Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Bắc Kinh cổ kính (1)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bắc Kinh cổ kính (1)

    Theo dự định, khatranac muốn mời quý vi đi tham quan một vòng Âu Châu, nhưng tour Âu Châu không có sale, giá đắc quá, vã lại ăn uống bên ấy đắc đỏ, mình đành chọn Trung Quốc vậy, đất nước nầy vô cùng to lớn, vậy mình đi đâu trước bây chừ? Bắc Kinh quí vị nhé?



    Bắc Kinh (北京) có nghĩa là "Kinh đô phía Bắc", phù hợp với truyền thống chung của Đông Á khi kinh đô được dứt khoát đặt tên như chính nó. Các thành phố có kiểu tên tương tự là Nam Kinh (南京 Nánjīng, có nghĩa là "Kinh đô phía Nam"), Tokyo (東京, "Đông Kinh" theo chữ Hán), Đông Kinh (東京 Dōngjīng, có nghĩa là "Kinh đô phía Đông", ngày nay là Hà Nội); cũng như Kyoto (京都, "Kinh Đô") và Kinh Thành, (京城 - có nghĩa là "kinh đô", ngày nay là Seoul), Tây Kinh (西京 Xījīng , nghĩa là "Kinh đô phía Tây", nay là Lạc Dương). Ở Trung Quốc, thành phố này có nhiều lần được đặt tên lại có nhiều tên.

    Giữa thời gian từ 1368 đến 1405, và sau đó lại một lần nữa từ 1928 [1] và 1949, thành phố này có tên là Bắc Bình (北平; Pinyin: Beiping; Wade-Giles: Pei-p'ing), có nghĩa "hòa bình phía Bắc" hay "bình định phía Bắc". Trong cả hai trường hợp, tên được đổi - bằng cách bỏ từ "kinh" - để phản ánh hiện thực là kinh đô đất nước đã chuyển đến Nam Kinh, lần đầu tiên dưới thời Hoàng đế Hồng Vũ thời nhà Minh, và lần thứ hai dưới thời Quốc Dân Chính Phủ của Trung Hoa Dân Quốc, lúc đó Bắc Kinh không phải là kinh đô của Trung Hoa.

    Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuyển thủ đô về Bắc Kinh năm 1949 một lần nữa một phần để nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã trở lại vai trò thủ đô Trung Quốc của mình. Chính phủ của Trung Hoa Dân quốc ở Đài Loan chưa bao giờ công nhận chính thức việc đổi tên này và trong thập niên 1950 và thập niên 1960 phổ biến ở Đài Loan gọi Bắc Kinh là Bắc Bình để ám chỉ tính bất hợp pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    Ngày nay, phần lớn Đài Loan, kể cả chính phủ Đài Loan đều sử dụng tên gọi Bắc Kinh, dù một số bản đồ của Trung Quốc từ Đài Loan vẫn sử dụng tên gọi cũ cùng với biên giới chính trị cũ. Yên Kinh (燕京; Bính âm: Yānjīng; Wade-Giles: Yen-ching) cũng là một tên phổ biến khác không chính thức của Bắc Kinh, liên hệ đến nước Yên đã tồn tại ở đây từ thời nhà Chu. Tên này hiện được một số tổ chức sử dụng làm tên thương hiệu như bia Yên Kinh, Đại học Yên Kinh, một trường đại học đã bị sáp nhập vào Đại học Bắc Kinh. Trong thời nhà Nguyên, Bắc Kinh được gọi là Khanbaliq.



    Vạn Lý Trường Thành, kỳ quan của nhân loại



    Giửa cái cũ và mới



    Một gốc của Tử Cấm Thành



    Cung Điện Mùa Hè của bà Từ Hy Thái Hậu



    Cảnh đẹp tiềm ẩn của Kinh Thành Bắc Kinh



    Nhà hàng Bắc Hải











    Những cảnh điểm du lịch



    Nhà một cư dân trong khu du lịch





    Nơi mua sắm trong khu du lịch





    Phố đã lên đèn



    Một khu dân cư



    Department Stores









    Phố đêm, đèn mờ giăng giăng

    (To be continued ...)


    khatranac sưu tầm



    sigpic


  • #2
    Bắc Kinh cổ kính (2)

    Các khu định cư ở gần khu vực Bắc Kinh ngày nay có đã được hình thành khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Vị trí của các khu vực định cư này ở mạn phía Bắc của Bình nguyên Hoa Bắc, là một nơi giao điểm quan trọng về địa lý và chính trị của các cộng đồng cư dân người Hán các phía Nam và Tây và đối với các nhóm dân du mục ở phía Bắc và Đông Bắc.

    Nhà Chu (1045 ? – 256 trước Công nguyên) đã xây dựng một thành lũy ở đây tên gọi ban đầu là Kế. Đến thời Xuân Thu, Chiến Quốc đổi thành Yên Đô. Thời Hán gọi là U Châu. Vào thế kỷ thứ 10, những người Khiết Đan từ Đông Bắc đã chiếm phần phía Bắc của Trung Hoa và thành lập nhà Liêu đã đặt kinh đô phía Nam của họ tại đây và đổi thành Bồi Đô (Kinh đô phụ) và gọi là Yên Kinh. Đến thời nhà Kim, năm 1153 Hải Lăng Vương Hoàn Nhan Lượng cho dời đô từ Hội Ninh phủ về đây, đặt tên là Trung Đô.

