Lang Thang Đất Lào
Lào (tên chính thức: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ) là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao (chữ Hán: 哀牢), Lão Qua.
Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu (南詔).Mãi cho đến thế kỷ 13, lãnh thổ nước Lào hiện nay vẫn thuộc về đế chế Khmer, rồi đến vương quốc Sukhothai. Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngừm (Fa Ngum) lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Lạn Xạn). Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương quốc còn lại.
Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
Khi chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương, năm 1968 quân tình nguyện Việt Nam sang tham chiến cùng quân Pathet Lào, chống lại chính phủ vương quốc Lào và quân đội Hoa Kỳ. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào do Hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo đã xóa bỏ chính quyền vương quốc Lào, đưa vua Savang Vatthana vào trại học tập cải tạo và nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955. Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.
* * *
Ngày thứ nhất (Tối thứ 6 ngày 25/12):
6h bắt đầu lăn bánh rời bến xe nước ngầm theo hướng QL 1A. Hành trang mang theo là 1 chiếc ba lô nặng uỵch vừa mới bóc tem mua tại 50 Cầu Gỗ do một người bạn chỉ và một chiếc máy ảnh còm.
Thành phố đã lên đèn. Màn sương mỏng cũng buông dần xuống, lạnh buốt. Chỉ có những con người trên xe với bao háo hứng về chuyến đi dài ngày sắp tới. Không biết ngày mai sẽ ra sao. Hồi hộp về một nước Lào mới chỉ được đọc trên sách báo và các bài viết của các bạn đi trước. Cảm giác về nước Lào trong tôi lúc đó là một đất nước hiền lành, thân thiện.
Chỉ vài ngày ngắn ngủi nữa thôi, tôi sẽ tự mình khám phá đất nước láng giềng xinh đẹp này. Thật hồi hộp và tâm trạng rất khó tả bởi tôi đã từng ao ước từ lâu được dạo chơi chợ đêm Luang Prabang, được tận mắt thấy vẻ đẹp tuyệt diệu của thác nước Konphapheng, nơi sông MêKông chia cắt thành đôi ngả, được thả hồn mình trong khung cảnh rất đỗi thơ mộng, bình yên nơi bản làng xa xôi nhất của đất này...
8h tối, xe dừng lại tại 1 quán ven đường cho khách xuống ăn. 8h 30 lại tiếp tục lên xe. Ăn no rồi một lúc sau các bạn đã mỗi người 1 góc thiu thiu ngủ. Xe ghế ngồi, mỗi người chiếm 2 ghế nhưng vóc dáng thanh niên dài người nằm cũng hơi gò bó. Đắp tạm cái áo mỏng và chiếc khăn một bạn cho mượn, vẫn lạnh lắm nhưng tôi cũng chợp mắt được vài lúc.
Nửa đêm, nhà xe dừng nghỉ 2 lần dọc đường cho khách xuống đi tè . Ai ngủ thì cứ ngủ.
Trên xe có 1 anh khách người Lào nhà ở Xiêng Khoảng sang VN học ở Viện hành chính QG. Anh dắt theo một đứa con trai tầm 5 - 6 tuổi. Hỏi anh sao sang học lại dẫn con sang. Anh nói dẫn cháu sang khám bệnh. Hỏi tiếp thế sao anh không cho cháu khám ngay ở Lào? Anh bảo dẫn đi rồi, cả ở tỉnh và lên tận Viên Chăn khám mà không biết cháu bị sao.
Anh đành đưa cháu sang VN khám. Bác sỹ VN bảo đây là bệnh da liễu rất bình thường ở trẻ con. Qua câu chuyện với anh, tôi cũng hiểu phần nào ngành y tế bên Lào. Đặc biệt mấy ngày cuối cùng, khi gặp mấy anh lái xe liên vận, có nghe các anh nói ngày trước hay buôn thuốc tây từ Việt sang Lào thì lại càng rõ hơn về ngành y tế và dược phẩm hai bên.
5h sáng, bắt đầu tới cửa khẩu Nậm Cắn. 7h sáng người ta mới mở cửa làm việc. Đành chờ 2 tiếng vậy.
Mọi người xuống xe. Trời vẫn còn mù mịt sương. Cửa khẩu mờ mờ xa xa. Nền đất ướt đẫm phần vì sương, phần vì đêm qua cũng có vài hạt mưa lất phất.
