"Chùa treo", đền hoan lạc, đền thờ chuột... lại nằm trong số những công trình tôn giáo nổi tiếng, độc nhất vô nhị trên thế giới.
"Chùa treo" Huyền Không (Trung Quốc)
Chùa Huyền Không hay còn gọi là "Chùa treo" nằm ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, cách 500 km về phía tây nam của Bắc Kinh. Được xây dựng từ thế kỷ thứ 5, chùa vẫn đứng sừng sừng dù đã trải qua 1.400 năm tuổi cũng như không ít trận động đất.
Các tòa nhà được xây áp lưng vào dãy núi đá ở độ cao 76 m, và liên kết với nhau bởi các cây cầu và đường đi bộ. Phần nhô ra của ngôi chùa được chống đỡ bởi các cột gỗ, ngay phía bên dưới ngôi chùa là một con sông.
Chùa lớn nhất thế giới Dhammakaya (Thái Lan)
Cách thủ đô Bangkok 16 km về phía bắc là Trung Tâm Phật Giáo Dhammakaya, nổi tiếng khắp thế giới với kiến trúc đồ sộ chưa từng có, gồm một Phật đài 300.000 pho tượng và một thiền đường sức chứa 100.000 người. Có thể nói đây là một trong những kỳ quan của Phật giáo thế giới trong thời hiện đại.
Tự viện Phra Dhammakaya được Sư bà Khun Yay (1909-2000) thành lập vào năm 1970 để đáp ứng số lượng đông đảo tín đồ đến tham dự các khóa tu Thiền ngày càng tăng. Đến năm 1985, khuôn viên của chùa được mở rộng đến 1.000 mẫu.
Tổng quát công trình chùa Dhammakaya nặng khoảng 250.000 tấn, khả năng trường tồn 1.000 năm.
Một tu viện tôn thờ... linga (Buhtan)
Tại tu viện Chimi Lhakhang, nơi xuất phát điển tích Linga trừ ma quỷ vẫn còn lưu lại những hình ảnh thủy tổ của nét văn hóa này. Hàng năm có hàng ngàn du khách đến đây thăm quan và nhất là đối những cặp vợ chồng trẻ, họ muốn tận tay sờ lên linh vật này với ước nguyện đường con cái sinh sôi tốt đẹp.
Được xây dựng năm 1499, tu viện Chimi Lhakhang là một tòa nhà hình vuông với một mái nhà chạy chỉ bằng vàng. Bên ngoài treo nhiều ngọn cờ màu trắng để dẫn dắt những ước nguyện của mọi người lên thiên đàng.
Cũng tại tu viện này, truyền thuyết kể rằng đại sư trụ trì Drupka Kinley đã dùng dương vật của mình để đánh bại quỷ dữ và biến chúng thành nô lệ. Từ đó, mọi người vẽ Linga trước cửa nhà để cầu bình an.
Đền thờ... chuột (Ấn Độ)
Ngôi đền Karni Mata có lịch sử 600 năm tuổi là một đền Hindu toạ lạc tại Deshnoke, bang Rajasthan, Ấn Độ và là một trong những nơi lạ lùng nhất trên hành tinh.
Chỉ nơi đây con người sống chan hoà, thân ái với hàng ngàn con chuột. Chuột ở đây được nuôi bằng sữa và đủ các loại thực phẩm bổ béo.
Hiện nay có khoảng 20.000 con chuột lấy nơi đây làm nhà ở. Những con vật thiêng này được người dân địa phương gọi là kabba, và nhiều người vượt ngàn trùng xa xôi đến đây cũng chỉ để làm lễ bái chúng.
Tu viện giữa không trung (Hy Lạp)
Metéora là một quần thể 6 tu viện lớn và quan trọng nhất ở Kalambaka, Hy Lạp. Các tu viện này được xây cheo leo trên các cột đá sa thạch tự nhiên. Gần một thế kỷ trước, người ta chỉ có thể lên xuống tu viện bằng cách trèo lên những thang dây mỏng manh hay ngồi trong một cái giỏ treo lỏng lẻo.
