Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

12 ngày ở Miến Điện

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN DHARAMSALA

    Bích Phụng


    Tôi được biết đến Dharamsala từ lâu lắm và ao ước có một lần đến thăm, nhưng rồi chưa có dịp, ngày tháng trôi qua và tuổi đời mãi chồng chất, cho đến khi biết được có cuộc hành hương Phật Tích Ấn Độ và Nepal, kèm thêm chương trình đi Dharamsala do một người Phật tử bên Úc tổ chức với hai thầy lớn ở Việt Nam làm trưởng đoàn và phó trưởng đoàn, chúng tôi ghi danh tham dự. Cuộc hành trình ở Ấn Độ và Nepal 20 ngày và sau đó là Dharamsala 4 ngày. Tất cả di chuyển bằng xe lửa và xe bus. Chuyến đi 20 ngày ở Ấn Độ và Nepal rất dông dài, có thể nhớ mãi không quên, chúng tôi sẽ kể trong một bài khác. Bây giờ tôi xin kể về cuộc hành trình đến Dharamsala.

    Dharamsala cách New Delhi 514 km đường bộ, một chặng đường không quá dài, chỉ gần bằng đoạn đường Saigon - Tuy Hòa, cách một ngày xe hay đoạn đường Los Angeles – San Jose ở California, mất nửa ngày xe, nhưng chúng tôi đã phải vất vả mất 18 tiếng đồng hồ vừa đi vừa nghỉ mới tới nơi.



    Theo thông tin chúng tôi truy cập từ mạng Internet của Bộ Du Lịch Ấn Độ, từ New Delhi, du khách có thể đến Dharamshala bằng máy bay với sân bay cách Dharamshala 12km, hay bằng xe lửa tới nhà ga cách Dharamsala 85km, hoặc thông thường hơn bằng xe khách mất khoảng 8 giờ. Có ba chuyến bay hàng tuần và có nhiều chuyến xe khách khởi hành từ nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Tuy nhiên, theo một người đi trước kể cho chúng tôi biết họ đã đến Dharamsala bằng xe khách, xe khởi hành từ New Delhi lúc 6 giờ chiều, đến Dharamsala khoảng 6 giờ sáng hôm sau và chiều ngược lại cũng vậy, giá vé là 600 Rs. Về sau này chúng tôi mới biết có nhiều tour tổ chức đi bằng máy bay đến Dharamsala như thầy Nguyên Tạng bên Úc chẳng hạn.

    Sau bữa cơm tối ở Delhi, chúng tôi đã lên xe bus vào lúc 9 giờ đêm ngày 8 tháng 3 năm 2011 trực chỉ Dharamsala. Cả đoàn đi bằng 3 chiếc xe bus, tổng cộng 89 người. Một người bạn chúng tôi không đi, đã ra phi trường trở về Mỹ trong đêm và hai người bạn bên Úc quyết định bất ngờ không đi Dharamsala, chuyển hướng mua vé máy bay tự túc đi về Việt Nam.

    Mặc dầu di chuyển ban đêm, nhưng đoàn xe bus cũng phải mất khoảng hơn một tiếng đồng hồ mới ra khỏi thành phố New Delhi. Vì ban đêm nên chúng tôi chẳng thấy gì phong cảnh hai bên đường, chỉ cố nhắm mắt ngủ để gìn giữ sức khỏe sau 20 ngày vất vả với chuyến đi.

    Trời dần về khuya, hình như xe đang bắt đầu lên dốc, trong xe lại càng lạnh và có nhiều tiếng ho liên tục. Chị bạn ngồi hàng ghế trước tôi ho suốt đêm không ngủ được. Cứ khoảng hai tiếng đồng hồ tài xế lại cho xe dừng bên đường. Cậu phụ xe người Ấn ra dấu hiệu bằng cách đưa ngón tay út lên (dấu hiệu của người Ấn là đi vệ sinh). Thế là mọi người lần lượt bước xuống xe thoải mái. Bây giờ tôi mới hiểu ai đi qua Ấn Độ đều mắc phải cái “bệnh tiểu đường”.

    Trời sáng cả đoàn xe ngừng lại bên một quán ven đường để bà con nghỉ ngơi hay uống trà sữa hoặc cà phê sữa nóng. Được biết món trà sữa có tên gọi là Chai, một loại trà rất phổ thông ở Ấn và Nepal, là một hỗn hợp trà đen và sữa bò hoặc sữa dê có pha thêm một loại hương vị hình như là quế. Những ai “tự giác tự túc” mang theo thức ăn thì được ấm bụng sau một đêm ngồi dài người gật gù trên xe bus.

    Nghe anh tour guide ngưới Ấn nói từ đây trở đi mới bắt đầu đường đèo quanh co lên Dharamsala và khoảng chừng 3 hay 4 giờ chiều mới tới nơi.

    Thế là cả 3 xe cùng một lượt nối đuôi nhau bắt đầu leo đèo để lên thành phố núi Dharamsala. Đoạn đường dài nhất và xấu nhất đã qua trong đêm tuy nhiên từ đoạn này trở đi, mặc dầu không còn bụi bặm và ghồ ghề, nhưng đường đèo quanh co nguy hiểm với rất nhiều khúc quanh như cùi chỏ tay, tài xế vô ý một chút là kể như cả xe rớt xuống đèo. Có người yếu bóng vía không dám nhìn ra ngoài. Buổi sáng cảnh vật trên núi cao rất đẹp, nơi đây đặc biệt có loại thông, lá hơi khác với thông Đà Lạt, mang tên Tuyết Tùng Hy Ma (Himalayan Cedar), một loại cây mang dòng họ Deodara, nghĩa là cây của các vị Trời.

    Tọa lạc trên cao độ trung bình 1500 mét, Dharamsala nằm nép mình giữa những con đường quanh co và những triền đồi dốc thẳng. Không giống như Tân Đề Ly bụi bậm, nơi đây không khí trong lành, với bầu trời xanh và nhiều cây cối. Dharamsala thuộc tiểu bang Hamachal Pradesh ở miền cực Bắc Ấn Độ với nhiều đỉnh núi quanh năm tuyết phủ, được chính phủ Ấn Độ ấn định làm nơi cư trú cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người Tây Tạng lưu vong vào năm 1959 sau khi quốc gia Tây Tạng bị chính quyền Trung Cộng tấn chiếm. Ngày nay Dharamsala được thế giới biết đến như là một “Tiểu Lhasa” thủ đô của Tây Tạng lưu vong.

    Vì thành phố ở trên cao, xe bus không được phép lên, nên tất cả ba xe phải dừng nơi bến đậu. Hành khách và hành lý được chuyển qua các xe nhỏ, xe Jeep hoặc xe SUV để lên khách sạn cách đó vài khu phố và vài đoạn đường quanh co. Phải mất đến hơn một tiếng đồng hồ mới vận chuyển hết người và hành lý. Lúc xe vừa đến bến đậu, bất ngờ một trận mưa đá đổ xuống, bà con run lạnh vì không đủ áo lạnh mặc.



    Đến khách sạn khi trời đã về chiều. Mọi người vội vã vào phòng ăn dùng bữa cơm trưa đến muộn, sau đó nhận phòng, một số tăng ni và Phật tử được xếp phòng ở trên lầu, riêng chúng tôi và một số Phật tử khác được xếp ở tầng trệt và tầng hầm (basement). Được biết khách sạn mang tên “Dinh thự Hoàng Gia” (Royal Palace Hotel), bên ngoài trông đẹp đẽ và lịch sự, nhưng khi nhận phòng ai cũng hỡi ôi vì bên trong phòng tối tăm, nệm ẩm ướt và đầy bụi bặm. Hành lang và cửa vào phòng ở tầng trệt và tầng hầm ướt sũng nước, phòng vệ sinh tối tăm, nước chảy lênh láng. Ai cũng cảm thấy thất vọng, anh trưởng ban tổ chức nổi nóng lớn tiếng với người quản lý khách sạn, “đã điện thoại báo trước lúc 11 giờ sáng mà đến giờ này vẫn chưa dọn dẹp xong, làm ăn cái kiểu gì vậy…”. Mọi người bực mình bất mãn, có một chị trong đoàn cũng lớn tiếng phàn nàn cùng anh trưởng ban, nhất là khi biết rằng nơi đây không có hơi sưởi ấm và nước nóng.

    Có một số bà con không chịu ở đây, muốn tự ý đi thuê khách sạn khác và có một số khác tỏ ý muốn sáng mai tự thuê xe riêng trở lại New Delhi vì trên núi lạnh lại không có máy sưởi ấm, sợ không chịu nổi cái lạnh về đêm, rất dễ sinh bệnh. Nhưng rồi sau đó người quản lý khách sạn đồng ý giải pháp, ai không muốn ở khách sạn Hoàng Gia này thì được đổi qua khách sạn kế bên, được mô tả là đỡ hơn vì có nước nóng và có máy sưởi cá nhân để bàn. Còn những ai ở lại khách sạn Hoàng Gia, anh trưởng ban tổ chức hứa sẽ cung cấp một số túi bằng cao su chứa nước nóng để ôm ngủ cũng đỡ lạnh và có một số nhỏ máy sưởi cá nhân để bàn. Riêng chúng tôi, được xếp ở tầng trệt, khi trông thấy căn phòng mình ở cùng với bụi bặm và ẩm ướt thì thất vọng nhưng được hứa hẹn cung cấp một máy sưởi cá nhân để bàn vào tối nay, nên chúng tôi quyết định ở lại khách sạn này.

    Sau khi dùng cơm tối xong chúng tôi trở về phòng vào lúc 8 giờ, bà trưởng ban tổ chức đến xin lỗi và báo tin chỉ có bốn máy sưởi ấm cá nhân để bàn đã dành cho quý thầy và những người bệnh rồi. Biết nói làm sao hơn nên đành phải “hoan hỷ” chấp nhận thôi. Một người bạn trong nhóm chúng tôi đã mau mắn ra phố lúc ban chiều mua được một máy sưởi ấm cá nhân cũ tỏ vẻ hài lòng về quyết định của mình.

    Trời Dharamsala càng về khuya càng lạnh, tin tức thời tiết dự báo trên TV và Internet cho biết ban đêm xuống tới 6 độ C tức khoảng 42 độ F. Nhiệt độ trong phòng có lẽ cũng lạnh không kém, lại thêm mùi ẩm mốc, không biết làm sao ngủ qua đêm nay và đêm mai đây. Cũng may nhờ chiếc áo khoác của sư cô LQ cho mượn cùng với hai cái mền cũ của khách sạn, tôi nhắm mắt cố dỗ giấc ngủ và thầm mong trời mau sáng…

    Bích Phụng



    Đoàn đang uống trà sữa ăn sáng "tự giác, tự túc" tại một quán ven đường trước khi lên đèo. Đây là quán ăn sang trọng nhất trong suốt đoạn đường 514 km tên Hymalaya Food Corner


    Đây là nhà bếp của quán, tương đối sạch sẽ và lịch sự nhất trên suốt khoảng đường 514 cây số




    Nhà cửa trên triền núi san sát



    Đoàn đang chờ xe con tại bến đậu xe bus để lên khách sạn. Ngoài trờ đang mưa đá. Ai nấy đều mặc áo lạnh nhưng vẫn rét vì mưa núi


    Xe con đang tìm cách đi tới trên con đường qua phố (xe chạy bên trái như bên Anh Quốc)




    Đang đến một ngã rẽ


    Vào một con phố khác, khách bộ hành phải cẩn thận tránh xe


    Một khách sạn "luxury" trong khu plaza Á Châu
    Last edited by viet11; 24-03-2012, 10:59 PM.
    Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
    Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
    ............



    Can't Live Without...hehe...


    Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

    Comment


    • #32
      Bác cho mình ké mấy tấm hồi qua Ấn độ















      Xứ gì mà ngừ ở đâu ra peak hour đen nghẹt
      Ngay cả nước giếng bơm lên cũng chưa chắc là không có Ecoli
      Đi 1 lần thấy ớn , nhưng có dịp lại muốn trở lại BodhGaya nữa

      Comment


      • #33
        Mèn ngoài chừ Chùa chiền....Việt thấy miến điên vẩn còn sạch sẻ hơn Ấn Độ nhiều....lạ ột điều là họ ăn ở dơ như vậy mà lại là nước đông dân hàng thứ hai...và sắp sửa lên hạng nhất...!
        Cám ơn Akuna đả bổ túc thêm một số hình ảnh....
        Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
        Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
        ............



        Can't Live Without...hehe...


        Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

        Comment


        • #34
          THĂM HAI TU VIỆN NAMGYAL MONASTERY VÀ
          GYUTO TANTRIC MONASTIC UNIVERSITY
          Bích Phụng

          Hôm nay là ngày 10-3-2011. Thế là đã qua được một đêm ngủ trong cái giá lạnh của khách sạn miền núi. Sau khi dùng điểm tâm xong, chúng tôi sửa soạn lên đường đến viếng thăm ngôi chùa chính Tsuglakhang (Namgyal Monastery) thường gọi là chùa của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

          Không biết ban tổ chức cuộc hành hương có dự định trước là ngày hôm nay đoàn sẽ đi tham dự lễ không hay chỉ là đi viếng thăm chùa, nhưng khi đến đây lại trùng vào dịp lễ kỷ niệm lần thứ 52 ngày Đồng Khởi của nhân dân Tây Tạng dưới sự chủ lễ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Có một vài người bị bệnh không đi, muốn ở lại khách sạn.

          Không giống như ngày hôm qua khi chúng tôi mới đến Dharamsala được chào đón bằng một cơn mưa đá lạnh run, trời hôm nay rất đẹp, nắng ban mai chan hòa từng ngọn cây góc đá trong cái không khí se lạnh như Đà Lạt một sáng mùa Xuân. Đoàn xe chở chúng tôi đi ngoằn ngoèo qua nhiều con phố đông người mới đến nơi. Dường như hôm nay cả thành phố thức dậy sớm. Họ đi bộ đầy đường, họ đến tham dự lễ, họ sửa soạn đi biểu tình. Vào ngày này của 52 năm về trước, ngày 10 tháng 3 năm 1959, nhân dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa đã nổi dậy chống lại cuộc xâm lăng của quân đội Trung Quốc và bị thảm sát. Một tuần sau đó, ngày 17 tháng 3 năm 1959, vị lãnh đạo tinh thần và chính trị của xứ này phải nửa đêm rời Lhasa vượt núi vượt đèo qua Ấn Độ. Đấy là đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 Tenzin Gyatso, mà những người theo Phật giáo Tây Tạng tin là hoá thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, một hiện thân của lòng từ bi. Từ đó, ngài đã thành lập Chính phủ Tây Tạng Lưu vong tại Dharamsala và chu du khắp nơi trên thế giới để truyền bá Phật Pháp.

          Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngoài cương vị lãnh đạo tinh thần, ngài còn là Quốc trưởng một quốc gia, nên việc ra vào tu viện, nhất là hôm nay đang diễn ra một buổi lễ lớn, rất là khó khăn. Cổng vào tu viện rất đông, chúng tôi phải xếp hàng một để các nhân viên an ninh và cảnh sát liên bang Ấn khám xét như khi đi vào các phi trường quốc tế. Chúng tôi không được đem bất cứ vât gì, kể cả máy ảnh, nên những hình ảnh kèm trong bài này là ảnh của văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma và của ký giả các hãng thông tấn, ngoại trừ những ảnh chúng tôi chụp bên ngoài tu viện.

          Đúng 9 giờ sáng, buổi lễ bắt đầu với đoàn nhạc truyền thống áo mầu rực rỡ, kèn trống lạ mắt từ bên trong khuôn viên văn phòng chính phủ đi tới. Họ chơi những bản nhạc truyền thống âm vang cao vút, không mang âm hưởng trầm buồn hay những âm điệu bi ai. Sau đó từ trong dinh Chính phủ Lưu vong, Đức Đat Lai Lạt Ma tiến ra cùng thành viên Nội các và Quốc hội Tây Tạng. Ngài được mọi người cúi mình chào đón và tiến về lễ đài.



          Sau nghi thức buổi lễ, trước cử tọa đứng ngồi chật kín cả sân tu viện, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đọc bài diễn văn dài 15 phút (được phát trước, in bằng hai ngôn ngữ Anh và Tạng). Ngài nói rằng ngài quyết định từ chức vai trò người lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây tạng và trao quyền lại cho người lảnh đạo do dân chúng bầu. Ngài đã chính thức đề nghị với quốc hội Tây tạng hãy tu chỉnh những gì cần thiết trong hiến chương cho người Tây tạng lưu vong phản ảnh quyết định của Ngài về việc giao trách nhiệm lại cho một người lảnh đạo được bầu lên. Ngài nói “Vào đầu thập niên 60, tôi đã liên tục nhấn mạnh rằng người Tây tạng cần một vị lảnh đạo, bầu cử tự do bởi người Tây tạng, một người mà tôi có thể trao quyền và hôm nay rõ là đã đến lúc chúng ta làm cho điều này trở nên có hiệu lực,” Quốc hội mới sẽ được bầu lại khi toàn thể nhân dân Tây tạng trên toàn thế giới đi bầu vào ngày 20 tháng 3 năm 2011 này.

          Trong buổi lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố ý định từ bỏ chính trị, ngài nhận được nhiều câu hỏi từ bên trong và bên ngoài Tây tạng hãy tiếp tục lảnh đạo. Ngài nói: “Ước muốn trao quyền của tôi không liên quan gì đến việc trốn tránh trách nhiệm. Điều này có ích lợi cho người dân Tây tạng về lâu, về dài. Không phải vì tôi chán nản.” Trước đây Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bày tỏ ý định từ chức, nhưng đây là lần đầu tiên Ngài công bố một cách chính thức và công khai ý định của ngài và mong người Tây tạng hãy chấp nhận quyết định này.

          GYUTO TANTRIC MONASTIC UNIVERSITY

          Sau bài diễn văn của Đức Đạt Lạt Ma chúng tôi lặng lẽ rút khỏi đám đông trong khuôn viên Tu Viện Namgyal và lên đường đi thăm Tu Viện Gyuto Tantric Monastic University của Đức Karmapa ở ngoại ô Dharamsala, ngoại trừ một số ít người trong đoàn ở lại nghe buổi họp báo sau buổi lễ hay cũng có thể họ không được báo trước là khi nào phải rời khỏi đây.

          Đường đi đến tu viện quanh co khúc khuỷu, chật hẹp và rất dốc, nằm bên dưới chân núi, xe phải lên dốc xuống đèo nhiều chặng. Cảnh vật hai bên đường trông thoáng đãng, thấp thoáng xa xa vài cây hoa đào ven triền núi bắt đầu nở hoa báo hiệu mùa Xuân đang trở về.



          Được biết trước đây tu viện Gyuto do đệ tử chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên Jetsun Kunga Dhondup sáng lập vào năm 474 ở miền đông Tây Tạng. Sau khi Trung Quốc tấn chiếm Tây Tạng vào năm 1959, tu viện được thiết lập ở Ấn Độ và hiện nay tọa lạc ở dưới rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, ngoại ô Dharamsala với 500 tu sinh và là một tu viện nổi tiếng chuyên nghiên cứu về thiền Mật tông, nghi lễ Mật tông, nghệ thuật và triết học Phật giáo.