Đi một đoạn ngắn thấy vài nhà dân. Họ cũng bán đồ ăn sáng nhưng chỉ có mỳ tôm nấu với giò thái nhỏ và rau cải. Thôi bữa sáng thế cũng tạm.
Ăn sáng xong một bạn đổi tiền. Hoá ra ở đây đổi có lợi hơn ở nhà. Tỉ giá 2.325.
Mãi rồi cũng tới giờ cửa khẩu làm việc. Mọi người gom hộ chiếu thành tập đặt trên bàn cán bộ chờ đóng dấu. Vì ở đây nhập thông tin theo cách thủ công nên phải chờ khá lâu. Lâu đến nỗi trong lúc chờ đợi thì một số người cũng kịp giải quyết được một số việc quan trọng . Đóng dấu bên phía VN, rồi cũng xong.
Sau một hồi đi bộ hơi xa xa thì sang phía cửa khẩu nước bạn. Cơ quan này lại nằm chót vót phía bên trái, phải leo bậc thang khá cao mới trèo lên tới được. Thủ tục là mỗi hộ chiếu phải mua một cái vé 10Kíp.
Trong lúc mọi người vừa đợi vừa nói chuyện thì xảy ra sự cố. Đén hộ chiếu của tôi thì người ta gọi vào. Lúc đấy tim đã hơi đập nhanh rồi. Chết, không biết có chuyện gì mà bị gọi vào nhỉ. Vừa đi vào vừa run.. Rõ ràng hộ chiếu mình còn lâu mới hết hạn cơ mà.
Người ta chỉ vào hạn cái Hộ chiếu của tôi, bảo là hạn còn có 3 tháng mà phải 6 tháng mới được đóng dấu cho nhập cảnh và phía VN vẫn đóng dấu cho tôi là sai. Trời, lại thế nữa. Tôi cứ nghĩ đơn giản là sổ mình còn hạn cũng dài mà mình đi có mấy ngày thì chắc không vấn đề gì. Sau một hồi xin xỏ mãi không ăn thua.
Chú lái xe nháy tôi bảo rút ra 1 tờ kẹp vào đó. Một tờ nghĩa là 50 nghìn Kíp. Tức là hơn 100K tiền Việt. Kẹp xong hơi he hé cho lộ ra nhưng vẫn bị lắc đầu nguây nguẩy. Tình hình khó khăn đây. Chả nhẽ đi đến đây rồi phải quay về, sẽ lỡ dở bao nhiêu dự định và kế hoạch.
Chú lái xe lại chạy ra nháy tôi phát nữa, chú bảo thôi "đấm" cho nó 2 tờ xem sao. Tôi liền rút 2 tờ kẹp vào. Một bạn thấy vậy bảo sao nhiều thế, 1 tờ thôi. 2 tờ là nhiều lắm đấy. Đến lúc này rồi chỉ mong nhanh nhanh cho xong việc thì có mất mấy tờ thì mất. Kẹp xong rồi lại hồi hộp đợi chú lái xe vào nói khó với người ta tiếp. Lạy trời cho qua...Chú lái xe thì cứ nhai đi nhai lại điệp khúc: Thôi anh thông cảm mấy đứa học sinh nó đi cùng nhau anh đóng dấu cho nó.
Kết quả là gì. Không, nhất định là không, yêu cầu chị quay lại sang phía VN làm giấy thông hành. Hummmmmm... Thất vọng não nề. Làm giấy ko ngại, chỉ ngại mỗi ko biết làm có lâu ko, lại nhỡ hết cả lịch trình.
Hỏi chú lái xe bây giờ làm sao được. Lúc đấy đang đứng phía ngoài sân. Chú trầm ngâm rồi buông thõng một câu: "Không thích ăn thì cho chúng mày nhịn". Rồi chú rút điện thoại ra gọi. Không biết là gọi cho ai. Trình bày một lúc với đầu dây bên kia, chú nói tiếp: "Anh đợi tí để tôi đưa điện thoại cho họ rồi anh nói chuyện với họ nhé". Lúc sau thấy chú bảo mình đưa sổ lại bàn đóng dấu lần nữa. Tôi vẫn để nguyên xi 2 tờ tiền kẹp trong đó. 2 phút sau, hộ chiếu đã thêm con dấu đỏ tươi Lao PDR. Thế là xong, nhẹ hết cả người.
Hoá ra chú lái xe gọi điện nhờ ông trưởng đồn phía VN. 2 ông trưởng nói chuyện với nhau mới ra được vấn đề.
