Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

12 ngày ở Miến Điện

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Lời tác giả: Burmar hay Myanmar (Miến Điện), Rangoon hay Yangon (Ngưỡng Quang), Irrawaddy hay Ayeyarwaddy (sông Voi), Pin Oo Lwin hay May Myo (Phố Mây), những địa danh cũ và mới của Miến Điện vẫn chưa được thống nhất cả bên trong và bên ngoài đất nước có hàng vạn chùa tháp, trên một trăm sắc dân, và đời sống còn khép kín cả về tâm tư cùng địa lý.

    Tôi đến Miến Điện một ngày đầu thu, không có tham vọng đào xới những bí ẩn của một đất nước và dân tộc khép kín. Điều đó chỉ có thể thực hiện với thời gian vài mươi năm. Tôi chỉ ở Miến Điện 12 ngày, chỉ để thỏa một ước mơ là đặt chân lên Đồi Mandalay ở miền Thượng Miến Điện, nơi Phật Thích Ca đã một lần dừng chân. Nhưng ý định ban đầu được bội thu vì sự tùy hứng đẩy đưa tôi đi nhiều tỉnh khác...



    Phi trường nội địa Bagan

    Cố đô Yangon


    Chiếc phi cơ của hãng hàng không giá rẻ Air Asia chạm bánh lên phi đạo phi trường quốc tế Yangon (Rangoon) lúc gần tám giờ sáng, “nhiệt độ bên ngoài là 32 độ C”. Giờ Miến Điện sau Việt Nam 30 phút. Một phi trường vắng và buồn tênh, nó gợi hình ảnh của phi trường Tân Sơn Nhất hồi đầu thập niên 1990.

    Khi cánh cửa phi cơ mở ra và theo chân những người khác, tôi nhìn thấy một bầu trời mây xám. Không gian đứng sẵn, con người chờ sẵn, xe ca dưới sân bay đón sẵn, các nhân viên an ninh và tiếp viên hàng không đứng lặng. Tất cả những sẵn sàng ấy lặng thinh chờ những chuyển động từ một tốc độ xuyên không gian, và ngược thời gian, từ bên ngoài tới.


    Hình dạng quen thuộc của những ngôi đền tại Miến


    Mây ở Ngưỡng Quang như mây Sài Gòn, nhưng buồn hơn.

    Những chiếc va li sặc sỡ, những áo quần nhiều sắc từ phương xa đến nổi bật trên nền buồn của nơi chốn, nhưng đồng thời làm bầu khí (phi trường) thâm trầm hơn.

    Tôi bước lên chiếc xe ca, cửa vẫn mở khi xe lăn bánh, “lơ máy bay” đứng một chân trong một chân ngoài. Dưới bầu trời âm u ẩm ướt giữa mùa mưa, sân phi trường chỉ có chiếc phi cơ vừa hạ cánh và hai chiếc máy bay của hãng hàng không nội địa Air Bagan. Không khí trầm trầm. Khu làm thủ tục nhập cảnh im lìm, như tăng thêm bầu khí e dè ở một đất nước chưa hoàn toàn mở cửa. Vài nhân viên an ninh đứng ở trong nhìn ra, khách im lặng bước vào. Dường như nếu không có hai chiếc xe ca chở khách từ ngoài phi đạo vào, thì bầu khí ở đây chắc còn lặng lẽ hơn nữa.


    Mưu sinh

    Tôi vào làm thủ tục di trú đầu tiên. Có tám cửa nhưng chỉ bốn quầy có nhân viên ngồi, như vậy cũng đủ vì chỉ có một chuyến máy bay quốc tế. Mỗi quầy có hai nhân viên ngồi cùng bên, người trước nhận giấy tờ của khách kiểm tra rồi đưa qua người bên cạnh. Tôi đã xin visa nhập cảnh ở Lãnh Sự Quán Danh Dự Myanmar nằm trên con đường nhỏ Sầm Sơn ở quận Tân Bình, Sài Gòn. Ở đây họ nhận hộ chiếu và đơn xin nhập cảnh rồi gửi ra Hà Nội, hẹn trong một tuần đến lấy. Giấy tờ đầy đủ, nhưng khi đưa hộ chiếu có đóng dấu visa 28 ngày thì cô nhân viên lắc đầu quầy quậy, nói cái gì đó. Cô lấy một tờ giấy trắng, chỉ vào tờ giấy rồi lật hộ chiếu chỗ có đóng dấu visa của sứ quán Myanmar ngoài Hà Nội, rồi lại chỉ tấm hình trên hộ chiếu, nói “paper paper”. Thì ra khi xin visa, sứ quán Myanmar vừa đóng dấu visa nhập cảnh lên hộ chiếu, vừa bấm kèm lá đơn của người xin có dán ảnh lên trên. Tôi tưởng có khuôn dấu đóng lên hộ chiếu là đủ rồi nên cất tờ đơn một chỗ khác. Lại lục ba lô một hồi mới tìm ra. Nhân viên di trú thu tờ giấy có tất cả các chi tiết của người xin nhập cảnh. Bây giờ mới hiểu tại sao khi xin chiếu khán phải viết hai tờ đơn, một đơn giữ ở sứ quán, một tờ di trú giữ khi đến. Thủ tục thật phiền phức.


    Thả lưới


    Hành lý không có gì khai, trừ mớ áo quần đi bụi, lương khô và các viên vitamine đủ sống trong năm ngày. Tôi đem theo lương khô cho chắc ăn vì trước khi đi đã nghiên cứu kỹ, mấy anh Tây ba lô đi trước khuyên thế, nhất là nếu đi tàu lửa vài chục tiếng thì trên xe lửa không có gì để ăn. Nói chung là lỡ có mệnh hệ nào, chiến tranh chẳng hạn, hay chính quyền quân sự đột ngột cấm nội bất xuất ngoại bất nhập thì mình còn ôm mớ lương khô kiếm đường... vượt biên qua Thái!

    Thật ra tôi cẩn thận trên mức bi quan đó thôi, dù không phải không có lý do. Bởi một đất nước trong thời buổi liên thông mà lại bị “nghỉ chơi” thì quả là điều khó hiểu, càng gây cảm tưởng nó là một ngôi làng sống biệt lập và bị cô lập sau lũy tre làng, không biết điều gì đang xảy ra trong ấy, và người ta có cái cảm giác ái ngại cho người ở trong, thậm chí thương hại. Nhưng người ở trong chưa hẳn đã nghĩ như vậy, nhất là với một dân tộc vốn trầm lắng, ít bày tỏ cảm xúc bằng lời nói, ít ra tôi cũng thấy như vậy trong 12 ngày đêm ở Miến Điện.

    Bầu khí lặng lẽ nơi khu làm thủ tục nhập cảnh trùm qua cửa hải quan. Một nữ nhân viên ngồi ở Cửa Xanh, khuôn mặt thản nhiên, không vồn vã, không dọa nạt, không soi mói, đôi mắt đen và da mặt ngăm ngăm của cô có một vẻ kín đáo. Liếc ra bên ngoài khu đón khách cũng không có cảnh nhí nhố tưng bừng hay cánh taxi xớn rớn mời mọc. Mọi người đứng yên lặng, chỉ nhìn. Yangon không còn là thủ đô từ năm 2005, nhưng vẫn là thành phố thương mại sầm uất nhất Miến Điện. Vậy mà cảnh phi trường và đón khách bình thản, nhìn phát lo.


    Đồi Mandalay

    Một tuần trước ngày đi tôi đã gửi điện thư đặt phòng ở một nhà khách có tên Ocean Pearl Inn, họ quảng cáo trên mạng sẽ đón khách từ sân bay miễn phí, phòng trọ 10 đô-la, và quan trọng nhất là “điện nước đầy đủ”. Gửi email ba ngày không thấy trả lời, tôi gửi tiếp một email nữa nhắc, sáng ngày đi còn mở thùng thư kiểm tra một lần chót nhưng phía nhà trọ vẫn lặng lẽ. Thôi thì bề nào cũng lặng lẽ tới đây rồi. Ra khỏi cửa hải quan, mừng sao thấy một quầy thông tin (Information) nhỏ bên tay phải. Cô thông tin cười lặng lẽ, cô lấy hai tấm bản đồ du lịch ra tặng. Tôi nhờ cô tìm một nhà trọ rẻ, cô gái gật đầu, lúi húi tìm địa chỉ. Đúng lúc đó một thanh niên tiến lại, anh ta mỉm cười, rồi giơ một tấm bảng lên thì kìa, tên họ tôi viết bằng chữ hoa đàng hoàng. Anh ta mỉm cười ra dấu đi theo ra xe.

    Khi lên xe tôi hỏi sao không thấy phía anh trả lời tin đặt phòng, anh nói mới nhận email sáng nay thôi. Tôi đã biết chính quyền kiểm soát thông tin rất chặt. Xe cộ cũng cũ kỹ nhất hạng thế giới, nhưng không ngờ khi nghe và thấy Yangon thì mức độ “chặt” và “cũ” còn trên tưởng tượng. Chiếc xe cá mập không biết của hãng nào cũ như không thể rách nát hơn. Các chiếc xe hơi đang chạy trên đường đều xập xệ cà tàng thế cả. Thùng xe tróc sơn lòi cả dấu hàn xì, nệm ghế bờm xờm như bờm ngựa, máy xe khục khịa, cửa kính xe không thể hạ xuống, không có tay quay, và trước mặt bác tài không một cái đồng hồ nào hoạt động kể cả đồng hồ tốc độ. Xe lượn trên con đường xanh lá. Đến một ngã ba trước khi vào đường lớn, thấy một tấm bảng có hàng chữ nổi màu vàng trên tấm bảng xanh, ghi: Myanmar, The Golden Land.

    Một ngày đầu tuần, thành phố đang giờ cao điểm, nói theo thói quen ở những thành phố lớn đông xe vào đầu giờ làm việc. Nhưng suốt nửa giờ xe chạy không thấy kẹt xe, dù xe hơi (cũ) nhiều hơn xe gắn máy và xe đạp. Những con đường đi qua xanh lá, nhiều chiếc chạy rung cả thùng xe, cũng qua mặt này nọ nhưng không ồn ào, tất cả các di động trên đường có một vẻ mềm mại, yên tĩnh gần như sự lãnh đạm, các nhà sư chân đất áo nâu sẫm, các xe hàng người ngồi trên mui xe, những cậu bé học trò áo trắng quấn xà rông (longy) xanh lá cây, bầu trời xám, lề đất sũng nước, con người sinh sống đi lại nhưng tất cả bình thản một vẻ buồn. Xe đi qua vài con đường đông đúc người và những tòa nhà bốn tầng cũ kỹ có màu tường xanh hay xám tróc vôi loang lổ, rồi ngừng lại. Nhìn con đường ổ gà ngập nước, nhìn cái nhà khách có cửa kính màu xanh đục nằm trong một dãy chung cư luộm thuộm cũ mèm, nước và đất đọng từng vũng trước nhà trọ, tôi chán nản bước trên những cục gạch vào cái nhà khách tối tăm. Không ngờ cái nhà trọ lại tồi tàn đến khiếp vía như vậy. Lỡ rồi!


    Về Làng

    Người đàn ông trung niên ốm nhỏ đang ở trần đứng sau quầy thấy tôi vào, lật đật tròng vội cái áo thun ba lỗ nên ấn tượng ở ngay “ trung tâm thành phố Yangon” như quảng cáo càng ê chề. Ông ta cười nói ngay:

    - Tôi mới trả lời email cho anh sáng nay.

    Ông dẫn lên tầng trên, chỉ một loạt phòng trống nói tôi muốn lựa cái phòng nào cũng được vì không ai ở cả. Nghe càng ghê. Trót trao thân rồi. Đành tự an ủi là phòng mình có cửa mở ra cái lan can nhỏ trông ra con đường dơ bẩn, dù trong phòng choán một cái cầu thang dẫn lên tầng hai nhưng giường nệm sạch sẽ và nhất là, có vẻ yên tĩnh dù ở ngay chốn chợ búa. Tôi bỏ ba lô dưới chân cầu thang, xuống hỏi đường ra sông Yangon. Lý do tôi chọn cái nhà khách (khá thổ tả) này là vì nó nằm gần sông, đi bộ chỉ mất 10 phút.

    Đúng là chỉ 10 phút, nhưng không thấy sông mà chỉ có một bức tường xi măng loang lở che kín mé sông, những người đàn ông Miến quấn xà rông ở trần nằm ngồi hay ngủ trên lề đường, hoặc tụm năm ngồi nhai trầu tán chuyện, con đường chạy dọc bờ sông lớn và dơ bẩn, xe tải chạy rần rần và lộn xộn, bụi bốc lên dù đường sũng nước. Nhìn tấm bản đồ được phát ở phi trường cứ tưởng con đường ven sông này phải thơ mộng, nhất là có địa chỉ của sứ quán Anh và Úc nữa. Nhưng đi non một cây số vẫn không thấy sông, cảnh không khác mấy khu Khánh Hội bên quận 4 Sài Gòn trước khi được giải tỏa. Tôi rẽ trái vào một bến tàu, hàng quán và xe đạp lôi đậu tràn đường, các bà bán thơm đã lột vỏ bày trên đường nhìn từ xa thấy một đám ruồi đậu kín mít, nhưng khi tới gần không phải ruồi mà ong mật bám kín tất cả các miếng thơm. Tôi vào một quán cóc gần bến phà, nhìn qua bên kia sông, hỏi có cà phê không, anh bán quán gật, một chút sau đem ra một cốc nhỏ không phải cà phê mà là trà sữa, giá 300 kyat (đọc là “chát”, 1 đô-la Mỹ đổi được 1,000 kyat).

    Ly nước đầu tiên của tôi ở Miến Điện. Sau này mới biết nó là nước trà nấu từ nước sông Yangon đục ngầu.

    Cho đến gần chiều hôm đó tôi rảo bộ hết các khu gần nơi ở. Không có lề đường nào có thể đi bộ mà không nhìn xuống đất, nếu không muốn bị vấp hay sụp lỗ cống. Người Miến Điện ăn trầu nhiều như đàn ông Việt Nam hút thuốc, họ nhổ nước trầu xuống đường xoàn- xoạt, những miếng đá không còn nguyên vẹn vừa bám rêu xanh vừa bám đầy màu đỏ nung của nước trầu. Họ nhổ nước trầu bất ngờ như người mình chạy xe máy bỗng nghiêng đầu “xoẹt” một cái, nếu xui xẻo người đi sau rất dễ trúng đạn. Nhà cửa ở những con đường tôi đi qua thường là chung cư, cũ mèm và luộm thuộm (ở Sài Gòn không còn chung cư nào như thế). Lề đường chật càng chật thêm, không chỉ vì người mà vì nhiều máy phát điện đủ cỡ để trên lề. Khu chợ Bogyoke Aung San (hay còn gọi là Scott Market) cũng không khá hơn mấy dù là chợ chính của Yangon, hàng hóa ít chủng loại tuy có khá nhiều sạp bán đá quý và vài tiệm vàng nhận đổi đô- la. Miến Điện cúp điện triền miên (viết đến đây mới thấy tên nước họ có chữ “điện”). Tôi vào một tiệm Internet, chưa kịp “log in” thì nghe “xoạch” một cái: cúp điện. Nhưng chỉ mấy phút sau là có điện, vô Yahoo chờ khoảng nửa giờ thì chỉ thấy hộp thư (inbox) đầy nhưng vào hoài không được. Cô coi tiệm nhảy vô đổi địa chỉ IP gì đó mà tôi đoán là để vượt tường lửa, chờ gần nửa tiếng nữa thì đành bó tay.

    Gần chiều, tôi kêu một chiếc taxi nhờ chở đến hồ Inya Lake, nhìn trên bản đồ thấy có vẻ là một địa chỉ đẹp. Trả giá xe bài bản (2,000 kyat, sau này mới biết người địa phương chỉ mất một ngàn). Chiếc taxi, tình trạng giống chiếc cá mập đón ở phi trường, không có đồng hồ nào hoạt động, cửa kính không có, bên trong xe thì khỏi nói, sườn sắt bên trong có cái gì bày ra cái nấy, nhưng anh taxi rất vui tính. Anh đố tôi giá chiếc xe bao nhiêu. Tôi nói không biết, nhưng nếu ở nước ngoài phải trả tiền thì mới bỏ nó vào được khu phế thải. Anh ta cười lớn, chỉ một chiếc xe màu đỏ cũ mèm đang chạy phía trước, thùng xe không có nhãn mác và còn dấu hàn đồng chưa phủ sơn, lại đố tôi chiếc đó bao nhiêu đô-la. Tôi vẫn trả lời như cũ. Anh bảo chiếc xe đỏ đó giá ít nhất là 15,000 đô-la Mỹ. Anh nhấn mạnh chữ đô-la. Ngay ở Việt Nam cũng khó thấy một chiếc xe cũ như thế, còn ở Úc hay Mỹ thì bảo đảm phải trả cho người buôn phế liệu ít nhất 100 đô-la họ mới tới nhà kéo đi. Anh nói chiếc taxi anh đang lái thuộc loại bèo, chỉ 10,000 đô-la thôi!

