Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Campuchia, một thời khói lửa (1)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Campuchia, một thời khói lửa (1)

    Trong Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), lực lượng cộng sản của Trung ương Cục R đã sử dụng những lãnh thổ biên giới Campuchia gần Việt Nam như một căn cứ địa để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa nên Hoa Kỳ đã ném hàng loạt bom xuống các vùng cộng sản ở Campuchia. Một số nguồn ước tính số thương vong dân sự tại đây đạt tới con số 100.000 người.

    Năm 1970, tướng Lon Nol làm đảo chính lật đổ triều đình phong kiến và lên nắm quyền tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer. Chính quyền này đã bị lật đổ bởi những người theo đường lối cộng sản cực đoan là Khmer Đỏ, được Bắc Kinh giúp đỡ, trong năm 1975.

    Được Việt Nam hậu thuẫn, ngày 8 tháng 1 năm 1979 Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm chủ tịch đã được thành lập. Tuy vậy chính quyền này chỉ được một số nước cộng sản công nhận và chưa tự bảo vệ được mà vẫn cần đến sự có mặt của quân đội Việt Nam. Năm 1981, Cộng hòa Nhân dân Campuchia tổ chức bầu quốc hội và ban hành hiến pháp.

    Trong thời gian này, Kampuchea Dân chủ của Khmer Đỏ vẫn giữ được ghế đại diện cho Campuchia ở Liên hiệp quốc.

    Ngày 22 tháng 6 năm 1982, Chính phủ Liên hiệp ba phái Campuchia do Norodom Sihanouk làm Chủ tịch, Khieu Samphon (phái Khmer Đỏ) làm Phó Chủ tịch và Son Sann (phái thứ ba) làm Thủ tướng được thành lập tại Kuala Lumpur (Malaysia).


    Việt Nam đã rút quân ra khỏi Campuchia trước kế hoạch (1990) và chính phủ tại Phnom Penh chấp nhận đàm phán với Chính phủ Liên hiệp ba phái Campuchia. Việc rút quân đội Việt Nam được hoàn tất ngày 26 tháng 9 năm 1989.


    Cuộc sống giửa biên giới Campuchia và Thailand



    Hàng hoá đến từ biên giới Thailand



    Ốc Len không?



    Mía ghim, bưởi, bưởi đây?



    Chân tình trong thân thiện



    Cây xăng dã chiến



    Trường làng chỉ có duy nhứt một lớp học



    Khất thực



    Đế Thiêng Đế Thích



    Vương triều sụp đổ

    (To be continued ...)

    khatranac sưu tầm



    sigpic


  • #2
    Campuchia, một thời khói lửa (2)

    Sau nhiều phen thương lượng, Hoàng thân Sihanouk đã trở về Phnom Penh ngày 23 tháng 11 năm 1991 sau 13 năm vắng mặt và một cuộc tuyển cử tự do được tổ chức năm 1993 dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc.

    Chính phủ liên hiệp được lập sau bầu cử 1998 đem lại sự ổn định về chính trị, Khmer Đỏ không tham gia mà tiếp tục chống đối. Không có ai trong số các thủ lĩnh của Khmer Đỏ bị xét xử vì những tội ác diệt chủng mà họ đã phạm trong ba năm nắm chính quyền của họ.

    Ngay sau đó, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia lật ngược tình thế: loại các thành phần hoàng gia chống đối rồi tiêu diệt, bắt giữ Khmer Đỏ. Hậu quả của thời kỳ Hoàng thân Sihanouk trở về là một số nơi rơi vào tình trạng vô chính phủ, nay đang được khắc phục.

    Sau khi cuộc Tổng tuyển cử tự do được Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức tháng 5 năm 1993, các phe phái, chủ yếu các CPP (Đảng Nhân dân Campuchia), FUNCIPEC (Đảng Bảo hoàng)và đảng của Sam Rensi phải mất đến 4 tháng mới thỏa thuận được cơ cấu phân chia quyền lực. Đến tháng 9 năm 1993, Quốc hội và Chính phủ mới được thành lập với nòng cốt là FUNCIPEC và CPP. Quốc hội nhất trí lấy tên nước là Vương quốc Campuchia.

