Nếu bạn là người yêu thích bộ phim nổi tiếng Cuộc chiến thành Troy và hai thi phẩm đỉnh cao trong văn học Hy Lạp cổ đại là Iliad và Odyssey của Homer thì hãy một lần đến với Thổ Nhĩ Kỳ...
Theo lời mời của Công ty du lịch Fiditour phối hợp cùng Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines), đoàn nhà báo Việt Nam đã có một hành trình đến Thổ Nhĩ Kỳ. Thành Troy nằm ở TP.Canakkale, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của đất nước này mà chúng tôi dừng chân.
Con ngựa trong phim Cuộc chiến thành Troy ở Canakkale (Thổ Nhĩ Kỳ) - Ảnh: Cẩm Nhi
Cuộc chiến thành Troy là có thật
Đón du khách từ cổng thành là một con ngựa gỗ khổng lồ, được cho là con ngựa của thành Troy năm xưa. Ai đã từng đến đây đều tranh thủ chui vào bụng con ngựa để thử một lần làm chiến binh xưa kia và để chụp hình lưu niệm. Tuy nhiên, con ngựa này có hình dạng không giống như con ngựa gỗ trong phim Cuộc chiến thành Troy. Ngựa gỗ làm “diễn viên” trong phim đã được Hollywood tặng cho TP.Canakkale, đặt tại một quảng trường kề bến phà vượt eo biển nối Canakkale với Istanbul. Và đương nhiên, sau khi khám phá thành Troy, tất cả du khách cũng sẽ được đưa đến để tận mắt chiêm ngưỡng “nhan sắc” của “diễn viên” đặc biệt này.
Đường vào phế tích thành Troy cỏ dại mọc đầy. Tuy vậy, rải rác vẫn có những cây ô liu xanh tươi. Hướng dẫn viên địa phương sẽ chỉ cho bạn xem nơi người ta cho rằng ngày xưa vị thần trung lập Zeus ngồi xem cuộc chiến của thành Troy. Vị thần này không ủng hộ bên tấn công cũng không giúp sức cho bên phòng thủ.
(Theo sử thi Iliad của Homer, cuộc chiến xảy ra do hoàng tử Paris của thành Troy đã bắt cóc nàng Helen - hoàng hậu tuyệt đẹp của nhà vua Menelaus thuộc xứ Sparta của Hy Lạp thời tiền sử về làm vợ, khiến vị vua này tức giận mang quân tấn công thành Troy dẫn đến chiến tranh đổ máu kéo dài suốt 10 năm trời). Từ phế tích này, nhìn ra xa, sẽ thấy eo biển Dardanelle (nối giữa biển Aegeon và biển Marmara) có chiều dài 91 km, là nơi có thể kiểm soát mọi tàu thuyền từ Địa Trung Hải vào Hắc Hải. Đứng ở đây, không ít du khách gật gù công nhận rằng quả thật nàng Helen chỉ là cái cớ để Hy Lạp đem quân tấn công thành Troy, vì eo biển Dardanelle sẽ mang lại cho vị vua Agamemnon đầy tham vọng cả quyền lực lẫn lợi ích lớn trong kinh tế.
Nếu bạn giống tôi ở chỗ từng hoài nghi về sự tồn tại của cuộc chiến thành Troy, và cho rằng đấy chỉ là thần thoại, thì khi đến đây, bạn sẽ bị thuyết phục bởi các minh chứng mà nhiều nhà khảo cổ học đã tìm ra nhằm khẳng định cuộc chiến thành Troy và thành Troy là hoàn toàn có thật. Vào năm 1865, nhà tài phiệt Heinrich Schiemann - người mở đầu cho hành trình gian nan đi tìm dấu tích thành Troy cuối cùng cũng thành công khi tìm thấy nó sau một thời gian dài, đó là một đô thị rất cổ được xây dựng lần đầu tiên khoảng trong niên đại 3.000 năm trước Công nguyên, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1998.
Vẫn còn kho báu thành Troy ?
Đã có rất nhiều hiện vật như mặt nạ vàng, đồ trang sức vàng, hộp vàng, đĩa vàng, quần áo trẻ con bằng vàng được Schliemann cùng một số nhà khảo cổ học khác khai quật; từ đó khiến họ cho rằng có sự tồn tại của một kho báu. Nhưng đó có phải là kho báu “Troy của Homer” hay không thì không ai biết chắc, nhiều người vẫn đang bán tín bán nghi vì so sánh niên đại thì chưa khớp. Chỉ biết rằng thành Troy vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn.
Một lần đặt chân đến đất nước nối giữa hai châu lục Á và Âu để được đứng giữa thành Troy bi hùng; chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục của Pamukkale; khám phá thành phố cổ Ephesus với phế tích của cung điện, nhà tắm, quảng trường, đại lộ, khu chợ, nhà hát lớn, sân vận động và cả những nhà vệ sinh công cộng thời đế chế La Mã; du thuyền trên vịnh Bosphorus… du khách sẽ thấy không hoài công và giá tour đến Thổ Nhĩ Kỳ trong 10 ngày ở mức 55 triệu đồng/người là có thể chấp nhận được.