    Nhưng đi xa khu vực tôi đi bộ vừa rồi mới thấy Yangon quả không tệ như thế. Càng đi về hướng Bắc (sông Yangon nằm hướng Nam Yangon) thì nhà cửa càng rộng rãi và đường sásạch sẽ trơn láng hơn. Có thể ví Yangon như một cái túi miệng to đáy nhỏ, đáy là khu ổ chuột, chứa toàn những đồ lỉnh kỉnh nhưng miệng thì mở ra khoáng đạt, mát mẻ và xanh tươi. Nước hồ Inya trong, quán ăn nằm bên hồ không thua gì ở các nước giàu. Đây là cái hồ mà ông John William Yettaw, người Mỹ, đã bơi qua để vào nhà lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Có thể thấy từng đàn cá con bơi bên dưới, vài cặp tình nhân chàng che dù nàng nũng nịu ngồi tựa đầu lên vai chàng trên ghế đá, những nhóm thanh niên nam nữ ngồi trên bãi cỏ, các ông quấn xà rông sang trọng đang lai rai bia Myanmar nơi các bàn gỗ dưới tàng cây rộng, nhìn khung cảnh yên bình này thật khó biết đây là cái hồ chứng kiến một biến động gây xôn xao dư luận.


    Chợ cá Yangon

    Lúc trở về, anh taxi này cũng nói chuyện xe cộ như anh trước. Anh chỉ một chiếc Corona đời 87 đang chạy phía trước, nói chiếc đó giá 20.000 đô-la. Tôi chụp hình chiếc xe chạy đằng trước xuyên qua kính xe, chụp luôn tấm thẻ lái xe có dán hình của anh ta. Chợt anh ta nói: “Đừng đừng, nhớ xóa cái hình mới chụp có tên của tui.” Anh ta có vẻ ngại ngùng thật sự khi trong máy hình tôi có hình thẻ hành nghề của anh. Và ở các tỉnh khác khi tôi đi qua mấy hôm sau, nhiều người lái taxi, hay ngay cả xe ôm, đều có thái độ e dè tương tự. Họ trầm ngâm khi tôi hỏi tên để giới thiệu lên blog cho những người bạn phượt (du lịch bụi). Họ không trả lời, không phản đối, chỉ tư lự xa xăm.



    Dharamsala Đi để mà đi


    Từ bốn tháng trước, có tin đồn về việc lần đầu tiên, vào hai ngày 28, 29 tháng 6, tại Dharamsala thuộc bang Hymachal Pradesh- Ấn Độ, Đức Dalai Lama thứ XIV sẽ thuyết pháp cho riêng Phật tử Việt Nam. Hai ngày pháp hội, thêm năm ngày đi đường, vị chi hết một tuần. Tiền vé máy bay khứ hồi Sài Gòn - Ấn Độ cộng các khoản phí tổn khác, thay vì 1,800 đôla, thì chỉ hết 1,306 đôla do Đức Dalai Lama ưu ái tài trợ 500 đôla cho mỗi đầu người tham dự.

    Xuân Hằng

    Đi một ngày đàng...

    Đến Dharam, ngoài việc được nghe pháp, được đảnh lễ hai vị lãnh tụ tinh thần tối cao của Phật giáo Tây Tạng, được đi thăm hồ thiêng Rewalsa ở thành phố Mandi, nơi Đường Tam Tạng của truyện Tây Du Ký đã qua lúc đi thỉnh kinh, thì còn có thể mua tượng Phật, tranh thờ, chuỗi hạt, khăn choàng Tây Tạng với giá rất rẻ. Bị hấp dẫn bởi hàng loạt “được” này, hơn ba trăm người, hầu hết là Phật tử, đã mau mắn ghi tên tham dự.


    Ruộng bậc thang hai bên đường đi

    Ngày lên đường, 26 tháng 6, tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 8 giờ 30 sáng, người từ Hà Nội vào, người ngồi xe đò Bạc Liêu, Nha Trang, Bình Dương lên... tất cả nhìn nhau, lạ lẫm. Nhưng sau đó, trên chuyến bay Sài Gòn - Hồng Kông, thêm thời gian chờ quá cảnh 10 tiếng đồng hồ ở sân bay Hồng Kông, mọi người nhanh chóng quen nhau.

    Chuyến bay tiếp theo, Hồng Kông- Ấn Độ dài hơn bốn tiếng. Vừa xuống sân bay New Dheli, đồng hồ chỉ hai giờ đêm, ai cũng đi đứng bồng bềnh, loạng choạng. Chưa kịp định thần, đã bị “hốt” lên xe bus, trực chỉ Dharamsala, ngồi một lèo thêm 15 tiếng đồng hồ nữa.

    Càng xa New Dheli, ngược lên phía Bắc, khí hậu càng mát mẻ. Cảnh hai bên đường với những cánh đồng lúa, nhà cửa, quán xá hao hao miền Tây Nam phần nhanh chóng thay bằng núi đồi, ruộng bậc thang, những góc phố uốn lượn như vùng Tây Bắc Bộ. Bang Hymachal Pradesh - nơi có Dharamsala- toàn đèo chập chùng, uốn lượn ngoằn ngoèo như sợi chỉ dài hàng ngàn cây số. Bên này núi cao, bên kia vực sâu, không rào chắn, không biển báo với những khúc cua chữ Z hết sức ác hiểm. Vậy mà tài xế không giảm tốc độ, không bấm còi xe. Ở những chỗ ngoặt, sườn xe tải, xe khách ngược chiều chỉ cách nhau 2 cm, và cũng thế, cách mép vực 2 cm. Ban đầu các Phật tử lớn tuổi còn nhắm mắt niệm Phật, chuẩn bị “đai” không toàn thây. Sau, từ từ trấn tĩnh lại vì thấy bác tài thuộc đường, lái cứng. Suốt chặng đường New Dheli - Dharamsala gần ngàn cây số không hề xảy ra trục trặc giao thông nào. Anh hướng dẫn du lịch cho biết, ở Ấn Độ đường nhỏ hẹp nhưng không có ổ gà ổ voi như Sài Gòn. Tài xế Ấn Độ ai cũng lái giỏi, nhất là cánh chạy đường trường, đường đèo.

    Xe tải, xe khách, xe gắn máy đều made in Ấn Độ, với tay lái nghịch, sơn phết tứ phía theo sở thích riêng của chủ xe. Xe lam khá cũ kỹ, mở cửa bên hông, hao hao giống xe tuk tuk Thái Lan. Xe moto đều là xe phân khối lớn chứ không mỏng manh, thanh cảnh như xe Wave, xe Dream bên VN. Đặc biệt, xe lambretta, vespa Ý khá nhiều, tuy cổ lỗ sĩ nhưng vẫn nổ phành phạch, chạy lả lướt, ngon lành.


    Xe Lam

    Qua những khu thị tứ, hình ảnh người phụ nữ Ấn Độ trong bộ quần áo đồng màu, tương tự áo dài Việt Nam, với tấm khăn choàng dài bằng voan, vắt hai vạt ra sau vai, luôn gợi mỹ cảm cho đoàn khách Việt Nam. Dù đang đi chợ, cày ruộng, đi học hay bế con, người phụ nữ Ấn, với nước da nâu sáng, mắt to, mi dầy, sống mũi cao, luôn giữ nét mặt thanh thản, dáng vẻ chậm rãi, thoải mái.


    Tượng Gandhi tại một bùng binh


    Thỉnh thoảng, bên đường, hiện ra các đền thờ Hồi giáo đồ sộ với chóp nhọn củ hành sơn trắng toát, các “miếu”Hindu giáo sơn mầu mè, thờ thần Ganesha (thần đầu voi), các ông đội khăn, đeo dao găm bên hông cho biết ở vùng này Hồi giáo, Hindu giáo, và đạo Sikh là những tôn giáo chính. Còn đạo Phật, từ thế kỷ XIII, khi quân Hồi giáo tràn sang chiếm đóng Ấn Độ, đã bị tận diệt. (Riêng đại học Phật giáo Nalanda lớn nhất thời kỳ đó đã có 10.000 tu sĩ Phật giáo bị giết. Sách kinh trong thư viện của trường bị đốt sạch, lửa đốt kinh cháy suốt nửa năm liền không dứt).

    Hiện nay, Phật giáo chỉ tồn tại và phát triền ở các nước đông nam, đông bắc Châu Á, còn tại chính quê hương của đạo Phật, số dân theo đạo chưa tới 1%.

    Đây rồi, Dharam!

    Anh hướng dẫn thông báo còn 17 cây số nữa đến Dharamsala. Bên ngoài cửa kính xe là Kangra - thị trấn của quận lỵ cùng tên, thuộc bang Hymachal Pradesh. Đường phố quanh co, cũ kỹ, san sát những cửa hàng quần áo, rau cỏ, vật dụng gia đình. Cửa hàng nào cũng chừng một mét rưỡi bề ngang, hai mét bề cao, bé nhỏ mong manh như đồ chơi búp bê. Đường càng gần Dharam càng hẹp, mưa và sương mù nhấn chìm mọi thứ.

    Mọi gương mặt trong xe, sau hai ngày di chuyển liên tục, đều mỏi mòn, xám xịt. Không ai bảo ai, hình ảnh vòi tắm nước nóng, chiếc giường nệm ấm êm và bộ đồ ngủ rộng rãi hiện lên trong đầu hấp dẫn hơn bao giờ hết, xếp trên cả nhu cầu ăn uống, lễ bái, mua sắm.


    Đường phố Dharam

    Năm giờ chiều, xe đến khách sạn Surya, khách sạn sang nhất, duy nhất có thang máy ở Dharam, nơi đoàn trú ngụ trong ba ngày. Hai người một phòng. Ào vào, vứt đồ đạc, tắm gội rồi lập tức... ra đường “rửa” mắt. Tất cả chỉ 15 phút, đối với kẻ viết bài. Khí lạnh, mưa gió và những cửa tiệm bán pháp khí của người Ấn Độ, như bàn tay chào đầu tiên của Dharam dành cho khách Việt Nam.

    Tiền dùng ở Dharam là rupees, đổi dễ dàng ở sân bay, các quầy trên phố, hoặc trong khách sạn, trung bình 100 đôla Mỹ “ăn” 4.300 rupees. Phố đêm tại Dharam nhỏ bé nghèo nàn, gợi vẻ ướt át, hiu quạnh của góc đường Hàm Nghi - Đà Lạt, hay thung lũng Sapa - Lào Cai. Cũng “phố núi cao, phố núi đầy sương, phố xá không xa, nên phố tình thân, anh khách lạ đi lên đi xuống... đi dăm phút đã về chốn cũ”. Nếu không thích quán cà phê đầy tây ba lô ngồi miệt mài với internet, khách có thể ghé quán trà bình dân, bỏ 15 rupees mua ly trà sữa (trà đen nấu lên, cho sữa tươi, có thể thêm chút muối, hoặc đường, gừng, uống nóng).

    Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Anh bồi, hoặc quơ tay ra dấu. Đặc biệt, ở các tiệm bán tranh tượng, khăn quàng, xâu chuỗi, người bán, khi được hỏi giá, hay bấm máy tính chìa cho khách xem rồi yêu cầu khách bấm lại con số muốn trả giá. Cứ thế, máy tính lúc ở tay người này, lúc sang tay người kia. Hai cái đầu cùng chụm lại nhìn, hoặc là gật, hoặc là lắc để quyết định thanh toán tiền, bấm tiếp hay bỏ ngang.

    Trú xứ của Đức Dalai Lama

    Ngày 28 tháng 6, ngày trọng đại, hồi hộp nhất, ngày mà vì nó, mọi người cất công từ Việt Nam đến Dharam khỉ ho cò gáy để được chính mắt thấy Đức Dalai Lama bằng xương bằng thịt và sau đó nghe Ngài giảng pháp cho riêng đoàn Việt Nam.

    Mới sáu giờ sáng, trưởng đoàn đã “giong quân” đến trú xứ của Đức Ngài. Từ khách sạn, đi bộ 10 phút, qua con đường nhỏ hai bên là những lều bán hàng lưu niệm của người Tây Tạng lưu vong. Đó là những lều tạm bợ. Chủ lều đựng hàng trong vài rương hòm hoặc bao tải. Sáng chở tới bầy ra, chiều dọn về. Lợi nhuận thu được, những ngày có khách du lịch đông, từ tháng 1 tới tháng 6, cũng khá. Từ tháng 6 trở đi, khách không lên Dharam, quán hàng ế ẩm, mọi sinh hoạt lại rút vào vòng tự cung tự cấp với vài khoảnh ruộng bậc thang, vài con gia súc. Thân phận mất quê hương, sống nhờ trên đất người, chẳng có gì nhiều để lưu luyến, hy vọng. Tầm mắt nào cũng dừng lại ở bên này dãy Hy Mã Lạp Sơn chớn chở, mặc cho bên kia mịt mù tuyết trắng...

    Phật tử Việt Nam, do được dặn trước, đều mặc bộ quần áo nhà chùa rộng rãi (mặc đồ tây chật chội không ngồi xếp bằng được lâu), bên ngoài khoác áo giới (áo chùng dài), đeo bảng tên, hộ chiếu trước ngực. Xếp hàng từ ngoài cổng chùa (đồng thời là giảng đường chính của Đức Ngài) một đoạn xa chừng hai trăm mét, đưa mắt nhìn quanh, kẻ viết bài thấy cả một rừng người, đông nhất là người Tạng, cả thầy tu lẫn dân thường, rồi tới người bản xứ, người Châu Á. Người Âu- Mỹ cũng có, nhưng ít. Tất cả đứng sát nhau, thành đoàn, kiên nhẫn dưới trời mưa.

    Do kiểm soát an ninh chặt chẽ, có khi cả năm phút, đoàn người không nhích được bước nào, nhưng không ai bỏ hàng, chen ngang hay than phiền. Ở chỗ kiểm soát, nam nữ bị xét riêng. Người xét không thô bạo nhưng kỹ càng. Mọi thứ bị cấm như máy ảnh, máy ghi âm, bật lửa, dao kéo, điện thoại... do được phổ biến trước nên không ai mang theo. Trưởng đoàn Việt Nam thở ra nhẹ nhõm khi thấy “quân nhà” thoát hết.

    Trong khi, mọi người phải ngồi ngoài hành lang, sân xi măng hoặc bãi cỏ trống thì tất cả Phật tử Việt Nam được dẫn vào khu vực do ban tổ chức chia sẵn, trong đại điện. Tiếng là “đại” nhưng “điện” không to hơn một phòng khách Tây Phương bao nhiêu (ước độ 200 chỗ ngồi dưới đất, sát nhau). Đại điện có cách bày trí lạ mắt: Trong cùng thờ tượng Phật Thích Ca lớn hơn người thật, mầu vàng (sơn vàng, thếp vàng hay bằng vàng?). Trước bàn thờ đặt pháp tòa, nơi ngồi giảng của Đức Dalai Lama. Trên tường treo đầy thanka (tranh vẽ) các Phật. Chưa tới chín giờ rưỡi sáng - giờ Đức Ngài xuất hiện, nhưng khu vực giảng pháp đã chật kín người (xe cộ các loại phải bỏ lại cách đó hơn chục cây số). Ai cũng đeo tai nghe đài FM, dò tìm tần số được qui định trước để nghe tiếng Tạng dịch ra tiếng nước mình.