    Khi quân Mông Cổ thôn tính Trung Hoa vào thế kỷ 13 và thiết lập nên nhà Nguyên, Hốt-tất-liệt Hãn đã quyết định lập kinh đô tại Bắc Kinh năm 1272 và lần đầu tiên, kinh đô mới được đặt tên là Khanbalik (Đại Đô), đã trở thành một kinh đô hành chính và chính trị cho toàn Trung Hoa. Ðại Ðô không chỉ là trung tâm chính trị của cả nước mà đã thực sự trở thành một trong những trung tâm kinh tế nổi tiếng nhất thế giới.

    Năm 1368, Chu Nguyên Chương đã thiết lập nên nhà Minh và chọn Nam Kinh làm kinh đô. Ông đã ngay lập tức tàn phá kinh đô của nhà Nguyên và đổi tên thành phố là Bắc Bình (phía Bắc bình yên). Sau cái chết của Chu Nguyên Chương năm 1398, một cuộc tranh giành ngôi giữa cháu nội Chu Nguyên Chương (là con trai của con trai cả Chu đã mất) - người được truyền ngôi và con trai thứ hai của Chu Nguyên Chương - người đã giành được ngôi báu và lên ngôi Hoàng đế và chuyển kinh đô nhà Minh đến Bắc Bình năm 1420 và đổi tên thành này thành Bắc Kinh.

    Thành phố đã phát triển với những bố cục cơ bản như ngày nay đã được thực hiện vào thời đó. Tổng kiến trúc sư Nguyễn An đã chỉ huy lực lượng cả triệu nhân công thực hiện công trình xây cất suốt 17 năm.

    Thời nhà Thanh (1644-1911) đã cho xây thêm nhiều đền đài, công trình. Sau khi nhà Thanh bị lật đổ và Trung Hoa Dân Quốc được thành lập năm 1911, Bắc Kinh vẫn là trung tâm chính trị của Trung Quốc cho đến năm 1911. Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu đã dời thủ đô đến Nam Kinh và đổi tên Bắc Kinh thành Bắc Bình. Trong Đệ nhị Thế chiến, thành phố đã bị quân Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1937 đến 1945 nhưng không bị phá hoại nhiều. Sau khi phe cộng sản của Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949, thành phố được đổi tên thành Bắc Kinh và được chọn làm thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập.

    Năm 2001, Ủy ban Olympic Quốc tế đã chọn Bắc Kinh làm nơi tổ chức Thế vận hội mùa Hè 2008.



    Hoàng Hôn



    Đông Về



    Nắng Xuân



    Bản chỉ dẩn vui nhộn



    Thiên An Môn



    Cô đơn trên đỉnh non ngàn



    Biệt thự thời Mản Thanh



    Vi Hoà Viên



    Hùng quan trên Trường thành



    Trường Thành Hảo Hán



    Ngoại ô buồn



    Nơi lưu giử bảo vật hoàng cung







    Lối về xóm nhỏ











    Cảnh điểm thành Bắc Kinh







    Căn nhà ngoại ô

    (To be continued ...)

    khatranac sưu tầm



    Last edited by khatranac; 02-03-2012, 05:36 AM.
    sigpic

    Comment


    • #3
      Bắc Kinh cổ kính (3)

      Bắc Kinh nằm ở đỉnh của tam giác Đồng bằng Bắc Trung Hoa. Những ngọn núi ở phía bắc, tây bắc và tây ngăn cách Bắc Kinh với các thảo nguyên sa mạc. Phần phía tây bắc của thành phố, đặc biệt là huyện Diên Khánh và quận Hoài Nhu bị bao phủ bởi dãy núi Jundu, trong khi phần phía tây của thành phố được hình thành bởi dãy núi Tây Sơn. Vạn lý trường thành, bức tường nổi tiếng chạy dọc đoạn phía bắc thành phố, được xây dựng nhằm lợi dụng địa hình ghồ ghề này để bảo vệ trước các cuộc xâm lăng của các bộ tộc thảo nguyên phía bắc.

      Núi Dongling ở dãy Tây Sơn và giáp với Hà Bắc là đỉnh cao nhất của thành phố, với độ cao 2030 m. Các con sông lớn chảy qua thành phố bao gồm sông Yongding và sông Chaobai, một phần của hệ thống sông Hải Hà và chảy theo hướng nam. Bắc Kinh cũng là điểm cuối cùng phía bắc của Đại Vận Hà, một con kênh được xây dựng dọc Đồng bằng Bắc Trung Hoa tới Hàng Châu. Bể chứa nước Miyun, được xây dựng ở nhánh trên của sông Chaobai, là nguồn cung cấp nước quan trọng cho thành phố.

      Khí hậu của Bắc Kinh là dạng khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa, đặc điểm là mùa hè nóng và ẩm ướt do tác động của gió mùa Đông Á, mùa đông thì lạnh, khô và nhiều gió phản ánh ảnh hưởng của áp thấp vùng Siberi. Nhiệt độ cao ban ngày trung bình tháng Một là 1.6 °C (34.9 °F), trong khi thông số tương tự cho tháng Bảy 30.8 °C (87 °F). Lượng mưa hàng năm vào khoảng 580 mm (22.8 in), trong đó phần lớn mưa vào các tháng mùa hè. Nhiệt độ cao nhất từng đo được là 42 °C (108 °F) và thấp nhất là −27 °C (−17 °F).













      Xóm nghèo



      Sự phồn vinh





      Nét đẹp Bắc Kinh



      Hương khói hưng thịnh









      Giang san gấm vóc



      Tử Cấm Thành



      Trường Thành Vạn Lý



      Cấm Cung



      Thiên Đàn









      Vẽ đẹp trên cao







      Cuộc đời là cái chi chi, kẽ ăn không hết người lần không ra

      (More to comes ...)

      khatranac sưu tầm


      Last edited by khatranac; 02-03-2012, 09:55 AM.
      sigpic

      Comment

      Working...
      X