Cẩm Nhi
Thanhnien
Theo lời mời của Công ty du lịch Fiditour phối hợp cùng Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines), đoàn nhà báo Việt Nam đã có một hành trình đến Thổ Nhĩ Kỳ. Thành Troy nằm ở TP.Canakkale, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của đất nước này mà chúng tôi dừng chân.
Con ngựa trong phim Cuộc chiến thành Troy ở Canakkale (Thổ Nhĩ Kỳ) - Ảnh: Cẩm Nhi
Cuộc chiến thành Troy là có thật
Đón du khách từ cổng thành là một con ngựa gỗ khổng lồ, được cho là con ngựa của thành Troy năm xưa. Ai đã từng đến đây đều tranh thủ chui vào bụng con ngựa để thử một lần làm chiến binh xưa kia và để chụp hình lưu niệm. Tuy nhiên, con ngựa này có hình dạng không giống như con ngựa gỗ trong phim Cuộc chiến thành Troy. Ngựa gỗ làm “diễn viên” trong phim đã được Hollywood tặng cho TP.Canakkale, đặt tại một quảng trường kề bến phà vượt eo biển nối Canakkale với Istanbul. Và đương nhiên, sau khi khám phá thành Troy, tất cả du khách cũng sẽ được đưa đến để tận mắt chiêm ngưỡng “nhan sắc” của “diễn viên” đặc biệt này.
Đường vào phế tích thành Troy cỏ dại mọc đầy. Tuy vậy, rải rác vẫn có những cây ô liu xanh tươi. Hướng dẫn viên địa phương sẽ chỉ cho bạn xem nơi người ta cho rằng ngày xưa vị thần trung lập Zeus ngồi xem cuộc chiến của thành Troy. Vị thần này không ủng hộ bên tấn công cũng không giúp sức cho bên phòng thủ.
(Theo sử thi Iliad của Homer, cuộc chiến xảy ra do hoàng tử Paris của thành Troy đã bắt cóc nàng Helen - hoàng hậu tuyệt đẹp của nhà vua Menelaus thuộc xứ Sparta của Hy Lạp thời tiền sử về làm vợ, khiến vị vua này tức giận mang quân tấn công thành Troy dẫn đến chiến tranh đổ máu kéo dài suốt 10 năm trời). Từ phế tích này, nhìn ra xa, sẽ thấy eo biển Dardanelle (nối giữa biển Aegeon và biển Marmara) có chiều dài 91 km, là nơi có thể kiểm soát mọi tàu thuyền từ Địa Trung Hải vào Hắc Hải. Đứng ở đây, không ít du khách gật gù công nhận rằng quả thật nàng Helen chỉ là cái cớ để Hy Lạp đem quân tấn công thành Troy, vì eo biển Dardanelle sẽ mang lại cho vị vua Agamemnon đầy tham vọng cả quyền lực lẫn lợi ích lớn trong kinh tế.
Nếu bạn giống tôi ở chỗ từng hoài nghi về sự tồn tại của cuộc chiến thành Troy, và cho rằng đấy chỉ là thần thoại, thì khi đến đây, bạn sẽ bị thuyết phục bởi các minh chứng mà nhiều nhà khảo cổ học đã tìm ra nhằm khẳng định cuộc chiến thành Troy và thành Troy là hoàn toàn có thật. Vào năm 1865, nhà tài phiệt Heinrich Schiemann - người mở đầu cho hành trình gian nan đi tìm dấu tích thành Troy cuối cùng cũng thành công khi tìm thấy nó sau một thời gian dài, đó là một đô thị rất cổ được xây dựng lần đầu tiên khoảng trong niên đại 3.000 năm trước Công nguyên, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1998.
Vẫn còn kho báu thành Troy ?
Đã có rất nhiều hiện vật như mặt nạ vàng, đồ trang sức vàng, hộp vàng, đĩa vàng, quần áo trẻ con bằng vàng được Schliemann cùng một số nhà khảo cổ học khác khai quật; từ đó khiến họ cho rằng có sự tồn tại của một kho báu. Nhưng đó có phải là kho báu “Troy của Homer” hay không thì không ai biết chắc, nhiều người vẫn đang bán tín bán nghi vì so sánh niên đại thì chưa khớp. Chỉ biết rằng thành Troy vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn.
Một lần đặt chân đến đất nước nối giữa hai châu lục Á và Âu để được đứng giữa thành Troy bi hùng; chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục của Pamukkale; khám phá thành phố cổ Ephesus với phế tích của cung điện, nhà tắm, quảng trường, đại lộ, khu chợ, nhà hát lớn, sân vận động và cả những nhà vệ sinh công cộng thời đế chế La Mã; du thuyền trên vịnh Bosphorus… du khách sẽ thấy không hoài công và giá tour đến Thổ Nhĩ Kỳ trong 10 ngày ở mức 55 triệu đồng/người là có thể chấp nhận được.
Cẩm Nhi
Thanhnien