    Đức Dalai Lama giảng pháp cho đoàn Việt Nam


    Dù không qua cuộc trưng cầu dân ý, nhưng có lẽ cả pháp hội sẽ đồng loạt bầu chọn điều khốn khổ nhất, kinh hoàng nhất, gây ảnh hưởng xấu nhất đến sự tập trung nghe giảng pháp đợt này là cái sự... restroom. Thử tưởng tượng, trời lạnh ngồi một chỗ suốt mấy tiếng đồng hồ, bụng căng cứng... Nhưng thầy đang giảng say sưa, mọi người nghe chăm chú, nghiêm trang, một mình mình đứng dậy, chân tê cứng, lảo đảo, ngã bổ chửng bổ chảng, không có chỗ đặt lọt nửa bàn chân, nói gì đến “mở đường máu”. Mà giả như có chai mặt, cố mở đường thì ra được đến ngoài, còn phải chạy cả hơn trăm mét mới tới được... cái đuôi rồng rắn vài chục người đang đứng rung rinh khốn khổ trước bốn phòng restroom bé tí. Nhiều người đi chân đất (dép để ngoài, bị lấy lộn mất), nhiều người ôm bụng nhăn nhó, nhưng tịnh không ai dám chui vào lùm bụi. Ai cũng phàn nàn “Sao thầy không xây một lần mấy chục cái cho thoải mái. Hết có bao nhiêu đâu”. Họ không biết, tiếng là Pháp Vương kiêm nhà lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng với dân số Tạng 12 vạn người ngay tại vùng Dharam, nhưng Đức Ngài chỉ “nước lã vã nên hồ”. Mọi việc ăn ở, xây chùa, lễ bái, đi lại, tiếp khách... của Ngài đều do chính phủ Ấn chu cấp, còn đâu do thập phương bá tánh và các đệ tử cúng dường. Vì thế, chỗ ở của Ngài xoàng xĩnh, nơi giảng pháp cũng cũ kỹ, nhỏ hẹp, trách chi “chỗ kia” chẳng thiếu thốn, ít oi!
    Last edited by viet11; 11-03-2012, 01:46 PM.
    Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
    Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
    ............



    Can't Live Without...hehe...


    Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

    Comment


    • #17
      Dù là một đất nước nhỏ,nhưng đân sổ cũng nhiêu ghê
      55,4 triệu NamCungx gần bằng Việt Nam rồi



      Comment


      • #18
        Nguyên Văn Bài Viết Của whitesky View Post
        Dù là một đất nước nhỏ,nhưng đân sổ cũng nhiêu ghê
        55,4 triệu NamCungx gần bằng Việt Nam rồi
        Hehe...WS nên nhớ là đất nước đó hong có phá thai......
        Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
        Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
        ............



        Can't Live Without...hehe...


        Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

        Comment


        • #19
          Rồi không biết mai này khi Miến điện mở cửa cho thiên hạ vào đầu tư; ngừ dân có còn chơn chất , mộc mạc (ít phá thai không như nước...X) nữa hay không? Có còn thấy những khuôn mặt tha kem Thanakha quằn quện tự nhiên để chống nắng... (hay lúc đó các cô, các bà chỉ xài Shiseido?)
          Dòm các tượng Phật thấy mê quá trời.
          Bác ơi...tiếp hành trình Dharamsala đi Bác.

          Comment


          • #20

            Một trong số ba tu viện Tây Tạng tọa lạc cạnh hồ thiêng Rewalsa (Ảnh Xuân Hằng)

            Hấp dẫn nhất là...

            Phải nói Đức Dalai Lama không làm ai thất vọng khi Ngài xuất hiện. Từ cái nhìn đầu tiên, tiếng cười, cách đi đứng, câu chào hỏi của Ngài đều toát ra vẻ chân thành, tự nhiên và hết sức ấm áp. Hơn một giờ rưỡi đồng hồ, Ngài giảng bằng tiếng Tạng cho sư cô Hạnh Nhật dịch sang tiếng Việt về đề tài Duyên Khởi và Tánh Không, về tâm từ bi rộng lớn, về ích lợi của sự buông bỏ cái tôi (ego) nhỏ bé, ích kỷ.



            Đức Dalai Lama thuyết giảng cho đoàn Việt Nam (Ảnh Xuân Hằng)

            Giữa buổi giảng, Ngài ban bánh và trà sữa, khuyến khích mọi người vừa ăn uống vừa nghe giảng, nếu cần cứ đứng dậy, đi “việc kia”. Với người thường, nội dung giảng của Ngài không mới mẻ, một số thuật ngữ không dễ hiểu, nhất là khi vào phần ban gia trì (năng lực phù hộ), ban quán đảnh (ban năng lực nội tâm cho người đệ tử, giúp họ có thể quán tưởng một vị Phật khi thực hành nghi lễ liên quan tới vị Phật đó), trì tụng chú bằng tiếng Tạng... Thêm vào đó, giọng người dịch nhỏ yếu, không lưu loát, lôi cuốn. Tất cả những hạn chế này, vô hình trung chiết giảm rất nhiều sự tiếp thu, cảm nhận của người nghe Pháp.

            Sự việc đáng tiếc cũng tái diễn khi đoàn tới diện kiến đức Karmapa thứ XVII - người đứng đầu dòng tu Karma Kagyu, được dự đoán sẽ kế vị đức Dalai Lama một khi Đức Ngài tạ thế. Mặc dù có hẹn trước nhưng cuộc tiếp kiến xảy ra vỏn vẹn đúng 3 phút. Một phút, các thành viên trong đoàn tuần tự từng người dâng khăn khata, nhận sợi chỉ đỏ gia trì từ tay thầy. Một phút, thầy ra sân, đứng vào vị trí trung tâm chụp hình với đoàn. Một phút, thầy ban gia trì cho các đồ thờ mà đoàn nhờ gia trì, rồi biến mất, không một lời chào, một nụ cười. Trong đoàn nhiều người chưa kịp nhìn thầy (vì tôn kính, ai cũng phải cúi đầu xuống), quay ra trách trưởng đoàn gay gắt. Trưởng đoàn gãi đầu thú thật, ỷ quen riêng, xin thầy tiếp đoàn Việt Nam (thầy vui vẻ cho ngay) mà không thông qua các thư ký của thầy. Lịch hẹn năm giờ chiều. Các thư ký cố tình thu hộ chiếu, khám xét an ninh rề rà tới gần 6 giờ, là giờ thầy phải dự cuộc chiêu đãi các dịch giả quốc tế, không thể tiếp đoàn. Người bảo vệ cổng cho biết, gặp thầy ba phút, coi như may lắm rồi. Chứ như bà kia - anh chỉ tay về phía người phụ nữ Mỹ đang quỳ khóc ngoài cổng - hai ngày nay, dù kêu xin tha thiết, các thư ký vẫn không cho vào gặp thầy. Thư ký coi vậy chứ rất quyền hành. Họ cho thì thôi mà họ phá, như phá đoàn Việt Nam các vị, cũng không ai làm gì được họ, kể cả thầy.

            Đoạn đường về từ trú xứ của Đức Karmapa thứ XVII xa vời vợi, phải qua những đoạn đèo chữ chi trong mưa và sương núi mịt mờ, nhưng quá quen với các “tay lái lụa” bản xứ, Phật tử Việt Nam không ai phập phồng niệm Phật nữa. Thay vào đó, họ ào xuống phố, hào hứng mua sắm. Người Tạng bán hàng, so với người Ấn, rất chân thực, dễ thương. Đồ của họ, chỉ lèo tèo mấy món trang sức. Muốn mua đồ thờ sắc sảo, khăn áo thêu thủ công, phải vào các “máy chém” Ấn Độ. Một trong các “máy” này, đã “khai đao” ngọt xớt với kẻ viết bài khi ra giá 1,800 rupees pho tượng Tara Xanh làm bằng bột đá. Năn nỉ mãi “máy” mới chịu bán 1,400 rupees vì “thương quá Việt Nam”. Cầm pho tượng cao cỡ gang tay ra ngoài, chưa kịp khoe, đã choáng váng nghe anh Hòa trong đoàn phán “400 rupees thôi! bà chị bị chém 1,000 rupees rồi!”

            Ba ngày ở Dharam, đoàn Việt Nam sốp pinh hăng máu vô cùng. Từ mờ sáng tới nửa đêm, chả thiết ăn uống, thậm chí trốn đi nghe Pháp, để ở nhà sốp pinh. Ngoài phố chỗ nào cũng oang oang tiếng Việt. Vào đâu cũng đụng “phe ta”, không mua vòng tay, chuỗi hạt thì cũng khăn áo, giỏ xách, tượng thờ. Nhiều người thú thật, không biết tượng mua là Phật nào, chuông, chày, kinh luân, chuỗi hạt, cờ in kinh... dùng thế nào, trong dịp gì, để làm gì, nhưng vẫn vét say sưa vì so với Sài Gòn, giá đây quá rẻ, chỉ bằng một phần ba, một phần năm Sài Gòn. Không mua là ngu.

            Nhân viên khách sạn Surya nói đùa, thang máy của khách sạn sắp chết vì phải lên xuống chóng mặt. Có một nhóm gia đình, từ chiều tới tối, chạy đi chạy lại sáu lần, lần nào cũng xách về lũ khũ.

            Kẻ viết bài tách đoàn, đi một mình, tha thẩn tìm nghe tâm sự Tây Tạng. Ở góc phố, gặp một thanh niên nhỏ con, tóc dài, bán hai bức ảnh chụp cho một du khách Tây Phương. Anh cho biết, hai mươi mốt năm trước đã ngồi trên đôi vai của mẹ. Từ Lasha Tây Tạng, mẹ can đảm cõng anh trèo qua tuyết sơn suốt hai tháng ròng, nhiều lần tưởng đã chết vì đói và cóng. Cuối cùng tới được Dharam. Anh học xong đại học, ngành thiết kế, nhưng lại thích lang thang. Một mình xách máy đi khắp Ấn Độ, chụp ảnh, bán ảnh để sống.

            Một thanh niên khác, cho biết, gia đình ở tỉnh Kham Tây Tạng, chỉ có anh là con trai duy nhất, đã gửi cho đoàn vượt biên, nhờ đưa sang Ấn Độ từ khi anh mới sáu tuổi. Lớn lên ở Dharam, chưa được một lần về thăm quê, dù rất nhớ. Một anh nữa, đứng bán hàng trong cửa tiệm của trường dạy nghề cho trẻ em Tây Tạng, đã gọi kẻ viết bài lại, móc ví đưa tặng những đồng xu mới của riêng anh. Trong vòng tay ôm của người phụ nữ Việt Nam đầu bạc, anh đã thổn thức gọi mamy, mamy. Tiếng gọi chìm lỉm trong không khí ồn ào của cửa hàng đông khách.

            Một giờ trò truyện với những người Tây Tạng lưu vong, kẻ viết bài được biết tóm tắt, sau năm 1959, khi Trung Quốc đánh chiếm Tây Tạng, Đức Dalai Lama cùng tám vạn dân Tây Tạng đã qua Ấn Độ lánh nạn, được Thủ Tướng Ấn Độ lúc đó là Nehru, tặng mảnh đất Dharam thuộc bang Hymachal Pradesh làm chỗ dừng chân. Được biết, viền theo dãy Hy Mã Lạp Sơn, ngoài Tây Tạng, còn Ấn Độ và ba nước nhỏ Nepal, Bhutan, Sikkim. Riêng Ấn Độ, có bốn bang là Jammu & Kashmir, Hymachal Pradesh, Uttaranchal Pradesh và Anurachal Pradesh (chữ Pradesh có nghĩa là vùng đất) chung đường biên giới với Tây Tạng.

            Ngoại trừ vùng Dharam được cả thế giới biết tới như tiểu Lasha, nơi đặt thủ phủ của chính phủ lưu vong Tây Tạng, đứng đầu là đức Dalai Lama, thì một địa danh khác ở thành phố Mandi, cũng thuộc bang Hymachal Pradesh, tuy ít nổi tiếng hơn Dharam nhưng đặc biệt có ý nghĩa với tín đồ Phật giáo Tây Tạng, đó là hồ thiêng Rewalsa, nơi chào đời của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thứ XII, người Bhutan, đứng đầu dòng tu Drukpa Kagyu (dòng này đang hoằng pháp rất mạnh tại Hà Nội, Vĩnh Phú và Sài Gòn).
            Theo truyền thuyết, hồ thiêng Rewalsa cũng là nơi Đức Padma Shambhava đản sinh từ nhụy bông sen (vì thế Ngài còn tên gọi khác là Liên Hoa Sinh). Chính Đức Liên Hoa Sinh là người đầu tiên từ Ấn Độ đưa Phật Pháp vào Tây Tạng.



            Hồ thiêng Rewalsa

            Đoàn Việt Nam, nhiều người chỉ là Phật tử “ăn theo”. Nên “bị” đưa tới thăm hồ thiêng, họ không đi tìm chỗ “giải thủy” thì cũng tạt vào quán cà phê tán gẫu hay nghiêng ngó chụp hình những dây cờ in kinh treo móc chằng chịt bên bờ hồ, những bà cụ Tây Tạng (tay chống gậy, tay xách xâu chuỗi đi lễ, những kinh luân bằng kim loại, trong ruột chứa kinh, tự động quay tròn theo chiều kim đồng hồ khi có tay người chạm tới. Tây gọi là cối xay gió đọc kinh). Chẳng bù cho “dân trong nghề”, vừa chạm mắt vào hồ nước, đã đứng sững, chắp tay, thậm chí lội xuống lấy đầy chai nước hồ, không quên vớt nước thiêng rửa mặt, bôi lên tóc, lên người...
            Chuyến đi qua thật nhanh. Hết một tuần rong ruỗi xứ người, trên chuyến bay về Sài Gòn, của hãng hàng không Cathay Pacific, ai cũng than đồ ăn dở, ghế ngồi hẹp. Sẵn trớn than luôn đồ ăn chay Ấn Độ dở. Một tuần liền, ngày ba bữa ăn, vị chi hăm mốt bữa, qua các nhà hàng khác nhau, “nhà” lớn “nhà” nhỏ, “nhà”dọc đường, “nhà” thủ đô, đều chỉ bốn món không đổi: cà ri ăn với bánh xèo hoặc cơm, mì xào, bông cải, đậu ve, cà rốt luộc và bắp cải xào cà ri. Không ăn thì đói, mà ăn thì nhạt nhẽo (may có mấy hũ mắm ruốc của chị em nhà Phương mang theo, gỡ lại!). Cũng bị chê dở không kém thức ăn chay Ấn Độ, là “anh” toa lét. Ai đời, trên đường thiên lý, không nơi nào có toa lét. Cứ hai ba tiếng đồng hồ xe dừng một lần bên lề đường. Nam chiếm phía đầu xe, nữ phía đuôi xe, mạnh ai nấy “hát”. Ban đầu còn kiếm cái áo mưa, tờ báo, chiếc dù làm bình phong, sau “cách mạng” hơn, cứ ngồi đại trần trụi.

            Cái dở nhất mà không ai nói tới (chứ không phải không nghĩ tới), là sự thất bại về mặt tâm linh. Mục đích chính của chuyến đi phải là sửa tâm cho minh chính, trong sáng để nghe Pháp, hiểu Pháp, hành Pháp. Vậy nhưng mọi người chỉ lo mua sắm, so kè giá cả, chất lượng sản phẩm, tị nạnh tiền bạc, chụp giật “lộc thánh” (bánh, trà, dây đeo cổ, thảo dược, sách ảnh, hình Phật...). Hai lý thuyết quan trọng nhất của Phật Giáo - thuyết Duyên Khởi (vạn vật không có tự tính. Sinh ra, mất đi đều tùy duyên) và thuyết Tánh Không (vạn vật đều không có, không không có), tiếc thay, dù đã tâm sự “Tôi giảng cho các bạn những điều mà suốt 50 năm qua, tôi không ngừng thực hành nó, sống với nó”, vị giảng sư được coi là có tài hùng biện nhất - người mới qua tuổi 76 của mình ngày 6 tháng 7 vừa rồi tại Mỹ, trong chuyến Mỹ du từ ngày 6 đến 16 tháng 7- đã không đánh động được bao nhiêu tâm thức đoàn Việt Nam. Phải chăng tại lý do “duyên” chưa đủ “khởi”, nên cả đoàn mới vẫn “tính không”? Thôi thì đành chờ năm sau, vì Đức Dalai Lama đã hứa sẽ sang Việt Nam (nếu có cá nhân hay tổ chức nào tài trợ). Không thế Ngài sẽ lại giảng pháp ở Dharam cho Phật tử Việt Nam lần nữa. Chao ôi! Ngài thấy gì trong tâm chúng đệ tử mà có vẻ ưu ái đến vậy, thưa Đức Ngài!



            Năm Phương Pháp Diệt Trừ Phiền Não


            Phương pháp thứ nhất, này các bạn:

            Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương nhưng lời nói lại dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì mình phải nên biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

            Ta hãy đừng để tâm tới hành động của người ấy mà chỉ nên chú ý tới lời nói dễ thương của người ấy, để có thể dứt trừ sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập như vậy.

            Đây là phương pháp thứ hai, này các bạn:

            Nếu có một ai đó mà lời nói không dễ thương nhưng hành động lại dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì mình phải nên biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

            Ta hãy đừng để tâm nghĩ tới lời nói của người ấy mà chỉ nên chú ý tới hành động dễ thương của người ấy thôi để có thể dứt trừ sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập như vậy.