Đóng dấu xong, các chú lại đòi thêm tiền đóng dấu mỗi sổ 10 nghìn Kíp. Mọi người đều thắc mắc không hiểu tại sao đã mua vé rồi lại phải mất thêm tiền đóng dấu nữa.
Xe lại tiếp tục lăn những vòng đầu tiên bên đất bạn. Càng đi trời càng nắng to rực rỡ. Quang cảnh hai bên đường cũng không khác Tây Bắc VN là mấy. Loáng thoáng vài bụi dã quỳ, loáng thoáng vài nhà dân bằng gỗ. Câu chuyện tếu táo từ đây. Rằng bên này nhà nào nghèo thì làm nhà gỗ, nhà ko làm bằng gỗ là nhà giầu. Còn VN, nhà giầu mới có tiền làm nhà gỗ. Nhưng rồi tất cả người VN dù giầu, dù nghèo cũng đều có nhà gỗ ở
Đến tầm giữa trưa chúng tôi cũng vượt được 150Km từ cửa khẩu vào tới Phonsavanh (Xiêng Khoảng).
Quang cảnh đường phố ở Phonsavan là như này:
Khi đến cái nhà nghỉ này, các chú lái xe đã đặt được 2 phòng.
Chưa biết vào hỏi được không nhưng cứ vào sân ngồi nghỉ chân tí đã:
Ở đây đã hết phòng trống. Chúng tôi phải đi loanh quanh để hỏi. Đến cái nhà này thử xông vào hỏi bừa:
Khi đến cái nhà nghỉ này, các chú lái xe đã đặt được 2 phòng.
Chưa biết vào hỏi được không nhưng cứ vào sân ngồi nghỉ chân tí đã:
Ở đây đã hết phòng trống. Chúng tôi phải đi loanh quanh để hỏi. Đến cái nhà này thử xông vào hỏi bừa:
Cũng may ở đây họ vẫn còn phòng. Dự định là ăn trưa xong sẽ đi chơi cánh đồng chum ngay và tối bắt xe đi thẳng Luang nên không cần thiết phải thuê nhiều phòng làm gì. Chỉ cần 1 phòng để đồ và chỉ cần thuê nửa ngày vì tối đã đi khỏi.
Ngã giá 30 nghìn kíp/ nửa ngày, cuối cùng người ta cũng đồng ý. Lúc quay lại cái nhà ngồi nghỉ chân kia gọi mọi người đến cái nhà vừa hỏi được này thì được biết mấy chú lái xe đồng ý nhường cho chúng tôi mượn 1 phòng của họ đến chiều vì đến tối họ mới cần phòng ngủ. Nhưng thôi, cả nhóm quyết định thuê nhà bên kia.
Bữa cơm Lào đầu tiên có rau:
Cá:
Thịt:
Và cái ko thể thiếu đó là Beerlao. Tôi cũng thử một chút hương vị của thứ bia nổi tiếng này.
Thuê xe Tuk Tuk thăm Cánh Đồng Chum.
Đã đến lối rẽ:
Đường vào khu du lịch:
Cá:
Thịt:
Và cái ko thể thiếu đó là Beerlao. Tôi cũng thử một chút hương vị của thứ bia nổi tiếng này.
Thuê xe Tuk Tuk thăm Cánh Đồng Chum.
Đã đến lối rẽ:
Đường vào khu du lịch:
Nói chung cánh đồng chum cũng không hấp dẫn với tôi lắm ngoài việc cảnh sắc ở đây cũng tương đối. Lối đi lên xuống những quả đồi đầy cỏ đã ngả màu vàng úa. Được cái thời tiết hôm nay nắng rực, bầu trời rất xanh và mây trắng. Chỉ nhớ mang máng ở đâu đó viết rằng truyền thuyết về cánh đồng chum giờ cũng chưa được xác định chính xác. Có 2 giả thuyết: 1 là sau trận thắng năm xưa, nhà vua muốn ăn mừng nên đã cho làm ra những chiếc chum này để ủ rượu.
Giả thuyết khác mà người ta tin tưởng hơn cả là những chiếc chum thực chất chỉ là những ngôi mộ. Ngoài ra cần lưu ý khi tham quan khu vực này bởi nơi đây trong chiến tranh đã từng bị rải khá nhiều bom. Có những khu vực chưa được dò bom hết thì được đánh dấu bằng vạch đỏ cảnh báo sự nguy hiểm. Mình chỉ nên đi vào vùng đánh dấu sơn trắng. Để ý thấy vùng này người dân dùng rất nhiều vật dụng làm từ vỏ bom. Như cái ghế chúng tôi ngồi nghỉ chân ở vỉa hè trong thành phố cũng được làm từ vỏ của nửa quả bom.