Với đức tin nơi Chúa, họ vẫn miệt mài, kiên nhẫn xây dựng và cuối cùng cũng thành công với 24 tu viện tráng lệ. Tu sĩ đặt tên cho những tu viện này là Metáora mà trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lơ lửng trong không trung".
Trải qua biết bao thăng trầm và biến cố, ngày nay chỉ còn lại 6 tu viện nguyên vẹn, là nơi sinh sống cho các nữ và nam tu sĩ.
Nhà thờ sản xuất... bia (châu Âu)
Những nhà nấu bia trong các tu viện, từ rất nhiều dòng tôn giáo khác nhau, đã tồn tại trên khắp Châu Âu từ thời trung cổ. Các tu sĩ thuộc dòng Luyện Tâm (Trappist), cũng giống như các dòng tu khác, nấu bia nhằm mục đích tự cung tự cấp.
Ngày nay, các nhà nấu bia tu viện cũng vẫn nấu bia để trang trải cuộc sống, vì những lý do và mục đích tốt đẹp. Trong số các nhà nấu bia tu viện thì dòng bia Trappist phát triển mạnh nhất: trong vòng 300 năm qua.
Năm 1997, 8 tu viện dòng Luyện Tâm ở các nước Bỉ, Hà Lan, Đức đã thành lập Hiệp hội Trappist Quốc tế (ITA) nhằm bảo vệ thương hiệu Trappist, ngăn chặn các công ty bia thương mại lạm dụng thương hiệu bia Trappist.
Đền thờ Hổ (Thái Lan)
Chùa Kanchanaburi nằm cách thủ đô Bangkok khoảng 120km về phía tây bắc, là một trong ít nơi trên thế giới cho phép du khách đến thăm được sờ vào hổ. Được biết, chùa Kanchanaburi bắt đầu nuôi hổ sau khi có người đưa tới 1 con hổ con bị thương vì mẹ nó bị thợ săn bắn hạ.
Sau đó nhiều người dân địa phương cũng mang hổ con bị mất mẹ tới chùa, nhờ các nhà sư nuôi. Từ đó, nhiều người đã gọi chùa bằng cái tên "Đền Hổ" hay "Chùa Cọp". Hiện chùa Kanchanaburi đang nuôi 34 con hổ và hàng ngày chúng được các nhà sư chăm sóc chu đáo.
Được biết, những con hổ được sinh ra tại đây đều được nuôi dưỡng theo một nguyên tắc, đó là tách khỏi mẹ sau khi chào đời 3 tuần. Theo giới chuyên môn, cách làm kể trên đã giảm thiểu rất nhiều tính hoang dã của hổ.
Cho đến nay những con hổ được nuôi tại chùa Kanchanaburt chưa gây tổn thương cho bất cứ du khách nào. Tuy nhiên, những vị sư sống ở đây vẫn rất cẩn trọng và luôn ý thức được mối nguy hiểm của chúng.
Đền hoan lạc Khajuraho (Ấn Độ)
Khu đền Khajuraho lừng danh thế giới, từng bị chìm lấp nhiều thế kỷ trong rừng sâu, tưởng đã hoàn toàn bị bỏ quên. Mãi đến năm 1839 mới được một người Anh tình cờ phát hiện.
Ðược xây dựng dần dần trong hai thế kỷ X và XI, ở Khajuraho hiện tại chỉ còn 22 đền trong tổng số 85 ngôi đền.
Khắp bề mặt các ngôi đền, từ những bậc đá lên tới tận đỉnh tháp, là những bức tượng bằng đá diễn tả cảnh sinh hoạt mọi mặt của người Ấn Ðộ. Từ cảnh ăn chơi xa hoa của vua chúa trong hoàng cung cho đến cảnh lao động, học hành tu tập, thuần hóa thú dữ. Ðặc biệt, xen kẽ giữa các nữ thần là những nhóm tượng cặp trai gái, hoặc từng nhóm trai gái, đang giao hoan.