            Đây là phương pháp thứ ba, này các bạn:

            Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương nhưng trong tâm vẫn còn chút dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì mình phải biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

            Ta đừng nên để tâm nghĩ tới hành động và lời nói không dễ thương của người ấy mà hãy nên chú ý tới cái chút ít sự dễ thương còn có trong tâm người ấy thôi, để có thể dứt trừ được sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập như vậy.

            Đây là phương pháp thứ tư, này các bạn:

            Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà trong tâm cũng không

            còn lại một chút gì gọi là dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì

            mình phải nên biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

            Ta phải phát khởi tâm niệm này: Một người mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà tâm ý cũng không dễ thương là một người rất đau khổ, người này chắc chắn đang đi về những nẻo đường xấu ác cực kỳ, nếu không gặp được thiện tri thức thì người ấy sẽ không có cơ hội chuyển hóa và đi về các nẻo đường hạnh phúc. Nghĩ như thế, ta mở được lòng thương xót và lân mẫn, diệt trừ được sự phiền giận của ta và giúp được cho kẻ kia. Người có trí phải nên thực tập như thế.

            Đây là phương pháp thứ năm, này các bạn:

            Nếu có một ai đó mà hành động dễ thương, lời nói cũng dễ thương và tâm ý cũng dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận hoặc ganh ghét với kẻ đó thì mình phải nên tìm cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

            Ta hãy nên nhận diện tất cả cái dễ thương của người ấy về cả ba mặt thân, khẩu và ý mà đừng để sự phiền giận hoặc ganh ghét xâm chiếm ta. Nếu không biết sống hạnh phúc với một người tươi mát như thế thì mình thực không phải là một người có trí tuệ.
            Last edited by viet11; 13-03-2012, 02:05 PM.
            Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
            Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
            ............



            Can't Live Without...hehe...


            Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

            Comment


            • #21
              Đạo và đời trong 24 ngày trên đất Phật

              Lời người viết: Bài viết này chỉ nhắm vào mục đích cung cấp một số hình ảnh, dữ kiện trung thực về cuộc hành trình 24 ngày trên xứ Ấn mà chúng tôi đã đi qua. Chuyến đi này hẳn nhiên không phải là một cuộc du sơn, ngoạn thủy; mà đích thực là một chuyến hành hương đầy thử thách, không huyền thoại hoá. Đối với chúng tôi, đi một ngày là học một ngày. Học từ chính mình. Học từ người. Học trong cái dở và trong cái hay. Đi trong chánh niệm và đi trong niềm tin bất thối chuyển.
              Hoàng thị Bích Ti



              Đường phố New Delhi


              Buổi sáng ở New Delhi

              Khách sạn ở New Delhi nằm trong một con ngõ cụt. Không biết những khu khác của New Delhi ra sao nhưng khu khách sạn này thì nghèo nàn, hôi hám. Ba chiếc xe buýt đưa phái đoàn khoảng chín mươi người đến đây vào lúc giữa khuya. Chúng tôi đến từ nhiều nơi khác nhau. Việt Nam, Úc, Canada và nhiều tiểu bang khác nhau của Mỹ.



              Đường vào hotel

              Hai chị em tôi cùng với một số bạn đồng hành ở một khách sạn, còn quý thầy và một số Phật Tử khác thì ở khách sạn Pablas International gần đó. Ông trưởng đoàn cho biết khách sạn ở New Delhi rất mắc, không dưới một trăm đôla mỗi đêm. Tôi với bà chị được xếp ở chung một phòng. Từ lúc xuống phi trường, chị tôi đã bắt đầu húng hắng ho.

              Tôi rất sợ ốm đau trong lúc này. Nhìn giường ngủ, drap mền mốc thếch, phòng tắm thum thủm mùi ống cống là thấy ớn lạnh, nơm nớp lo sợ mấy con vi trùng sẽ đánh mình ngã gục trước khi tới được tứ động tâm. Nhớ lời dặn của mấy người bạn Ấn ở Mỹ là không được ăn rau quả tươi và chỉ uống nước đun sôi, tôi vội vàng đi kiếm cái bình nấu nước của khách sạn, chuẩn bị nước đun sôi để đánh răng.



              Hotel Pablas, nơi ở của quý Thày và một số Phật tử

              Mở nắp bình ra. Úi cha! Một lớp gì trắng như sữa, dầy cui nhễ nhại. Chẳng có gì để chùi rửa cả. Nhìn quanh phòng, chỗ nào cũng dơ. Mở cửa phòng, ngóng ra hành lang, ngoắc một chú bé bồi phòng vô. Chú bé không biết tiếng Anh, đứng gật gù nhìn tôi ra dấu. Mặc dù Anh Ngữ rất phổ thông ở đây, nhưng không phải người Ấn nào cũng biết tiếng Anh. Ấn Độ là một nước phân biệt giai cấp từ xưa đến nay. Giàu nghèo phân biệt rõ ràng. Người nghèo phải nghèo suốt đời, nghèo từ thời cha căng chú kiết, cho đến đời con cháu mà chẳng bao giờ được phép có cơ hội vươn lên. Người Ấn có thể biết gia cảnh giàu nghèo của nhau qua cái tên họ, quê miền. Hầu hết những người Ấn không biết tiếng Anh đều thuộc vào thành phần bần cố nông, hạ đẳng bạch đinh, suốt đời cha hết đời con, cháu không dễ gì ngóc đầu lên nổi. Thỉnh thoảng trên đường đi, một tấm bảng được dựng lên bên đường của một vài hội thiện nguyện quốc tế nào đó, khuyến khích người dân hãy ghi tên học tiếng Anh miễn phí để được đổi đời là vì vậy.

              Tôi dúi mấy đồng đôla lẻ vào tay chú bé, nhờ rửa dùm bình nước. Xong, hai chị em lấy hai khăn quàng to như cái mền ra trải giường rồi nhắm mắt nằm đại xuống giường, nghỉ lưng. Lạy Trời đừng có rệp! Đừng có con gì bò ra, thưa Trời! Hai mươi phút sau, cậu bé bồi phòng trở lại với cái bình nước trên tay. Mừng rỡ, đón bình nước, mở ra. Lớp nhão nhệ trong bình vẫn còn nguyên. Tôi khổ sở lắc đầu ra dấu với nỗi thất vọng tràn trề. Cậu bé cũng khổ sở nhìn tôi bằng nỗi bất lực cũng tràn trề không kém. Chợt có hai bồi phòng khác đi ngang qua, dừng lại, chưa kịp hỏi chuyện đã lớn tiếng đuổi cậu bé kia đi. Đón cái bình nước trên tay tôi, một gã có ria mép ngọt ngào: “No problem, madam.” Một lát sau hai người bồi đó trở lại với cái bình được chùi rửa khả dĩ hơn, gã ria mép chỉ tay vô ngực: “Tui chùi đó!” “Cám ơn, nghen.” Mỗi người nhận mấy đồng đôla xong, không ai bảo ai, cùng nhanh nhẩu đòi thêm: “Tụi tui tới ba người lận.” Tôi lắc đầu: “Ba người nào? Chú bé kia hả? Đã có rồi.” Cả hai trao cho nhau những ánh mắt tinh quái và những nụ cười không mấy gì lương thiện rồi rút lui.


              Không sắc - Không tướng

              Không đúng - Không sai

              Rời phòng ăn, hai chị em quyết định về phòng, ăn đại mấy cái bánh crackers đem theo cho đỡ đói. Khỏi trà, cà phê gì hết. Mỗi người thủ một chai nước rồi rảo bước lên phòng tiếp tân... Cảnh tượng ồn ào, nhộn nhịp hiện ra trước mặt. Mấy chục người trong đoàn đang ngồi bu quanh một ni cô trẻ. Cô mặc bộ áo tràng xám, đầu đội mũ len. Trước mặt cô là một đống tiền. Tay cô đếm tiền liên tục, từng xấp dầy cui, xanh xanh, đỏ đỏ. Thỉnh thoảng cô quăng ra một cọc tiền cho mấy người ngồi bên cạnh, giọng sang sảng: “Đếm phụ cô! Đếm phụ cô!” Cô vừa đếm vừa trả lời những người chung quanh: “Đổi ba trăm à? Một trăm đô là 4,450 rupees. Dạ, tiền Úc thì cao hơn một chút; cô quên con số chính xác rồi. Chờ cô coi lại đã.” “Ồ, sim phone hả? Ai mua sim? Ai mua sim? Lát nữa cô có, chờ chút đi!” Khung cảnh trong căn phòng lobby nhộn nhịp như cái chợ trời nhỏ. Mấy người làm trong khách sạn đứng sau quầy, trố mắt nhìn không chớp. Chắc chưa bao giờ họ thấy nhiều tiền như vậy. Bà chị tôi cũng đón một xấp, chăm chỉ đếm còn hối tôi đếm phụ. Thấy đủ người giúp rồi, tôi ngồi xuống một góc, lặng lẽ ngắm ni cô thoăn thoắt đếm từng đống tiền, miệng không ngừng nói. Sao chạnh lòng gì đâu! Ni cô gì mà ghê! Đếm tiền không biết gớm tay! Tôi buột miệng nói lớn: “Cô nhớ rửa tay nghen cô, tiền này dơ lắm!” Ni cô không nhìn, không trả lời. Chỉ có một đôi mắt đen nhánh của ai đó ngước lên, môi nhẹ mỉm cười.

              Đống tiền rupees hết sạch mà nhiều người còn chưa đổi được. Ni cô thở hắt, mệt mỏi, nói một hơi: “ Đưa đây, cô đi đổi cho. Ghi tên xuống! Đổi bao nhiêu cũng ghi xuống luôn.” “Rồi, hơn hai ngàn đôla nữa. Để cô đi!” Quay sang mấy người ngồi quanh, cô đứng dậy, nói như quát: “Đi theo cô! Ba, bốn người theo cô đếm tiền, mau đi!”

              Bà chị níu tay tôi: “T., theo cô kìa!” Nỗi tò mò cuốn tôi theo bàn tay kéo của chị. Hai chị em tôi và hai người nữa chạy lúp xúp theo vị ni cô trẻ đang bước thoăn thoắt phía trước.



              Nhân viên nhà hàng đang lau đĩa

              Tiệm nào tiệm nấy dơ dáy và nhỏ như cái chòi. Cô vào tiệm đổi tiền này, hỏi giá cả, bỏ đi. Sang tiệm khác. Bỏ đi. Cuối cùng, hình như cô gạ được giá gần 4,400 rupees cho một trăm đôla gì đó. Chờ cô gật đầu, bốn người tụi tôi nhào vô đếm tiền. Ni cô cũng đếm. Cô vừa đếm vừa liên tục đòi chủ tiệm đưa cho cái túi nylon đựng tiền. Dùng dằng, lời qua tiếng lại mới được cái túi nylon nhỏ. Đếm xong đống tiền gần một trăm ngàn rupees thì những ngón tay của chúng tôi đều đen cảy đến phát tởm. Ni cô đứng lên, ôm đống tiền trước ngực, bước thoăn thoắt ra khỏi tiệm. Bốn đứa tôi ba chân, bốn cẳng chạy theo cô không kịp. Vừa chạy vừa dòm chừng mấy đống phân bò dưới chân.Càng về trưa, người càng đông. Nắng lên cao. Hai bên đường khai nồng mùi nước tiểu. Những người đàn bà ăn xin bồng con, rảo bước theo chúng tôi, kì nèo. Tôi bước nhanh bên cô, hỏi: “Tiền nhiều như vậy, không sợ cướp sao cô?” Cô nhẹ nhàng trả lời: “Cô quen rồi! Mấy chị em thấy không, nếu cô không đi thì Phật tử biết đường nào mà đi? Lỡ gặp mấy ông ma mãnh khi nãy thì chết!” “Hai chục rupees mua được cái gì hả cô?” “Úi chào! Mua nhiều lắm chứ. Được nửa ký gạo chớ đâu có ít.” Gần về tới khách sạn, tôi nói nhanh: “Cô nhớ rửa tay nghen cô, tiền này dơ lắm!” Lần này thì cô mỉm cười, trả lời: “Rửa chứ! Tiền này dơ khỏi nói rồi!”


              Không dơ- Không sạch

              Sau khi đổi tiền xong, cả đoàn lên xe buýt đi ăn trưa tại một nhà hàng đã đặt sẵn và sau đó sẽ lên xe lửa đi Varanasi, thành phố cổ có 3,000 năm tuổi, nơi đức Phật chuyển pháp luân với bài kinh Tứ Diệu Đế cho năm anh em Trần Kiều Như.

              Thấy phố xá, chị ẹm tôi chụm đầu qua cửa sổ háo hức nhìn người qua lại. Đường sá dơ khiếp đảm. Nếu ai đã từng nhăn mày, nhíu mũi vì cái dơ ở Việt Nam, thì tôi bảo đảm sẽ thất kinh với cái dơ của Ấn Độ. Tất cả những thành phố mà chúng tôi đã đi qua đều dơ. Chị tôi ngồi bên cửa xe buýt nhìn xuống mà cứ lấy khăn trùm mũi, vì tưởng như bụi đang trùm phủ lên mình. Bụi mù mịt. Ruồi và rác rưởi khắp nơi. Phân bò trét, phơi trên những vách nhà, đầu ngõ. Người ta sống thản nhiên bên cạnh những hàng quà đen kịt ruồi. Hít thở mùi ô uế của những đống rác, mùi khai nước tiểu, phân của trâu bò và người mỗi ngày.



              Phân bò phơi khô làm củi và để nướng bắp

              Hầu như nhà nào, tiệm nào cũng có một đống rác trước cửa. Rác quét xong, dồn qua một bên để đó ngày này sang ngày khác. Rác bụi bay qua tay trái, thì chủ nhà lấy chổi quơ chúng thành đống qua tay phải, để đó, như chẳng bao giờ hốt. Không khí ô nhiễm kinh khủng. Rất hiếm khi thấy cây xanh tốt. Trong thành phố cũng như ở ngoại ô, bụi phủ từng lớp dầy trên những hàng cây xơ xác. Dĩ nhiên, không dễ gì có được một cái toilet sạch sẽ.


              Đường phố Varanasi

              Xe chạy quanh co trong thành phố. Ồn ào. Vô trật tự. Xe lớn ép xe nhỏ. Người đi bộ loăng quăng. Tiếng còi của cả mấy trăm chiếc xe tạo thành một thứ âm thanh khiến người ta dễ phát điên. Xe dừng lại. Mọi người trên xe ngơ ngác. Ngay trong bãi đậu xe, cả chục người đàn ông đang ngồi bệt dưới đất bên muỗng, nĩa và mấy chồng dĩa trắng phau, cắm cúi lau bằng một đống nùi giẻ kinh tởm. Họ vừa lau vừa chuyện trò, hút thuốc. Có người còn dùng cả chân để kẹp dĩa lại mà lau, mồ hôi họ nhễ nhại dưới cái nắng gay gắt, tay chân dơ mốc. Vài người trên xe hỏi nhau: “Ủa, mình đi ăn mà? Đây là đâu? Tới đây làm chi?” Nhưng than ôi! Tất cả chúng tôi chưa hết bàng hoàng vì đống giẻ lau dĩa thì tiếng anh chàng lơ xe kêu lên như sét đánh ngang tai: “Xuống ăn!”
              Last edited by viet11; 14-03-2012, 10:15 PM.
              Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
              Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
              ............



              Can't Live Without...hehe...


              Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

              Comment


              • #22
                [QUOTE=viet11;388107][CENTER]

                Đây là phương pháp thứ tư, này các bạn:

                Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà trong tâm cũng không

                còn lại một chút gì gọi là dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì

                mình phải nên biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

                Ta phải phát khởi tâm niệm này: Một người mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà tâm ý cũng không dễ thương là một người rất đau khổ, người này chắc chắn đang đi về những nẻo đường xấu ác cực kỳ, nếu không gặp được thiện tri thức thì người ấy sẽ không có cơ hội chuyển hóa và đi về các nẻo đường hạnh phúc. Nghĩ như thế, ta mở được lòng thương xót và lân mẫn, diệt trừ được sự phiền giận của ta và giúp được cho kẻ kia. Người có trí phải nên thực tập như thế.

                Mấy ngừ này ở xứ..X kia nghe nói...có nhiều lắm. Chả biết Ngài Dalai Lama qua giảng cho họ nghe có gột được bớt chút nào hông nữa?