          Hiện nay tu viện Gyuto được đặt dưới sự lãnh đạo của ngài Ogyen Trinley Dorje, một vị đạo sư lừng danh trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Ngài tên thật là Apo Gaga, sinh năm 1985 trong một gia đình du cư ở Lhatok, phía Đông Tây Tạng. Năm 1992, các đệ tử của Đức Karmapa thứ 16 theo chỉ dẩn mật trong Lá Thư Tiên Tri đã tìm ra Apo Gaga là Đức Karmapa thứ 17. Ngài là Lạt Ma cao cấp duy nhất được cả Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Trung Quốc công nhận là hóa thân của Đức Karmapa thứ 16.

          Rất tiếc khi đoàn đến đây lại không được gặp ngài Karmapa đời thứ 17 vì đã không xin hẹn trước, vị tri khách đã cho biết như vậy. Sau đó quý tăng ni và Phật tử lên chánh điện làm lễ Phật và thầy Thích Thông Phổ đã thay mặt đoàn cúng dường một số tịnh tài cho vị sư đại diện. Hiện nay, sau đức Đạt Lai Lạt ma thứ 14 thì ngài Karmapa đời thứ 17 là một trong những vị lãnh đạo tinh thần quan trọng nhất đối với người Phật tử theo truyền thống Kim Cương Thừa. Bất kể dòng phái nào cũng đều xem ngài như một vị Bồ Tát hoá hiện trong đời này để đem lại vô lượng lợi lạc cho vô lượng chúng sinh. Cũng giống như đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài Karmapa đời thứ 17 cũng được xem là hiện thân của đức Quán Thế Âm Avalokiteshvara.

          Sau khi thăm viếng chúng tôi đã ra về trong niềm tiếc nuối. Đã từ xa vượt vạn dậm đến đây mà không được gặp ngài, quả thật là thiếu duyên lành. Theo như tin tức báo chí đã loan tải trước đây, ngài Karmapa 17 có thể sẽ là người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trong ngôi vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng.

          Trên đường trở về khách sạn, chúng tôi thấy từng đoàn người đi biểu tình tuần hành trên đường sá gập ghềnh của Dharamsala để nhắc nhở thế giới về hiện trạng thiếu tự do của người Tây Tạng ngay trên quê hương của họ, hiện đang bị Trung Quốc cai trị và đồng hoá.

          Đến buổi chiều chúng tôi đi bộ thăm thác nước không xa khách sạn chúng tôi ở, một cảnh được cho là đẹp ở Dharamsala. Một số ít leo xuống chân núi, một số ít theo thầy Thích Thông Hạnh lên gần thác, cháu Tâm Hiền, người phụ trách quay video cho đoàn vác máy theo thầy. Riêng chúng tôi ghé vào một quán nước ven đường ngồi nghỉ đỡ chân ngắm nhìn cảnh núi trời bao la.

          Bất ngờ những đám mây xám từ đâu bay đến như chuyển mưa, chúng tôi vội bước nhanh trở về để tránh cơn mưa chiều bất chợt kéo đến. Thế là một ngày nữa trôi qua.

          Bích Phụng



          Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận:
          (Photo by: Dalai Lama Office, Norbu Wangyal/Phayul, Tibet Sun/Lobsang Wangyal, AFP/Getty Images & Tâm Linh/TVHS)


          BUỔI LỄ KỶ NIỆM LẦN THỨ 52 NGÀY ĐỒNG KHỞI CỦA NHÂN DÂN TÂY TẠNG
          TẠI TU VIỆN NAMGYAL MONASTERY

          Quang cảnh ngoài đường trước cổng vào tu viện



          Dân chúng tụ tập: người vào tu viện dự lễ, người sửa soạn hàng ngũ đi biểu tình.


          Hai thiếu nữ Tây Tạng cầm cờ chờ giờ xuống đường.


          Không biết các chú tiểu chờ giờ xuống đường hay chờ vào tu viện dự lễ?




          Dân chúng càng lúc đến càng đông, chật hết đường đi đường vào tu viện.

          Quang cảnh bên trong khuôn viên tu viện nơi cử hành lễ










          Quang cảnh dân chúng đón chờ Đức Đạt Lai Lạt Ma trong khuôn viên tu viện.


          Đội rước kỳ đi trước, ban nhạc truyền thống đi sau cùng tiến đến lễ đài.




          Các thiếu nữ mặc y phục cổ truyền trong ban nhạc truyền thống đang hợp xướng bài quốc ca Tây Tạng.






          Đức Đạt Lai Lạt Ma đọc bài diễn văn.


          Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong Samdhong Rinpoche đọc diễn văn.


          Các thiếu nữ mặc y phục cổ truyền trong ban nhạc truyền thống đang hợp xướng bài quốc ca Tây Tạng (Ảnh: Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma)


          Đức Đạt Lai Lạt Ma đang đọc diễn văn (Ảnh: Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma)


          (Ảnh: Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma)


          (Ảnh: Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma)





          BÊN NGOÀI DÂN CHÚNG BIỂU TÌNH









          THĂM VIẾNG TU VIỆN
          GYUTO TANTRIC MONASTIC UNIVERSITY



          Bên trong chính điện tu viện


          Phía bên trái là tăng xá, bên phải là đại hùng bửu điện




          Đại hùng bửu điện, phía sau là dãy núi thuộc rặng Hy Mã Lạp Sơn
          Bài viết liên quan đến chuyến hành hương Phật tích Ấn Độ, Nepal và Dharamsala:
          Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
          Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
          ............



          Can't Live Without...hehe...


          Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

          Comment


          • #35
            VIẾNG THĂM ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
            Bích Phụng


            Hôm nay là ngày 11-3-2011, đoàn hành hương chúng tôi một lần nữa trở lại Tu viện Namgyal nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cư trú để cầu may gặp ngài vì ngày hôm qua đoàn chúng tôi không được gặp riêng ngài.

            Đến nơi, trong khi cả đoàn lên chính điện làm lễ Phật, chúng tôi đã cùng sư cô Liên Quý đến gặp vị chánh văn phòng để ngỏ lời thỉnh cầu được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng thay vì gặp vị chánh văn phòng, chúng tôi lại được viên chức phụ trách lịch trình tiếp khách hàng ngày của ngài. Ông cho biết chương trình hôm nay của Đức Đạt Lai Lạt Ma và cả những ngày sắp tới đều dày đặc vì nhiều vấn đề trọng đại của nhân dân Tây Tạng như cuộc họp khoáng đại của quốc hội Tây Tạng lưu vong sắp diễn ra vào ngày 13-3-2011. Viên chức này cho biết các khách và các đoàn hành hương từ phương xa muốn được gặp ngài phải làm cuộc hẹn trước ít nhất là 4 tháng. Rất tiếc đoàn đã không có văn thư xin hẹn trước, nên đã ba lần sư cô Liên Qúy thỉnh cầu đều bị khước từ. Tuy vậy, sư cô vẫn không nản chí, cố kiên nhẫn xin cho được gặp ngài vì ngày mai đoàn phải rời Dharamsala trở lại Delhi. Sư cô Liên Quý cũng cho viên chức ấy biết quý thầy cô và đoàn Phật tử Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới đang chờ đợi ngoài sân tu viện.

            Cảm nhận được sự tha thiết mong cầu của đoàn Phật tử Việt Nam, cuối cùng, viên chức này đành đồng ý sắp xếp thời giờ để đoàn gặp ngài vào buổi trưa. Họ phát cho chúng tôi mỗi người một lá đơn ghi danh, khi nộp lại cùng với Sổ Thông Hành (Sổ Hộ Chiếu) để làm thủ tục.



            Đến 11 giờ đoàn chúng tôi sắp hàng vào trong khuôn viên tư dinh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Được biết từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã cho đặc công giả dạng tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng lẻn vào khu vực này để ám sát ngài. Mặc dù họ không thành công trong âm mưu này, nhưng cũng đã sát hại vài vị Lạt Ma cao cấp của Tây Tạng, vì vậy việc kiểm tra an ninh rất cẩn thận. Chúng tôi từng người được phân chia nam nữ riêng, lần lượt đi qua hàng rào an ninh để khám xét và mọi vật dụng mang theo đều phải gửi lại ở đây. Sau đó chúng tôi tiếp tục chờ đợi. Khoảng 12 giờ trưa chúng tôi được ngài đón tiếp tại trước cửa dinh cùng với nụ cười giản dị và chân tình, vui vẻ chào đón mọi người.

            Ngài đích thân trao tặng cho mỗi người một bức hình tôn tượng đức Phật Thích Ca thờ tại Đại tháp Bồ Đề Đạo Tràng. Sau đó chụp hình chung lưu niệm với từng nhóm trong đoàn, do đoàn quá đông, và cuối cùng ngài nói một bài pháp ngắn khoảng năm phút.

            Mở đầu cho phần nói chuyện, Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi:

            - Các vị đều biết tiếng Anh phải không?

            Hầu như mọi người đều im lặng, nên ngài yêu cầu người thông dịch. Trưởng ban tổ chức đã nhờ một cô Phật tử trẻ tuổi đến cạnh ngài làm thông dịch viên. Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma ngỏ lời chào mừng đến các Phật tử Việt Nam đã không quản ngại từ xa đến đây thăm ngài, sau đó ngài nhắn nhủ với đoàn Phật tử Việt Nam là Đức Phật không phải là đấng tạo hóa sáng tạo ra muôn loài, Ngài là một con người bình thường, đã tu hành và đã giác ngộ viên mãn. Ngài khuyên các Phật tử nên thực hành Phật Pháp trong đời sống hàng ngày, luôn phát triển tâm từ bi đến toàn thể chúng sinh, nên đọc và thực hành kinh Bát Nhã, nhất là các chương nói về Từ Bi, Trí Tuệ, Ba La Mật Đa và Tính Không.

            Buổi tiếp kiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma chấm dứt lúc 12:30 trưa. Ai nấy đều muốn kéo dài thêm giây phút quý báu được nhìn, được nghe, được gần ngài mà người Phật tử Tây Tạng tin ngài là hiện thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhiều Phật tử cũng xem ngài như vị Phật sống, tìm cách đến gần ngài. Họ cố gắng đưa tay ra để được nắm tay hay chạm vào tay ngài và tỏ vẻ sung sướng hạnh phúc, nhất là những Phật tử Việt Nam ở trong nước, vì cho đến nay ngài vẫn chưa có dịp một lần đến Việt Nam giảng pháp, mặc dù ngài đã đi rất nhiều nơi trên thế giới.



            Phái đoàn hành hương hoan hỷ ra về, trong lòng không ngớt quyến luyến. Khi rời khỏi sân, chúng tôi được một vị Lạt Ma trao tặng mỗi người hai gói thuốc. Không biết những viên thuốc này được chế biến từ những nguyên liệu nào, chỉ nghe nói những gói thuốc này đã được các vị Lạt Ma chú nguyện vào đó khi thiền định, và nhờ năng lực chú nguyện này, nếu ai có niềm tin, uống những viên thuốc này sẽ khỏi bệnh.(Hình bên phải)

            Thật ra, bệnh cũng một phần hay nhiều phần do tâm tạo, tâm hết bệnh thì thân bệnh cũng hết. Ai trong giới y học đều biết cuốn sách “Nơi không có thầy thuốc”, bác sĩ David Werner kể: “Có lần tôi thấy một bệnh nhân nhức đầu dữ dội. Một phụ nữ đưa cho anh ta miếng khoai mài và bảo rằng đây là thuốc giảm đau rất mạnh. Anh ta tin lời, đã ăn nó và kết quả là khỏi đau nhanh chóng”.

            Theo bác sĩ Werner, trong trường hợp trên, yếu tố tâm lý của người bệnh đã được tác động để phát huy khả năng điều chỉnh của nó. Khi bệnh nhân được cho dùng một chất không phải là thuốc nhưng tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc thật thì có thể giảm bệnh. Đó là hiệu ứng Placebo của y khoa. Tuy nhiên, theo Phật Giáo, có những bệnh, có người chữa khỏi, lại có người chữa không khỏi, đó là do nghiệp riêng của mỗi người và cũng là kết quả của một quá trình gieo nhân thông qua thân, khẩu, ý. Vì thế muốn giảm hay khỏi bệnh chỉ có cách tự thân tu tập để chuyển nghiệp. Không ai có thể thay thế cho mình làm hết bệnh được, ngay cả đức Phật. Chúng ta còn nhớ một trong ba điều mà Đức Phật không làm được là Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh [1]…

            Chúng tôi là những người cuối cùng rời khỏi khuôn viên tư dinh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Người giữ an ninh đưa lại máy ảnh, không quên nói lời chúc chúng tôi lên đường trở về New Delhi bình an. “Vâng, sáng sớm mai chúng tôi sẽ trở về New Delhi và ngày hôm sau sẽ bay về Mỹ”. Tôi đáp lời.

            Nắng Dharamsala buổi trưa rực rỡ nhưng không nóng như New Delhi, như Varanasi, như Vaishali ở phía dưới đồng bằng xa xa kia. Có thể nói thời tiết nơi đây mát như thời tiết miền Nam Cali vào độ Xuân về.

            Thế là hết nửa ngày cuối ở Dharamsala.

            Buổi chiều là chương trình tự do đi phố mua sắm quà lưu niệm. Khách sạn chỉ có xe đưa ra phố nhưng phải chờ lâu, nên chúng tôi bước lần theo con dốc xuống đồi đón taxi.



            Xe đến bến đậu, chúng tôi tản bộ xem dân chúng buôn bán hai bên hè phố. Đường phố ở đây chật hẹp nhưng so với New Delhi tương đối ít bụi và rác rến. Hàng quán hai bên phố san sát nhau, lúc nào cũng đông người qua lại, kẻ vào người ra. Chen lẫn giữa dòng người đi lại trên đường phố là bóng dáng mầu y đỏ sậm của những nhà sư Tây Tạng. Đường phố chật hẹp lại đông người đi bộ, nên mổi khi có xe chạy đến, chúng tôi phải vội vàng né tránh. Chúng tôi thấy có rất nhiều tiệm đổi tiền và văn phòng lữ hành, chứng tỏ có rất nhiều người ngoại quốc đã đến đây. Hàng quán bán rau quả, thực phẩm và đồ lưu niệm cũng tương tự như các hàng quán ở những nơi khác trên xứ Ấn. Đa phần hàng lưu niệm mang nhãn hiệu “Made in China”, cũng có một số ít “Made in Việt Nam”. Cũng mừng cho dân mình đã xuất khẩu hàng hóa tới tận nơi đây.

            Đi bộ trên những con phố nhỏ này, chúng tôi không có ý định mua sắm gì, chỉ quan sát những người đi qua lại và những người bán hàng mà hầu hết là đàn ông, một số vừa bán hàng vừa lần hạt trì chú. Chúng tôi không biết những người Tây Tạng này, trong lúc bán hàng tâm của họ để ở đâu, nơi câu niệm chú hay nơi người mua hàng, nhưng nhìn nét mặt họ có nét an vui và thanh thản. Chúng tôi biết rằng người Tây Tạng có niềm tin chắc chắn vào sự tái sinh, và cuộc sống hiện tại này đối với họ cũng chỉ là một sự sửa soạn cho đời sống sau.

            Trở về khách san, một chị bạn đã kể lại vì là phụ nữ nên khi đón taxi hơi khó vì trên xe đã có những người đàn ông thì tài xế sẽ không cho phụ nữ ngồi chung xe.

            Bữa ăn tối chiều nay chúng tôi được ăn cơm nấu chín do chính sư cô Liên Quý đã đích thân xuống bếp nấu, vì hôm qua chúng tôi đã phải ăn cơm sống. Cảm ơn sư cô đã chăm sóc đoàn chu đáo. Riêng quý thầy lúc nào cũng được các Phật tử thân cận chăm sóc từng bữa ăn, hôm nay cũng thế, họ đã đi chợ mua rau củ tươi về để nấu mời quý thầy dùng vì âu lo cho sức khỏe quý thầy. Trong nhóm chúng tôi chiều nay nhiều người cũng bị ho và cảm, riêng tôi cũng thế bị ho và khản cả tiếng.

            Thế mà tôi cũng ở đây được ba đêm, ngày mai sẽ từ giã căn phòng nhiều bụi bặm và ẩm mốc cùng cái lạnh lẽo về đêm trên núi cao này.

            Bích Phụng

            (Ảnh bên trong khuôn viên tư dinh do Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma cung cấp - Ảnh bên ngoài: do Tâm Linh chụp)





            Cảnh phía ngoài tu viện và tư dinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp vào buổi chiều tối (Cổng bên tay trái là đường đi bộ, cổng bên tay phải là đường dành cho xe hơi chở tiếpliệu và khách của Đức Đạt Lai Lạt Ma



            Con đường hẻm cánh trái dẫn vào tu viện



            Quý thầy cô đang chờ vào tư dinh Đức Đạt Lai Lạt Ma: dẫn đầu là thầy Thích Thông Hạnh



            Quý Phật tử đang sắp hàng chờ đợi



            Đức Đạt Lai Lạt Ma đang lắng nghe xem có ai trả lời gì không khi ngài hỏi - Các vị đều biết tiếng Anh phải không?



            Đức Đạt Lai Lạt Ma đang trao tặng hình tôn tượng Đức Phật cho một Phật tử







            Quý tăng ni và Phật tử đang nghe ngài nói pháp



            Một vị Lạt Ma đang giải thích về hai gói thuốc vừa trao cho mỗi người - bên dưới là hình hai gói thuốc:

            BUỔI CHIỀU RA PHỐ



            Bến đậu xe taxi



            Một con phố tại khu phố chính ở Dharamsala



            Các tăng sĩ Tây Tạng đi dạo ở một con phố khác







            Hai chú bé đang chơi trước một quán ven đường vắng khách



            Chú thích (1):

            Ba điều dức Phật không làm được (tam bất năng):
            1) không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh.
            2) không thể độ người không có duyên với Phật pháp.
            3) không thể độ được hết thảy chúng sinh.
            Khi còn tại thế, Đức Phật nói Ngài không thể chuyển nghiệp của chúng sinh được, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình. Ngài cũng nói là không thể độ thoát cho những chúng sinh mà Ngài không có duyên độ họ, nên chúng sinh phải có nhân duyên tin vào Phật pháp, thực hành giáo pháp muốn được hóa độ thì mới được Ngài giúp. Phật không thể độ được hết thảy chúng sinh vì lời phát nguyện “độ chúng sinh” của các ngài chỉ có nghĩa là đem ngọn đèn Tuệ đi giáo hóa chúng sinh. Vì chúng sinh do nghiệp lực sâu dày, mây mờ che lấp, Phật đã chỉ dạy nhưng lại không chịu vâng theo lời mà tu hành, bản thân cứ tiếp tục làm chuyện ác, không biết được Chân lý để tự tu tự độ thì họ phải lãnh quả báo xấu, đúng theo quy luật nhân quả trùng trùng không bao giờ dứt.
            Last edited by viet11; 31-03-2012, 07:40 PM.
            Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
            Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
            ............



            Can't Live Without...hehe...


            Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

            Comment


            • #36
              Phái đoàn hành hương này có cơ duyên gặp được Ngài Đalai Lạt Ma.
              Cô Bích Ti viết thật sâu sắc , ai mà biết cảm nhận dễ bị...knocked out by her punch

              Comment


              • #37
                Nguyên Văn Bài Viết Của Akuna View Post
                Phái đoàn hành hương này có cơ duyên gặp được Ngài Đalai Lạt Ma.
                Cô Bích Ti viết thật sâu sắc , ai mà biết cảm nhận dễ bị...knocked out by her punch

                Cô Bích Ti còn viết rất nhiều truyện ngắn và dài hay...từ từ Việt sẻ post lên...!
                Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                ............



