1. Helsinki, Phần Lan
Chính quyền nơi này luôn nỗ lực mọi cách để mang lại không gian xanh cho thành phố, đồng thời phát triển hệ thống giao thông công cộng. Tại đây, diện tích công viên chiếm tới 36% với 40 khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên 890 ha. Hiện tượng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới một số khu vực ven biển ở Phần Lan, nên thành phố Helsinki đang tích cực xây dựng khu vực mới để đối phó tình trạng nước biển dâng cao.
2. Brisbane, Australia
Là thành phố lớn thứ 3 nước Úc, Brisbane có tầm nhìn để trở thành đô thị xanh, sạch với nhiều biện pháp chiến lược tạo nên không gian xanh, giảm rác thải. Người dân thành phố được khuyến khích tái chế rác thải.
3. Curitiba, Brazil
Chính quyền thành phố Curitiba sớm có nhận thức về môi trường. Đây là một trong những nơi có không gian xanh nhất thế giới với mật độ 52m2/người. Thành phố còn đẩy mạnh phong trào trao đổi đồ tái chế nhận thẻ xe bus, thực phẩm hay tiền mặt.
4. Singapore
Mọi người đều biết về những quy định nghiêm ngặt xử lý rác thải tại Singapore. Với những hành vi vứt xả rác bừa bãi đều có mức phạt “mạnh tay”. Trong lịch sử của quốc đảo này từng ghi nhận trường hợp một người đàn ông búng tàn thuốc lá ra khỏi căn hộ của mình và nhận phạt 14,000 USD.
5. Vienna, Áo
Vienna là đô thị lớn nhất nước Áo. Chính quyền và người dân nơi đây nỗ lực hết mình để đưa nơi này thành thành phố sạch nhất thế giới. Tại Vienna hiện có hơn 17.300 thùng rác với nhiều kiểu dáng khác nhau, hơn 12000 thùng rác hình gạt tàn, 300 thùng thiết kế riêng chứa “chất thải” của chó.
6. Luxembourg
Luxembourg được ví như “trái tim xanh” của châu Âu với rừng cây Ardennes và công viên thiên nhiên. Người dân địa phương còn tổ chức những chương trình dọn dẹp lớn vào dịp mùa xuân hàng năm để quét sạch rác thải.
7. Adelaide, Australia
Adelaide, thành phố nổi tiếng với thiết kế đô thị tốt nhất. Hiện tại, thành phố đang triển khai hàng loạt các hoạt động vì môi trường như chương trình 3 triệu cây xanh, sử dụng năng lượng mặt trời, thúc đẩy giao thông bền vững. Với diện tích 535.000 ha, thành phố gồm 50 % loài thực vật địa phương và 75 % loài chim bản địa của khu vực Nam Úc.
8. Honolulu, Hawaii, Mỹ
Thành phố Honolulu của Mỹ cam kết dùng năng lượng sạch và bền vững trong cơ sở hạ thầng. Một số chương trình bao gồm chuyển hơn 2000 tấn rác thải mỗi ngày thành điện năng, cung cấp năng lượng cho hơn 40.000 hộ dân, Pearl City Bus dùng tấm pin mặt trời để cắt giảm chi phí năng lượng mỗi năm.
9. Kobe, Nhật Bản
Nhắc tới thành phố Kobe, người ta không chỉ nghĩ tới thương hiệu của thịt bò, thép, cao su hay ngọc trai, đây còn là một trong những thành phố sạch nhất thế giới. Kobe có hệ thống thoát nước độc lập từ nước thải.
Chính quyền nơi này luôn nỗ lực mọi cách để mang lại không gian xanh cho thành phố, đồng thời phát triển hệ thống giao thông công cộng. Tại đây, diện tích công viên chiếm tới 36% với 40 khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên 890 ha. Hiện tượng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới một số khu vực ven biển ở Phần Lan, nên thành phố Helsinki đang tích cực xây dựng khu vực mới để đối phó tình trạng nước biển dâng cao.
2. Brisbane, Australia
Là thành phố lớn thứ 3 nước Úc, Brisbane có tầm nhìn để trở thành đô thị xanh, sạch với nhiều biện pháp chiến lược tạo nên không gian xanh, giảm rác thải. Người dân thành phố được khuyến khích tái chế rác thải.
3. Curitiba, Brazil
Chính quyền thành phố Curitiba sớm có nhận thức về môi trường. Đây là một trong những nơi có không gian xanh nhất thế giới với mật độ 52m2/người. Thành phố còn đẩy mạnh phong trào trao đổi đồ tái chế nhận thẻ xe bus, thực phẩm hay tiền mặt.
4. Singapore
Mọi người đều biết về những quy định nghiêm ngặt xử lý rác thải tại Singapore. Với những hành vi vứt xả rác bừa bãi đều có mức phạt “mạnh tay”. Trong lịch sử của quốc đảo này từng ghi nhận trường hợp một người đàn ông búng tàn thuốc lá ra khỏi căn hộ của mình và nhận phạt 14,000 USD.
5. Vienna, Áo
Vienna là đô thị lớn nhất nước Áo. Chính quyền và người dân nơi đây nỗ lực hết mình để đưa nơi này thành thành phố sạch nhất thế giới. Tại Vienna hiện có hơn 17.300 thùng rác với nhiều kiểu dáng khác nhau, hơn 12000 thùng rác hình gạt tàn, 300 thùng thiết kế riêng chứa “chất thải” của chó.
6. Luxembourg
Luxembourg được ví như “trái tim xanh” của châu Âu với rừng cây Ardennes và công viên thiên nhiên. Người dân địa phương còn tổ chức những chương trình dọn dẹp lớn vào dịp mùa xuân hàng năm để quét sạch rác thải.
7. Adelaide, Australia
Adelaide, thành phố nổi tiếng với thiết kế đô thị tốt nhất. Hiện tại, thành phố đang triển khai hàng loạt các hoạt động vì môi trường như chương trình 3 triệu cây xanh, sử dụng năng lượng mặt trời, thúc đẩy giao thông bền vững. Với diện tích 535.000 ha, thành phố gồm 50 % loài thực vật địa phương và 75 % loài chim bản địa của khu vực Nam Úc.
8. Honolulu, Hawaii, Mỹ
Thành phố Honolulu của Mỹ cam kết dùng năng lượng sạch và bền vững trong cơ sở hạ thầng. Một số chương trình bao gồm chuyển hơn 2000 tấn rác thải mỗi ngày thành điện năng, cung cấp năng lượng cho hơn 40.000 hộ dân, Pearl City Bus dùng tấm pin mặt trời để cắt giảm chi phí năng lượng mỗi năm.
9. Kobe, Nhật Bản
Nhắc tới thành phố Kobe, người ta không chỉ nghĩ tới thương hiệu của thịt bò, thép, cao su hay ngọc trai, đây còn là một trong những thành phố sạch nhất thế giới. Kobe có hệ thống thoát nước độc lập từ nước thải.
nhinrabonphuong