                Comment


                • #23
                  Lời người viết: Bài viết này chỉ nhắm vào mục đích cung cấp một số hình ảnh, dữ kiện trung thực về cuộc hành trình 24 ngày trên xứ Ấn mà chúng tôi đã đi qua. Chuyến đi này hẳn nhiên không phải là một cuộc du sơn, ngoạn thủy; mà đích thực là một chuyến hành hương đầy thử thách, không huyền thoại hoá. Đối với chúng tôi, đi một ngày là học một ngày. Học từ chính mình. Học từ người. Học trong cái dở và trong cái hay. Đi trong chánh niệm và đi trong niềm tin bất thối chuyển.


                  Một góc nhà ga xe lửa New Delhi

                  Hoàng thị Bích Ti



                  Phòng ăn rộng lớn, diêm dúa với những tấm khăn trải bàn đỏ lòm. Toilet nằm ngay trước lối đi. Một tốp người đang đứng xếp hàng chờ đến phiên mình. Nhìn gương mặt còn... phảng phất nét hãi hùng của vài người trong toilet bước ra, là tôi thấy tan nát cả cõi lòng. Tôi xáp đại vô một bàn gần lối đi. Vài vị trong bàn mỉm cười chào. Một chị lắc nhẹ mặt bàn chỏng chơ, bảo: “Nè, coi chừng nha. Bàn xiêu vẹo hết cả rồi.” Mọi người đang ra sắp hàng lấy cơm. Lành thay! Lành thay! Ai ai cũng đã quên, đã buông hết cảnh lau dĩa khi nãy rồi ư?!! Một người nào đó nói với nhau: “Thôi! Người ta sao, mình vậy!”



                  Mặt tiền khách sạn Pablas International

                  Trời quơi! Ai sao tui dzậy sao được? Trong Tây Du Ký, khi thánh tăng Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, lọt vào động quỷ, không biết thầy trò giải quyết chuyện ăn uống ra sao vậy kìa??!! Dù tác giả không viết ra nhưng tôi quả quyết, chắc chắn là thánh tăng không ngã mặn và không “ai sao, tui dzậy”, gì hết! Từ sáng giờ chỉ có hai cái bánh lạt trong bụng. Đã vậy, đường đến... Tây Trúc còn xa. Lát nữa phải đi xe lửa suốt đêm. Lại hình dung ra cảnh các nhà sư tay ôm bình bát đi khất thực, nhiều khi phải ăn cả cơm hẩm, tôi bấm bụng, quả quyết bảo lòng: “Ăn thì ăn chứ, ngán ai!” rồi kéo ghế đứng lên theo dòng người trước mặt.


                  Ga xe lửa New Delhi

                  Với lòng thành như vậy, sự cố gắng như vậy, mà khi cầm dĩa, chén trắng phau phau trên tay đứng xếp hàng, người cứ rét run. Chọn thức ăn kỹ càng. Một chén súp nóng và một ít cơm càri chay thật cay để... giết vi trùng. Tuy thế, không dễ gì nuốt xuống. Đã vậy, mấy vị ngồi chung bàn đang nói xôn xao nói về giới “Thọ Bát Quan Trai” và nghi thức “Quá Đường” cúng dường cơm, khi ăn phải quán. Quán thức ăn từ đâu tới. Quán thức ăn này để nuôi thân ta chứ không phải... thoả mãn cái miệng tham ăn của ta. Quán công khó nhọc của biết bao người đã làm nên thức ăn này. Quán thân mình có xứng đáng để thọ dụng những thực phẩm này không. Và cuối cùng, phải ăn cho hết sạch phần của mình, không bỏ sót một hạt cơm nhỏ để quán công người... lau dĩa.

                  Nghe quí vị trong bàn nói chuyện, tôi tập trung tinh thần, trệu trạo cố nuốt cho xong mấy muỗng soup. Chẳng biết tôi tập trung thế nào mà chén soup nhỏ xíu của tôi vẫn tràn đầy, lai láng, chẳng chịu vơi. Mọi người trong bàn đã ăn gần xong mà phần ăn nhỏ bé của tôi chỉ mới hết nửa. Buồn quá trời! Cứ y như hồi nhỏ bị người lớn bắt uống sữa! Ai ai trong bàn cũng nhìn tôi như khuyến khích. Cuối cùng, mọi người đã ăn xong, trừ tôi. Nhìn sang dĩa của mọi người, trắng trơn, không còn một hột cơm. Đã vậy, có chị còn đủng đỉnh lột quýt ăn tráng miệng nữa mới chết tui. Chịu hết nổi, tôi nhẹ nhàng đẩy chén soup ra giữa bàn, thỏ thẻ: “Mô phật! Xin mọi người miễn thứ cho... em còn đang trên đường tu tập.” Mọi người trong bàn cười xoà. Ui, những nụ cười từ bi làm sao! Sung sướng như vừa quẳng được chén soup nặng ngàn cân, tôi khoan khoái đứng lên, vội vàng theo mọi người ra sắp hàng để chiến đấu với cái toilet trước khi lên xe.


                  Sân ga


                  Sau cơm trưa, cả đoàn trực chỉ ra sân ga. Lòng nao nức. Cuộc hành trình thật sự bắt đầu từ đây. Xe quẹo vào sân ga. Người người tấp nập. Tôi sửng sốt nhìn những người phu khuân vác mặc áo đỏ, thành phần bần cố nông mà theo một người trong ban tổ chức nói là người ta vẫn còn gọi họ là “coolie”, đang khiêng, gỡ những kiện hành lý. Tất cả những công việc nặng nhọc này đều làm bằng tay chân, nhiều lắm là xe kéo. Đa số là những người đàn ông trung niên. Họ đội những va li nặng trĩu lên đầu, lên xuống cầu thang, len lỏi trong dòng người, trong cái nắng và mùi hôi của sân ga, sinh hoạt y như những thập niên 40 - 50 trong các phim classic.



                  Phu khuân vác

                  Ban tổ chức cho xuống tất cả vali và những thùng đồ từ thiện. Nghe nói quý ni và phật tử ở vùng Fortworth, Texas đã quyên góp năm chục thùng hàng cho chuyến hành hương này. Điều cao quý hơn nữa là phái đoàn đã cúng dường thêm tiền chi phí và công sức để chuyên chở những kiện hàng này từ Mỹ qua đến đây. Ngoài ra, theo như sự chỉ dẫn của ban tổ chức, mỗi người trong đoàn đều mang theo ít nhất là một bộ quần áo trẻ em để góp phần vào việc từ thiện. Dĩ nhiên, nhiều người cũng hoan hỉ đóng góp thêm tiền bạc phụ giúp vào việc tài thí. Trong toa hạng ba của chuyến đi từ New Delhi tới Varanasi, những kiện hàng và hành lý là cả một vấn đề cho ban tổ chức. Tuy nhiên, những người trong đoàn đã không quản ngại và hoan hỉ chất thêm những hành lý này vào chỗ ngồi vốn đã rất chật hẹp của mình, miễn sao không một kiện hàng nào bị bỏ sót lại.


                  Những thùng giấy quyên góp từ Texas

                  Khỏi cần diễn tả, quý độc giả có thể tự hình dung ra vấn đề vệ sinh ở nhà ga và toa xe lửa hạng ba ra sao rồi. Ông trưởng đoàn nói, chuyến về, đoàn được đi toa hạng nhì. Mỗi toa, hai giường. Qua kinh nghiệm của cả chuyến đi, chuyến về; theo tôi, hạng nhì hay hạng ba gì cũng... dơ giống nhau. Bít bùng. Ngộp thở. Còn chuyện ăn uống, vấn nạn lớn nhất của loài người thì, hôm nay... tự giác, tự túc. Người khỏe mạnh nhịn một, hai bữa ăn là chuyện thường tình. Riêng với những vị lớn tuổi, bệnh, phải ăn để uống thuốc cao máu, tiểu đường, v.v... với một chặng đường dài, vất vả như vậy thì thật tội nghiệp?


                  Khát nước ư? Xin mời...

                  Tôi ngồi chung toa với đôi mắt đen láy, H. và “tổ trưởng”, T.; H. nói: “Em đi theo để làm ô-sin, xách vali cho má”. Từ đó, hai mẹ con H. mắt đen, vợ chồng anh N., T., ông Úc, ông Canada và tôi nhập thành một nhóm nhỏ để trông chừng nhau. Chưa quen với giờ giấc, tụi tôi ngồi, trò chuyện rôm rả từ lúc mờ sáng. T. kể những sinh hoạt bên Úc và những chuyện sau 75. Ông N. (Úc) thì nói về phương pháp ăn Oshawa (nhỏ H. nhất định gọi là phương pháp Kawasaki). H. kể: “Ngày má đi tu, mấy chị em kéo đến chùa, khóc như cha chết. Ngày nào cũng tới chùa, đòi má. Xin sư cô trụ trì cho má dìa. Sư cô nói: ‘Sư cô đâu có bắt má đi tu đâu!’ Nhưng rốt cuộc, dù chị em H. có bấm chuông, gõ cửa cách mấy, má của H. cuối cùng cũng... cắt đứt được... dây chuông.”


                  Nha ga Varanasi

                  H. là một người đàn bà khá trẻ. Người đối diện dễ dàng nhận ra H. khá linh động, sôi nổi và sung sướng đã quen. Nhưng với tôi, H. là một trong những bài học đáng nể trong chuyến hành hương 24 ngày này. Nhìn cách H. chăm sóc mẹ là hiểu. Với H., mẹ là tất cả. Mẹ là Phật! H. là một tấm gương đúng như một cư sĩ nào đã nói: “Trước khi quỳ lạy Phật ở Ấn Độ, hãy quỳ lạy phật cha mẹ ở nhà, là vậy.”


                  Khách sạn Clark Varanasi

                  Xe lửa chạy suốt đêm và tới Varanasi vào khoảng trưa. Cả đoàn cùng tạm trú một đêm ở khách sạn Clark, và chiều nay, sẽ cùng đi thăm vườn Lộc Uyển. Mọi người sau khi trút bỏ hành lý xong, cùng gặp nhau ở phòng ăn. Từ ngày đặt chân tới New Delhi, đây là một phòng ăn tương đối đủ tiêu chuẩn, sạch sẽ nhất cho nên ai cũng thấy thoải mái. Tuy nhiên, trong giờ ăn, cả bàn xôn xao với tin, sáng nay, đã có người ngất xỉu...
                  Last edited by viet11; 16-03-2012, 10:16 AM.
                  Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                  Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                  ............



                  Can't Live Without...hehe...


                  Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                  Comment


                  • #24
                    Tiếp nữa đi Bác ơi , tới Bodhgaya cho mình ké mấy tấm hình

                    Comment


                    • #25
                      Lời người viết: Bài viết này chỉ nhắm vào mục đích cung cấp một số hình ảnh, dữ kiện trung thực về cuộc hành trình 24 ngày trên xứ Ấn mà chúng tôi đã đi qua. Chuyến đi này hẳn nhiên không phải là một cuộc du sơn, ngoạn thủy; mà đích thực là một chuyến hành hương đầy thử thách, không huyền thoại hoá. Đối với chúng tôi, đi một ngày là học một ngày. Học từ chính mình. Học từ người. Học trong cái dở và trong cái hay. Đi trong chánh niệm và đi trong niềm tin bất thối chuyển.


                      Hoàng thị Bích Ti

                      Buổi sáng trên sông Hằng


                      Bốn giờ sáng, mọi người tụ tập ở lobby, chuẩn bị đi dự buổi lễ cầu nguyện trên sông Hằng khi mặt trời lên. Khi xe buýt ngừng lại, trời hãy còn tối. Hơi sương giăng mắc. Trời se lạnh. Người nào cũng chuẩn bị khăn áo tới mấy lớp. Chúng tôi cùng nhau bước đi trong lặng lẽ... Mỗi người cầm sẵn đèn pin, để soi bước chân. Thành phố vẫn còn đang say ngủ. Sau một khoảng đường quanh co trong bóng đêm, chúng tôi đã thấy được bến sông dưới những ngọn đèn mờ tỏ.


                      Buổi sáng trên sông Hằng

                      Nhìn từ xa, khoảng sông phẳng lờ, ẩn mình trong làn sương mờ đục. Sát gần bờ, một tốp ba, bốn người đang cùng nhau tắm gội. Tội lỗi ngày hôm qua đã được rửa sạch hết rồi ư? Những tội lỗi không hình, không tướng; bỏ nguồn, bỏ cội theo dòng sông trôi ra biển. Những chiếc thuyền chòng chành, mời gọi một chuyến đi. Người đạo sỹ với gương mặt ghê rợn, cổ đeo vòng hoa, xiêm áo diêm dúa, tay cầm chĩa ba bước lặng lờ trong khoảng không gian tranh tối, tranh sáng,

                      Sông Hằng đây rồi. Nơi ngài A Nan, ngài Đại Mục Kiền Liên cùng chư Đại đệ tử và Bồ tát được nghe Đức Phật thuyết Giới Kinh, được chỉ cho thất bảo trong biển, bảy báu trong đạo và làm cách nào để có được bảy đạo báu này. Sông Hằng đây rồi. Con sông đã từng soi bóng Đức Thế Tôn. Nơi mà những con sóng cho đến những hạt cát nhỏ nhoi đã từng nghe được lời giáo hoá.

                      Lòng lặng đi. Mắt dõi theo cuối bờ bên kia, có cảm tưởng như ông lái đò đã một lần lỡ duyên với Đức Thế Tôn vẫn còn luẩn quẩn quanh đây...

                      Biết bao bút mực đã nói về sông Hằng, (Ganga), con sông dài hơn hai ngàn kilo mét, nhập lại từ bảy con sông và bắt nguồn từ dãy Hy Mã Lạp Sơn, thuộc miền Trung Bắc Ấn Độ. Theo kinh Trường A Hàm, đỉnh núi tuyết nơi đầu nguồn sông Hằng có hồ A nậu đạt, A nậu đạt có nghĩa là không nóng, vì mặt trời và mặt trăng không chiếu thẳng vào hồ. Cũng theo kinh, đáy hồ có trải cát vàng và chung quanh hồ có nhiều bảy báu như bạch ngân, hoàng kim, san hô, bạch châu, xà cừ, minh nguyệt châu và ma ni châu. Người Hindu đem sông Hằng vào sinh hoạt tâm linh của mình mỗi ngày. Những nghi thức tắm gội để rửa sạch tội lỗi, thiêu xác và uống nước sông Hằng được coi là những đặc ân đối với họ.



                      Bình minh trên sông Hằng.

                      Sông Hằng chiếm một vị trí khá quan trọng về địa lý, kinh tế vào thời Đức Phật. Theo trong bộ Tương Ưng, sông Yamuna, Aciravati, Sarabhu, Mahi và sông Hằng là năm con sông lớn nhất của Ấn Độ. Trong suốt thời gian hoằng pháp, Đức Phật đã nhiều lần qua lại sông Hằng và đã hai lần thi triển thần thông trên sông này. Một lần trên đường về thành Ba la nại để gặp anh em Trần Kiều Như. Và một lần khác vào khoảng cuối đời khi đi ngang qua thành Palatigrama, nằm bên bờ sông Hằng. Đức Phật hay dùng sông Hằng làm ẩn dụ khi giảng về nghiệp lực của chúng sinh. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng trên bờ sông Hằng có vô số ngạ quỷ loã lồ, đói khát, thân mang đầy lửa, lại có vô số chúng sinh khác như kên kên, dòi bọ. Vì khát, cháy nên những ngạ quỷ tìm đến sông Hằng để uống nước. Và vì nghiệp lực của chúng sinh khác nhau nên kẻ thì thấy nước sông là lửa và người thì uống nước sông như nước cam lồ.


                      Mặt trời lên

                      Đoàn thuyền của chúng tôi ra đến giữa sông thì mặt trời cũng vừa lên. Bầu trời chưa tỏ rạng, vầng thái dương đỏ rực như vừa trồi lên từ mặt nước. Đẹp làm sao! Ánh mặt trời lung linh, dọi xuống mặt sông, tạo thành một lằn ánh sáng linh động. Màn đêm vỡ tan trong phút chốc. Bầy chim ríu rít bay quanh thuyền. Mặt trời lên cao hơn, treo lưng chừng trời. Những vạt áo cà sa nhuộm vàng ánh bình minh, chấp chới bay trên sóng nước. Lời kinh xướng lên. Mọi người cúi đầu. Lòng thành dâng những búp tay sen. Hoa thơm cúng dường mười phương chư phật. Thuyền trôi êm, bỏ lại bên kia bờ những người đạo sĩ quái dị, những lời cầu nguyện trong lúc tắm gội, những chiếc thuyền buôn, bắt cá bán phóng sanh và cái thây người chết bọc trong vải đỏ trên thềm nhà hỏa táng. Bỏ lại sau lưng tất cả những bào ảnh của bọt nước, những tội lỗi. Khoảnh khắc tĩnh lặng. Tâm tĩnh lặng. Và với khoảng thời gian vừa đọc hết một bài kệ ngắn, thuyền đã tới bờ bên kia....