                Can't Live Without...hehe...


                Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                Comment


                • #38
                  ĐẾN ĐỂ THẤY, THẤY ĐỂ TIN:
                  LÂM TỲ NI NƠI PHẬT ĐẢN SINH
                  Tâm Diệu

                  Xuất phát từ Câu Thi Na vào khoảng xế trưa ngày 2 tháng 3 năm 2011, đoàn hành hương chúng tôi đã vượt biên giới Ấn Độ sang Nepal, nhưng mãi đến khi trời nhá nhem tối mới tới được chùa Hàn Quốc nằm trong vùng thánh địa Lâm Tỳ Ni, nơi mà chúng tôi sẽ ở lại hai đêm.

                  Qua ngày hôm sau chúng tôi đến thăm viếng vườn Lâm Tỳ Ni cách chùa Hàn Quốc khoảng 5 cây số.



                  Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nằm trên một ngọn đồi thấp dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa (nay là Kapilavastu) khoảng 25 cây số về hướng Đông, cách biên giới Ấn - Nepal 36 cây số và cách thủ đô Nepal Kathmandu 320 cây số. Nơi đây đã có một thời gian lâu dài bị lãng quên. Mãi đến ngày 1 tháng 12 năm 1896, tức là khoảng 2500 năm sau, hai nhà khảo cổ người Đức Alois A. Fuhrer và Khadga Samsher [1] mới khai quật và phát hiện tại nơi đây một trụ đá có ghi khắc sắc lệnh của vua A Dục (Asoka), mới biết đây là Thánh địa, nơi đản sanh Đức Thích Tôn. Trụ đá được các nhà khảo cổ dựng lại ngay trên nền nguyên thuỷ, và công tác khai quật, trùng tu và bảo trì Lâm Tỳ Ni bắt đầu từ đấy.
                  Khi chúng tôi tới đây quan sát thì thấy cột trụ đá có độ cao khoảng từ 5 đến 6 mét, đường kính khoảng nửa mét, được bao quanh bởi hàng rào sắt. Hiện vòng rào sắt cũng bị thời gian làm rỉ sét gần hết. Bên hàng rào, các Phật tử theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã khoác lên những lá cờ phướn nhiều màu rực rỡ, làm tôn thêm vẻ bình dị của chiếc cột trụ đá nhiều ngàn năm tuổi. Trên đầu cột trụ đá không có hình gì cả. Trên thân trụ có khắc 5 hàng cổ ngữ Brahmi và bên cạnh, phía bên dưới có tấm bia ghi bằng ba ngôn ngữ: Brahmi, Anh và Pali hay Ấn ngữ cho du khách xem


                  Tiếng Brahmi:

                  Devannapiyena piyadasina lajina-visativasabhisitena.
                  Atana-agacha mahiyite. Hida Budhe-jate sakyamuniti.
                  Silavigadabhicha kalapita silathabhe-cha usapapite.
                  Hida Bhagavam jateti Lumbinigame ubalike kate,
                  Athabhagiye ca.

                  Tiếng Anh: “King Piyadasi (Ashoka), beloved of devas, in the 20 year of the coronation, himself made a royal visit, Buddha Sakyamuni having been born here, a stone railing was built and a stone pillar erected to the Bhagavan having been born here, Lumbini village was taxed reduced and entitled to the eight part (only)”.

                  Cột trụ đá này chỉ rõ cho chúng ta biết chắc chắn chỗ này là nơi Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh. Đây là một phát hiện di tích có giá trị lịch sử sớm nhất còn lại đến ngày nay và đoạn văn khắc trên trụ đá có thể được xem là “bản khai sanh” của Thái tử Tất Đạt Đa, là một bằng chứng “sống” về sự kiện nhân vật có thực của lịch sử.



                  Bên cạnh cột trụ đá lịch sử này là đền thờ Hoàng hậu Maya (Mahadevi temple). (hình 9) Ngôi đền được xây dựng theo lối kiến trúc khá đặc biệt, không giống như bất cứ ngôi đền nào chúng ta từng thấy. Gọi là đền nhưng thực ra chỉ là bốn bức tường sơn mầu trắng bao quanh khu vực khảo cổ, rất đơn giản, cốt để che mưa, che nắng bảo vệ cho khu vực khai quật tránh bị hư hoại theo thời gian. Bên trong đền là những nền gạch xưa cũ đã được khai quật, những vết tích cổ xưa như phiến đá có in dấu của một bàn chân nhỏ do vua A Dục khắc in, được xác định là vị trí lúc Đức Phật đản sinh, được bảo tồn trong lồng kiếng chắn đạn (hình 10). Trên bờ tường gạch kế bên, cách mặt đất khoảng 3m là một bức phù điêu bằng đá mô tả sự ra đời của thái tử Tất Đạt Đa qua hình ảnh hoàng hậu Maya đang đứng với lấy một nhánh cây Vô ưu và đang hạ sinh thái tử. Mặc dầu bức phù điêu này không được các nhà khảo cổ xem là di tích lịch sử, nhưng nó có giá trị sử học theo cách nhìn của các nhà nghiên cứu sử Ấn Độ và Nepal. Họ cho rằng bức phù điêu này được thực hiện bởi vua Ripu Malla, một vị vua theo đạo Hindu, của Nepal vào đầu thế kỷ XIV. Vua Ripu Malla tin rằng hoàng hậu Maya là một hoá thân của nữ thần Hindu.

                  Về hướng nam của ngôi đền, cách không xa cột trụ đá, là một hồ tắm. Theo “Phật quốc truyện” của Ngài Pháp Hiển đến Ấn độ khoảng thế kỷ thứ V SCN chép như sau: “Phu nhân nghỉ chân tại vườn Lâm Tỳ Ni, tắm trong một hồ nước trong xanh và mát. Sau khi tắm gội xong bà đi dạo trong vườn khoảng hai mươi bước chân, tay vin vào nhánh cây Vô ưu quay về hướng đông và hạ sanh Thái tử.” Cạnh hồ tắm là cây bồ đề mà trước đây là cây Vô ưu.

                  Bên cạnh cây Bồ đề, hồ nước và đền thờ hoàng hậu Maya là một dãy nền móng gạch đỏ nằm trong khuôn viên hình chữ nhật, đó là di tích Tu viện Lâm Tỳ Ni. Di tích được xác nhận có bề dày lịch sử từ khoảng thế kỷ thứ 3 hoặc thế kỷ thứ 4 trước tây lịch.



                  Gần đây nhất, vào năm 1996, các nhà khảo cổ bất ngờ khi khai quật, tìm thấy dưới nền đền thờ hoàng hậu Maya một phiến đá có in dấu một bàn chân nhỏ, mà vua A Dục vào năm 249 TCN đã dùng để đánh dấu vị trí nơi sinh của đức Phật. Phiến đá hiện nay được giữ nguyên trạng trong tình trạng khai quật có kích thước 70x40x10 cm và để trong lồng kiếng chống đạn (bulletproof glass) đặt trong đền thờ hoàng hậu Maya, giữa những nền móng khai quật với dòng chú thích: “Maker Stone: The Exact Birth Place of Buddha”. Chứng vật cuối cùng này đã khẳng định rằng đền thờ hoàng hậu Maya chính xác là đền thờ kỷ niệm nơi Đức Phật đã sinh ra và vùng đất này chính là Lâm Tỳ Ni ngày xưa. (Hình 10).

                  Sau khi được các nhà khảo cổ xác nhận các chứng tích lịch sử như cột trụ đá và phiến đá của vua A Dục đào dược dưới nền đền thờ Hoàng hậu Mya, năm 1997, cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Lâm Tỳ Ni là di sản văn hóa của nhân loại và tài trợ chi phí trùng tu và bảo trì khu di tích lịch sử quan trọng này. Bắt đầu từ đây, phương Tây mới tin rằng Đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật. Trước đó họ cho rằng nhân vật Cồ Đàm Gautama chỉ là huyền thoại và giáo pháp của ngài chỉ là tổng hợp các tư tưởng của nhiều nhân vật khác nhau trong lịch sử văn hóa Ấn Độ.

                  Được khảo cổ khai quật phát hiện từ cuối năm 1896, đến nay khu vực Lâm Tỳ Ni đã qua nhiều lần qui hoạch, xây dựng và bảo vệ của chính quyền Nepal, cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc và các tổ chức Phật giáo quốc tế. Lâm Tỳ Ni ngày nay rất rộng, nhiều quốc gia Á Châu đã xây chùa ở đây, phô trương nét văn hóa Phật giáo nước mình, trong đó có chùa Việt Nam, Tây Tạng, Miến Điện, Butan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Hoa.



                  Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây. Họ gởi lại Lâm Tỳ Ni những lời cầu nguyện thiết tha chân thành của mình, để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân của họ đối với Ngài. Đoàn Phật tử Việt Nam chúng tôi từ khắp nơi trên thế giới về đây tụ hội dưới tàng cây Bồ đề làm lễ cầu nguyện tưởng nhớ công ơn sâu dầy của Ngài.

                  Riêng tôi, chưa bao giờ có được những xúc cảm dâng lên từ đáy lòng như ở đây. Tôi đã về đây tìm dấu chân Ngài để nghe những âm thanh hòa reo, ca ngợi, tán thán một vĩ nhân xuất hiện nơi đời. Lâm Tỳ Ni chính là đây. Từ nơi xa xôi cách nửa vòng quả địa cầu, tôi đã đến đây để thấy, thấy để tin chính nơi đây Ngài đã đản sinh, Ngài đã vạch ra một con đường thực hành từ bi và trí tuệ cho chúng sinh, giúp cho những ai có duyên, có thể nương theo đó, vượt thoát mọi khổ đau, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.

                  Đạo Phật là đạo giác ngộ, là đạo đến để thấy! thấy để tin, tin để tu hành! Tu hành để giác ngộ giải thoát. Phật đản sanh hôm nay chính là Phật đản sinh trong lòng khi chúng ta cất tiếng kinh cầu, sống theo lời Phật dạy, từng bước nở đóa hoa sen, từ miền đất tâm an lạc.
                  Tâm Diệu



                  Lâm Tỳ Ni là một trong bốn động tâm quan trọng của Phật Giáo


                  Lumbini: Ngọn lửa bất diệt biểu tượng cho hòa bình được thắp cháy từ năm 1986


                  Bản đồ hướng dẫn khu Thánh địa Lâm Tỳ Ni


                  Cổng vào khuôn viên Lâm Tỳ Ni


                  Đường dẫn vào khuôn viên Lâm Tỳ Ni (phải đi bộ hoặc đi xe thồ có trả tiền)


                  Cổng phía trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni (Đền thờ Hoàng hậu Maya sơn mầu trắng)


                  Cột trụ đá di tích lịch sử Asoka (Ashoka's Pillar) [Ảnh: Tevaprapas]


                  Trên thân trụ có khắc 5 hàng cổ ngữ Brahmi


                  Bên cạnh, phía bên dưới có tấm bia ghi bằng ba ngôn ngữ: Brahmi, Anh và Pali hay Ấn ngữ cho du khách xem


                  Đền thờ Hoàng hậu Maya và hồ nước thiêng


                  Một nhà sư tĩnh tọa dưới gốc cây Bồ đề nhìn hướng hồ thiêng và đền thờ Hoàng hậu Maya


                  Phiến đá có in dấu một bàn chân nhỏ, mà vua A Dục vào năm 249 TCN đã dùng để đánh dấu vị trí nơi sinh của đức Phật


                  bức phù điêu bằng đá mô tả sự ra đời của thái tử Tất Đạt Đa qua hình ảnh hoàng hậu Maya đang đứng với lấy một nhánh cây Vô ưu và đang hạ sinh thái tử. Mặc dầu bức phù điêu này không được các nhà khảo cổ xem là di tích lịch sử, nhưng nó có giá trị sử học theo cách nhìn của các nhà nghiên cứu sử Ấn Độ và Nepal. Họ cho rằng bức phù điêu này được thực hiện bởi vua Ripu Malla, một vị vua theo đạo Hindu, của Nepal vào đầu thế kỷ XIV. Vua Ripu Malla tin rằng hoàng hậu Maya là một hoá thân của nữ thần Hindu.


                  Bên trong đền là những nền gạch xưa cũ đã được khai quật


                  Bên trong đền là những nền gạch xưa cũ đã được khai quật


                  Cạnh hồ tắm là cây bồ đề mà trước đây là cây Vô ưu


                  Cây Bồ đề (trên nền của cây Vô ưu xưa)


                  Bên cạnh cây Bồ đề, hồ nước và đền thờ hoàng hậu Maya là một dãy nền móng gạch đỏ nằm trong khuôn viên hình chữ nhật, đó là di tích Tu viện Lâm Tỳ Ni. Di tích được xác nhận có bề dày lịch sử từ khoảng thế kỷ thứ 3 hoặc thế kỷ thứ 4 trước tây lịch.

                  Chú thích:

                  [1] Alois A. Fuhrer, Monograph on Buddha Sakyamuni's birth-place in the Govt. Press, N.W.P. and Oudh, 1897 - Religion - 48 pages (Ebook)..., Volume 26, Part 1

                  [2] Việt dịch: “Hai mươi lăm năm sau khi lên ngôi, quốc vương Devànampiya Piyadasi (A Dục) ngự đến đây chiêm bái, vì Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, bậc hiền nhân của bộ tộc Thích-ca, đã đản sanh tại đây. Nhà vua ban lệnh khắc một tượng bằng đá và dựng một thạch trụ. Ngài miễn thuế đất ở làng Lumbini và giảm thuế hoa lợi từ theo lệ thường xuống 1/8”. (Đức Phật Lịch Sử, bản dịch của Trần Phương Lan, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1997, trang 38 - 39.)

                  Một bản Việt dịch khác: “Trẫm lên ngôi vua đã 20 năm là nhờ ân huệ của bậc tiên đế, nay đến đây chiêm bái, bởi vì nơi đây là thánh tích ghi nhận đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh. Đỉnh trụ có biểu tượng, thân trụ khắc văn bi đánh dấu nơi Phật đà giáng thế. Nay Trẫm ban ân làng Phật giáo Lâm-tỳ-ni được miễn thuế.”
                  Last edited by viet11; 02-04-2012, 02:19 PM.
                  Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                  Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                  ............



                  Can't Live Without...hehe...


                  Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                  Comment


                  • #39
                    CHIÊM BÁI PHẬT HOÀNG BẢO THÁP
                    Quang Hồng


                    Ngày 23 tháng giêng hằng năm là ngày “kỵ” tổ đời thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - đại thiền sư Huyền Quang. Vị sư là đệ tử đời thứ ba của Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

                    Xưa nay, phật tử và dân du lịch vãn cảnh vẫn đến Yên Tử, lên chùa Đồng hành lễ. Nhưng ít ai biết còn có một di tích khác, về độ cao thì thấp hơn đỉnh núi có chùa Đồng và nằm ở sườn tây của dãy Yên Tử (Quảng Ninh). Khoảng 3 năm trở lại đây, những người theo học Phật pháp tìm đến đây nhiều hơn để được quỳ lạy trước Phật hoàng Bảo tháp bằng đá xanh cao 7 tầng giữa đại ngàn nguyên sinh và được chiêm bái di tích đã có 700 năm tuổi.


                    Tháp cổ 7 tầng bằng đá xanh đã 700 năm tuổi.

                    Khi nói tây Yên Tử, nhiều người không để ý đến chữ “tây” nên thường vẫn lầm tưởng là “Yên Tử” với chùa Hoa Yên, chùa Đồng giờ đã có cáp treo lên tận nơi, nên cũng ít người biết thế nào là “đường tùng”. Tây Yên Tử đơn giản là sườn tây của dãy Yên Tử, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông đã viên tịch và tổ đời thứ hai của Trúc Lâm thiền phái đã dựng tháp đá xanh 7 tầng. Chỉ cách Hà Nội gần 100km, tới ngã ba Đông Triều, rẽ vào Bình Khê rồi thêm 10km vào làng Phù Ninh, đến bến đò Hồ Thiên hay còn gọi là hồ Bình Khê.

                    Gia đình chị San làm nghề lái đò ở đây đã nhiều năm, nhận trông xe máy cho cả đoàn rồi đưa chúng tôi vượt hồ để leo núi. Nước hồ xanh ngắt vô cùng tuyệt đẹp khi những quả đồi nổi lên thành những hòn đảo soi bóng làn nước phẳng lặng xanh ngắt bởi đáy mọc đầy tóc tiên, rong đuôi chó. Đi men theo đường mòn ven suối, gặp một ngôi miếu nhỏ. Từ đoạn này, đường liên tục dốc, càng lên cao càng dốc, có chỗ gần như dựng đứng và trơn trượt.

                    Rừng không còn cây nào to, cùng lắm cũng chỉ nửa vòng tay ôm. Nhưng trúc thì mọc bạt ngàn. Hơi ẩm lạnh của những ngày đầu xuân phủ một lớp sương mỏng trên mũ, trên áo của những tay “du lịch bụi” như chúng tôi. Balô nặng trĩu vì phải mang gạo và đồ ăn cho 2 ngày. Vừa leo núi vừa ngẫm nghĩ về hơn 700 năm trước, vị vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng tìm lên núi cao, khoác áo cà sa để tu hành. Chợt nghĩ, triều đại rồi cũng có lúc bị diệt vong, nhưng thiền phái Trúc Lâm thì tồn tại qua hết triều đại này đến triều đại khác.



                    Du khách chụp ảnh cùng nhà sư Thích Đạt Ma Trí Thông trên nền chùa cổ.

                    Chùa Hồ Thiên hiện ra giữa đại ngàn tây Yên Tử, có một bàn thờ Phật và 6 bức tượng. Nhà khách thì rộng, lát gạch đỏ, có đủ chăn chiếu cho khách nghỉ đêm. Giờ lên đến chùa thường là cuối buổi chiều, sắp đến giờ làm lễ. Buổi lễ chiều thứ bảy lại có thêm gần hai chục học sinh THCS là dân địa phương lên nghe sư thầy giảng về Phật pháp và được cùng làm lễ trong “chùa”. Ngôi chùa bằng tôn ở vị trí cao gần 1.000 mét so với mặt nước biển. Chùa Hồ Thiên giờ đây chỉ còn là vậy. Những dấu tích còn lại gần như nguyên vẹn chỉ còn lại tòa tháp bằng đá xanh cao 7 tầng đang lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tòa tháp được tổ đời thứ hai, thiền sư Pháp Loa cho dựng sau khi Trần Nhân Tông viên tịch năm 1308. Tòa tháp vẫn sừng sững giữa đại ngàn cho dù đã bị đào bới săn tìm báu vật và bức tượng đá đen do Phật hoàng Trần Nhân Tông tạc cũng thất lạc. “Chứng nhân” còn lại ở đây từ thời Trần Nhân Tông đang tu hành đó chính là cây vải và cây đại. Cách đây vài năm, lâm tặc còn về đây chặt nguyên cả cành đường kính tới 60cm của cây vải này.