Cảnh ở Cánh Đồng Chum (Plain of Jars)
Em gái nhỏ người Lào:
Có 1 cái hang nhỏ nghe nói ở đây đã từng có rất nhiều người bị giết. (Cụ thể bao nhiêu thì tôi cũng không quan tâm lắm).
Có 1 lỗ thông lên phía trên:
Rời Cánh Đồng Chum khi mảnh trăng non đã chênh chếch trên những ngọn cây. Chúng tôi quay trở lại xe Tuk Tuk về lại nhà nghỉ.
Em gái nhỏ người Lào:
Có 1 cái hang nhỏ nghe nói ở đây đã từng có rất nhiều người bị giết. (Cụ thể bao nhiêu thì tôi cũng không quan tâm lắm).
Có 1 lỗ thông lên phía trên:
Rời Cánh Đồng Chum khi mảnh trăng non đã chênh chếch trên những ngọn cây. Chúng tôi quay trở lại xe Tuk Tuk về lại nhà nghỉ.
Trên đường về không quên ghé một hàng bán hoa quả làm 1 quả dưa hấu giá 10 nghìn Kíp. Sau vụ mua dưa là đến màn mua sim điện thoại. Quả này tôi lại gặp không may. Trong khi các bạn mua hết sim đầu 9 gọi là mạng Unitel (Unitel là thương hiệu của Công ty Star Telecom ?"
Liên doanh giữa Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel Việt Nam và Lao Asia Telecom) với giá 30 nghìn Kíp, tài khoản được 65 ngàn K thì tôi lại mạo hiểm thích khám phá xem cái sim mạng ETL đầu 2 nó khác như nào. Kết quả là bị thiệt khá nhiều. Mua 1 sim thẻ mệnh giá 30 ngàn nhưng chỉ có 20 ngàn trong tài khoản mà thôi.
Xe Tuk Tuk
Trở về nhà trọ gặp 1 chị người Việt. Hỏi chị về chuyện xe cộ đi Luang buổi tối. Chị cho biết tầm 7h hoặc 7h 30 sẽ có xe từ VN sang với giá là 75 nghìn Kíp / 1 người. Thế là chúng tôi lên phòng nghỉ ngơi chờ đến giờ đi. Lúc này tranh thủ oánh chén bữa trưa đạm bạc với cơm nắm, muối vừng và ruốc, do một bạn trong đoàn được mẹ chuẩn bị cho từ nhà, dưa hấu và bánh mỳ vác từ VN sang.
Trong lúc chưa đến giờ xe tới chị người Việt kia lại gọi xuống bảo giờ có thêm lựa chọn cho các em. Chị chỉ cho chúng tôi 1 chiếc xe nhỏ chuyên chạy cho khách du lịch. Họ sẽ tính 80 nghìn kíp / 1 người tới Luang và chúng tôi có thể đi bất cứ lúc nào tuỳ thích. Sau 1 hồi trao đổi thảo luận thì lựa chọn là đi cái xe du lịch kia vì ngộ nhỡ xe VN sang lộn nhộn đông người và cá giá 75 với 80 thì cũng thế cả.
Lúc đó tầm 7h. Nếu đi ngay lúc này thì đến Luang là giữa đêm. Mọi người bàn bạc và quyết định khoảng 9, 10h đêm sẽ đi để tới nơi sáng là vừa. Nhưng từ 7h đến lúc đó thì biết làm gì để giết thời gian. Chẳng có việc gì làm, chúng tôi rủ nhau lang thang loanh quanh các khu phố.
Đi dạo dọc những hàng quán vỉa hè gặp 1 cái siêu thị vào ngó nghiêng tí rồi lại đi ra. Mỏi chân, muốn tìm một quán cafe ngồi tán phét nhưng khó quá. Lại quay về. Trên đường nhớ nhất đoạn gặp 1 chiếc xe làm bánh do 1 người đàn ông Ấn độ vừa làm vừa bán. Thích nhất cái công đoạn anh dát mỏng cục bột ra bằng cách quăng quăng một lúc trên mặt khay.