                      Nhà hoả táng

                      Mọi người theo quý thầy đi kinh hành trên cồn cát. Tôi cùng sư cô Tâm Thảo đứng lại chụp ảnh cả đoàn. Một điều lạ lùng, tôi cảm thấy cát sông Hằng mịn màng hơn cả cát ở những bãi biển của California, Hawaii, Miami, Mũi Né, Lăng Cô, Nha Trang mà tôi đã đi qua.

                      Bãi cát trắng phau với hằng hà sa số hạt cát nhỏ li ti. Những hạt cát nằm dưới đáy sông, chẳng biết kiếp nào được lên bờ. Những hạt cát ẩn mình trên cồn, chờ duyên lành chín muồi để được nương theo gió, theo gót chân ai mà chuyển nghiệp. Những hạt cát nhỏ nhoi, đáng thương...



                      Tắm sông

                      Sau khi đoàn đi kinh hành xong, mọi người chuẩn bị lên thuyền để quay về bờ bên kia. Sư cô Tâm Thảo dịu dàng bảo tôi: “Chỗ này nước sạch nè T., em hãy rửa tay đi.”. Nhìn quanh, một ni cô khác cũng đang quỳ xuống, vục nước lên rửa mặt. Tôi vâng lời, nghiêng mình xuống rửa tay. Nước êm mát. Lòng nhẹ hẫng. Bay bổng.

                      Mặt trời trên đầu. Tôi thấy bóng tôi lồng trong bóng nước lung linh, trong rong rêu, trong những hạt cát của sông Hằng. Và, tôi nghe lời kinh Thủy Tịnh vang vọng bên tai: “ Này các con, chánh pháp là ao hồ, giới là bến nước không nhớp nhúa được thiện nhân ca ngợi. Ấy là nơi bậc minh trí tắm thân thể sạch sẽ, chứng qua bờ bên kia.”



                      Khách hành hương

                      Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni Phật!
                      Last edited by viet11; 18-03-2012, 10:37 AM.
                      Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                      Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                      ............



                      Can't Live Without...hehe...


                      Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                      Comment


                      • #26
                        Lời người viết: Bài viết này chỉ nhắm vào mục đích cung cấp một số hình ảnh, dữ kiện trung thực về cuộc hành trình 24 ngày trên xứ Ấn mà chúng tôi đã đi qua. Chuyến đi này hẳn nhiên không phải là một cuộc du sơn, ngoạn thủy; mà đích thực là một chuyến hành hương đầy thử thách, không huyền thoại hoá. Đối với chúng tôi, đi một ngày là học một ngày. Học từ chính mình. Học từ người. Học trong cái dở và trong cái hay. Đi trong chánh niệm và đi trong niềm tin bất thối chuyển.


                        Trên đường về Bồ Đề Đạo Tràng


                        Hoàng thị Bích Ti


                        “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.

                        Bồ Tát không nhớ chỗ ngồi.
                        Buổi trưa, ba chiếc xe buýt chở cả đoàn gần một trăm người đi về hướng Bồ Đề Đạo Tràng. (Bodh Gaya)... Xe chạy gục gặc, ngoằn ngoèo trong phố. Đường nhỏ, xe lách qua trái rồi lại lách qua phải. Tài xế liên tục bấm còi inh ỏi. Qua một chặng đường gồ ghề, cơn chóng mặt và buồn nôn đang dần dần kéo tới. Tôi thường hay bị chóng mặt khi ngồi xe, máy bay, tàu thủy. Mỗi lần chóng mặt là mặt mày xanh lè, vã mồ hôi và... ói thảm thiết. Đã vậy, phía sau xe lại đầy kín muỗi. Con nào con nấy tròn lẳn với cái vòi dài ngoằng mang đầy mầm mống của West-nile và vô số vi trùng khác. Bầy muỗi bu trên mấy tấm rèm, ...gầm gừ, và đang hăm he ...cắn tui.



                        Đoàn hành hương dừng chân dọc đường

                        Càng lúc càng cảm thấy khó chịu vì tầm mắt bị che khuất bởi những hàng ghế, vội vàng đứng lên khỏi chỗ ngồi, tôi chăm chú nhìn thẳng ra phía trước cho đỡ chóng mặt. Sư cô H.B ngồi hàng ghế bên kia nhìn thấy bèn nói: “Sao đứng vậy? Lên trên cho đỡ chóng mặt. Còn một chỗ ngồi trống bên cô G. kìa, lên đó ngồi với cô G. đi!” Tôi lắc đầu từ chối. Một phần vì cảm thấy thất lễ. Phần khác là vì mấy ngày qua, chuyện chỗ ngồi trở thành một mối mâu thuẫn càng lúc càng... bự, khiến cho vài người trong đoàn chì chiết, lớn tiếng với nhau. Người thì nằng nặc đuổi người kia, đòi.. trả chỗ ngồi mà mình... đã ngồi lần trước. Kẻ thì cho là ghế không có tên ai, trừ quý tăng, ni ra, ai lên trước thì ngồi trước. Thấy cuộc chiến tranh chỗ ngồi ngày càng không thể nghĩ bàn; tôi ngậm ngùi, nghẹn ngào, ...tự suy nghĩ, và bèn có... lời than rằng: “Trời quơi, ngó xuống mà coi! Trên chuyến xe qua cõi đời ô trọc này, cái mông mải lo nhớ cái ghế xe buýt hôi rình này thì cái tâm trong sáng (nếu có) và cái trí... (chắc chưa có)... thì nhớ cái gì? Và cái chỗ ngồi nơi tòa sen của mình thì bỏ cho ai vậy, trời quơi ?!!”

                        Thấy tôi quyết liệt từ chối, sư cô H.B cũng quyết liệt bước ra khỏi chỗ ngồi và nói lớn: “Cô G. ơi! Chỗ bên cô không ai ngồi, cho cô này lên, cổ bị chóng mặt.” Lời qua tiếng lại, cô G. bỏ khỏi ghế ngồi của mình, đi xuống bảo tôi: “Cô lên trển đi, tui xuống đây!” Thấy ni cô rời chỗ rồi đi xuống, tôi càng hoảng, lắc đầu: “Dạ không, con đứng một lát là sẽ hết chóng mặt ngay.” Ni cô G. nói lớn: “Cô lên trển đi! Tui ngồi đây! Cô ngồi gần tui mà lát nữa cô ói là cô biết tay tui!” Nghe xong, hồn vía lên mây. Tôi vội vàng xách ba lô, chân thấp chân cao lò mò lên ghế trước, ...ké né ngồi xuống.



                        Đám trẻ bên ruộng cải

                        Than ôi! Từ hồi cha sanh mẹ đẻ đến giờ; tôi theo gia đình đi tị nạn bằng máy bay rồi bằng tàu chiến, ...nguy hiểm biết là bao. Lớn lên, bôn ba ra đời nuôi con và cầm bút, nhưng rất... an toàn, chưa từng bị ai hăm với he. Không ngờ hôm nay lại bị... ni cô hăm. Tủi thân đến hết muốn ói! Suốt khoảng đường dài, tôi kéo nón trùm kín mặt mũi, ngồi nín thở mà sụt sùi nhớ... má. Má tôi mất đã lâu. Khi còn sống, má là bồ tát của tôi và của nhiều người chung quanh má. Má chưa từng biết ngồi thiền. Nhưng thiền ở trong lời ăn tiếng nói và giọng cười của má. Má không giàu. Nhưng má đi đến đâu là chia cơm, xẻ áo cho người ta đến đó. Nhà có nồi chè hay trái mít chín, má chia cho cả xóm cùng ăn. Khi tôi ốm đau, má dỗ dành, đút cho từng muỗng cháo. Có lần, tôi ói tháo. Má bụm hai tay lại, hứng cho. Và dĩ nhiên, má của tôi, bồ tát của tôi không bao giờ nói: “Cô ngồi gần tui mà cô ói là cô biết tay tui!!!”
                        Lòng từ bi và những con sâu cải.

                        Ra khỏi những khoảng đường bụi bặm, con đường trước mặt dẫn đến những cánh đồng cải rộng mở xuống tận chân trời. Tháng ba, cải ra bông, vàng óng. Người Ấn Độ trồng cải để làm dầu ăn, cho nên có nhiều cánh đồng cải dài tiếp nối đoạn đường chúng tôi đi qua.

                        Xe rẽ vào một quán nước. Quán không lớn lắm, nhưng chỗ đậu xe thì thênh thang, nằm kề bên những cánh đồng hoa cải xanh ngắt. Màu cải vàng non tiếp nối với màu xanh da trời làm nên một bức tranh êm đềm. Xa xa, một đám lều tranh nằm khuất sau những con đường đê uốn khúc quanh co. Mấy đám trẻ con đi từng tốp năm, ba đứa đang cắm đầu chạy băng băng qua những lối đi khô cằn. Chúng nó đang nhanh chân để nhập bọn với một bầy trẻ hơn hai chục đứa đang ngồi sẵn trên một rìa đất trống, đầy rác. Dưới ánh nắng chang chang, lũ nhỏ ngồi xếp hàng ngang. Đứa nào đứa nấy đen như cục đất. Một người đàn ông cầm cây chổi dài, la hét bọn nó. Một người đàn ông khác thìđang lom khom làm gì đó.



                        Đám trẻ bám theo xe xin bố thí

                        Có ai nói, mấy người trong đoàn của hai chiếc xe buýt tới trước chúng tôi đã đưa tiền nhờ hai người đàn ông trong quán này phát cho tụi nhỏ. Dường như tiền đã phát hết rồi mà lũ nhỏ vẫn chưa chịu đi, người đàn ông hung hãn cầm chổi quơ đuổi. Mỗi lần cây chổi quơ lên, lũ trẻ chạy tán loạn. Nhìn những cái dáng nhỏ nhoi, hỗn loạn của chúng chập chờn trong ruộng cải xanh, tôi không khỏi bàng hoàng. Sao mà giống quá! Y hệt một bầy châu chấu nhỏ đang bị người ta xua đuổi. Y hệt một bầy sâu đen, bám trên những đọt cải non. Y hệt như một bầy gì đó..., rất nhỏ nhoi, ...rất không phải là con người...

                        Tôi đã gặp nhiều đứa nhỏ như thế trong suốt cuộc hành trình. Từ New Dehli, Varanasi, Bodh Gaya, và Lumbini, Kushinaga. Mỗi lần xe ngừng lại, cả đám con nít và những người đàn bà ăn xin đứng bu ngay cửa, miệng niệm Phật vang rền thay cho lời xin xỏ bố thí. Họ lẽo đẽo theo chúng tôi hay đứng quanh cửa xe mà xoè tay, niệm Phật hoài cho tới khi xe lăn bánh. Trong đoàn, người nào cũng đổi sẵn cả trăm tờ giấy 20 rupees để cho ăn xin. Và trên xe tôi, có hai ni cô lúc nào cũng bố thí cho đám ăn xin. Một cô mặc áo xám, dáng người nhỏ bé. Cô kia cao hơn, mặc áo nâu. Cô mặc áo xám có giọng cười hoan hỉ, sảng khoái. Tôi nhớ mãi giọng cười giòn tan của cô mỗi khi lũ nhỏ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật!”. Cô ngồi ngay lối lên xuống, nên mỗi lần cửa mở và lũ trẻ ăn xin ùa tới, chìa tay, niệm Phật là ni cô mau mau móc túi, chồm cái thân hình nhỏ bé xuống phát cho mỗi đứa một tờ 20 rupees. Cô vừa cười, vừa chỉ xuống đường: “ Coi kìa, coi kìa, coi cái anh nhỏ đó kìa! Giỏi dễ sợ, niệm Phật vanh vách không vấp một chữ nào!... Ai dạy mà đứa nào cũng biết niệm Phật dzậy? Mà còn biết niệm Phật bằng tiếng Việt nữa chứ! Giỏi! Giỏi! Đã biết gieo duyên với Phật rồi! “



                        Bố thí cho trẻ em

                        Cô áo nâu lớn tuổi hơn, dịu dàng, kín đáo hơn. Mỗi lần bố thí, cô rảo bước lẹ làng đến bên người đó, dúi nhanh tờ rupees rồi nhẹ nhàng bước thật nhanh. Trên môi cô lúc nào cũng nở một nụ cười thật hiền. Và đôi mắt nâu đen lúc nào cũng chan chứa một biển từ bi.

                        Ông trưởng đoàn luôn nhắc nhở mọi người nên cẩn thận khi bố thí để tránh cảnh giành giựt, xô đẩy. Một hôm, Đại Đức Thích Trúc Thông Phổ chủ lễ cho đoàn dạy: “Hãy dùng trí tuệ để mà bố thí. Bây giờ mình cứ cho tiền mấy đứa nhỏ này hoài, tụi nó sẽ không thèm đi học nữa. Nếu nó bỏ học, mình cũng chịu một phần trách nhiệm đó.”

                        Sau đó, người bố thí cho đám người ăn xin cũng vơi bớt đi nhiều. Hai ni cô áo xám, áo nâu vẫn tiếp tục bố thí nhưng lặng lẽ hơn. Có lần, ở Câu Thi Na, tôi vừa bỏ tờ giấy bạc vào bình bát cho một người mặc áo sư thì ni cô áo nâu bước tới sau lưng. Môi cô nở một nụ cười rạng ngời. Cô cũng bỏ tiền vào bình bát cho người đó. Tôi và cô nhìn nhau, cả hai cùng cười. Bước đi bên cô, tôi bày tỏ: “Con biết ông đó là giả, nhưng con vẫn cho cô ơi! Cho vì nghĩ tới hình ảnh của Đức Thế Tôn, tay bưng bình bát ngày nào. Đối với con, hình ảnh đó là thật. Còn giả là chuyện của người ta!” Cô nhẹ mỉm cười, khoác tay tôi trong tay cô, bước từng bước chậm rãi. Nắng chiều trải vàng bước chân. Cô vừa đi vừa đọc nho nhỏ bài kệ của Long Thọ Bồ Tát:

                        “Các pháp do nhân duyên sinh
                        Ta nói đó là Không
                        Cũng gọi là Giả danh
                        Cũng là nghĩa Trung đạo”.



                        Trẻ ăn xin khách hành hương

                        Lòng đầy cảm khái, tôi muốn nhắc đến Tam Đế của Thiên Thai Trí Giả. Nhưng nhìn vào nét mặt an nhẫn của ni cô dưới những tia nắng chiều dịu dàng, tôi chẳng thấy một đế nào cả, nói gì đến ba nên lại thôi.
                        Last edited by viet11; 20-03-2012, 11:03 AM.
                        Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                        Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                        ............



                        Can't Live Without...hehe...


                        Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                        Comment


                        • #27

                          Khách hành hương đảnh lễ tại Bồ Đề Đạo Tràng

                          Chúng tôi đến khu vực Bồ Đề Đạo Tràng vào giữa trưa. Ông trưởng đoàn đã lo cho mọi người chỗ tạm trú ở một khách sạn nhỏ bên kia đường của đạo tràng. Theo lịch trình, cả đoàn ở lại khách sạn này năm đêm.
                          Mỗi ngày khi trời chưa sáng tỏ, chúng tôi cùng quý tăng, ni vào đạo tràng để đảnh lễ, tụng kinh. Chiều thì đi thăm viếng mấy chùa và có lần đi phát quà. Thường thường, trước khi vào đại tháp; ông bà chủ đoàn, chuẩn bị sẵn tràng hoa cho mỗi người để cúng Phật. Cô con gái nhỏ bé nhưng rất tháo vát của ông bà thì lo việc quay phim, làm thành CD cho mỗi chuyến đi, phát cho mọi người. Trước khi ghi tên, dù không xem CD nhưng tôi nghe kể là hình ảnh trong CD của chuyến hành hương năm 2010 rất đẹp và sạch sẽ. Suốt cuộc hành trình, mỗi lần đến những chỗ cần quay phim, ông trưởng đoàn luôn miệng nhắc nhở bà con mặc áo lạnh bên trong áo tràng để quay phim cho đẹp. Trời buổi sáng rất lạnh. Mỗi người mặc hai, ba cái áo ấm bên trong, ngoài mặc áo tràng nên người nào trông cũng mập mạp, tròn quay. Một vị kia chỉ mang theo cái áo jacket màu đỏ, áo dày nên không thể mặc bên trong áo tràng. Có hôm, cảm thấy xốn xang vì đã vài lần được nhắc nhở là cái áo màu đỏ của mình vô phim không đẹp nên chị bỏ hàng, không theo chúng tôi đi nhiễu ba vòng mà ra ngoài ngồi một mình, chờ cả đoàn.