                    Một tháp gạch khác cũng còn, nhưng trong tình trạng bị mất đỉnh với bức tượng bị cụt đầu đã được thay bằng đầu bằng ximăng và thêm 2 tòa sen vốn là chân của 2 tòa tháp khác cũng được gắn lại bằng ximăng. Những tảng đá được người xưa đục đẽo tinh tế và vận chuyển chắc chắn là vô cùng khó mới lên đến được tận đây. Có thời gian, những khối đá đó bị vứt chỏng chơ, được nhà sư Thích Đạt Ma Trí Thông gắn lại bằng ximăng. Rồi nhà sư này bê từng viên gạch, từng cân ximăng xây lại vài công trình nhỏ cho du khách có chỗ nghỉ chân.

                    Theo chân nhà sư Thích Đạt Ma Trí Thông ra vị trí nơi trước kia là chùa Hồ Thiên của 700 năm trước, một vị trí mà bất cứ nhà phong thủy nào cũng phải thốt lên là thật đẹp. Nằm lưng chừng núi, trên một bãi đất bằng phẳng giữa hai sườn núi chạy về 2 phía, phía trước mặt xa xa là cả một quần thể núi non và Hồ Thiên phía dưới chân núi. 700 năm sau, chỉ còn lại những chân cột đá hoa sen mà nhìn về kích thước và ngẫm lại quãng đường leo núi thì thật khâm phục tại sao người xưa có thể đưa được lên đây.

                    Chiều sương Yên Tử hôm ấy, bữa cơm chay với mùi hương của lá cỏ nếp không hiểu sao lại rất nhiều ở đó, rồi tối ấy được sư thầy nói chuyện về Phật pháp, về Phật hoàng Trần Nhân Tông. Khi ngả lưng chợp mắt vẫn nghe thấy tiếng mõ tụng kinh thoảng xa.


                    BẮC ẤN: Sarnath – Bodh Gaya
                    ĐẠO PHẬT KHÔNG PHẢI LÀ TÔN GIÁO
                    by ePi.Longo on February 21, 2011 in My travel

                    Trên chuyến tàu đi từ Varanasi tới Bodh Gaya (được biết tới ở Việt Nam với tên Bồ Đề Đạo Tràng), tôi lại có dịp nói chuyện với một người dân bản địa khác. Đây là một Phật tử người Ấn Độ, một Phật tử hiếm hoi của Ấn Độ (vì mặc dù Ấn Độ có tới 3/4 nơi được coi là thánh địa của đạo Phật và cũng là nơi khởi điểm của đạo Phật thì hiện tại chỉ có chưa tới 1% dân số theo đạo Phật). Phật tử này sau khi nghe tôi nói rằng tôi là người không theo tôn giáo nào, nhưng trong tất cả các tôn giáo mà tôi biết tới thì có lẽ là tự mình cảm thấy gần với đạo Phật nhất thì liền nói ngay với tôi : đạo Phật không phải là tôn giáo, Phật chỉ có chỉ đường cho chúng ta tự giải thoát mình và nếu chúng ta cảm thấy là Phật đúng, chúng ta đi theo và thực hành lời chỉ dạy của ngài một cách tự nguyện. Vậy thôi.

                    ***

                    Có 4 địa điểm được coi là các địa điểm mà bất cứ Phật tử nào cũng nên đến thăm một lần (ông cậu tôi còn nói rằng, đến được đó là coi như nhìn thấy Phật) : nơi Phật sinh (Lumbini), nơi Phật đắc đạo (Bodh Gaya), nơi Phật giảng bài giảng đầu tiên (Sarnath), nơi Phật lên cõi niết bàn (Kushinagar). Trong 4 địa điểm này, chỉ có duy nhất Lumbini là thuộc Nepal, 3 địa điểm còn lại thuộc Ấn Độ. Hành trình ngắn ngủi của chúng tôi chỉ đủ thời gian để đi thăm được hai địa điểm là Sarnath và Bodh Gaya.

                    Bàn về tôn giáo là một trong những chủ đề khó bàn, mà cũng chẳng biết gì nhiều để bàn. Thế nên chỉ dám kể một vài điều về Phật giáo ở Ấn Độ. Điều thứ nhất, ở thời hiện đại thì hầu như những thánh tích Phật giáo được tu bổ, khai quật … đều nhờ công lao của các nhà khảo cổ người Anh. Bắt đầu từ khi đạo Hồi tràn vào Ấn Độ từ cuối thế kỷ 12, ngay cả Hindu giáo chứ chưa nói tới Phật giáo cũng đã bị chà đạp không thương tiếc. Đạo Phật lúc này nhanh chóng hòa nhập với đạo Hindu để cùng tồn tại một cách âm thầm (và rất nhiều người dân theo đạo Hindu vẫn coi Phật là một trong những vị thần của họ). Sự chấn hưng của đạo Phật thời hiện đại chỉ được bắt đầu vào năm 1891 do người lãnh đạo Phật giáo tại Sri Lanka, Anagarika Dharmapala thành lập ra Maha Bodhi Society với nhiệm vụ phát triển Phật giáo tại quê hương của nó. Phong trào này được bắt đầu từ Sarnath (nơi Phật đã giảng kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 anh em nhà Kiều Trần Như) và sau đó được lan rộng một cách khiêm tốn ra các vùng xung quanh.



                    Tháp Chuyển Pháp Luân nơi vườn Lộc Uyển

                    Một trong những công lao khai quật của người Anh là đã khai quật ra các trụ đá của vua Ashoka (tiếng Việt là vua A-dục), một trong những ông vua đã được ghi lại rất nhiều trong các văn bản (kể cả văn bản của nhà sư Đường Tam Tạng khi đi thỉnh kinh qua đây). Tuy được ghi chép lại nhiều nhưng cho tới khi được khai quật lên, hầu hết các nhà sử học vẫn cho rằng đây chỉ là một vị vua có trong truyền thuyết và được dựng lên chứ không có thật. Phải tới khi khai quật được cột đá và tu viện tại Sarnath, các nhà sử học mới tin rằng ông vua này có thật. Không chỉ tin, họ còn làm rõ được khá nhiều về vị vua có thân thế đặc biệt này.

                    Để nói về vua A-dục, thường người ta sẽ chia ra thành hai phần, một phần đầu nói về việc lên ngôi và mở rộng bờ cõi của ông vua này. Đây là một trong những thời kỳ đen tối và tàn ác, đỉnh điểm là cuộc chiến Kalinga với việc gần 150.000 người bị chết và bị thương. Phần thứ hai nói về việc đức vua A-dục sau khi thấy biển máu ở Kalinga đã ngộ Phật và tiếp tục xây dựng vương quốc của mình dựa trên các giá trị bình đẳng, bác ái trong kinh Phật. Theo sử sách ghi lại, vương quốc của A-dục có lẽ là vương quốc đầu tiên có bệnh viện dành cho người nghèo và cho thú vật! Vua A-dục cũng đã cho dựng các cột đá (Thạch Trụ), trên đó có ghi lại những lời răn của bản thân mình để khuyên bảo dân chúng phải sống hòa bình, bác ái, làm điều thiện, không sát sinh…

                    Ấn độ có 1% dân số là đạo Phật, thế còn các đạo khác thì chiếm bao nhiêu %? Theo Lonely Planet, 82% theo đạo Hindu, 12% theo đạo Hồi, 2.3% theo đạo Thiên Chúa, 1% theo đạo Phật, 0.4% theo Jainism (Kỳ na giáo) và số còn lại theo các đạo khác. Thế nhưng, ở chính giữa lá cờ của Ấn Độ với ba màu : màu xanh Ấn Độ, màu trắng và màu vàng saffron lại là bánh xe Ashoka Chakra, bánh xe được đặt trên cùng của các Thạch Trụ thể hiện cho vòng luân hồi, cho sự chuyển động giữa cái sống và cái chết và cũng là để thể hiện sự năng động trong hòa bình. Biểu tượng (Emblem) của Ấn Độ cũng là hình 4 con sư tử quay lưng vào nhau, biểu tượng thường thấy tại các Thạch trụ của vua A-dục. Lá cờ của dân tộc Ấn Độ độc lập với dấu ấn của Phật đã được Mahatma Gandi đề cử và được thông qua chính thức vào năm 1947. Cho dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân số của Ấn Độ thì có lẽ con đường Trung Đạo, con đường hòa bình của đạo Phật và sự chuyển hóa từ ác sang thiện của vua A-dục (cũng nhờ đạo Phật) có lẽ là lý do chính để bánh xe Ashoka Chara và đầu sư tử được chọn làm biểu tượng cho dân tộc này.

                    ***


                    Trái với sự ồn ào tới đầy ứ ở Varanasi, chúng tôi thực sự cảm thấy yên bình ở Sarnath và Bodh Gaya. Không chào mời, không chèo kéo, không ép buộc khách hành hương làm bất cứ điều gì, những người dân bản địa và cả những người Tạng bán hàng tại Bodh Gaya dường như cũng quan tâm tới việc làm sao để lòng mình thanh thản hơn là tiền bạc. Bữa ăn tại Tibetan Om Cafe ở tầng trệt đằng sau một ngôi chùa của người Tạng tại Bodh Gaya cũng khiến cho chúng tôi có cảm giác rất thanh bình, rất Tibet mặc dù chưa có dịp được tới Tibet lần nào.

                    Đạo Phật không phải là tôn giáo. Có lẽ Phật tử người Ấn trên tàu hỏa khi nói với tôi điều đó, đã muốn nêu bật con đường Trung đạo, con đường hòa bình không ép buộc của Phật giáo nếu so sánh với các tôn giáo khác có phần cực đoan hơn trên đất Ấn. Đến được Sarnath và Bodh Gaya, hai trong bốn địa điểm mà Phật tử nào trên thế giới cũng muốn hành hương tới, tôi không nhìn thấy Phật ở đó như ông cậu của tôi nói. Tôi chỉ nhìn thấy sự thanh thản trong ánh mắt của bà chủ quán Tibetan Om Cafe khi giúp cho khách thập phương ăn ngon với giá rẻ, chỉ nhìn thấy ngọn tháp Mahabohdi bằng đá trắng (Đại Giác Ngộ Tự) không sơn son thếp vàng, không màu mè được hàng vạn Phật tử mặc áo cà sa cúi lạy. Chợt nhủ rằng cứ cố gắng sống thanh thản được như thế này đã là hạnh phúc lắm rồi!


                    ĐẠI HỌC NA-LAN-ĐÀ
                    ĐANG HỒI SINH TỪ ĐỐNG TRO TÀN
                    Hoang Phong

                    Đại học Na-lan-đà (Nalanda) từng chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử Phật giáo nhưng đã bị các đạo quân xâm lược Thổ nhĩ kỳ và A phú hãn (Afghanistan) san bằng thành bình địa cách nay đây 800 năm. Ngày nay những dấu hiệu vô cùng khích lệ cho thấy Đại học này lại đang hồi sinh.

                    Vào ngày 13 tháng 9 vừa qua hãng thông tấn AFP đã đưa ra những tin tức vô cùng phấn khởi liên quan đến sự hồi sinh của Na-lan-đà. Bản tin được loan tải nhanh chóng khắp thế giới và cũng đã được Đại học Phật giáo Âu châu thông báo qua bức thư tháng 10 gửi cho các thành viên.

                    Bản tin của AFP dưới ngòi bút tường thuật của ký giả Rupam Jain NAIR tại Ấn độ được chuyển ngữ sau đây và tiếp theo là phần trình bày tóm lược về Đại học lừng danh này.

                    Bản tin của thông tấn xã AFP


                    Viện đại học Na-lan-đà mang đầy huyền thoại đã bị tàn phá cách nay 800 năm và dự án xây dựng lại từng được mọi người chờ đợi suốt nhiều thế kỷ nay vừa mới được chính quyền New Delhi chính thức chấp thuận. Đó là dự án tái tạo khu đại học Na-lan-đà với mục đích làm biểu tượng cho cả nước Ấn tân tiến ngày nay.

                    Na-lan-đà được thành lập vào thế kỷ thứ III tại tiểu bang Bihar (đông bắc nước Ấn). Nhờ vào chương trình giảng dạy thật ưu tú về khoa học, triết học, văn chương và toán học mà đại học này đã từng thu hút được 10 000 sinh viên và thật nhiều giáo sư thường trú đến từ khắp các quốc gia Á châu.

                    Thanh danh của Na-lan-đà vượt xa khỏi biên giới của nước Ấn và tiếp tục lớn mạnh cho đến năm 1193 thì các đạo quân xâm lược từ các vùng Trung Á kéo vào nước Ấn cướp phá và đốt sạch thư viện. Lúc bấy giờ đại học Oxford chỉ mới bắt đầu khai sinh.

                    Na-lan-đà được xây dựng tại một nơi cách thủ đô Patna của tiểu bang Bihar ngày nay khoảng 90 cây số mà giờ đây chỉ còn lại một vài di tích đổ nát gồm một số cột trụ xây bằng gạch đỏ và một vài điêu khắc trên những phiến đá hoa.

                    Amartya Sen là giáo sư về kinh tế học và triết học, đoạt giải Nobel năm 1998, là một trong những người vận động và thúc đẩy chương trình xây dựng lại Đại học Na-lan-đà, đã tuyên bố như sau : "Na-lan-đà từng là một trong những cơ sở thượng thặng chuyên về khảo cứu và luận giải triết học trong lịch sử nhân loại, do đó chúng tôi quyết định phải làm cho Đại học này sống lại".



                    Amartya Sen, đoạt giải Nobel về kinh tế,
                    là một trong những người tích cực tranh đấu để xây dựng lại Na-lan-đà.

                    Trong bản dự án đệ trình lên chính phủ New Delhi ông có viết một câu như sau : "Đại học từng có hơn 2000 giáo sư giảng dạy về tất cả các môn học thuộc tín ngưỡng Phật giáo, tương tợ như Đại học Oxford trước đây đã từng giảng dạy về truyền thống Thiên Chúa giáo".

                    Quốc hội Ấn độ biểu quyết cấp cho dự án Đại học Na-lan-đà 200 mẫu đất ngay bên cạnh vị trí lịch sử của Đại học này. Tuy nhiên từ nhiều năm nay những ai đã tranh đấu cho sự hồi sinh của Na-lan-đà đều hiểu rằng ngoài mảnh đất trên đây thì còn phải tìm ra một nguồn tài trợ lớn lao nữa.



                    Giáo sư Amartya Sen cho biết : "Sở dĩ ngày xưa Na-lan-đà tồn tại và sinh hoạt được là nhờ một phần vào nguồn thu nhập từ ruộng vườn trong các làng mạc chung quanh và một phần nhờ sự cúng dường của các vua chúa thời bấy giờ. Ngày nay thì nhất định phải nhờ vào trợ cấp của chính phủ, của tư nhân và các tập thể tôn giáo".

                    Sự hồi sinh của Na-lan-đà phù hợp với nhu cầu vô cùng cấp bách về giáo dục đại học tại Ấn. Ủy ban quốc gia về học vấn cho biết trong các thập niên sắp tới nước Ấn cần phải có thêm 1500 trung tâm giảng huấn cấp đại học. Dân số lên đến 1,2 tỷ người, kinh tế thì đang trên đà bộc phát, nhưng hiện nay chỉ vỏn vẹn có 350 trường đại học cho cả nước Ấn.

                    Nhiều gia đình khá giả [người Ấn] phải gửi con cái du học ở các nước ngoài - như Hoa kỳ, Úc và Anh quốc - nhưng sau khi tốt nghiệp thì lại chỉ có một số nhỏ sinh viên trở về nước.

                    Những người phụ trách chương trình Na-lan-đà hy vọng rồi đây ngôi trường Na-lan-đà tương lai sẽ đủ sức đảo ngược lại phong trào đưa con cái đi du học như hiện nay và biết đâu còn có thể thu hút được sinh viên từ các nước khác đến Ấn.

                    Một giáo sư nổi tiếng ở Delhi là Phagun Pathak đã tuyên bố với phái viên AFP như sau : "Việc tái lập Na-lan-đà thật là một sáng kiến tuyệt vời, tuy nhiên cũng không nên quên tính cách toàn cầu tượng trưng cho cốt tủy của Đại học này. Na-lan-đà phải mở rộng cửa để trao đổi với các đại học khác và đón rước sinh viên quốc tế".

                    Số tiền dự trù cho việc xây dựng là 500 triệu đô-la (390 triệu euros) và còn phải thêm vào đó 500 triệu đô-la nữa để trang bị và chỉnh trang môi trường chung quanh vì Na-lan-đà nằm tại một trong những tiểu bang nghèo nhất nước Ấn.

                    Một số nhà trí thức cho rằng nếu Đại học mới Na-lan-đà được thành hình thì nó phải xứng đáng với cái danh hiệu trước đây của nó. Một giáo sư về sử học của một cơ sở giáo dục tư nhân tại tiểu bang Bihar đã nhắc lại cho mọi người biết rằng : "Trên dòng lịch sử tiến hóa của sự hiểu biết và nền học vấn toàn cầu, Na-lan-đà hiện ra như một biểu tượng thiêng liêng nhưng cũng vừa tượng trưng cho một thảm kịch"

                    Vị giáo sư ấy còn nói tiếp :"Tất cả đều đã bốc cháy, tuy nhiên cái di sản lừng danh đó vẫn còn lưu lại trong tâm trí chúng ta mãi đến ngày hôm nay".
                    Bài viết của Rupam Jain NAIR


                    Tìm hiểu về Đại học Na-lan-đà


                    [COLOR="Black"]Đại học Na-lan-đà đã giữ một vai trò và một vị trí có thể nói là độc nhất vô nhị trong nền tư tưởng của nhân loại và lịch sử phát triển của Phật giáo nói riêng. Những ai muốn tu học và nghiên cứu nghiêm chỉnh về Phật giáo có lẽ cũng nên biết đến vai trò của tu viện đại học này trong quá khứ đối với sự phát triển của Phật giáo. Na-lan-đà là nơi hun đúc và đào tạo các đại sư của Phật giáo và cũng là nơi phát sinh hầu hết các học phái lớn của Đại thừa.
                    Tài liệu nghiên cứu về Na-lan-đà thật dồi dào. Các học giả Tây phương và các nước như Ấn độ, Trung quốc, Nhật Bản, Tích Lan đều có nghiên cứu về tu viện đại học Na-lan-đà. Ngoài số kinh sách phong phú nói đến Na-lan-đà còn có rất nhiều tư liệu lịch sử và các kết quả khảo cổ hiện đại mà các học giả chưa khai thác hết. Dưới đây là phần tóm lược ngắn gọn một vài sắc thái của đại học nàyđacĐại học Na-lan-đà đã giữ một vai trò và một vị trí có thể nói là độc nhất vô nhị trong nền tư tưởng của nhân loại và lịch sử phát triển của Phật giáo nói riêng. Những ai muốn tu học và nghiên cứu nghiêm chỉnh về Phật giáo có lẽ cũng nên biết đến vai trò của tu viện đại học này trong quá khứ đối với sự phát triển của Phật giáo. Na-lan-đà là nơi hun đúc và đào tạo các đại sư của Phật giáo và cũng là nơi phát sinh hầu hết các học phái lớn của Đại thừa.
                    Tài liệu nghiên cứu về Na-lan-đà thật dồi dào. Các học giả Tây phương và các nước như Ấn độ, Trung quốc, Nhật Bản, Tích Lan đều có nghiên cứu về tu viện đại học Na-lan-đà. Ngoài số kinh sách phong phú nói đến Na-lan-đà còn có rất nhiều tư liệu lịch sử và các kết quả khảo cổ hiện đại mà các học giả chưa khai thác hết. Dưới đây là phần tóm lược ngắn gọn một vài sắc thái của đại học này.

