Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tập tục cưới hỏi lạ trên thế giới

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tập tục cưới hỏi lạ trên thế giới

    Đối với người La Mã và Hy Lạp cổ đại, chiếc áo cưới màu trắng tượng trưng cho sự trinh bạch của cô dâu. Và theo họ, thêm càng nhiều phù dâu, phù rể sẽ càng dễ đánh lừa các vị thần ác khiến họ khó hại được cô dâu, chú rể.

    Cô dâu Ai Cập cổ được đeo nhẫn cưới vào ngón thứ ba trên bàn tay trái và một vòng băng cưới truyền thống trên người, vì họ tin rằng vòng tròn là biểu tượng của sự bất diệt. Bánh cưới mang ý nghĩa của sự tốt đẹp và khả năng sinh sản. Chút vụn bánh rắc trên đầu cô dâu để chắc chắn một cuộc sống đầy đủ.

    Thổ dân Equateur - Brazil sống theo chế độ mẫu hệ nên quyền lựa chọn hôn nhân thuộc về những cô gái. Theo tập tục cưới hỏi, gia đình nhà gái phải đem lễ vật đến nhà trai gồm: sừng tê giác, một khúc ngà voi hay một chiếc răng heo rừng và chàng trai được quyền “treo cao giá ngọc” như hàng chục con gà trống thiến, trâu, vàng, bạc... Nếu không đủ lễ vật để đáp ứng, cô gái coi như đã có một đời chồng và sẽ ở vậy suốt đời.

    Còn ở vùng Pay Basque thuộc Tây Ban Nha thì chỉ tổ chức lễ cưới khi có một con cá voi (mà họ cho là vật linh thiêng) qua đời. Họ tin rằng linh hồn cá voi có quyền lực giúp cho đời sống của mọi người được hạnh phúc hơn. Điều lạ là cá voi chết khó mà đoán trước nên có năm chẳng có đám cưới nào, nhưng có năm có đến hơn hai mươi đám cưới được tổ chức cùng một lúc. Và cô dâu, chú rể chỉ được gần gũi nhau khi đã chôn cất xác cá voi tử tế.

    Tại đảo Kyushu, Nhật Bản, tục cưới được các chàng trai tỏ rõ bằng hành động dũng cảm, gan dạ: Một mình trên chiếc thuyền vật lộn với sóng gió và bắt nhiều tôm cá sẽ được đàng gái gật đầu bằng lòng. Số tôm cá bắt được sẽ dành thiết đãi hai họ. Đặc biệt, các sinh vật nghêu, sò, tôm, cua... được dùng làm lễ ra mắt thần biển.

    Tại quần đảo Acores thuộc Bồ Đào Nha, tục lệ cưới có sắc thái huyền bí. Những đêm trăng sáng, đôi tình nhân ngồi trên bãi biển nhìn ra khơi xa tự giới thiệu tên, tuổi và cầu nguyện thần ngư. Nếu tín hiệu là một con cá chim bay vút lên, hoặc một cơn sóng thần ập đến: họ đã được sự đồng ý của thần ngư. Và trước khi động phòng, đôi vợ chồng mới cưới phải làm một mâm cỗ tạ ơn biển cả, thần ngư.

    Có lẽ, chẳng nơi nào tục lệ cưới hỏi lại đơn giản như ở đảo Bahamas ngoài khơi San Salvadore: Tự do lựa chọn ăn ở và chẳng chịu sự ràng buộc nào giữa hai bên. Mùa xuân đến, các cô nàng lên rừng hái nấm và đây là dịp để các chàng trai đi theo và tán tỉnh.

    Khi đã tìm được người hợp ý, điểm hẹn sẽ là một hốc đá kín đáo hay bên một dòng suối đầy cây lá che kín. Sau buổi tâm tình, cô gái sẽ được mẹ dẫn về nhà chồng. Người mẹ sẽ trở về cùng một ít tiền và lương thực coi như là sự đền đáp công ơn của chàng rể.

    Như một loài hoa, các cuộc tình này thường chóng tàn. Khi chia tay, cô nàng lại trở về nhà mẹ đẻ, còn chàng trai sẽ làm lại “lịch sử” mới. Tuy nhiên, khi cô gái tái giá thì phải để con lại cho bà ngoại nuôi trước khi lên thuyền sang bến mới...

    Theo TTXVN
Working...
X