                          Trên đường vào Đại Tháp

                          Thường khi chúng tôi vào đại tháp khi trời còn chưa sáng nên hàng quán hai bên đường đều đóng cửa. Xế trưa khi trở ra thì kẻ mua, người bán tấp nập và những người ăn xin thì bám riết theo chúng tôi. Người ta bán đủ loại tràng hạt, chuông, bồ đoàn, hình tượng và vô số khăn áo. Khăn quàng cổ và những chiếc sari sặc sỡ là những món hàng quốc hồn quốc túy của xứ Ấn. Khăn thì nhiều loại vô cùng, giá nào cũng có, từ 70 rupees cho đến 2,000 rupees. Vì rất khó phân biệt, nên việc chọn khăn cũng là một nghệ thuật. Theo như lời giải thích của một người bán hàng tốt bụng thì khi chiếc khăn lụa được vò thành một đụn, từ từ bung ra chứ không nằm yên một đống mới là hàng lụa quý. Điều bực mình nhất là mua bất cứ món gì cũng phải trả giá. Bởi giá cả thì trời ơi đất hỡi, không biết đâu mà mò vì nói thách. Đưa giá 700 rupees, nhưng có người trả 200 cũng bán lẹ làng.


                          Đại Tháp

                          Trong tất cả những gian hàng, hình ảnh mà tôi cảm động nhất là những chú bé con ôm từng bó cỏ bồ đi bán. Cỏ thì bán được bao nhiêu? Không biết có còn ai trải cỏ để ngồi hay không và bây giờ ai mua cỏ để làm gì? Vì không thể đem cỏ qua cửa hải quan, nên tôi đành lượm một nhánh, ép vào sách mang về. Sau này qua những nơi khác, tôi mới biết chỉ có Bồ Đề Đạo Tràng có bán cỏ bồ mà thôi. Theo lời của ni cô Tâm Thảo thì giáo hội phật giáo của Thái Lan lo việc trang hoàng trong tháp chính, nơi có tượng Đức Thế Tôn. Mỗi ngày, ban chủ lễ đều thay y cho Phật. Phật tử có thể thỉnh ba y này tại đây.

                          Hồi tưởng lại những nơi mà tôi đã đi qua trong đoạn đường 24 ngày, Bồ Đề Đạo Tràng là nơi đã để lại trong lòng tôi một dấu ấn sâu đậm nhất. Không thể tưởng tượng ở một nơi mà mới đặt bước chân đầu tiên đi xuống những bậc tam cấp vào đại tháp, chưa thấy gì hết, chưa nghe một lời kinh hay một tiếng chuông mà toàn thân tôi rúng động, nước mắt tuôn rơi. Mỗi bước chân đi là mỗi một bước trở về với con người của chính mình. Trở về trong niềm hân hoan, vui sướng khôn xiết. Không thể tưởng tượng trên thế gian này có một đạo tràng mà những người con Phật từ khắp nơi trên thế giới về quỳ xuống, cùng cúi đầu đảnh lễ, cùng cúng dường những phẩm kinh bằng những ngôn ngữ khác nhau. Nơi đây, Đức Thế Tôn đã trở thành bậc Chánh Đẳng, Chánh Giác. Nơi đây, lời kinh chẳng bao giờ ngừng. Nơi đây, trời đất giao hòa và chư thiên như lúc nào cũng hiện diện chung quanh.

                          Bước vào trong đạo tràng, là bước vào một thế giới khác. Một thế giới mà tất cả đều hoà đồng, từ ngôn ngữ, màu da cho đến không gian và cây cỏ. Những người phật tử áo trắng, áo vàng, áo nâu, áo xám hay áo đỏ đi từng đoàn vào lễ Phật. Họ cầu nguyện hay cúng dường những câu kinh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Họ tu theo những pháp môn khác nhau. Họ hành lễ khác nhau. Người thì quỳ lạy. Kẻ thì gục đầu hay lạy dài, “gối quỳ, đầu chấm đất.” Nhưng tất cả năm màu áo ấy, những pháp môn ấy, những lời cầu nguyện, những cái lạy đều mang một ý nghĩa chung, đều hướng về chánh pháp. Như những con sông cùng đổ ra biển vậy.



                          Bàn thờ Bồ Tát Quán Thế Âm

                          (Nghe truyền rằng rất linh ứng, những ai đến đây đảnh lễ và có ướcnguyện gì thì đứng cuối bậc thềm, nhắm mắt bước tới trước, nếu tới đượcngay dưới chân Ngài và hai tay sờ được chân tượng thì lời ước nguyệnđược chứng giám).

                          Ở nơi đây cũng có một số thanh thiếu niên mặc áo sư Tây Tạng trà trộn vào bên trong để xin tiền. Có những người lính canh thỉnh thoảng chìa ra những bó lá bồ đề dấu sẵn trong túi, mời mọc người mua. Dĩ nhiên cũng có những sự lừa lọc mua bán dưới mọi hình thức như ở bất cứ nơi nào có sự hiện hữu của những tín đồ ngoan đạo với lòng tin tôn giáo. Cũng nơi đây, người ta đã cố thương mãi hoá khu thánh tích này dựa vào đức tin chân thành của người phật tử. Nhưng không hiểu sao, điều lạ lùng mà tôi cảm nhận mạnh nhất là không có bất cứ một thứ ô trược hay những kẻ ô hợp nào có thể mảy may làm tổn thương đến cái uy nghiêm của khu thánh địa này. Giờ viết lại những dòng chữ này, tôi vẫn còn nhớ lại cái cảm xúc lạ kỳ của những lần ngồi tĩnh tọa dưới bóng mát của gốc linh mộc, những lần đảnh lễ dưới chân tượng Bồ Tát Quán Thế Âm hay những đêm bỏ đoàn cùng một chị bạn đồng hành, vào trong đại tháp ngồi giữa những lời kinh râm ran... Ở nơi thánh địa này, tôi đã gặp một vị ni cô trẻ trì tụng kinh Pháp Hoa nhiều năm. Tụng một chữ là quỳ lạy một chữ. Tôi đã gặp một nhà sư khổ hạnh, Việt Nam. Y áo cũ mèm, đi chân đất. Hai gót chân đều nứt nẻ, dơ dáy nhưng lòng từ bi thì toả sáng như hoa trăng. Tôi đã gặp một ông Mỹ già, quê ở tận Texas, ngồi xe lăn, tay chân lở loét, một mình tìm đến Bồ Đề Đạo Tràng. Với sự giúp đỡ của nhà sư Việt kia, mỗi ngày ông được hai chú nhỏ đẩy xe lăn quanh đại tháp để cầu nguyện. Ở nơi đây, tôi có cảm tưởng như ngay cả những sỏi, đất hay những chiếc lá bồ đề đều có tri thức. Và khi bất cứ một chiếc lá bồ đề nào rơi xuống, lá đều biết vì sao mình rụng, và rụng cho ai.

                          Những hạt đậu biết nhảy


                          Những ai đã là phật tử thì hẳn không xa lạ gì với bài học “Những hạt đậu biết nhảy”. Bài học dạy về sự nhất tâm, mối then chốt trong việc trì tụng. Nhất tâm đem đến sự cảm ứng cho người xưng táng. Câu chuyện, “Những hạt đậu biết nhảy” cũng dạy về lòng từ bi của một cao tăng, biết dùng phương tiện quyền xảo tiếp dẫn chúng sinh, khế cơ, thí pháp và tuỳ theo căn cơ mà tế độ.

                          Chuyện kể rằng, có một cao tăng trong một chuyến du hành, ngang qua một làng kia. Từ trên dốc cao nhìn xuống những mái nhà tranh, Ngài nhìn thấy một mái nhà có lớp hào quang tươi đẹp bao quanh. Kinh ngạc, Ngài bèn rảo bước tới túp lều đó mong tìm gặp người có đủ phước báu, một chân nhân có những hào quang toả sáng kia. Đứng trước mái tranh xơ xác, Ngài gặp được người chủ nhân, một bà lão nghèo chuyên trồng đậu để sống qua ngày. Hỏi ra thì bà chẳng có phép tu gì, lại còn không biết chữ. Nhưng với lòng thành cầu Pháp, có người đã dạy cho bà câu “Án Ma Ni Bát Di Hồng” để bòn chút phước báu. Để tự kiểm soát mình, bà cụ lấy chén đậu để trước mặt. Nhủ lòng, mỗi lần niệm xong một câu là lấy một hột bỏ vào cái chén không kế bên. Tuổi già, quên trước quên sau, thay vì “Án Ma Ni Bát Di Hồng”, bà cứ “ Án Ma Ni Bát Di...Vàng” mà niệm. Cứ như thế, bà niệm nhuần nhuyễn bằng một tấm lòng thành, không phút xao lãng. Thời gian sau, mỗi lần bà niệm xong một câu là một hạt đậu tự động nhảy qua chén bên kia, cho đến hột cuối cùng. Nghe kể xong, vị cao tăng đó liền kêu lên: “Ôi bà lão đáng thương ơi! Cụ đã niệm sai rồi! Từ đây trở đi phải niệm “Án Ma Ni Bát Di Hồng” chứ đừng có “Án Ma Ni Bát Di...Vàng nữa cụ ơi!”


                          Linh Mộc - Cội Bồ Đề, nơi Đức Phật ngồi thiền định

                          Tiễn khách ra cửa xong, bà cụ lại niệm Phật tiếp. Vị cao tăng hoan hỉ lắm khi nghe tiếng “Án Ma Ni Bát Di Hồng” xướng lên. Leo trở lên con dốc cao đầu làng, nhìn ngoái lại thì Ngài mới giật mình vì thấy những ánh hào quang của bà lão kia đã tắt lịm. Chợt hiểu ra, Ngài tất tả, băng xuống con dốc cao, gõ cửa, và kêu rằng: “Này cụ ơi! Người sai là bần tăng đây. Xin cụ hãy niệm “Án Ma Ni Bát Di Vàng” như trước đi!” Dĩ nhiên, bà lão lại vâng lời, niệm “Án Ma Ni Bát Di Vàng” như cũ. Và khi vị cao tăng đó leo tới trên đầu dốc và nhìn ngoái lại thì ánh hào quang đã trùm phủ căn nhà của bà lão đó như trước.

                          Một hôm, trưởng đoàn cho biết là quý thầy, đại đức Thích Trúc Thông Phổ của thiền viện Trúc Lâm Tuệ Quang sẽ làm chủ lễ cho buổi “nhắp kéo” và quy y cho những ai muốn tham gia vào ngày mai, dưới tán bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng. Nhiều người trong đoàn là đệ tử của thầy Thích Thanh Từ, có người tu theo Tịnh độ, Mật tông và cũng có hơn chục người chưa từng quy y, vội vàng ghi tên. Với nhiều người trong đoàn, đây là một mối duyên lành không dễ gì có được dù trong nhiều kiếp tìm cầu. Theo như lời giảng của quý tăng, ni; lễ “nhắp kéo” là một buổi lễ tuyên thệ. Dưới sự dẫn dắt của quý tăng ni, người phật tử phát nguyện đoạn một lọn tóc và nguyện khi hội đủ duyên lành trong đời này hay đời sau thì sẽ xuống tóc đi tu. Được tham gia một buổi lễ như vậy dưới cội bồ đề, nơi chư Phật quá khứ, chư Phật vị lai đều thành đạo ở đây nên nhiều người rất hoan hỉ. Ai chưa quy y thì làm lễ quy y. Ai muốn nhắp kéo thì được toại nguyện. T. một cô bạn trong đoàn của tôi vui mừng lắm. Trong chuyến xe của tôi, T. là một người linh hoạt nhất. T. có nụ cười rất đẹp, lúc nào cũng nở rộ trên môi. Tôi đặc biệt thương mến T. vì tính tình T. thẳng thắn, hay giúp đỡ người trong đoàn. Suốt quãng đường dài mệt mỏi, T. chia sẻ từng viên thuốc cho những ai cần đến. Cơm cũng chia. Áo cũng chia. Giày cũng chia luôn. Lúc nào T. cũng có sẵn vitamin hay kẹo để tiếp tế cho mọi người và miệng thì mau mắn: “Mời bác, mời cô, mời chị ăn chút vitamins hay chút kẹo để lấy sức!”. Giấy ghi tên vừa đưa tới, T. mau mắn ghi tên cho mình và ông chồng (lúc đó không có mặt). Viết xong, còn hối tôi viết tên xuống cho mau.

                          Tờ mờ sáng hôm sau, chúng tôi tụ họp lại ở phòng tiếp tân của khách sạn, chuẩn bị vào đại tháp. T, buồn buồn báo tin là hai vợ chồng cô đã rút tên ra. Tôi kinh ngạc, vì hôm qua cô bạn của tôi là người hăng hái tham gia nhất. Tôi hỏi tại sao, vì sợ bạn có khúc mắc gì. Giọng T. nhẹ tênh: “Em không biết, em nghe mấy ổng xầm xì với nhau về chuyện thầy niệm: “Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni” thay vì “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni” nên mấy ổng thấy không thoải mái. Ông xã em muốn rút ra”. Tôi nóng lòng, nên nói: “Thì mấy ổng cứ vẫn niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” đi, nếu muốn. Ông xã T. thấy chưa sẵn sàng thì chờ dịp khác không sao, nhưng T. đã quyết định rồi, sao lại lấy tên ra?”. “ Ờ, em quen rồi chị ơi! Bao nhiêu năm trong gia đình phật tử em niệm sao thì bây giờ vẫn vậy. Còn chuyện xuống tóc thì đâu có được, em cũng muốn lắm! Nhưng đi hai vợ chồng mà! Đứa này đứa kia sao được.” Nói xong, T. vội vàng quay đi và tôi thì ngậm ngùi sắp hàng theo mọi người vào đại tháp.
                          Hình như chỉ còn khoảng hơn ba mươi người phát tâm quy y và làm lễ nhắp kéo. Xiêm áo chỉnh tề xong, cả đoàn theo quý tăng ni vào đại tháp nhiễu ba vòng và lễ Phật. Lễ xong thì trời cũng vừa hừng sáng, thầy Thích Thông Hạnh, phó viện chủ Trúc Lâm Thiền Viện Thường Chiếu tỉnh Đồng Nai, cùng thầy Thích Trúc Thông Phổ, phó viện chủ Trúc Lâm Thiền Viện Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc cùng quý tăng ni cùng chủ trì buổi lễ quy y và nhắp kéo cho chúng tôi dưới tàng cây bồ đề. Buổi lễ diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và đầy cảm động. Những sợi tóc nhẹ nhàng rơi xuống trong lời kinh trang nghiêm. Nhẹ nhàng. Như lời hứa trở về của những đứa con. Những lời hứa đã từng bị quên lãng trong muôn kiếp trôi lăn theo miếng cơm, manh áo. Và hôm nay, lời hẹn nguyện đó một lần nữa được nói lên với cả tấm lòng thành. Buổi sáng thật đẹp. Gió mơn man. Những chiếc lá bồ đề trên đầu réo rắt trong tiếng hót của lũ chim muông trong vườn, trong lời kinh vang vang, trong những khoảnh khắc giao hoà của trời đất. Một vài chiếc lá rơi xuống. Những chiếc lá bồ đề. Lá rớt trên vai. Lá nằm trên vạt áo. Những chiếc lá làm chứng nhân cho lời nguyện thề của những đứa con tha phương.



                          Bàn chân Đức Phật

                          Lễ xong, mọi người vui vẻ kéo nhau về khách sạn. Dõi mắt tìm, nhưng tôi không thấy T. đâu. Nhỏ Mắt Đen chạy tới bên tôi, la thất thanh, mũi đỏ như trái cà chua: “Trời ơi! Chị T. ơi! Mắc chứng gì mà khóc hù hụ quá trời! Hồi nãy đó! Lúc làm lễ quy y đó! Em khóc quá chừng luôn! Kỳ quá! Quê gì đâu! Em quỳ ở trển mà cảm tưởng như em là đứa nhỏ đang quỳ trước mặt cha mẹ, và bị cha mẹ rầy la vì ham chơi dzậy đó, chị ơi! Làm em tủi thân, khóc quá chừng luôn! ...Kỳ quá, em giải thích hổng được!”