                    Sơ lược tiểu sử của Na-lan-đà


                    Các công cuộc khảo cổ được thực hiện tại vị trí Na-lan-đa khởi sự vào năm 1915 và chấm dứt 70 năm sau đó tức là vào năm 1985. Một số các học giả Tây phương cũng như các nhà khảo cổ cho rằng Na-lan-đà được "phát triển" từ thế kỷ thứ V sau Tây lịch. Điều này khá đúng vì Na-lan-đà được sửa sang và xây dựng lại vào thế kỷ này và sự sinh hoạt cũng như sự giảng dạy cũng được tổ chức lại quy mô hơn. Tuy nhiên thật ra thì Na-lan-đà có một lịch sử lâu đời hơn thế rất nhiều.

                    Đại học Na-lan-đà tọa lạc tại một ngôi làng nhỏ không xa thành Vương Xá (Rajagrha) của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) bao nhiêu. Khi còn tại thế, Đức Phật đã nhiều lần ghé ngang nơi này trên đường hoằng Pháp. Tịnh xá Trúc Lâm (Venuvana) và đỉnh Linh Thứu (Grdhrakuta) cũng không xa ngôi làng này và nơi đây cũng là nơi có hai bảo tháp lưu giữ xá lợi của hai vị đại đệ tử của Đức Phật là các ngài Xá-lị-phất (Sariputra) và Mục-kiền-liên (Maudgalyayana), cả hai vị này đều tịch diệt không lâu trước ngày Đức Phật nhập vào Đại Niết bàn.

                    Vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch, hoàng đế A-dục cho xây một ngôi chùa bên cạnh hai bảo tháp. Sang thế kỷ thứ II sau Tây lịch thì có hai anh em Udbhata và Samkarapati đứng ra sửa sang ngôi chùa và xây thêm tám dãy tịnh xá và từ đó Na-lan-đà biến thành một tu viện lớn tu tập theo học phái Đại thừa. Avitarka và Rahulabhadra là hai trong số các vị trụ trì đầu tiên khá nổi tiếng của tu viện. Rahulabhadra là tổ thứ 16 của Thiền tông Ấn độ và là thầy của Bồ-tát Long Thụ (Nagarjuna, thế kỷ thứ II). Long Thụ tu học tại Na-lan-đà và sáng lập ra nền triết học Trung quán (Madhyamika) và sau đó thì thay thầy mình trụ trì Na-lan-đà, nhưng một thời gian sau thì rút lui và nhường chức vị này lại cho người đệ tử giỏi nhất của mình là đại sư Thánh Thiên (Aryadeva, sinh vào cuối thế kỷ thứ II ? hay đầu thế kỷ thứ III).

                    Vào thế kỷ thứ III thì tu viện bị các đạo quân du mục xâm lược và đốt phá, thư viện và vô số kinh sách thuộc thời kỳ khởi nguyên của Đại thừa tại Na-lan-đà bị thiêu hủy. Vua Buddhapaksa lại cho sửa sang và xây dựng lại tu viện. Sau đó thì Na-lan-đà được điều khiển bởi hai vị đại sư rất nổi tiếng, trước tiên là ngài Vô Trước (Asanga, thế kỷ thứ IV) người sáng lập ra học phái Duy thức (Yogacara hay Cittamatra) và sau đó đến lượt người em là ngài Thế thân (Vasubandhu, 316-396), tổ thứ 21 của Thiền tông Ấn độ và cũng là một luận sư xuất sắc về Duy thức.

                    Từ giữa thế kỷ thứ III đến giữa thế kỷ thứ VI toàn thể vùng bắc Ấn được đặt dưới sự cai trị của triều đại Gupta, và triều đại này lại bảo trợ Phật giáo rất tích cực. Vua Kumaragupta (trị vì từ năm 415 đến 455) khởi công xây cất một chánh điện trung tâm thật đồ sộ cho tu viện, nhưng rồi giặc giã lại xảy ra và các đạo quân du mục Hung nô thuộc vùng Trung Á tràn vào bắc Ấn. Lần này nhờ có vua Skandagupta (trị vì từ năm 455 đến 467) ra sức bảo vệ nên Na-lan-đà không bị thiệt hại gì nhiều.

                    Mặc dù không có một vị vua nào dưới triều đại Gupta chính thức nhận mình là người Phật giáo, nhưng tất cả đều tích cực bảo trợ cho Na-lan-đà. Các vị vua kế nghiệp sau hai vị vua trên đây là các vị Buddhaguptaraja, Tathagataraja, Baladitya và Vajra lại tiếp tục xây dựng thêm và đến cuối thế kỷ thứ V thì Na-lan-đà trở nên một tu viện đại học thật đồ sộ. Vào các năm 530 đến 535, có một vị vua thuộc miền trung Ấn (có lẽ là vua Yoshodharman) cúng dường một Đại Tịnh xá (Mahavihara) và bức tường bao quanh toàn thể khu vực của tu viện.

                    Uy tín của Na-lan-đà dần dần vượt khỏi biên giới nước Ấn và đã thu hút được nhiều đại sư và học giả tiếng tăm khắp nơi. Sinh viên khắp các quốc gia Á châu như Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Indonêxia đều tìm về đây tu học. Dưới triều đại vua Harsavardhana (590-647) có hai nhà sư Trung hoa là Huyền Trang (602-713) và sau đó là Nghĩa Tịnh (635-713) đã đến học tại Na-lan-đà.


                    Vào thế kỷ thứ VII, Na-lan-đà tổ chức một cuộc tranh biện giữa hai học phái Trung Đạo và Duy thức, đây là một cuộc tranh biện triết học nổi tiếng đã được lịch sử ghi chép. Bước vào thế kỷ thứ VIII, tại Na-lan-đà có một nhà sư rất khiêm tốn là ngài Tịch Thiên (Santideva) đã sáng tác được một tập luận thật nổi tiếng, đó là tập Nhập Bồ-đề Hành luận (Bhodhicaryavatara) [Tập luận này đã được Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng và đã được in thành sách, Hoang Phong chuyển ngữ dưới tựa đề là "Tu Tuệ", nhà xuất bản Phương Đông, 2008]. Vào thời kỳ này tức là dưới các triều đại Pala (thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XII) Na-lan-đà đạt đến mức cực thịnh, tuy nhiên cũng đã bắt đầu bị một số các đại học mới cạnh tranh ráo riết, đó là các đại học Odantapuri và Vikramasila chuyên giảng dạy về triết học "hậu Tan-tra thừa". Các đại học này cũng đồ sộ và số sinh viên và giáo sư cũng đông đảo không kém, nếu không muốn nói là hơn cả Na-lan-đà.

                    Thế nhưng lại thêm một lần nữa chiến tranh đã tàn phá tất cả. Sự hung bạo không những chỉ mang lại sự chết chóc, đau thương mà còn gây ra không biết bao nhiêu mất mát cho những gì mà con người gầy dựng được trong lãnh vực văn hoá, đạo đức và nền tư tưởng của nhân loại. Vào giữa thế kỷ XI các đạo quân Hồi giáo Thổ nhĩ kỳ và A Phú hãn (Afghanistan) do Muhammad Khalji chỉ huy tràn vào nước Ấn và san bằng đại học Odantapuri vào năm 1193 và đại học Na-lan-đà vào năm 1199. Tiếp sau đó vào năm 1235 lại đến lượt đại học Vikramasila nằm xa hơn về phía đông bắc Ấn cũng bị các đạo quân của Muhammad Khalji tàn phá. Các biến cố liên tiếp đó đã đánh dấu trang sử cuối cùng của Phật giáo trên bán lục địa Ấn độ.

                    Một vài nhân chứng lịch sử

                    Na-lan-đà vừa là một tu viện vừa là một cơ quan giáo dục và hoằng Pháp mang tính cách quốc tế. Chương trình giáo huấn siêu việt và lối sống kỷ luật và vô cùng tinh khiết của cả giáo đoàn cũng như những người tu học đã đưa thanh danh Na-lan-đà vang dội khắp Á Châu. Hơn một ngàn năm trước những ai đến được nước Ấn và được nhận vào tu học ở Na-lan-đà là một niềm hãnh diện lớn lao. Những người may mắn đến được Na-lan-đà thường ghi chép lại những gì mắt thấy tai nghe và cả những kỷ niệm của họ. Các học giả Tây phương, Trung hoa, Nhật bản... vẫn chưa khai thác hết những tư liệu quý giá này. Các nhà sư Trung hoa sang du học hay hành hương ở Ấn thì rất nhiều, trong tập nhật ký của ngài Nghĩa Tịnh có ghi tiểu sử của 56 vị tăng du hành sang Ấn, trong số này có 5 vị là người Giao Chỉ (?). Tuy số tăng sĩ Trung hoa đến được Ấn độ khá đông tuy nhiên chỉ xin đơn cử trường hợp của ba vị tiêu biểu nhất là Pháp Hiển (332?-422?), Huyền Trang (600-664) và Nghĩa Tịnh (635-713), là những người đã để lại các tập hồi ký mang nhiều giá trị lịch sử.

                    Ngài Pháp Hiển : Lúc khởi hành đi Ấn thì Pháp Hiển đã 60 tuổi và ông đã lưu lại Ấn 16 năm liền, từ năm 399 đến 414. Tập nhật ký của ông mang tựa đề là "Phật quốc ký" (Fo-kue-ki), là một chứng tích lịch sử vô cùng quý giá về nền văn hóa và sự phát triển cao độ của Phật giáo vào các thế kỷ thứ IV và thứ V tại Ấn. Quyển sách này đã được các học giả Tây phương mổ xẻ và kiểm chứng và họ đều cho biết là các sự kiện nêu lên trong tập sách cũng như những nhận xét của Pháp Hiển thật chính xác. Sau Pháp Hiển còn có hai vị tăng khác là Sung Yun và Hwui-Seng cũng sang du học tại Ấn vào năm 518, tuy nhiên những gì do hai vị này ghi chép đều rất sơ lược.

                    Pháp Hiển hành hương hầu hết các thánh tích Phật giáo quan trọng và mô tả các nơi này thật chi tiết. Ông phác họa lại lịch sử của Na-lan-đà từ khi mới được thành lập và liệt kê các sự cấp dưỡng của hoàng triều. Ông cũng cho biết chi tiết về các chương trình giảng huấn, các phương pháp sát hạch và tuyển chọn học viên và cả sinh hoạt thường nhật của tu viện... Ngoài ra ông còn mô tả các tòa nhà trong tu viện và cả các phòng ốc trong khu tịnh xá.

                    Theo ông thì thanh danh của Na-lan-đà sở dĩ vang lừng khắp nơi chính là nhờ vào giáo trình vô cùng cao thâm và siêu việt được giảng dạy tại Na-lan-đà. Thật vậy, vào năm 410 khi Pháp Hiển còn đang tu học tại đây thì Na-lan-đà vẫn còn là một tu viện bình thường, chỉ bắt đầu từ năm 410 trở về sau này thì sự sinh hoạt của Na-lan-đà mới thiên nhiều hơn vào việc giảng dạy. Ông còn cho biết là lúc ông mới đến thì Na-lan-đà còn mang thêm một biệt danh nữa là tu viện "Na-Lô" (?) và giáo trình hoàn toàn thuộc học phái Đại thừa. Học viên đến từ khắp nơi trên đất Ấn và từ các quốc gia khác như Trung hoa, Tây tạng, Triều tiên, Nhật bản và Tích lan.

                    Ngài Huyền Trang : ngài Huyền Trang lưu lại Ấn 17 năm tất cả. Ông may mắn được học với nhiều vị thầy lừng danh thời bấy giờ, nhất là được học về các môn du-già luận (yoga sastra) vào các năm từ 635 đến 640. Trong tập "Tây vực ký" (Si-yu-ki) của ông viết về chuyến du hành Ấn độ, ông có mô tả rất tường tận hệ thống giảng dạy siêu đẳng của Na-lan-đà, và còn cho biết thêm là sinh hoạt thường nhật cũng như việc tu tập nói chung của cả tu viện thật vô cùng kỷ cương và tinh khiết.

                    Sinh hoạt hàng ngày được quy định thật chặt chẽ căn cứ vào một chiếc "đồng hồ" nước. Đồng hồ là một cái chén nhỏ bằng đồng có đục một lỗ thật nhỏ ở đáy. Chén được thả lềnh bềnh trong một chậu nước to hơn. Nước chui vào lỗ nhỏ làm ngập chén, và cứ mỗi lần chén chìm xuống đáy chậu thì người phụ tránh đánh mõ hay đánh gồng để thông báo. Loại đồng hồ này thường được sử dụng trong các tu viện lớn tại Ấn thời bấy giờ.

                    Huyền Trang có viết một đoạn như sau trong tập Tây vực ký: "Các vị tu hành [tại Na-lan-đà] gồm nhiều ngàn người, họ là những vị có thực tài và tất cả đều có kiến thức rất cao. [...] Hạnh kiểm của họ thật tinh khiết và họ tuân thủ các quy tắc đạo đức một cách thành thực. Giới luật áp dụng trong tu viện thật nghiêm khắc, tuy số người tu hành đông đảo nhưng tất cả đều chấp hành giới luật thật nghiêm chỉnh, không có gì để chê trách. [...] Họ hỏi han nhau về bài vở hoặc cùng nhau bàn luận về các chủ đề cao siêu và khó khăn, nhưng không hề thấy một ai mất kiên nhẫn và cảm thấy ngày quá dài. [...] Vì thế sinh viên từ các nước khác đều tìm cách đổ dồn về đây để xin học vì họ muốn được mang danh là xuất thân từ Na-lan-đà và nhờ đó mà sau này tài năng của họ sẽ được nhiều người biết đến" (theo bản dịch của học giả C. Mauweuse trong quyển : 'L'Inde du Bouddha vue par les pellerins chinois sous la dynastie T'ang' : 'Nước Ấn của Đức Phật dưới con mắt của các vị hành hương Trung quốc dưới triều đại nhà Đường', nhà xuất bản Calman Lévy, Paris, 1968).

                    Cách quản lý của Na-lan-đà rất dân chủ, không ai có quyền phán quyết một cách độc đoán, mọi quyết định phải thông qua hội đồng của tu viện. Vị trụ trì cho tập họp hội đồng để hỏi ý, từ chuyện lớn cho đến chuyện nhỏ, kể cả những việc thường ngày trong tu viện. Khi Huyền Trang xin vào nội trú thì đơn thỉnh cầu cũng phải đưa ra hội đồng phán xét và sau đó chính vị phó trụ trì đích thân công bố kết quả.

                    Huyền Trang kể lại rằng trong thời kỳ ông tu học, tức là vào thế kỷ thứ VII, thì Na-lan-đà có tất cả 10 000 nhà sư gồm 1 510 vị thuộc ban giảng huấn và 8 500 vị là sinh viên thường trú. Thật ra thì dù là giáo sư hay sinh viên thì tất cả cũng đều là những người tu hành như nhau, sự khác biệt duy nhất là họ được phân chia ra làm hai phía : một bên là ban giảng huấn, một bên là những người tu học. Trong số 1 510 vị trong ban giảng huấn thì có 1 000 vị có đủ khả năng giảng được 20 tập Sutra (Kinh) và Sastra (Luận) và 500 vị có thể giảng được 30 tập, chỉ có 10 vị (và trong số này có ngài Huyền Trang) là có thể giảng được 50 tập. Họ là những người trước đây đã từng soạn thảo các sách bách khoa Phật giáo bao gồm tất cả các học phái và các phương pháp tu tập khác nhau, hoặc họ đã từng trước tác được các bộ luận giải về triết học, lôgic học, hoặc các sách về quy tắc và ngữ pháp trong tiếng Phạn... Tuy nhiên con số học viên và giáo sư tùy theo thời kỳ cũng có thể kém hay đông hơn. Vào thời kỳ khi ngài Nghĩa Tịnh tu học (675 đến 685) thì ban giảng huấn lên đến 3 000 vị. Tuy nhiên cũng có một vài học giả Tây phương nghĩ rằng khó mà kết hợp được một ban giảng huấn đông đảo như thế trong một đại học duy nhất (?).

                    Huyền Trang cho biết là Na-lan-đà thu hút được hầu hết các Giảng sư Phật giáo (gọi là pandita, có nghĩa là các học giả, trí giả hay thánh giả) lừng danh nhất trong nước thời bấy giờ. Huyền Trang có liệt kê một số vị như sau : Gunamati, Sthiramati, Prabhamitra, Jinamaitra, Jnanachandra, Sigrabuddha, Santaraksita, Silabhadra, Dhammapala và Chandrapala. Huyền Trang cũng cho biết là họ không phải chỉ biết giảng dạy mà mỗi vị còn trước tác được hàng chục tập Luận và Bình giải đủ loại. Trong thời gian Huyền Trang tu học tại Na-lan-đà (635-640) thì vị trụ trì của Na-lan-đà là Silabadra, tuy nhiên các việc hành chánh và quản lý thì lại hoàn toàn giao phó cho vị phó trụ trì. Nghĩa Tịnh cũng có chú ý đến sự kiện này và cũng có ghi lại trong tập nhật ký của ông. Nghĩa Tịnh còn cho biết thêm là chính vị phó trụ trì tự mình đánh chiêng để điều hành mọi sinh hoạt trong tu viện.

                    Ngài Nghĩa Tịnh : Ngài Nghĩa Tịnh tu học trong suốt mười năm tại Na-lan-đà (từ năm 675 đến 685) và cũng đã để lại một tập nhật ký ghi chép rất chi tiết các sự kiện xảy ra trong thời gian này. Ông cho biết là bất cứ ai muốn viếng tu viện đều phải bị hạch hỏi và lục soát rất cẩn thận tận ngoài cổng trước khi cho vào bên trong. Trong tập Tây vực ký Huyền Trang cho biết tu viện chỉ cho mở một cổng duy nhất phía nam của tu viện để thông thương với bên ngoài và nơi cổng có người canh chừng cẩn mật. Người lạ muốn vào thăm viếng Na-lan-đà đều phải bị thẩm vấn, và chỉ những người có một số vốn kiến thức và trình độ tu tập nào đó thì mới được cho vào. Ông còn cho biết thêm là trong số mười người khách đến viếng thăm thì thường chỉ có hai đến ba người là được nhận.

                    Ngài Nghĩa Tịnh cho biết là việc tuyển sinh cũng thật gắt gao. Tuổi tối thiểu của thí sinh là 20 tuổi, nhưng thật ra thì thường Na-lan-đà chỉ nhận các nhà sư thật thông thái đã tốt nghiệp các đại học khác xin theo các khóa học cao cấp của Na-lan-đà. Theo học giả Rita Régnier (trong bộ Encyclopaedia Universalis : Dictionnaire du Bouddhisme, nhà xuất bản Albin Michel, Paris, 1999) cho biết thì sinh viên phải qua một kỳ thi tuyển và số người trúng tuyển chỉ độ 20 đến 30 phần trăm là nhiều. Ngài Huyền Trang còn cho biết là thí sinh phải thông suốt các "sách xưa" và cả các "sách mới". Các sách xưa gồm có các kinh Vệ-đà và Upanisad, các sách mới bao gồm tất cả các hệ thống triết học như Samkhya (Số luận tông), Vaisesika (Vệ-sử-ca, nghĩa tiếng Phạn của chữ này là sự Tuyệt-vời : đó là một học phái triết học Ấn độ khá phức tạp chủ trương sự hiện hữu trường tồn của các nguyên tử tạo ra mọi hình tướng biến động và học phái này cũng chủ trương sự hiện hữu của cái ngã atman), Nakya (là một tập kinh rất quan trọng của một học phái triết học Ấn độ thuộc Ấn giáo mang tên là Đạo lý, chuyên luận giải về lôgic học)...và tất cả các kinh sách Phật giáo nguyên thủy (Hinayana) và Đại thừa (Mahayana). Sở dĩ nêu lên một các chi tiết như trên là có ý cho thấy vào thời bấy giờ muốn được nhận vào học ở Na-lan-đà phải có kiến thức thật bao quát.