Càng quăng, cục bột dẻo càng to, càng mỏng dần đến mức nó không thể mỏng hơn được nữa thì anh bắt đầu đặt nó lên rán. Xong anh bóc chuối cắt lát mỏng xếp lên trên và cuộn lại. Có mấy người khách Tây đang đứng đợi từ nãy. Ngoài ra còn có chúng tôi và một nhóm người Thái sang du lịch nữa.
Xong phần khách Tây mỗi người đủ 1 cái thì người chủ quán làm bánh cho nhóm người Thái kia. Lúc này chúng tôi cũng muốn nếm thử xem bánh có ngon không nên bảo chủ quán rằng chúng tôi muốn mua. Ông chủ bảo đại ý rằng hẹn các bạn vào ngày mai chứ bây giờ chỉ còn đủ bánh cho đám người Thái kia.
"Không, nhưng chúng tôi chỉ muốn nếm thử nên tất cả chúng tôi chỉ cần 1 cái thôi". Nghe thế chủ quán vẫn lắc đầu và bảo dù 1 cái cũng không đủ. Lúc này tự nhiên đám người Thái lên tiếng bảo nếu chúng tôi chỉ cần 1 thì họ sẵn sàng nhường. Tất cả cùng cười oà vui vẻ bởi cách ứng xử cởi mở và thân thiện ấy. Một ấn tượng tốt về nhóm khách này.
Liếc sang đám khách Tây thấy vẻ mặt ăn bánh của họ, mọi người ghé tai nhau bảo: Nhìn họ ăn đủ biết bánh thế nào.
Chúng tôi ngồi đợi chiếc bánh của mình. Đến công đoạn cắt chuối. Anh chủ bóc vỏ ra. Ôi thôi nó đã hỏng mất một nửa. Thế là anh cố tình cắt nửa quả còn lại càng mỏng càng tốt để cố bôi ra cho đủ cái bánh. Cám cảnh quá.
Cả nhóm đã chỉ được 1 cái thì chớ, giờ đến quả chuối cũng lại thế này. Trông vẻ mặt ai cũng không được hài lòng cho lắm. Một bạn bảo vậy thôi, chẳng mua nữa. Thấy thế, các bạn Thái lại thêm 1 cử chỉ đẹp, lại nhường một phần chuối lẽ ra để làm bánh của họ cho chúng tôi. Tất cả lại cùng cười.
Xong cả nhóm rảo bước về nhà. Lúc đó tầm 8h thì phải. Định bụng bảo nhà xe đi luôn vì chán chả có gì làm nữa. Nhưng mấy anh lái xe đã tranh thủ đi ăn tối mất rồi. Thế là chúng tôi ngồi trước cửa đợi, lai rai mấy gói bim bim.
Một nỗi lo ngại đến với chúng tôi. Đó là người lái xe sắp tới đây chỉ nói được tiếng Lào. Không biết trên đường đi sẽ phải giao tiếp với anh như thế nào đây. Từ lúc sang đây tới giờ chúng tôi mới gặp 2 người biết tiếng Việt. Một là anh Tẹo gì đó ở nhà nghỉ. Nhờ anh mà bữa cơm trưa hôm đó gọi món mới đỡ lúng túng hơn.
Sau là chị người Việt đã hỏi xe cho chúng tôi. Nhiều bạn cần thận lo lắng đến khả năng ngộ nhỡ đang đi giữa đường mà ... buồn ấy thì phải nói thế nào. Thế là phải hỏi ngay chị người Việt. Rằng "Chị ơi, thế muốn bảo dừng lại đi vệ sinh thì nói thế nào?" Chị nghe xong cũng buồn cười bảo: "Là chột lột, hai đè". He, "chột lột, hai đè", nghĩa là "Dừng lại, đi tè". Cả lũ vừa lẩm bẩm đọc đi đọc lại câu ấy vừa buồn cười. (Mở ngoặc 1 tí là sau này tôi có tìm hiểu lại thì thấy ý câu này không phải như vậy nhé).
Đêm ấy là đêm thứ 2 ngủ trên những con đường với những chiếc giường di động và màn chỉ là bầu trời đầy sao lung linh. Trăng hôm nay sáng quá. Nằm trong ô tô ngó qua cửa sổ, thích thú ngắm mặt trăng vằng vặc. Người lái xe vẫn ngồi đó, bình lặng cua những khúc cua chóng mặt. Giấc mơ Luang Prabang sắp tới gần...
(To be continued ...)
Comment