"Chùa treo" Huyền Không (Trung Quốc)
Chùa Huyền Không hay còn gọi là "Chùa treo" nằm ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, cách 500 km về phía tây nam của Bắc Kinh. Được xây dựng từ thế kỷ thứ 5, chùa vẫn đứng sừng sừng dù đã trải qua 1.400 năm tuổi cũng như không ít trận động đất.
Các tòa nhà được xây áp lưng vào dãy núi đá ở độ cao 76 m, và liên kết với nhau bởi các cây cầu và đường đi bộ. Phần nhô ra của ngôi chùa được chống đỡ bởi các cột gỗ, ngay phía bên dưới ngôi chùa là một con sông.
Chùa lớn nhất thế giới Dhammakaya (Thái Lan)
Cách thủ đô Bangkok 16 km về phía bắc là Trung Tâm Phật Giáo Dhammakaya, nổi tiếng khắp thế giới với kiến trúc đồ sộ chưa từng có, gồm một Phật đài 300.000 pho tượng và một thiền đường sức chứa 100.000 người. Có thể nói đây là một trong những kỳ quan của Phật giáo thế giới trong thời hiện đại.
Tự viện Phra Dhammakaya được Sư bà Khun Yay (1909-2000) thành lập vào năm 1970 để đáp ứng số lượng đông đảo tín đồ đến tham dự các khóa tu Thiền ngày càng tăng. Đến năm 1985, khuôn viên của chùa được mở rộng đến 1.000 mẫu.
Tổng quát công trình chùa Dhammakaya nặng khoảng 250.000 tấn, khả năng trường tồn 1.000 năm.
Một tu viện tôn thờ... linga (Buhtan)
Tại tu viện Chimi Lhakhang, nơi xuất phát điển tích Linga trừ ma quỷ vẫn còn lưu lại những hình ảnh thủy tổ của nét văn hóa này. Hàng năm có hàng ngàn du khách đến đây thăm quan và nhất là đối những cặp vợ chồng trẻ, họ muốn tận tay sờ lên linh vật này với ước nguyện đường con cái sinh sôi tốt đẹp.
Được xây dựng năm 1499, tu viện Chimi Lhakhang là một tòa nhà hình vuông với một mái nhà chạy chỉ bằng vàng. Bên ngoài treo nhiều ngọn cờ màu trắng để dẫn dắt những ước nguyện của mọi người lên thiên đàng.
Cũng tại tu viện này, truyền thuyết kể rằng đại sư trụ trì Drupka Kinley đã dùng dương vật của mình để đánh bại quỷ dữ và biến chúng thành nô lệ. Từ đó, mọi người vẽ Linga trước cửa nhà để cầu bình an.
Đền thờ... chuột (Ấn Độ)
Ngôi đền Karni Mata có lịch sử 600 năm tuổi là một đền Hindu toạ lạc tại Deshnoke, bang Rajasthan, Ấn Độ và là một trong những nơi lạ lùng nhất trên hành tinh.
Chỉ nơi đây con người sống chan hoà, thân ái với hàng ngàn con chuột. Chuột ở đây được nuôi bằng sữa và đủ các loại thực phẩm bổ béo.
Hiện nay có khoảng 20.000 con chuột lấy nơi đây làm nhà ở. Những con vật thiêng này được người dân địa phương gọi là kabba, và nhiều người vượt ngàn trùng xa xôi đến đây cũng chỉ để làm lễ bái chúng.
Tu viện giữa không trung (Hy Lạp)
Metéora là một quần thể 6 tu viện lớn và quan trọng nhất ở Kalambaka, Hy Lạp. Các tu viện này được xây cheo leo trên các cột đá sa thạch tự nhiên. Gần một thế kỷ trước, người ta chỉ có thể lên xuống tu viện bằng cách trèo lên những thang dây mỏng manh hay ngồi trong một cái giỏ treo lỏng lẻo.