                    Nghĩa Tịnh rất ngưỡng mộ các vị giảng sư của Na-lan-đà và cho rằng nhờ họ mà mình đã học hỏi được rất nhiều. Ông có nêu tên một số các vị thầy lừng danh thời bấy giờ thuộc giáo đoàn Na-lan-đà và có viết một câu như sau : "Riêng cá nhân tôi thì tôi vô cùng sung sướng được học hỏi thêm [với các vị thầy ấy]. Khi mang ra so sánh những gì tôi ghi chép trước đây với những gì mới học được [tại Na-lan-đà] thì lúc ấy tôi mới hiểu rằng mình đã học được thêm rất nhiều so với trước kia". Cũng xin nhắc lại là khi sang tu học ở Na-lan-đà thì Nghĩa Tịnh đã sáu mươi tuổi và đã là một nhà sư lão thành.

                    Ngài Nghĩa Tịnh cho biết là vào thời kỳ ông tu học thì Na-lan-đà có đất đai trong 200 ngôi làng chung quanh. Khoảng 40 năm về trước thì Huyền Trang cho biết con số này chỉ là 100. Đất đai do hoàng triều cung cấp và tu viện cho nông dân thuê lại. Ngoài đất đai ra thì vua chúa dưới các triều đại Gupta và Pala còn trợ cấp thêm trâu bò để cày cấy và đôi khi cả tiền bạc. Việc ẩm thực mỗi ngày của hơn 10 000 người trong tu viện không phải là một việc nhỏ. Ngoài ra vua chúa thời bấy giờ còn góp phần vào việc tu sửa và xây dựng thêm cho tu viện.

                    Có một điều khá ngạc nhiên là cả Huyền Trang và Nghĩa Tịnh không thấy có vị nào mô tả về thư viện của Na-lan-đà. Chỉ biết rằng khi Huyền Trang về nước thì có mang theo 520 bộ kinh gồm tất cả là 657 quyển, chuyên chở trên lưng 20 con ngựa. Nghĩa Tịnh thì trong mười năm tu học đã gom góp được 400 bộ kinh gồm tất cả là 500 000 trang. Các chi tiết trên đây gián tiếp cho thấy sự phong phú của thư viện Na-lan-đà. Trong khi đó thì các nhà sư Tây tạng lại mô tả khu thư viện kỹ lưỡng hơn. Thư viện Dharmaganja gồm có ba tòa nhà riêng biệt mang tên là Ratnasagara, Ratnodahi và Ratnaranjaka. Tòa thư viện Ratnaranjaka lớn nhất gồm chín tầng lầu đặc biệt dùng để cất giữ các kinh sách quý mang tính cách thiêng liêng như bộ Bát nhã Tâm kinh (Prajparamita-sutra) và các kinh sách Tan-tra thừa chẳng hạn như kinh Samajaguhya.

                    Giáo trình của Na-lan-đà

                    Như đã được trình bày trên đây, ngài Pháp Hiển hành hương và lưu lại Ấn độ từ năm 399 đến 414, và khi ông đến Na-lan-đà thì nơi này còn là một tu viện thuần túy, các vị xuất gia trong tu viện tu học theo Đại thừa. Dưới triều đại vua Kumaragupta đệ nhất (414-455) thì Na-lan-đà mới bắt đầu dần dần chuyển thành một tổ chức đại học chuyên nghiệp hơn và tiếp tục giảng dạy theo truyền thống Đại thừa.

                    Giáo trình căn bản là nền triết học Tánh không do Bồ-tát Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ II. Căn cứ vào căn bản triết học Tánh không Long Thụ thành lập một học phái triết học mới rất mạch lạc và vững chắc gọi là học phái Trung đạo (Madhyamika). Các phép biện chứng về khái niệm Tánh không trong học thuyết Trung đạo đã đưa Phật giáo vượt lên một cấp bậc thật uyên bác và cao siêu trong nền tư tưởng Phật giáo nói chung. Do đó Trung đạo cũng có thể được xem như đại diện chung và tiêu biểu nhất cho toàn thể Đại thừa. Trung đạo mở ra một đường hướng mới ít nhất là trên phương diện cứu cánh của sự tu tập so với các "học phái của những người xưa" (Trưởng lão bộ) và các học phái Phật giáo nguyên thủy đại diện bởi học phái Theravada phát sinh sau này. Các phương pháp tự biện của Trung đạo cũng rất đặc thù và đã làm nổi bật hệ thống lôgic học của Phật giáo nói chung. Phép biện luận của Trung đạo dựa vào hệ thống lôgic học đó cũng cho thấy một số khác biệt với các học phái Đại thừa khác phát sinh sau này là Duy thức (Vijnanavada), Du-già hành tông (Yogacara) và Kim cương thừa (Vajrayana). Một số các vị đại sư hoặc các vị sáng lập ra các học phái lớn của Đại thừa hầu hết xuất phát từ Na-lan-đà và từng trụ trì Na-lan-đà, chẳng hạn như các vị Long Thụ (Nagarjuna), Thánh Thiên (Aryadeva), Hộ Pháp (Dharmapala), Thế Thận (Vasubandhu), Vô Trước (Asanga)...

                    Cũng xin nhắc thêm là Kim cương thừa thật ra chỉ là một đường hướng tu tập mới và đặc thù "ghép thêm" vào Phật giáo Đại thừa. Kim cương thừa dựa vào các kinh điển Tan-tra mang nhiều biểu tượng và phản ảnh một vài màu sắc thần bí và linh thiêng. Từ Kim cương thừa đã phát sinh ra một chi phái gọi là Thời luân (Kalachakra - Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng đã từng tu tập theo kinh Thời Luân và cũng đã thuyết giảng và bình giải bộ kinh này cho người Tây phương và các buổi thuyết giảng của Ngài cũng đã được ghi chép và in ra thành sách). Vị đại diện lớn nhất và tiêu biểu nhất cho chi phái Thời luân là ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava). Ngài Liên Hoa Sinh có thể đã được đào tạo tại Na-lan-đà và cũng là người đã mang Kim cương thừa vào Tây Tạng vào giữa thế kỷ thứ VIII. Đối với người Tây Tạng thì Liên Hoa Sinh là vị Phật thứ hai sau Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Nêu lên các chi tiết trên đây để cho thấy ảnh hưởng và tầm quan trọng của Na-lan-đà trong lịch sử Phật giáo. Các sự kiện trên đây cũng cho thấy tính cách sáng tạo, đa dạng và toàn cầu trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy của Na-lan-đà. Tóm lại giáo trình của Na-lan-đà thật đa dạng, bao hàm mọi lãnh vực tư tưởng và Đạo Pháp, ban giảng huấn và học viên đến từ khắp nơi, và cũng từ Na-lan-đà mà ánh sáng của tư tưởng của con người và Đạo pháp đã tỏa rộng ra tám phương trời.

                    Ngoài ra bối cảnh đa quốc gia của Na-lan-đà đã tạo ra một môi trường vô cùng thuận lợi cho việc dịch thuật. Một phần lớn các kinh sách xưa bằng tiếng Phạn được phiên dịch ra tiếng Trung hoa và tiếng Tây Tạng ngay trong Đại học Na-lan-đà. Vì chiến tranh nên một số kinh sách gốc tiếng Phạn này bị mai một và sau này đã được phiên dịch trở lại tiếng Phạn từ các bản tiếng Hán và tiếng Tây Tạng.

                    "Lò đào tạo" Na-lan-đà đã hun đúc ra nhiều đại sư chủ trương nhiều đường hướng triết học khác nhau và từ đó giúp phát sinh ra nhiều học phái lớn. Tuy nhiên nếu nghiên cứu cẩn thận và sâu sắc thì dù là các học phái Phật giáo của "những người xưa" (các vị Trưởng lão) hay các học phái Trung đạo, Duy thức, Kim cương thừa... cũng không hề đối nghịch nhau mà đúng hơn là bổ túc cho nhau và đó cũng là một đặc thù của Phật giáo nói chung. Các học phái dù cho có tranh biện nhưng chưa bao giờ gây chiến với nhau. Đại học Na-lan-đà thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo (tức là tranh biện) giữa giáo ban của tu viện và các học viên, và thường khi cũng mời các vị thầy bên ngoài đến tham gia, các vị thầy thuộc các tín ngưỡng khác cũng được mời đến thuyết trình và tranh biện. Các cuộc tranh biện có khi kéo dài nhiều tháng cho đến nhiều năm, có lẽ người xưa có nhiều thì giờ để sống hơn chúng ta hay chăng ? Vua chúa đương thời cũng tham gia bằng cách trợ cấp tài chánh hay đứng ra chủ toạ.

                    Ngoài phần giảng huấn ra thì Na-lan-đà còn là một trung tâm sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật tranh vẽ và tạc tượng bằng đá và bằng đồng của Na-lan-đà ảnh hưởng đến nghệ thuật chung thời bấy giờ trong toàn thể vùng bắc Ấn dưới cả hai triều đại Gupta (thế kỷ thứ V đến thứ VIII) và Pala (thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XII).



                    Tượng Phật đang chuyển Pháp luân (thế kỷ thứ V-VI)


                    Tượng Phật mặc áo ấm khoác ngoài (uttarasangha - uất-đa-la-tăng, còn gọi là y thượng),
                    thế kỷ thứ VI.

                    Các tượng điêu khắc bằng đá cho thấy sự cân đối và dáng dấp uy nghi, quần áo và trang sức cũng được tạc thật cẩn thận và khéo léo. Toàn thể pho tương tỏa ra sự dịu dàng và thanh thoát. Nói chung thì nghệ thuật Na-lan-đà đã tạo ra một số tiêu chuẩn làm khuôn mẫu cho nghệ thuật điêu khắc và hội họa của Ấn độ thời bấy giờ. Các tượng bằng đồng cũng cho thấy nhiều tinh xảo, gương mặt các nhân vật hơi dài hơn so với các tượng xưa. Tượng Phật cũng đa dạng hơn, thể hiện từng trường hợp khác nhau. Sự bành trướng của Đại thừa với vô số các vị Bồ-tát, và nhất là Kim cương thừa mang đầy biểu tượng đã mang lại sự phong phú cho nghệ thuật tạo hình bằng đồng.

                    Tại Na-lan-đà các nhà khảo cổ còn đào xới được một khu (khu khảo cổ số 1) chứa các chứng tích cho thấy là khu này từng được dành riêng cho những người hành hương từ đảo Sumatra đến. Khu vực này có lẽ được xây cất vào dịp vua Sumatra gửi sứ thần sang Ấn dưới triều đại của vua Devapala (khoảng 810-850) (theo học giả Rita Régnier, tài liệu trích dẫn trên đây, op.cit.). Sự kiện này cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa Phật giáo Indônêxia và Phật giáo Ấn độ vào thời bấy giờ. Ngoài ra thì các nhà khảo cổ cũng tìm thấy các nét nghệ thuật tượng đồng của Na-lan-đà trên các bức tượng Phật cũng bằng đồng được khám phá trên đảo Java.


                    Na-lan-đà ngày nay


                    Ngày nay Na-lan-đà chỉ là một vùng khảo cổ mênh mông còn rải rác một số di tích kiến trúc bằng gạch đỏ, phân bố dọc hai bên một con đường thật rộng theo hướng bắc nam. Các di tích đó trước kia là các tịnh xá (vihara), các chánh điện (caitya) và các bảo tháp (stupa). Có tất cả tám tịnh xá có mặt tiền hướng về phía đông và có hai tịnh xá có mặt tiền hướng hướng về phía bắc. Các tịnh xá đều được xây dựng giống như nhau, mỗi tịnh xá gồm nhiều dãy nhà xây chung quanh một sân rộng, trong sân có giếng nước và thường có thêm một lò nướng bánh. Tịnh xá có một hay hai tầng lầu, trần nhà hình vòm cung được chống đỡ bằng nhiều cột.

                    Người ta tìm thấy một chánh điện (khu khảo cổ số 2) với một tượng Phật khổng lồ, trong chánh điện có xây thêm một bệ cao, có thể đấy là nơi dùng cho các giáo sư đứng giảng. Ngoài chánh điện trên đây người ta còn tìm thấy một tháp hình chóp, có lẽ tháp này đã được xây trùm lên bảo tháp xá lợi của ngài Xá-lị-phất. Thật ra thì bên trên bảo tháp có tất cả bảy lần xây cất chồng chất lên nhau. Mặt phía bắc có các nấc thang để trèo lên đỉnh và trên đỉnh thì trước kia là một chánh điện lớn với một tượng Phật khổng lồ, nay thì không còn nữa. Người ta cũng tìm thấy chung quanh khu vực chánh điện nhiều bảo tháp nhỏ mang tính cách tôn kính dùng vào việc thờ phụng. Về phía bắc của khu chánh điện trung tâm các nhà khảo cổ còn khám phá thấy ba chánh điện khác (các khu khảo cổ 12, 13 và 14), có lẽ các chánh điện này cũng còn dùng làm nơi giảng huấn. Phía đông của Na-lan-đa là một khu đặc biệt dành riêng cho việc thờ phụng, các nhà khảo cổ tìm thấy tại nơi này một chánh điện và nền được bao quanh bởi hai trăm mười một tấm đá điêu khắc thật tinh xảo, các phiến đá này được định tuổi vào thế kỷ thứ VI hay thứ VII.

                    Rồi đây trong tương lai đại học mới Na-lan-đà sẽ được chính phủ Ấn độ xây cất ra sao bên cạnh những di tích này ? Trong bối cảnh Ấn giáo và Hồi giáo của xã hội Ấn độ ngày nay, sự sinh hoạt và giảng dạy của Na-lan-đà trong tương lai nhất định sẽ không còn là một tu viện tinh khiết và thuần túy của Phật giáo như từ một ngàn năm trước. Tuy nhiên biết đâu Na-lan-đà mới cũng sẽ là một hạt giống mới giúp Phật giáo hồi sinh trên quê hương mà chính Phật giáo đã ra đời và bành trướng suốt mười tám thế kỷ ?

                    Bures-Sur-Yvette, 15.10.1

                    Hoang Phong

                    Last edited by viet11; 06-04-2012, 10:42 PM.
                    Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                    Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                    ............



                    Can't Live Without...hehe...


                    Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                    Comment


                    • #40
                      Đọc bài viết 12 ngày ở Miến Điện
                      là muốn đi du lịch liền




                      Comment


                      • #41
                        Nguyên Văn Bài Viết Của whitesky View Post
                        Đọc bài viết 12 ngày ở Miến Điện
                        là muốn đi du lịch liền


                        Ừ thấy nhiều cảnh thanh bình....thoát tục...có dịp đi được thì nên đi......
                        ...WS đả ghé qua..........
                        Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                        Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                        ............



                        Can't Live Without...hehe...


                        Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                        Comment


                        • #42
                          KHÁM PHÁ MIỀN ĐẤT PHẬT NEPAL
                          Đức Tuấn – Giang Phong

                          Trở lại Nepal, chúng tôi quyết định đến thủ đô Kathmandu để tiếp tục khám phá vùng đất thần thánh và huyền bí. Vừa đặt chân xuống thung lũng này, chúng tôi hiểu rằng mình không phải là những kẻ duy nhất “bị” rơi vào từ trường thần tiên của nó. Theo truyền thuyết xa xưa, nơi đây là một hồ nước lung linh, thần Manruxuê mải mê mài gươm bên hồ đến nỗi nước hồ cạn hết để lại Kathmandu ngày nay.

                          Kathmandu sầm uất mà trầm mặc


                          Chúng tôi đặt chân đến Kathmandu vào một ngày nghỉ khá an nhàn, thời khắc thành phố nằm ở miền Trung Nepal này trông hao hao giống phố phường Hà Nội những ngày chớm thu. Khí lạnh phả xuống thung lũng từ bốn bề non cao, khiến Kathmandu vốn trầm mặc mang dáng vẻ như một bông hoa nằm ẩn mình dưới chân Hy Mã Lạp Sơn. Khách du lịch khi đến đây không thể không đặt chân tới khu phố Tan-man sầm uất đầy khách nước ngoài với không khí nhộn nhịp của khu chợ Á Đông, với chút thảo nguyên ngay chốn công cộng và chút hối hả của thời đại công nghiệp. Những chiếc khăn quàng đầy màu sắc Ấn, chút nắng vàng của phố núi mùa đông… tất cả tụ lại và bùng lên tạo một nét đẹp riêng cho Kathmandu.


                          Cố đô Kathmandu

                          Dọc theo những con suối là những dãy cửa hiệu san sát nhau, đồ lưu niệm, vải vóc treo kín mặt tiệm, tràn cả xuống phố để thiên hạ không thể vô tình bước qua. Nghệ thuật chạm khắc tượng đồng và đồ lưu niệm, thờ cúng ở Nepal quả đã đạt đến trình độ siêu đẳng. Những người thợ đúc đồng xưa kia như đang hồi sinh ngay trên con phố này khiến nhiều du khách cứ ngẩn ngơ trôi đi trong không gian vừa cổ kính, vừa hiện đại trước sự pha trộn đầy thú vị giữa sắc màu bản địa và quốc tế. Tại đây, tranh Thangka, họa phẩm đặc dụng của Phật giáo Tạng truyền, được bày bán khắp nơi, đều nhắc cho chúng tôi nhớ rằng hai dòng chảy Phật giáo và Ấn giáo đang cùng tồn tại song hành, tưới lên đời sống người dân Nepal một suối nguồn đạo hạnh và đức tin. Khách lãng du cứ trôi đi từ phố này sang phố khác và chỉ có thể thoát ra với lời hẹn sẽ quay lại để cảm nhận thêm chút nữa về Kathmandu trong cái chậm chạp của một ngày trong thung lũng, cái hối hả của khách bốn phương cùng những suy tư và khát vọng hôm nay.

                          Nơi trú ngụ của của các vị thần Ấn giáo

                          Từ thung lũng Kathmandu, bạn có thể ngắm nhìn núi tuyết như một bức tường thành vĩ đại màu trắng. Kinh đô chìm sâu trong Hy Mã Lạp Sơn này là kho tàng của biết bao câu chuyện kỳ bí, là thế giới biệt lập của thần linh cùng những người dân sùng tín và những ngôi đền kỳ lạ. Một trong những ngôi đền như thế mà chúng tôi tới thăm là nơi thờ vị nữ thần Kali, một trong những vị thần nổi tiếng nhất của Ấn Độ giáo. Theo thống kế, hiện nay có khoảng 86% cư dân Nepal theo Ấn giáo, tôn giáo được coi là lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại, và tín ngưỡng này chính là một phần trong cuộc sống hằng ngày của người Nepal.



