Chất xưa dân dã, mộc mạc của chợ quê cầu ngói Thanh Toàn lại một lần nữa được tái hiện với tính chất chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn tại Festival Huế 2016.
Sáng 30/4, tại khu vực cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra lễ khai mạc chương trình "Chợ quê ngày hội".
Nằm cách xa trung tâm TP Huế chừng 10 km về phía đông nam, "Chợ quê ngày hội" bên cầu ngói Thanh Toàn đã mô tả một cách sinh động không khí của phiên chợ xưa.
Được tổ chức định kỳ 2 năm một lần trong khuôn khổ Festival Huế, “Chợ quê ngày hội” là dịp để tăng cường quảng bá hình ảnh miền quê Hương Thủy, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Các hoạt động văn hóa, du lịch, nghệ thuật mang tính cộng đồng cao mới lạ, hấp dẫn, có sức thu hút mạnh mẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Hương Thủy.
Chợ quê lần này trình diễn các thao tác sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; trình diễn các nông lâm ngư cụ có mặt trong đời sống của người thôn quê, trình diễn các trò chơi dân gian như bài chòi, đua thuyền trên kênh.
Đua thuyền trên dòng sông thu hút hàng trăm người dân ở các thôn, xóm trong xã tham gia.
Ông Nguyễn Dung - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết qua 8 năm tổ chức, Festival Huế năm 2016 đã có sự hội nhập sâu rộng mang tầm quốc tế. Tuy nhiên, trong những ngày diễn ra lễ hội sẽ có nhiều hoạt động dân dã truyền thống vùng quê để lưu giữ nét đẹp văn hóa mang âm hưởng xứ Huế.
Trên những chiếc thuyền nan hay đôi quang gánh trĩu nặng của các cô, các chị là vô số sản vật mang dấu ấn riêng của nhiều miền quê nơi đây như gạo Thuỷ Dương, nếp Thuỷ Tân, rượu làng Chuồn, bánh tráng Thuỷ Lương...
"Không gian lễ hội của “Chợ quê ngày hội” như một bảo tàng thu nhỏ rất sinh động và gần gũi, bình dị và mộc mạc về một làng quê mà trong các dịp Festival Huế, lượng khách đến cầu ngói Thanh Toàn liên tục tăng cao", đại diện ban tổ chức cho hay.
Đến chợ quê, du khách có dịp thưởng thức các trò chơi dân gian như bài chòi (một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng bên cầu Ngói), bịt mắt đập om, chọi gà, vượt cầu khỉ… Ngoài ra, vào các đêm diễn ra phiên chợ quê còn có các buổi giao lưu văn nghệ, thơ ca, hò vè đậm chất dân gian…
Mọi người cũng có dịp lại các vật dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - mà đối với nhiều người nay chỉ còn trong ký ức.
Du khách được trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian ở lễ hội.
Lãnh đạo địa phương cho biết, trong ngày khai mạc đã có hơn 1.000 người dân và du khách đến tham quan, tham gia các trò chơi tại lễ hội.
Cầu ngói Thanh Toàn là cầu vồng bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, cách TP Huế khoảng 8 km về phía đông nam. Cầu được xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện, và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
Sáng 30/4, tại khu vực cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra lễ khai mạc chương trình "Chợ quê ngày hội".
Nằm cách xa trung tâm TP Huế chừng 10 km về phía đông nam, "Chợ quê ngày hội" bên cầu ngói Thanh Toàn đã mô tả một cách sinh động không khí của phiên chợ xưa.
Được tổ chức định kỳ 2 năm một lần trong khuôn khổ Festival Huế, “Chợ quê ngày hội” là dịp để tăng cường quảng bá hình ảnh miền quê Hương Thủy, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Các hoạt động văn hóa, du lịch, nghệ thuật mang tính cộng đồng cao mới lạ, hấp dẫn, có sức thu hút mạnh mẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Hương Thủy.
Chợ quê lần này trình diễn các thao tác sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; trình diễn các nông lâm ngư cụ có mặt trong đời sống của người thôn quê, trình diễn các trò chơi dân gian như bài chòi, đua thuyền trên kênh.
Đua thuyền trên dòng sông thu hút hàng trăm người dân ở các thôn, xóm trong xã tham gia.
Ông Nguyễn Dung - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết qua 8 năm tổ chức, Festival Huế năm 2016 đã có sự hội nhập sâu rộng mang tầm quốc tế. Tuy nhiên, trong những ngày diễn ra lễ hội sẽ có nhiều hoạt động dân dã truyền thống vùng quê để lưu giữ nét đẹp văn hóa mang âm hưởng xứ Huế.
Trên những chiếc thuyền nan hay đôi quang gánh trĩu nặng của các cô, các chị là vô số sản vật mang dấu ấn riêng của nhiều miền quê nơi đây như gạo Thuỷ Dương, nếp Thuỷ Tân, rượu làng Chuồn, bánh tráng Thuỷ Lương...
"Không gian lễ hội của “Chợ quê ngày hội” như một bảo tàng thu nhỏ rất sinh động và gần gũi, bình dị và mộc mạc về một làng quê mà trong các dịp Festival Huế, lượng khách đến cầu ngói Thanh Toàn liên tục tăng cao", đại diện ban tổ chức cho hay.
Đến chợ quê, du khách có dịp thưởng thức các trò chơi dân gian như bài chòi (một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng bên cầu Ngói), bịt mắt đập om, chọi gà, vượt cầu khỉ… Ngoài ra, vào các đêm diễn ra phiên chợ quê còn có các buổi giao lưu văn nghệ, thơ ca, hò vè đậm chất dân gian…
Mọi người cũng có dịp lại các vật dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - mà đối với nhiều người nay chỉ còn trong ký ức.
Du khách được trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian ở lễ hội.
Lãnh đạo địa phương cho biết, trong ngày khai mạc đã có hơn 1.000 người dân và du khách đến tham quan, tham gia các trò chơi tại lễ hội.
Cầu ngói Thanh Toàn là cầu vồng bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, cách TP Huế khoảng 8 km về phía đông nam. Cầu được xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện, và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
Đoàn Nguyên - Ngọc Minh (Zing)