                          Tôi cười: “Ừ, nhiều người khóc lắm!” Ni cô ĐH (mẹ của Mắt Đen) cười vui, nói: “Quy y rồi thì phải tập ăn chay nữa đó!”. Mắt Đen chẩu môi: “Gì? Con ăn chay giỏi lắm mờ!” Chỉ ni cô, Mắt Đen nói tía lia: “Chị biết hôn? Hôm nay em quy y nên “ngoại” dzui lắm! Ngoại cứ đòi... “độ” em hoài! Em đâu thích ăn mặn đâu! Nhưng mà chị T. biết sao hôn, tại ông chồng em hết trơn. Ăn chay được vài tháng là phải bỏ. Mỗi lần ra tiệm ăn là ổng cứ năn nỉ em ăn theo ổng với hai đứa nhỏ nên riết rồi em phải đầu hàng luôn.”

                          Rời đại tháp, chúng tôi về khách sạn để dùng bữa cơm trưa, và sau bữa ăn sẽ cùng đi viếng vài chùa gần đó. Khi tôi bước vô phòng ăn thì mọi người đã về đông đủ. Tôi đưa mắt tìm T. và thoáng thấy T. đang ngồi với một vài người khác. T. cũng nhìn thấy tôi, đưa tay chỉ một chỗ trống gần đó. Ánh mắt T. trầm ngâm. Nụ cười tươi thắm không có trên môi như mọi khi. Tôi gật đầu ra dấu cám ơn. T. cũng nhẹ gật đầu đáp trả...

                          Tôi bưng phần cơm của mình tới chỗ ngồi. Nhỏ Mắt Đen ngồi đằng xa, đưa tay vẫy vẫy. Ni cô Đ.H nhìn theo tay cô bé, mỉm cười vui vẻ. Một người ngồi trong bàn chào tôi, rồi cúi đầu niệm Phật trước khi ăn. Tôi cũng cúi đầu. Và nghe bên tai lời kinh vàng vang vọng:

                          “Này, Vô Tận Ý! Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát nầy, dù vào lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ tát nầy được như vậy.”

                          Tôi ngước lên khi lời kinh vừa dứt...

                          Và có lời thưa rằng:

                          Kính bạch thầy, bạch quý tăng ni cùng quý chư tôn đức,

                          Qua lời Phật dạy trong phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa nói trên, ai dám không tin danh hiệu Phật chính là câu thần chú?

                          Ôi!

                          Án Ma Ni Bát Di Vàng!

                          Án Ma Ni Bát Di Xanh!

                          Ôi!

                          Mô Bụt!

                          Ôi!

                          Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

                          Ôi! Thương thay!!! Hôm nay ở tại Bồ Đề Đạo Tràng này có một người phật tử không thể phát lời thệ nguyện. Niềm tin tắt lịm. Nụ cười tắt lịm. Tắt lịm. Như ánh hào quang của bà lão trồng đậu trong truyện vậy, bạch thầy!...

                          Hoàng thị Bích Ti
                          Last edited by viet11; 22-03-2012, 12:06 PM.
                          Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                          Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                          ............



                          Can't Live Without...hehe...


                          Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                          Comment


                          • #28
                            CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA


                            Hôm nay là ngày 12-3-2011, mọi người thức dây thật sớm để sửa soạn cho một ngày dài về lại New Delhi. Không khí ban mai se lạnh nhưng trong lành, chúng tôi ra ngoài sân khách sạn cố hít thở những làn không khí tươi mát trên núi cao cùng ngắm nhìn khách sạn và cảnh vật xung quanh lần cuối.

                            Rời khách sạn Hoàng Gia để xuống bến xe bus khi trời vừa ửng sáng. Đoàn xe con uốn lượn qua những con đường hẹp ven sườn núi để lại đằng sau thành phố trên cao. Thôi giã từ Dharamsala, giã từ Đức Đạt Lai Lạt Ma, đấng thánh thiện tôn quý, giã từ những người anh em Tây Tạng lưu vong vẫn đang mong chờ ngày trở về cố hương bên kia dãy núi.

                            Hôm nay xe chạy vào ban ngày nên chúng tôi được ngắm nhìn cảnh núi rừng, những đỉnh núi tuyết xa xa cùng phố xá hai bên đường. Cuộc hành trình, theo dự kiến sẽ kéo dài từ sáng sớm đến tối mịt mới tới New Delhi.

                            Đoàn xe đi qua nhiều thị trấn nhỏ nghèo, nhà cửa đơn sơ, lụp xụp, cánh đồng đất đai khô cằn. Chúng tôi thấy vài ngôi nhà xây dở dang. Nghe nói đời cha không đủ tiền xây, để lại đời con tiếp tục và cứ như thế, một ngôi nhà có thể vài đời mới xây xong. Thỉnh thoảng lại thấy những người phụ nữ Ấn với hai bàn tay trần ngồi trộn phân bò với rơm làm thành từng bánh, phơi khôi để nấu bếp thay than đá hay dùng để đắp lên tường nhà làm vật cách nhiệt. Nơi xứ này bò, chó và người cùng nhau chung sống hòa bình.

                            Xe tiếp tục chạy, khi qua một thị trấn, chúng tôi thấy hai bên đường dân chúng đang đào mương đắp đất. Có những phụ nữ gầy ốm đội những thúng đất hay đá trên đầu làm những công việc nặng nhọc, trông rất vất vả. Hình ảnh này chúng tôi cũng thấy ở nhiều nơi khác trên đất Ấn. Tuy có một điều làm tôi nhớ mãi là cho dù bất cứ nơi đâu, đi dạo ngoài đường phố, đi làm việc đồng áng, công trường xây cất hay đi ăn xin, phụ nữ Ấn Độ cũng đều mặc trang phục sari truyền thống mầu sắc sặc sỡ.

                            Trời xế trưa, đoàn xe dừng lại ở một quán ven đường. Một người trong đoàn vừa cười vừa nói: “lại vào nhà hàng năm sao nữa rồi, bà con ơi mang theo mì li vào sắp hàng mua nước sôi….” Chúng tôi ai cũng cười, mặc dầu vừa đói vừa mệt.



                            Sau bữa ăn trưa chúng tôi tiếp tục lên đường về New Delhi, đi ngang qua thành phố Chandigarh, một thành phố khá lớn, khang trang, sạch sẽ mà tour guide cũng như người tổ chức không hề cho biết sơ qua về thành phố này. Nhưng trong xe có một cô Phật tử từ Canada đã từng đến đây du lịch cho biết Chandigarh là một thành phố kiến trúc mang dáng dấp quốc tế, hiện đại, dân số gần một triệu người mà đa số người mang họ Singh theo đạo Sikh [1]. Hai bên đường có những ngôi đền của đạo Sikh to lớn tráng lệ. Ông Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn hiện nay cũng xuất thân từ thành phố này. Nghe nói thành phố có ba cái nhất, số người biết chữ nhiều nhất, có lợi tức đầu người cao nhất và sạch sẽ nhất ở Ấn Độ. Thành phố lại có luật cấm hút thuốc lá và sử dụng bao plastic đựng đồ nhằm tránh gây ô nhiễm môi sinh.

                            Một người bạn hỏi tôi, chị thấy Ấn Độ chưa và có gì khác giữa Dhramsala và New Delhi? Quả thật một câu hỏi khá bất ngờ. Về xứ Ấn, thấy thì thấy rất nhiều trong suốt cuộc hành trình hơn 20 ngày qua nhưng chỉ thấy nhiều cảnh nghèo khổ cơ cực của người dân Ấn. Còn sự khác biệt giữa Dharamsala và New Delhi! Có chứ! ở Dharamsala, tôi chưa thấy một người Tây Tạng nào đi ăn xin hay ngủ ngoài hè phố, có thể vì thời tiết trên núi cao chăng? Ngược lại ở New Delhi và những nơi tôi đã đi qua, gặp rất nhiều những phụ nữ bồng bế con, các người già nghèo khổ cùng các trẻ em đi ăn xin. Những em bé này đều ở trong độ tuổi cắp sách đến trường, thân thể gầy yếu, quần áo lôi thôi lếch thếch vây quanh những người hành hương cố xin tiền. Đa số họ đều thuộc câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, phát âm bằng tiếng Việt rõ ràng. Nhìn chúng, tôi thật thương cảm, không biết tương lai các em rồi sẽ thế nào? Tôi tự hỏi những người dân quá nghèo khổ như thế, việc kiếm sống hàng ngay cũng đã khó khăn, làm sao có cơ duyên học hỏi đạo pháp để chuyển hóa nghiệp lực, cho nên nghèo quá hay giầu quá cũng khó tu. Và nước Ấn Độ một cường quốc với hơn một tỷ dân, sở hữu bom nguyên tử, tầu sân bay và hỏa tiễn bắn tầm xa lại là một nước nghèo đến thế sao? Hay có lẽ những điều tôi thấy biết chỉ là một phần nhỏ mà không phải là toàn cảnh của xứ Ấn.



                            Trong suốt cuộc hành trình dài khoảng tám ngàn cây số vừa qua, ngoài hai chuyến xe lửa đêm, còn lại chúng tôi đi toàn bằng xe buýt, việc di chuyển rất vất vả và mất quá nhiều thời giờ, một phần vì đường quá xấu, phần khác vì nạn kẹt xe. Khởi hành từ thị trấn Dharamsala khi trời vừa sáng mà mãi đến gần khuya mới về tới New Delhi. Điều đầu tiên, đập vào mắt tôi khi trở lại thành phố là New Delhi là bụi rác và đông người. Mặc dầu về đêm nhưng vẫn còn nhiều xe đủ loại tranh nhau trên đường phố. Thành phố ô nhiễm đến độ nhìn vào khoảng không chỉ thấy một màu mờ mờ dưới ánh đèn vàng. Không khí khó thở và ngột ngạt. Thật quả là nếu chưa đến New Delhi, chắc chắn khó mà tưởng tượng nổi một thành phố như vậy. Thành phố Sài Gòn có thể kết nghĩa anh em với New Delhi được.

                            Về đến khách sạn, tôi thấy mệt rã rượi cả người. Một ngày dài đã trôi qua từ lúc sáng sớm tới gần nửa đêm. Tôi thầm nghĩ là chuyến hành trình khó nhọc đi Dharamsala đã qua rồi nhưng cũng may gặp được Đức Đạt Lai Lạt Ma và được ngài ban cho những lời dạy vô cùng quý giá để mang về thực hành trong cuộc sống, làm hành trang tu tập trong đời.



                            Thực tình mà nói, chuyến đi Ấn Độ nhiều vất vả nhưng cũng học được nhiều điều, nhất là được nhìn lại chính mình, xem trình độ tu tập, xem tâm buông xả của mình tới đâu khi chạm phải thực tế với những điều bất như ý từ những người bạn đạo hay từ những tăng ni trong đoàn. Ngoài ra còn ghi nhận được nhiều cảnh đời xót xa từ gần đến xa, từ khách sạn đến ngoài đường, ngoài phố. Bây giờ tất cả đã trôi qua như những giấc mơ.. Tôi thầm đọc bài kệ trong kinh Kim Cang [2], “Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng huyễn bào ảnh, Như lộ diệc như điện, Ưng tác như thị quán” và ….ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

                            ******

                            Sáng thức dậy thấy mọi người lục tục kéo hành lý ra quầy tiếp tân, biết là hôm nay là ngày cuối trả phòng để đi thăm bảo tàng viện và quảng trường India Gate rồi đợi đến chiều tối ra phi trường trở về Mỹ. Thế là hoàn tất chuyến hành hương Ấn Độ, Nepal và Dharamsala với nhiều kỷ niệm khó quên. Hơn ba tuần lễ đã thoáng qua, tuy không dài, nhưng cái bóng của thời gian ấy đã ghi đậm trong tâm tôi. Tôi có duyên may được đi trên những con đường mà đấng Thế Tôn đã đi qua trong cuộc hành trình của Ngài đi tìm con đường giác ngộ giải thoát cho chúng sinh. Tôi đã trở về thăm quê hương Ngài, chiêm bái Tứ động tâm, bốn thánh tích đã làm rung động trái tim nhân loại. Tôi và đoàn hành hương cũng được Đức Đạt Lai Lạt Ma trực tiếp khuyên nhủ rằng: “Đừng xem Đức Phật như một đấng tạo hóa thần linh đầy quyền năng sáng tạo, có quyền ban phước giáng họa cho muôn loài. Đừng cầu xin van lạy Ngài mà phải nỗ lực tinh tấn tự thân tu tập hàng ngày, nỗ lực phát triển tâm từ, tâm bi.”

                            Nếu Đức Phật có quyền năng thay đổi được nghiệp của chúng sinh thì Ngài không chờ được chúng sinh lễ lạy mới cứu giúp. Ngài không thể vượt qua được quy luật nhân quả, nên đã dạy chúng sinh phải tự tu để chuyển nghiệp cho bản thân. Ngài cũng dạy chúng ta không nên quan niệm Đức Phật nơi sắc tướng bên ngoài, không nên quan niệm khi thấy được hình dung gọi là thấy Phật [3]. Phật không phải ở bên ngoài. Phật thật phải chính ở nơi bản tâm mình. Khi nào tâm mình lặng hết vọng tưởng, tâm thanh tịnh, tâm sáng suốt thì ngay đó Phật thật của mình mới hiện ra, khỏi cần tìm kiếm ở đâu xa.

                            Biết ơn Đức Phật thì phải hành trì lời Phật dạy: “không làm điều ác, siêng làm việc lành, tự thanh tịnh tâm.”[4] để bước đi trên con đường giác ngộ giải thoát.

                            Nói tóm lại, là Phật tử ai trong chúng ta cũng ao ước có được một lần về thăm quê hương Đức Phật, nếu chúng ta có được duyên lành và sức khỏe tốt đến tận Ấn Độ chiêm ngưỡng các thánh tích, được đi trên những con đường mà xưa kia Đức Phật đã đi qua là điều rất quý. Tuy nhiên, con đường trên mặt đất đó chỉ là hình tướng, hàng ngày có thể có cả ngàn người đi qua lại. Con đường mà Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta bước theo Ngài là CON ĐƯỜNG TÂM, cho nên những ai hành trì theo lời Ngài dạy, thì dù ở khắp bốn phương trời hay chưa từng tới Ấn Độ cũng vẫn được giác ngộ giải thoát, ví dụ như chư Tổ Thiền Tông: Đức Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Lâm Tế…, hoặc Tổ Trúc Lâm của Việt Nam.

                            Bích Phụng


                            [1] Trước tên của người Sikh Ấn Độ (đối với nam giới) thường mang dòng họ Singh (last name) khi rửa tội để theo đạo Sikh. Tập tục này có từ năm 1669. Ngoài ra, một số người dùng làm tên đệm (middle name) nhằm biểu hiệu hay có liên hệ đẳng cấp cao trong xã hội ở một số vùng lãnh thổ.
                            [2] Dịch nghĩa là: Tất cả các pháp hữu vi, sanh diệt / Đều như mộng huyễn, bọt, ảnh / Như sương mai, và cũng như ánh chớp / Hãy nên luôn quán chiếu như thế.

                            [3] Kinh Kim Cang: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”. Nghĩa là: phàm cái gì có hình tướng đều là hư dối, nếu thấy các tướng, chẳng phải tướng thật, chính đó mới thấy được Như Lai. Như lai là bất sanh bất diệt, còn các tướng đều sanh diệt hư dối không thật. Phật dạy, ngoài tâm mà cầu Phật đó là ngoại đạo.

                            [4] Câu kệ trong Kinh Pháp Cú: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo”.



                            Phụ nữ Ấn đang gặt lúa trên cánh đồng


                            Phụ nữ Ấn đang làm việc nơi công trường xây cất (đàn ông đâu nhỉ)




                            Quang cảnh phố đêm tại Delhi


                            Homeless bên đường phố


                            Cảnh ô nhiễm trên đường phố New Delhi vào ban đêm lúc chúng tôi trở lại thành phố
                            Last edited by viet11; 27-03-2012, 02:23 PM.
                            Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                            Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                            ............



                            Can't Live Without...hehe...


                            Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                            Comment


                            • #29

                              chỉ 12 ngày thôi mà mà đoành hành hương đi từ Miễn điện qua tới Ấn độ luôn

                              Thấy cuộc sống của người đân Châu á thấy nơi nào cũng cực khổ quả


                              tiếp luôn



                              Comment


                              • #30
                                Nguyên Văn Bài Viết Của whitesky View Post

                                chỉ 12 ngày thôi mà mà đoành hành hương đi từ Miễn điện qua tới Ấn độ luôn

                                Thấy cuộc sống của người đân Châu á thấy nơi nào cũng cực khổ quả


                                tiếp luôn

                                Hehe....bây giờ thàng 24 ngày rồi......vì họ trở lại và đi tiếp qua Ấn Độ....
                                Vì không sửa được đề tà..và cũng không muốm làm tread mới nên tiếp luôn....
                                Cám ơn WS ghé qua nha....
                                Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                                Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                                ............



                                Can't Live Without...hehe...


                                Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                                Comment

                                Working...
                                X