật quý giá. Phần lớn những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật, các đồ dùng cho nhu cầu sinh hoạt, lễ nghi, tín ngưỡng… bao gồm đồ sứ, đồ đồng, kim loại quý, vải... Trước bảo tàng là bộ súng thần công.
Lãnh đạo bảo tàng cho biết, trải qua thời gian, chiến tranh, nhiều cổ vật không còn nguyên vẹn. Nhưng ngày nay khi đến đây, du khách vẫn chiêm ngưỡng được hàng trăm hiện vật quý hiếm với nhiều chất liệu, chủng loại. Trong ảnh là ngai vàng của nhà vua, được trưng bày ngay chính điện của bảo tàng.
Đây là bộ long bào hoàng thái tử thời Nguyễn còn lưu giữ trong bảo tàng. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết, thời Nguyễn, triều đình ban hành những quy định rất chi tiết và chặt chẽ về trang phục cho từng hạng người trong xã hội, dựa theo các tiêu chí: chất liệu, màu sắc, cách may, họa tiết trang trí, thậm chí cả số lượng y phục.
Trong số những cổ vật quý giá mà bảo tàng mới đưa ra trưng bày gần đây là bộ báu vật hoàng cung gồm kim thư và kim ấn triều Nguyễn.
Kim thư là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm từ các kim loại quý, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích... Lời sách do vua hoặc các đại thần biên soạn. Việc chế tạo được giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện. Kim sách làm theo khổ chữ nhật đứng, bìa trước và sau trang trí hình rồng 5 móng hoặc hình phượng, gáy đóng 4 khuyên tròn.
Kim ấn (kim bảo tỷ) biểu thị cho quyền lực tối cao của vua và triều đại. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho chế tác và đưa vào sử dụng hơn 100 bảo tỷ bằng vàng và bằng ngọc, chưa kể nhiều ấn tín quý giá dùng trong hoạt động hành chính của triều đình.
Lãnh đạo bảo tàng cho biết, trung bình mỗi ngày, bảo tàng đón khoảng 500 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. "Khách Tây rất thích thú với các cổ vật ở đây", ông Hải cho biết.
Chiếc kiệu chạm rồng, sơn son thếp vàng của vua Bảo Đại đang trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Theo ông Hải, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là một trong 3 bảo tàng lớn nhất Đông Dương, thành lập từ năm 1923, tên ban đầu là Bảo tàng Khải Định (Musee Khai Dinh). Hiện bảo tàng có trên 10.000 cổ vật quý hiếm, đều gắn liền với triều Nguyễn và Huế xưa.
Cặp ngà voi thời Nguyễn do ông Lê Thái và bà Bùi Thị Cẩm Hà - Việt kiều Pháp - hiến tặng.
Festival Huế 2016 diễn ra từ 29/4-4/5, với chuỗi hoạt động gồm 53 lễ hội, chương trình nghệ thuật và 49 hoạt động hưởng ứng. Trong đó, có 11 chương trình, lễ hội chính như lễ khai mạc, lễ tế Giao, Đêm Hoàng Cung, lễ hội Quảng Chiếu, chương trình Về miền Hương Ngự, Lễ hội đường phố, chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn… Ngoài có 32 suất diễn của 21 chương trình có bán vé, người dân có thể thưởng thức 28 suất diễn của 21 chương trình không bán vé.
Đoàn Nguyên - Ngọc Minh (Zing)