                          Các tu sĩ Ba-La-môn

                          Theo quan niệm của Ấn giáo, Kali là một vị ác thần rất thiêng, lại vừa khát máu, thích hủy diệt lại vừa sẵn sàng ban ơn cứu giúp các tín đồ nên được mọi người sùng bái. Kali chính là vị nữ thần bảo hộ của thành Kathmandu. Theo truyền thuyết, bà là một trong những người vợ của thần hủy diệt Shiva vĩ đại. Ấn Độ giáo có ba vị thần tối thượng, đứng đầu hàng triệu vị thần khác là Prahma, Vishnu và Shiva. Hình tượng thần Kali với miệng bà thường hoác ra, lưỡi lè, bông tai là xác những người đàn ông, chuỗi hạt là những sọ người, trang sức là những con rắn. Không chỉ có chức năng hủy diệt, nữ thần Kali còn trông coi việc sinh sản, vừa tàn ác lại vừa hiền hậu. Trong lúc hủy diệt, bà vẫn ban phước và giúp cho vạn vật sinh sôi, đó chính là hai mặt của một vấn đề là nhân sinh quan, vũ trụ quan của Ấn giáo.

                          Trong khi đó, thần Vishnu sẵn sàng cứu nhân độ thế bảo tồn muôn vật, và cùng vợ mình là Kali có trọng trách cân bằng lại vạn vật, bảo đảm cho sự tiến triển không ngừng theo quy luật sinh diệt. Người Ấn giáo quả thật mơ mộng khi tin vào thuyết luân hồi, nhưng cũng là bậc thầy về óc thực tế khi biết nhìn thẳng vào luật sinh diệt để chấp nhận những giới hạn khả năng của con người. Họ không chỉ rung lên những hồi chuông để tôn vinh các thánh thần, để cầu phúc, cầu an mà còn là để cảnh tỉnh bản thân và đồng loại rằng cuộc đời con người là rất ngắn cần phải tiến lên nhưng cũng phải biết dừng lại.

                          Đặc điểm kiến trúc đền đài và cung điện ở Nepal là những tòa tháp nhiều tầng, mái nhỏ dần lên cao trông rất huyền bí và bề thế. Chúng tôi tới thăm đền thờ thần Radet ở ven bờ một con sông là chi lưu của sông Hằng trong lòng kinh đô Kathmandu. Trong các ngôi đền thường có một hoặc nhiều giáo sĩ Bàlamôn ngồi tụng niệm và ban phước. Bạn sẽ phải trả một số tiền nhỏ tượng trưng để được giáo sĩ chấm lên trán một chấm đỏ may mắn, hoặc nghe những lời giáo huấn trong kinh sách. Các vị này thuộc đẳng cấp cao nhất của xã hội, có quyền lực tinh thần rất lớn và thường là cha truyền con nối, là nền tảng xã hội tín ngưỡng được tôn kính.

                          Trong Ấn Độ giáo không chỉ có thần người mà còn có thần động vật, thực vật, đồ vật… tất cả đều có linh hồn, có uy quyền, trí thức, thần thông và năng lực rất lớn. Không ai có thể biết hết được các vị thần, kể cả những giáo chủ, những nhà thông thái. Vì mỗi vị thần đều có nhiều hóa thân, cứ nối tiếp mãi ra thành vô tận. Tại khu đền Radet có một tảng đá thờ rất linh nghiệm, có thể cầu xin chữa bệnh. Trên đường hành hương đến Ấn Độ và Nepal, nói cách khác trên toàn bộ lưu vực rộng lớn của sông Hằng, chúng tôi đã sa vào một trận đồ bát quái của Ấn Độ giáo, quá đa dạng và phong phú, độc đáo và li kỳ, càng đi, càng nhận ra tầm cỡ vĩ đại của nền văn minh sông Hằng.



                          Lịch sử sơ khai của đất nước Nepal bắt đầu từ thung lũng Kathmandu mà 200 ngàn năm trước còn là một hồ nước khổng lồ. Tới năm 300, vương triều Ly-tra-vi đã tạo dựng cái được gọi là kỷ nguyên vàng lần thứ nhất của Nepal, đồng thời du nhập Ấn giáo và Phật giáo vào vương quốc này.

                          Rời thủ đô Katmandu, chúng tôi đến thăm khu vực hoàng thành cũ, nơi tọa lạc những công trình kiến trúc chủ yếu và lộng lẫy nhất của cố đô Bharatpur ở vùng hạ Hy Mã. Khi tới các thành phố cổ dù xa lạ với quê hương đất nước mình, chúng tôi đều thấy bồi hồi, xúc động. Điều huyền bí nào đã tạo nên trạng thái tâm lí đó? Thật khó trả lời, song có lẽ đó là thời gian. Thời gian đã làm cho bộ mặt thế giới thay đổi liên tục tạo nên sự hoài cảm, đã làm cho ta giật mình, sực tỉnh. Thời gian tàn nhẫn và công bằng, lạnh lùng nhưng ân cần nhắc nhở chúng ta như chính thần Shiva cùng với tiếng chuông cảnh tỉnh về quy luật sinh diệt của ngài vậy. Cuộc đời luôn có âm, dương, có sinh diệt, có thiện ác. Thông điệp đó của Ấn giáo và cả của Phật giáo nữa bay đến mọi góc biển chân trời, ngay từ những quảng trường, góc phố ở cố đô cổ kính này.

                          Sự già nua và tàn tạ biểu hiện đó đây trong nhiều ngõ ngách của kinh thành. Song Bac-ta-bua không hề có ý nghĩ đầu hàng trước sự công phá của thời gian và sự lãng quên của thế giới hiện đại. Nó lặng lẽ gặm nhấm nỗi cô đơn để tồn tại và hiểu rằng những gì còn lại sau quá trình tiến hóa đều là những giá trị đích thực. Đó là lí do mà trong những năm gần đây khách vãng lai ngày càng nhiều, chính Hy Mã Lạp Sơn tráng lệ và kinh thành cổ kính đã làm cho du lịch trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất đất nước Nepal.

                          Suốt cuộc hành trình khám phá huyền bí sông Hằng, chúng tôi đã trải qua không biết bao nhiêu khoảnh khắc bồng bềnh giữa những vẻ đẹp vô tiền khoáng hậu của thiên nhiên dù đó chỉ là một điểm hừng đông hay lúc chiều tà. Từng ngợp thở khi nhìn thấy ngọn Everest kiêu sa đầy uy lực, giờ đây chúng tôi lại thẫn thờ khi đối diện với buổi bình minh trong cái thanh không gần như tuyệt đối trên một trường núi Nepal. Màn đêm như được tách ra làm đôi theo vết cắt của dãy núi tạc trên nền trời hé lộ đường nứt kỳ tuyệt của đỉnh Ranet cao 7.400m. Trong phút chốc mặt trời xuất hiện, chúng tôi như đứng trước sự biến đổi kỳ tuyệt ngay chân trời. Trong màn sương mỏng, những đỉnh non cao vẫn mơ màng và cả thung lũng phía dưới cũng chìm trong giấc ngủ say nồng.



                          Trên trường núi Nepal, màn đêm như được tách ra làm đôi theo vết cắt của dãy núi tạc trên nền trời hé lộ đường nứt kỳ tuyệt của đỉnh Ranet cao 7.400m. Trong phút chốc mặt trời xuất hiện, chúng tôi như đứng trước sự biến đổi kỳ tuyệt ngay chân trời.

                          Buổi sớm mai trong thung lũng chuyển mình chậm. Theo dấu vết của từng tia nắng trong cái mờ ảo, ảm đạm của khói sương, trong không gian sâu thẳm và thuần khiết, lòng lữ khách bay bổng như vô tình lạc chân vào cõi mơ tiên. Khi ngắm nhìn những bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, chúng tôi hiểu rằng Nepan đang âm thầm thu hút một phần của thế giới hiện đại đến với mình một cách khôn ngoan và cẩn trọng.

                          Trở lại Kathmandu, chúng tôi ghé thăm một công trình tôn giáo có một vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân Nepal theo đạo Phật. Nhìn từ xa, người ta biết ngay đây là tháp của Phật giáo Tạng truyền. Những tấm vải Ha đạt ngũ sắc bay rợp trời. Đôi mắt Phật đầy minh triết và uy lực. Âm hưởng của lòng thành kính và mộ đạo vang vọng khắp nơi.

                          Đó là khu đền tháp Buddanat, tức tháp thờ xá lợi của một vị cổ Phật. Theo người dân Nepal, tháp Buddanat được khởi dựng vào thế kỷ thứ 5 do công chúa của vua Nepal “năn nỉ” vua cha nhiều lần để được tự mình xây một cái tháp thờ vị cổ Phật, và sau đó đã thành một thánh địa của Phật tử xứ Nepal. Nepal là một đất nước sống rất hài hòa giữa Phật giáo và Ấn giáo, nên rải rác khu di tích, chúng ta có thể thấy được những thánh tích Phật giáo và Ấn giáo xen lẫn với nhau. Đến năm 1959, người dân trong vùng đã coi khu đền tháp Buddanat này là một biểu tượng, và là một linh địa linh thiêng nhất nằm ngoài xứ Nepal và người dân Tây Tạng. Do vậy, hàng năm người dân Tây Tạng về đây hành hương chiêm bái rất đông. Khác với các thánh địa Phật giáo trên đất Ấn, các công trình Phật giáo ở Nepal đều mang đậm dấu ấn Phật giáo mà cái chính là Phật giáo Tạng truyền.

                          Chúng tôi rảo bước một vòng quanh bảo tháp Buddanat với mong muốn có thể cảm nhận tối đa không khí linh thiêng của một thánh địa Phật giáo Tạng truyền, và lòng thành kính cùng hướng về chiều sâu tâm linh nơi đây. Chúng tôi lần sâu thêm vào thung lũng Kathmandu để đến với cố đô Patan còn cổ kính hơn cả Bharatpur. Thành phố được hình thành vào năm 299 sau công nguyên. Bên trong cố đô nhỏ bé này có một di sản văn hóa của nhân loại rất độc đáo mà người ta quen gọi là chùa Đồng, vì nó được làm bằng đồng. Chùa là một tòa kiến trúc rất bề thế theo kiểu tứ hợp diện, lấy khoảng sân vuông ở giữa làm trung tâm, với một điện thờ làm tâm điểm, các công trình khác vây quanh.

                          Cảm xúc đầu tiên dạt dào, mạnh mẽ đến với du khách là từ “đồng”, đâu cũng thấy đồng. Kiến trúc chùa được sử dụng có 3 vật liệu chính là: gỗ, đồng và gạch nung. Chúng tôi đã từng thấy những ngôi đền Ấn giáo ở Lào và Campuchia biến thành nơi thờ Phật bởi sự suy vong của Ấn Độ giáo ở những nước này. Còn ở đây thì ngược lại, Ấn giáo đã lấn dần Phật giáo, đúng là cuộc sống xoay chiều theo sự hưng vong của thế sự. Chùa Đồng đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Thật sự đây là một chùa (đền) của Phật giáo, một ngôi chùa Phật giáo chuyên thờ đức Quan Thế Âm thuộc dòng phái Mật tông, bây giờ đã biến thành một ngôi đền của Ấn Độ giáo.

                          Chúng tôi đã nghe nói Nepal có nghề làm đồng nổi tiếng, nhưng thật không ngờ nó lại phát triển và tinh xảo đến mức này. Trong ngôi đền này, chúng ta thấy được tất cả những hóa thân của đức Quan Thế Âm từ 2 tay, 4 tay cho tới nhiều tay. Ở đây ta thấy có sự biến hóa rất khéo của Ấn Độ giáo, đó là những bức tượng của nữ thần Tara được các tín đồ cho là sự hóa thân của đức Quan Thế Âm. Phật giáo và Ấn giáo đã quyện với nhau rất hài hòa tới mức tín đồ của cả 2 tôn giáo tới đây đều cảm thấy đó là ngôi nhà của mình. Hiện tượng hòa đồng giữa Ấn giáo và Phật giáo nếu ở Ấn Độ chưa rõ thì ở Nepan nó đã gây ấn tượng rất mạnh mẽ. Đặc biệt đây là một ngôi chùa Mật tông, do đó ngay cửa bước vào chúng ta có thể thấy được chiếc Kim Kang chì, biểu thị cho trí tuệ không có gì phá vỡ được của Phật giáo Tạng truyền. Tuy đã biến thành một ngôi đền Ấn giáo do tín đồ Ấn giáo trông coi nhưng những yếu tố của Phật giáo vẫn được bảo tồn, tôn trọng và giữ một vị trí vượt trội.

                          Trên quê hương Đức Phật đản sanh

                          Hiện Nepal chỉ có 8% dân số theo đạo Phật, trong khi tín đồ Ấn giáo chiếm tới 86%, nhưng mảnh đất mà Đức Phật đã ra đời này cho chúng tôi một cảm giác trọn vẹn rằng đây là một miền đất thánh của Phật giáo, rằng giữa chốn núi rừng thâm u nằm sâu trong Hy Mã Lạp Sơn này, tư tưởng từ bi, trí tuệ của đạo Phật vẫn âm thầm lan tỏa qua mọi khe núi đỉnh đèo, để thâm nhập vào cuộc sống nhân gian ở khắp chốn linh thiêng.



                          Nepal không phải là một quốc gia Phật giáo nhưng có 3 điểm gắn liền với đạo Phật làm cho nó nổi tiếng. Thứ nhất là nơi mà Đức Phật đã ra đời, thứ 2 từ đất nước này đạo Phật đã được truyền vào Tây Tạng, và cuối cùng đây là nơi hành đạo và hiển linh của Bồ tát Văn Thù. Chúng tôi tiếp tục đến chiêm bái một điểm thiêng của Phật giáo, đó là núi Văn Thù nằm trên một ngọn đồi cao thuộc vùng Xoa-ya-bo-nat cách thủ đô Kathmandu khoảng 200 km.


                          Từ dưới chân lên tới đỉnh núi Văn Thù là con đường dài 360 bậc thang đá, luồn dưới tán cây rừng rất đẹp. Dọc đường có rất nhiều cụm thăm viếng thờ cúng, những tượng Phật được chế tác rất công phu và tinh xảo, phần lớn là bằng đá và bằng đồng, một số mới làm thì bằng xi măng trông rất bề thế. Theo một truyền thuyết thì trên ngọn đồi này người ta chứa xá lợi của ngài Ca Diếp trong tháp lớn, nhưng phần lớn lại cho rằng xây tháp chính là để kỉ niệm sự hiển linh của ngài Văn Thù.

                          Bạn có thể mua những cái nến thắp bằng dầu tu này để dâng lễ ở dọc đường hoặc ở trên đỉnh núi, nơi có quần thể kiến trúc chùa tháp, đền đài lộng lẫy. Đây là một tập tục rất điển hình của Phật giáo Tạng truyền, vừa lung linh huyền ảo, lại vừa thiêng liêng. Nhu cầu cúng bái của Phật tử hành hương rất muôn màu muôn vẻ. Ví dụ, người ta tưới vàng chảy lên tháp trắng để vẽ hình hoa sen là thực hiện nguyện vọng cúng dường của họ thông qua sự đóng góp tiền của của mọi người.

                          Quần thể kiến trúc tháp Văn Thù được tạo bởi từng phiến gạch, tầng trên bằng đồng là mô hình kiến trúc chủ yếu của di tích. Tháp được xây dựng dưới vương triều của vua Victani và sau đó được hoàn thành bởi vương triều Mala, có nghĩa là từ thế kỉ thứ 8 – 15. Thực tế trên đây, tại đại điện này, chúng tôi đã thấy được những pho tượng có niên đại từ thế kỉ thứ 7 chẳng hạn như tượng Đức Thích Ca Mâu Ni, với tư thế đứng có niên đại từ thế kỉ thứ 7. Và đối với tất cả những người tu tập về Phật giáo Mật tông của xứ Nepal thì coi đây là một địa điểm có linh khí hội tụ mạnh nhất của đất nước này. Tương truyền, nơi đây Bồ tát Văn Thù, vị Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ của Phật giáo, đã thị hiện tại vùng đất này.

                          Rời Nepal với muôn vàn tình lưu luyến, một đất nước tràn ngập tình yêu thương, nơi đã sinh ra Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng tôi đều thầm hẹn sẽ trở lại thánh địa này trong những lần tới nữa.
                          Last edited by viet11; 10-04-2012, 10:34 PM.
                          Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                          Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                          ............



                          Can't Live Without...hehe...


                          Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                          Comment


                          • #43
                            MỘT BUỔI SỚM MAI
                            TẠI LUANG PRABANG
                            Tịnh Thủy

                            Chúng tôi đến Luang Prabang vào một buổi chiều gần cuối tháng ba khi thành phố vẫn còn chìm trong sương khói. Nằm nép mình bên hai dòng sông Mekong và Nậm Khan ở miền bắc nước Lào, Luang Prabang đã từng là kinh đô của các vương triều Lào kéo dài hơn 200 năm, bắt đầu từ thời vua Fa Ngum năm 1353. Hiện nay Luang Prabang vẫn còn được xem là trung tâm Phật giáo quan trọng của Lào với rất nhiều quần thể kiến trúc mang đậm nét văn hoá Phật giáo Nam truyền, được cơ quan văn hoá Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995.

                            Để đến được nơi đây chúng tôi phải mất khoảng tám tiếng đồng hồ, vượt hơn 200 cây số đường đèo quanh co từ thủ đô Vientiane, một đoạn đường đèo khá dài và nguy hiểm mà chỉ những người không biết mới dám đi, nhưng vẫn còn khá hơn đi bằng đường hàng không vì hãng máy bay Lào được xem là một hãng máy bay thiếu an toàn nhất trên thế giới.

                            Sau một đêm nghỉ ngơi, chúng tôi, theo lời của cô Ma Ni, hướng dẫn viên du lịch người Lào nói tiếng Việt của đoàn, đã thức dạy sớm để tham gia một nghi thức cúng dường thực phẩm cho các sư. Trời còn tờ mờ sáng, hai chiếc xe tuk tuk đã đến đón chúng tôi tại khách sạn, đưa đến một địa điểm ven đường, nơi mà từng đoàn sư áo vàng sẽ đi khất thực vào lúc trời chưa sáng tỏ. Một số người trong đoàn du lịch chúng tôi là Phật tử, đã hoà đồng cùng người dân bản xứ, sắp sẵn một số thực phẩm cúng dường gồm xôi, bánh, hoa trái và một số tiền, đứng hoặc ngồi lặng lẽ chờ đoàn sư đến như là một cách để thể hiện lòng tôn kính của mình với chư tăng, những người đang đại diện cho đạo Phật và thành phố sở tại.

                            Dù đã biết trước qua hình ảnh trên báo chí, nhưng chúng tôi cũng cảm thấy choáng ngợp vì hình ảnh thật đang lung linh hiển hiện trước mắt. Một đoàn nhà sư khoảng 100 người, khoác trên người y cà sa mầu cam rực rỡ và chiếc bình bát to, đang bước từng bước trên đôi chân trần, người này nối bước theo người kia, người tu trước đi trước, người tu sau đi sau và cuối cùng là các chú tiểu tuổi đời còn rất nhỏ. Tất cả cứ lặng lẽ bước qua các tấm chiếu vuông của người dân trong thành phố đang chờ đợi để được cúng dường thức ăn. Khi các sư đến, người Phật tử nâng giỏ xôi nhỏ lên ngang trán khấn nguyện đôi điều rồi bốc một ít dâng cúng sư, rồi một cái bánh gói bằng lá, một thỏi kẹo… Trong nhóm Phật tử người Việt còn cúng dường mỗi sư một số tiền Lào nữa. Được hỏi tại sao lại cúng dường tiền vì hình như giới luật nguyên thuỷ không cho phép sư nhận tiền mà chỉ nhận thực phẩm, bất kỳ thứ nào, một người trả lời là do cô hướng dẫn viên du lịch bảo như vậy.