    Đứng đầu nhà nước là Quốc vương Norodom Sihanuk. Thủ tướng thứ nhất Norodom Ranarit (Chủ tịch Đảng FUNCIPEC), Thủ tướng thứ hai là Hun Xen (Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia). Chủ tịch quốc hội là Chia Xim (CPP). Năm 1997, ông Ung Huot (FUNCIPEC) thay ông Ranarit giữ chức thủ tướng thứ nhất. Từ năm 1993 đến nay, Campuchia đã trải qua 4 lần tổng tuyển cử.

    Ở lần tổng tuyển cử thứ 4 năm 2008, Đảng CPP dù chiếm đa số, nhưng không thể tự mình thành lập chính phủ do không giành được tỷ lệ đa số ghế 2/3 cần thiết theo luật định. Chính vì vậy, CPP buộc phải tìm kiếm liên minh từ FUNCINPEC, trên tinh thần đoàn kết dân tộc. Sau 15 năm tái lập chế độ quân chủ lập hiến, Vương quốc Campuchia đã thu dược nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và quan hệ đối ngoại.

    Campuchia mở cửa và thân thiện với thế giới, sớm gia nhập WTO. Tuy vậy, kinh tế và mức sống vẫn phát triển chậm. Tổng GDP là 3.677 triệu USD (năm 2003), GDP bình quân đầu người 280 USD (2003) tren 30% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ. Một phần do điểm xuất phát quá thấp (gần như bằng 0 sau giải phóng 1979) và một phần do quyền lực thực tế của chính quyền chưa hoàn thiện.

    Năm 1998, Polpot chết, tổ chức Khơ me đỏ tan rã. Tháng 6 năm 2003, Liên hợp quốc và Chính phủ Campuchia đạt được thỏa thuận về việc xét xử các thủ lĩnh Khơ me đỏ.

    Hai bên thống nhất lập một tòa án do các thẩm phán quốc tế và thẩm phán Campuchia cùng làm chủ tọa. Tuy nhiên, việc xét xử Khmer Đỏ diễn ra hết sức chậm chạp do những thế lực đã nâng đỡ Khơ me đỏ trước đây (Trung Quốc) cản trở. Phần lớn các nhân vật quan trọng của tổ chức này đã chết già mà không bị tòa kết án.

    Mãi đến cuối năm 2008, phiên tòa đầu tiên xét xử các thủ lĩnh Khơ me đỏ mới được mở. Người đầu tiên bị xét xử là Kang Kech Ieu, giám đốc nhà tù S21 (Tulsleng), người đã tổ chức giết chết hàng vạn người Campuchia mà Khơ me đỏ cho là thù địch trong hơn 3 năm cầm quyền của họ.



    Trơ gan cùng tuế nguyệt



    Bền vững cùng thời gian



    Một thời vang bóng



    Chân cứng đá mềm



    Lém lỉnh và tiếng Anh như gió



    Hồn nhiên của tuổi thơ



    Bải biển Victory của thành phố Sihanoukville



    Mưu sinh



    Sinh nhai trong thời suy thoái



    Cảnh đẹp hiếm thấy ở Campuchia

    (To be continued ...)

    khatranac sưu tầm



    sigpic

    Comment


    • #3
      Campuchia, một thời khói lửa (3)

      Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.

      Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia.

      Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.

      Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38 °C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.

      Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.



      Thơ mộng



      Sự hồn nhiên



      Một thực tế phủ phàng



      Hoà mình trong thân thiện



      Trưởng thành trong khó khăn



      Khoản khắc của tuổi thơ



      Nước non ngàn dặm xa xôi



      Thuyền không bến đổ



      Bải vắng chiều hoang



      Thuỳ dương cát trắng



      Sợ nhất con nầy: Tắc Kè

      (To be continued ...)

      khatranac sưu tầm



      sigpic

      Comment


      • #4
        Campuchia, một thời khói lửa (4)

        Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Campuchia gốc Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc.

        Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.

        Cuộc nội chiến có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình là 20.6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các quốc gia tiểu khu vực sông Mê Kông. Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1.6:1.

        Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.

        Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v. Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùng Tứ Xuyên.



        Nơi ở của hoàng tộc



        Chùa bạc



        Buổi sáng tại Nam Vang



        Cô đơn trong tuổi già



        Biển Hồ hoàng hôn



        Những món ăn kinh dị



        "Hoàng trùng quy tổ"



        Dế mèn phiêu lưu ký



        Thương chồng phải gánh giang san nhà chồng



        trưởng thành trong khốn khó

        (Next trip will be Laos)

        khatranac sưu tầm



        sigpic

        Comment


        • #5
          Cám ơn bạn cho xem hình.

          Comment


          • #6
            Đế sắp đi chu du sang nơi này , củng thích xem mấy cảnh này, Thanks !!
            Ba chai chưa say, năm chai mới ngã lăn quay xuống đường

            Comment


            • #7
              cảm ơn bác Kha cho du lịch bằng mắt , bài nhiều quá , H Kỳ coi hong kịp luôn ah, phải coi từ từ như con rùa bò chắc cũng xem xong
              ***************

              Comment


              • #8
                Hey một thời em cũng khói lửa đây mà , nhưng khói lửa ở mấy bãi xe cũ để mua Part cho mấy con ngựa chiến .Đi từ biên giới chỗ mí sòng bài bây giờ lên Phnompênh qua đường Bàu Quách ( nếu nhớ k nhầm thì tiếng Cam kêu là Bavet ) , đường rất vằng , xe chở tống ba tống bốn , xe tải chất như núi ngay tại thời điểm 2008 luôn , xe cộ không có mảnh giấy lộn luôn , k bằng , k biền ...mới ghê chứ . Một con Camry 99-2000 cỡ 7000 đồng , mua xe là chạy k cần gấiy má gì hết , Police Cam rất tôi , cho tiền là lấy , không cho k vấn đề gì....và hình như dân chơi ai cũng có hàng nóng trong người . Nhậu mí quán sá , lâu lâu như tiếng pháo ở Vn thời mười mấy năm trưiớc . Chạy khoảng gần 90 cây tới Phnompênh . Thành phố lèng xènng , chỉ có khu bùng binh gần quảng trường là đẹp đẹp còn lại chán òm . Khu gara sửa chửa xe hơi của tất cả thành phố đều tập trung ở khu vực mệnh danh là Tuol Sleng , một bên là đường hẻm 4 m , một bên là cái cống to và sâu như kênh nhiêu Lộc . Xe hơi ở đây nhập từ Mỹ , Câhu âu , rả thành từng món để bán phụ tùng , tuy là dễ kiếm , nhưng giá cũng chẳng rẻ . Có món Bò cục , cắt ra nướng như cục xà bông loại nhỏ , người Cam chính tông nấu ăn giở ẹt , đa số là Việt Nam qua , chứ họ k biết nêm nếm gì hết . Mấy cô tiếp thị 555 thuốc lá ở đây rất đẹp , còn chỗ có thể ăn chơi tí đỉnh là sòng bài Nagar ngay quảng trường , bùng binh Hunsen . Khu này là khu vip , nhà cửa đẹp như đường Lê Qúy đôn Saigon. Bãi xe hàng xài rồi toàn xe xịn Hummer , merc GLK 450-550 . Các dịch vụ khác như hớt tóc có mấy chỗ gần bờ sông Tonle Sap đa số dành cho Tây như ở Q1 Sg , còn loại hẻo hơn gần mấy bến xe bus từ Vn qua , các dịch vụ " kia " is already..heh . Bây giờ k biết ra sao , mạn phép topic bác Kha

                Comment

                Working...
                X