Với đức tin nơi Chúa, họ vẫn miệt mài, kiên nhẫn xây dựng và cuối cùng cũng thành công với 24 tu viện tráng lệ. Tu sĩ đặt tên cho những tu viện này là Metáora mà trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lơ lửng trong không trung".
Trải qua biết bao thăng trầm và biến cố, ngày nay chỉ còn lại 6 tu viện nguyên vẹn, là nơi sinh sống cho các nữ và nam tu sĩ.
Nhà thờ sản xuất... bia (châu Âu)
Những nhà nấu bia trong các tu viện, từ rất nhiều dòng tôn giáo khác nhau, đã tồn tại trên khắp Châu Âu từ thời trung cổ. Các tu sĩ thuộc dòng Luyện Tâm (Trappist), cũng giống như các dòng tu khác, nấu bia nhằm mục đích tự cung tự cấp.
Ngày nay, các nhà nấu bia tu viện cũng vẫn nấu bia để trang trải cuộc sống, vì những lý do và mục đích tốt đẹp. Trong số các nhà nấu bia tu viện thì dòng bia Trappist phát triển mạnh nhất: trong vòng 300 năm qua.
Năm 1997, 8 tu viện dòng Luyện Tâm ở các nước Bỉ, Hà Lan, Đức đã thành lập Hiệp hội Trappist Quốc tế (ITA) nhằm bảo vệ thương hiệu Trappist, ngăn chặn các công ty bia thương mại lạm dụng thương hiệu bia Trappist.
Đền thờ Hổ (Thái Lan)
Chùa Kanchanaburi nằm cách thủ đô Bangkok khoảng 120km về phía tây bắc, là một trong ít nơi trên thế giới cho phép du khách đến thăm được sờ vào hổ. Được biết, chùa Kanchanaburi bắt đầu nuôi hổ sau khi có người đưa tới 1 con hổ con bị thương vì mẹ nó bị thợ săn bắn hạ.
Sau đó nhiều người dân địa phương cũng mang hổ con bị mất mẹ tới chùa, nhờ các nhà sư nuôi. Từ đó, nhiều người đã gọi chùa bằng cái tên "Đền Hổ" hay "Chùa Cọp". Hiện chùa Kanchanaburi đang nuôi 34 con hổ và hàng ngày chúng được các nhà sư chăm sóc chu đáo.
Được biết, những con hổ được sinh ra tại đây đều được nuôi dưỡng theo một nguyên tắc, đó là tách khỏi mẹ sau khi chào đời 3 tuần. Theo giới chuyên môn, cách làm kể trên đã giảm thiểu rất nhiều tính hoang dã của hổ.
Cho đến nay những con hổ được nuôi tại chùa Kanchanaburt chưa gây tổn thương cho bất cứ du khách nào. Tuy nhiên, những vị sư sống ở đây vẫn rất cẩn trọng và luôn ý thức được mối nguy hiểm của chúng.
Đền hoan lạc Khajuraho (Ấn Độ)
Khu đền Khajuraho lừng danh thế giới, từng bị chìm lấp nhiều thế kỷ trong rừng sâu, tưởng đã hoàn toàn bị bỏ quên. Mãi đến năm 1839 mới được một người Anh tình cờ phát hiện.
Ðược xây dựng dần dần trong hai thế kỷ X và XI, ở Khajuraho hiện tại chỉ còn 22 đền trong tổng số 85 ngôi đền.
Khắp bề mặt các ngôi đền, từ những bậc đá lên tới tận đỉnh tháp, là những bức tượng bằng đá diễn tả cảnh sinh hoạt mọi mặt của người Ấn Ðộ. Từ cảnh ăn chơi xa hoa của vua chúa trong hoàng cung cho đến cảnh lao động, học hành tu tập, thuần hóa thú dữ. Ðặc biệt, xen kẽ giữa các nữ thần là những nhóm tượng cặp trai gái, hoặc từng nhóm trai gái, đang giao hoan.