                            Nói về thực phẩm cúng dường, một vị cư sĩ người Lào đứng tuổi nói tiếng Việt một cách sành sõi cho chúng tôi biết “Thức ăn cúng của người dân cho đoàn sư khất thực phải được mua từ chợ mang về nấu nướng ở nhà, chứ không được mua vội mua vàng thức ăn bán sẵn ở hàng quán. Cũng không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín. Cả sư khất thực và người cúng dường đều thầm chúc phúc cho người thân hay cho tha nhân, chứ tuyệt nhiên không ai cầu chúc cho riêng mình”.

                            Vị cư sĩ này cũng cho chúng tôi biết thêm, khi về đế tu viện, đoàn sư khất thực tập hợp lại phân chia thức ăn thành bốn phần: một phần nhường lại cho các bạn đồng tu nếu thấy họ không có hay có ít, một phần san sẻ cho người nghèo, một phần dành cho loại chúng sinh không phải là người nhưng sống chung với người và cuối cùng còn lại là phần mình dùng. Khi thọ dụng thức ăn, các vị sư xem như là việc uống thuốc để duy trì sự sống mà tu hành. Ai cho gì ăn nấy, không phân biệt thức ăn tốt xấu, ngon dở, chay mặn. Khi ăn thường phải trộn chung các món ăn với nhau để không còn phân biệt món này với món khác, món ngon món dở và không phân biệt mùi vị. Mục đích để không còn luyến ái mùi vị thơm ngon, mà chỉ cần ăn để nuôi sống xác thân mà tu hành giải thoát.

                            Truyền thống khất thực này đã có từ thời đức Phật và hiện vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia theo truyền thống Phật Giáo Nam truyền. Cúng dường cho các nhà sư đi khất thực dường như là một bổn phận thiêng liêng và cũng là niềm hạnh phúc của người Phật tử tại gia ở các xứ này. Họ xem như một bổn phận hàng ngày, một bổn phận tự nguyện chân thành cần làm và nên làm vào mỗi buổi sáng sớm trước khi mặt trời ló dạng và trước các công việc khác trong ngày.

                            Nhìn những nhà sư áo vàng đi khất thực và những người dân Phật tử thành kính quỳ xuống dâng thức ăn cho sư, lòng tôi không khỏi dâng tràn niềm cảm xúc. Khởi đầu một ngày sống như vậy thì thật khó mà làm điều gian, điều ác, khó mà nói những điều điêu ngoa xảo quyệt, khó mà tranh dành hơn thua trong ngày. Hạnh phúc thay cho người dân xứ Lào, thanh bình thay cho quốc gia Lào.

                            Tịnh Thuỷ (viết từ Luang Prabang)

                            Dưới đây là chùm ảnh:



                            Đoàn Phật tử từ quận Cam miền Nam California


                            Các thiếu nữ Lào tươi cười chờ đón


                            Một em bé Lào đang ngồi thiền lặng lẽ chờ đoàn sư đi đến























                            Last edited by viet11; 14-04-2012, 10:20 PM.
                            Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                            Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                            ............



                            Can't Live Without...hehe...


                            Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                            Comment


                            • #44
                              U U Uiiiiiii ! Thấy mấy tấm hình này nôn quá , phải lên plan để đi Luang Prabang , nhưng mà chắc chả dám quấn khăn rằn (giống trade mark của mấy cha giải phóng hồi 30-4, hổng biết cái đám bị lừa này còn tồn tại mống nào hông nửa?)
                              He he , nhi`n last pic thie^.t la` hay . Monks got food from tourists & there comes a boy with big bucket asking for their surplus hi hi
                              Last edited by Akuna; 11-04-2012, 11:37 AM.

                              Comment


                              • #45
                                HÀNH HƯƠNG
                                CUỘC HÀNH TRÌNH
                                TRONG CHÍNH BẢN THÂN MÌNH
                                Huỳnh Ngọc Trảng

                                Theo truyền thống Phật giáo, hành hương là nghi thức thắp hương đi nhiễu chung quanh tháp và điện Phật và cũng chỉ việc thắp hương lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là cách hiểu nguyên ủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng.


                                Đoàn hành hương lên Yên Tử-Quảng Ninh

                                Tính chất nhập nhằng giữa hành hương và du lịch, một mặt gia tăng nội dung cho chuyến đi; nhưng mặt khác, làm giảm - thậm chí làm mất, tính thuần khiết của hành hương. Sự kết hợp nhiều mục đích trong chuyến đi có thể bắt nguồn từ tính nguyên hợp của các dạng thức văn hóa thời nguyên sơ và cũng do thói thường “nhất cử lưỡng tiện” của thế nhân.

                                Trong tiếng Anh, từ “hành hương” (pilgrimage/Anglo - French: pilgrimage; Middle English {1100-1500}: Pilgrimage) vừa có nghĩa: 1- “Cuộc hành trình, đặc biệt là chuyến đi dài ngày, đến một địa điểm thiêng liêng nào đó, nhằm mục đích lễ bái; 2- Và cũng có nghĩa “bất kỳ cuộc hành trình dài ngày nào” {Pilgrimage (n): a) a journey, esp. a long one, made to some sacred place as an act of devotion; b) any long journey}. Có phần xác định rõ hơn tính chất thế tục của hành hương trong thời hiện đại, từ điển Oxford Reference English dictionary (1996) định nghĩa hành hương là “chuyến đi nhằm mục đích hoài niệm quá khứ hay tình cảm” (Any journey taken for nostalgic or sensimental reasons).



                                Du khách tham quan Đại học Nalanda-Ấn Độ

                                Hành hương, chính vì tích hợp các nội dung mới như vậy nên nó chẳng những không lỗi thời mà còn là hiện tượng thời thượng. Một cựu chiến binh trở lại chiến trường xưa, nơi họ đã cùng đồng đội chiến đấu gian khổ hay về thăm những ngôi mộ bạn bè đã hy sinh nơi núi cao rừng sâu là một chuyến đi đầy những hoài niệm bi tráng. Những người chiến sĩ về thăm vùng căn cứ xưa, gặp lại những người đã từng nuôi dưỡng, bảo bọc mình trong những tháng ngày đấu tranh gian khổ ấy hẳn không hoàn toàn giống cuộc thăm viếng thông thường vì ngày ấy khác bây giờ: kẻ còn người mất và ký ức về năm tháng hào hùng và bi thương tự nó là cố kết thiêng liêng. Một cựu tù trở về thăm nơi mình bị địch giam cầm rõ ràng là chuyến đi vì lý do hoài niệm và giải tỏa tình cảm của chính mình. Hoặc giả không hào hùng hay bi thảm như vậy, chúng ta trở về thăm nơi mình đã từng sống lúc thiếu thời sau chừng ấy lâu xa cách hay trở lại sân ga nơi ta đã chia tay với người yêu cũ, của mối tình đầu cũng là một chuyến đi đáng gọi là cuộc hành hương, bởi đó là chuyến đi trong không gian lẫn trong thời gian và trong chính bản thân mình. Nói cách khác, các chuyến đi nhằm mục đích hoài niệm hay tình cảm như vậy, thực ra chỉ được coi là chuyến đi có chút gì giống với hành hương mà thôi. Bởi cuộc hành trình đến các địa điểm đáng nhớ, không mờ phai trong ký ức của mình, như vậy không giống, không lẫn lộn với một chuyến đi nào khác. Những điểm đến đầy ắp kỷ niệm đó là thiêng liêng, nhưng lại rất riêng tư, khác biệt với ký ức của cộng đồng, ở đó, người hành hương không chỉ thủ đắc được sự gia tăng về niềm tin và chất lượng cho cuộc sống tâm linh của mình mà còn tăng cường sợi dây gắn bó, mối quan hệ trung thành của mình và cộng đồng của mình. Cuộc hành hương đích thực như vậy đòi hỏi phải có những yếu tố cấu thành cơ bản nhất định.


                                Chiêm bái thánh tích Borobudur-Indonesia

                                Nói chung, là một hành trình tâm linh vì nó luôn khơi dậy trong mỗi người sự tưởng tượng tập thể quanh một địa điểm/di tích thiêng chứa đầy những biểu tượng và dấu vết lịch sử. Trong lịch sử xa xưa, hành hương là một hành trình không giống với bất cứ chuyến đi thông thường nào mà nó được coi là một nghi thức thực hành nghi lễ phổ biến trong hầu hết các tôn giáo và các dạng thức tín ngưỡng của cộng đồng. Ở đó, hành giả có những giờ phút cảm xúc tâm linh mãnh liệt. Chúng ta không có chứng cứ để khẳng định rằng hành hương là tập tục có từ thời tiền sử, song nhờ vào dữ liệu văn tự, chúng ta có được dấu vết những cuộc hành trình thiêng liêng đến những nơi như Nipour và Babylon, rồi đến những cuộc du hành của người Ai Cập hay Hittite. Cụ thể là những chuyến hành hương đến Mecca (trung tâm hành hương chính của đạo Hồi, ở Arập Xêút), Jesusalem hay các địa điểm thiêng liên quan đến các kỳ tích của Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni ở xứ Thiên Trúc... Người Tây Tạng xác tín rằng nếu ai hành hương đến Lhasa để lễ bái ở những tự viện và điện Potala thì sẽ được phước lớn, khi chết sẽ được vãng sinh về cõi Cực lạc và trong khi hành hương mà bị chết ở giữa đường thì cũng được phước tái sanh ở tiên cảnh...

                                Là mục đích tôn giáo - tín ngưỡng, hành hương như vậy là nhằm tạo ra mối liên hệ giữa phàm tục và thế giới linh thiêng, giữa cá nhân hành giả với cộng đồng đồng đạo cùng đi, giữa con người hành hương bằng xương bằng thịt với con người thứ hai của mình - con người được tái sinh qua chuyến đi này đã được thanh tẩy bụi trần và được sự đảm bảo của đấng bảo hộ nhờ vào sự thuần thành của mình. Trong những mối liên hệ này, thì đặc biệt quan trọng là việc hành giả từ kiếp sống trần tục thoát sang thế giới thiêng liêng, đó là những giây phút họ bứt ra khỏi những ràng buộc của cuộc sống đời thường để hòa nhập vào cái thiêng và cùng nhau hướng vào một điểm chung duy nhất của cộng đồng đồng đạo. Nói cách khác, hành hương phải có đủ ba yếu tố: 1- Một / hay một cụm địa điểm thiêng liêng; 2- Một cuộc đi bộ thiêng liêng; và 3- Một mục đích thiêng liêng.



                                Rất ít tôn giáo hay các tín ngưỡng dân tộc mà hành hương lại thiếu ba yếu tố đó. Tuy nhiên, điều cần lưu ý hành hương là tập tục thường mang tính bột phát và đậm tính quần chúng, chứ không là hoạt động do các tôn giáo liên hệ đứng ra tổ chức như một nghi thức chính thức của việc hành đạo, buộc tín đồ phải thực hành, phải tuân thủ. Trái lại, hành hương bị coi là nguy cơ biến thành mê tín dị đoan, tức là việc sùng bái mù quáng những di vật mà bỏ qua / không chú ý tới các giáo lý / giáo điều được coi là thiêng liêng có tính chất chính thống và được coi là chánh tín. Thậm chí đối với các nhà thần học Thiên Chúa giáo, hành hương bị coi là trở ngại cho sự tiếp xúc với Thánh thần do cách mượn con đường / phương tiện của thế giới tri giác một cách vô ích và không trong sạch. Đó là thái độ của phong trào cải lương đối với cuộc hành hương của đạo Gia Tô hồi thế kỷ XVI.

                                Còn Phật giáo thì lưỡng lự giữa hai con đường: một là không thật tin vào những di vật hay hình tượng của Đức Phật; và hai là hoài nghi việc các tín đồ, ngay từ khi Phật Thích Ca còn tại thế, đã xin Phật chỉ cho những nơi, những di tích hoặc những dấu hiệu để Phật tử tỏ bày lòng sùng kính khi Phật nhập diệt.

                                Các tôn giáo cũng thường xảy ra cuộc đối đầu giữa những người thờ tượng và những người phá bỏ tượng. Sự tranh cãi dữ dội giữa ý nghĩa cho rằng hành hương có thể biến thành tệ sùng bái ngẫu tượng hoặc ma quái và việc thừa nhận rằng đây là một nhu cầu luôn luôn có của tín đồ. Trong lịch sử Phật giáo, trong suốt 500 sau khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, giáo luật cấm tạc tượng Phật dưới dạng con người để thờ tự. Việc tạc pho tượng Phật đầu tiên để thờ đã được thực hiện ngay từ lúc Phật còn sống (theo kinh điển ghi lại), nhưng đây là pho tượng trầm hương duy nhất kể từ đó đến đầu Tây lịch - lúc chủ trương “tượng giáo” (dùng hình tượng để giáo hóa) bắt đầu được hình thành và càng ngày càng phát triển đến nỗi nghệ thuật tạo hình Phật tượng đã trở thành một bộ phận quan yếu của mỹ thuật châu Á về cả số lượng lẫn chất lượng nghệ thuật; theo đó, đã hình thành vô vàn những địa điểm hành hương của từng quốc gia và nhiều địa điểm hành hương liên Á.


                                Phật tử Tây Tạng hành hương tam bộ nhất bái đến Lhasa

                                Trong lịch sử, Phật giáo chưa hẳn là tôn giáo đã khởi phát hoạt động hành hương, nhưng các tín đồ và tăng lữ của tôn giáo này đã thực hiện những cuộc hành hương vĩ đại nổi tiếng trong lịch sử châu Á. Nghĩa Tịnh, Pháp Hiển, Trần Huyền Trang, Khương Tăng Hội... là những điển hình cho những chuyến hành hương sang Thiên Trúc chiêm bái, học đạo và thỉnh kinh. Các di tích Phật giáo cùng với các Phật học viện ở Ấn Độ đã trở thành những địa điểm hành hương quốc tế đã thu hút nhiều bậc cao tăng, tín đồ từ nhiều quốc gia châu Á hành hương đến từ những năm đầu Tây lịch cho đến bây giờ. Trong lịch sử nước ta có Khương Tăng Hội đã hành hương sang Ấn Độ hồi thế kỷ thứ III (200?-280) và đến thế kỷ XX có nhà sư ăn rau Trần Thiện Quảng (xem Thơ văn Phan Bội Châu, NXB. Văn Học, 1985, tr.145-160; Đường Tăng Việt Nam: Thiện Quảng thiền sư, Báo Mai, 1936, số 5 và số 6) và kế đó là Thiền sư Minh Tịnh ở Thủ Dầu Một đã sang Ấn Độ và Tây Tạng để chiêm bái Phật Tích, thỉnh Xá lợi và đưa Phật giáo Kim Cang thừa Tây Tạng về truyền bá ở Thủ Dầu Một.

                                Đạo Phật nước ta, theo đà phát triển của nó trong lịch sử, đã tạo nên nhiều tự viện quan trọng và với các hoạt động lễ hội một số nơi đã trở thành địa điểm hành hương nổi tiếng... thu hút các chuyến hành hương lễ bái hàng năm và đã trở thành lễ hội thường niên, trở thành tập quán văn hóa ở xứ ta.

                                Ngoài các địa điểm hành hương là chùa chiền, di tích Phật giáo thì loại địa điểm hành hương quan trọng hàng đầu của dân tộc ta là các đền, miếu thờ tự các bậc đế vương và anh hùng thời dựng nước (Vua Hùng, Tản Viên, Phù Đổng, An Dương Vương...); kế đó là các lịch đại đế vương, các anh hùng dân tộc, cùng các quan tướng có công với Tổ quốc.

                                Loại địa điểm hành hương thứ ba là các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, mà ở từng xứ, từng vùng hầu như từ Bắc chí Nam đều có: Đền Sòng Sơn, đền Vạn Kiếp, đền Phủ Giày, điện thờ Bà Đen, Miếu Bà Chúa Xứ, tháp Bà Nha Trang, điện Hòn Chén (Huệ Nam điện, Huế) v.v...

                                Nói chung, mỗi loại địa điểm hành hương nêu trên đều có ý nghĩa biểu trưng riêng. Mục đích của người hành hương nhằm đi đến từng loại địa điểm có thể là khác nhau, nhưng tất cả các địa điểm đều có chung đặc điểm là nơi thiêng liêng - hiểu theo nghĩa rộng của tính từ này, và đặc biệt là các địa điểm thực sự được công nhận là địa điểm hành hương khi nó ở một vị trí xa xôi và càng cách trở, gập ghềnh càng hay, để chuyến đi bao hàm được ý nghĩa của một sự chuyển dịch của các hành giả, từ nơi mình sống và hoạt động sang một chiều khác không phải chiều ngang và không phải là mặt đất - cái mà tôi gọi là “hành trình tâm linh”, hiểu là hướng thượng.

                                Mặt khác, các cuộc hành hương đều dẫn đến một di tích thiêng liêng và cổ kính; ở đó, ngoài chiều rộng của không gian còn phải kể thêm đến chiều thời gian. Rêu phong cổ kính, tàn tích “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương” sẽ đem đến cho hành giả một niềm hoài cổ như bà Huyện Thanh Quan đã từng cảm nhận. Và vượt lên trên các dữ liệu thì địa điểm hành hương được nhiều hành giả say mê luôn luôn ở đó phải có ít nhất là một di vật nhắc nhở về sự kiện sáng lập.

                                Nói chung, trên đây là những yếu tố cần và đủ của một địa điểm hành hương để hành trình của người hành hương là cuộc đi trong không gian, trong thời gian và trong bản thân mình, là sự hóa thân làm cuộc sống trần tục có ý nghĩa nối kết họ với cái thiêng liêng, cao cả với cái giá trị mà lịch sử - văn hóa đã kết tụ lại. Con đường ấy cũng tạo ra mối quan hệ: nó nối kết những hành giả với nhau trong một khoảnh khắc đặc biệt của cuộc đời mình, làm cho các ý tưởng và các mô hình giao lưu với nhau, liên kết những cá nhân cùng chia sẻ một niềm tin, một hệ giá trị đạo lý và văn hóa. Như vậy là hành hương góp phần hoàn thiện con người, hiểu theo nghĩa là sau cuộc hành hương, người hành giả được tái tạo mới nhờ cuộc du hành đầy tác dụng giáo dục và được thăng tiến nhờ sự bồi bổ tri thức của kết quả “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Cuối cùng, sau cuộc hành hương là thời gian để hồi tưởng và suy gẫm: những ý tưởng mới được xác lập để định hướng cho những hành động và lối sống trong quãng đời còn lại của chính mình
                                Huỳnh Ngọc Trảng
                                Last edited by viet11; 14-04-2012, 10:29 PM.
                                Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                                Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                                ............



                                Can't Live Without...hehe...


                                Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                                Comment

                                Working...
                                X