Người dân thôn Thanh Giác, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) gần trăm năm nay vẫn truyền tai nhau những câu chuyện thần bí về “tấm bia đá chảy máu”. Người tận mắt chứng kiến bia đá chảy máu không nhiều, nhưng những vết máu còn hằn trên bia thì ai cũng thấy rõ.
Ông lão 80 tuổi Lâm Y Bạch - một trong số ít người tận mắt chứng kiến bia đá chảy máu nhớ lại: lần đó cách đây khoảng mười mấy năm, vào đầu mùa hạ, trời đổ trận mưa lớn tầm tã kéo dài hai ngày liền. Buổi tối ngày mưa thứ hai khi trú tại đình Linh Tế, ông Lâm kinh ngạc phát hiện bia đá hình mai rùa đặt trong đình đầy những giọt nước màu đỏ, chúng tụ lại thành dòng và chảy xuống.
Điều càng làm ông Lâm thấy kì lạ là vào ngày hôm sau trời quang mây tạnh thì hiện tượng đá chảy máu cũng biến mất.
Người phụ trách quản lí đình Linh Tế, Lâm Hương Giang cũng khẳng định, một ngày tháng 5 năm ngoái đã tận mắt nhìn thấy những dòng nước đỏ chảy ra từ bia rùa. Thậm chí anh còn chấm một ít nước đó ra đầu ngón tay và nếm thử nhưng không thấy có mùi vị gì đặc biệt.
Được biết tháng 4, tháng 5 hàng năm là dịp mưa “mùa mai vàng” ở Phúc Kiến (theo cách gọi của người dân địa phương), cũng là thời điểm bia rùa đình Linh Tế hay “chảy máu” nhất. Hiện tượng kì lạ này chỉ xuất hiện vào mùa xuân và đầu mùa hạ, và cũng không phải năm nào cũng có, có khi vài năm mới bắt gặp một lần. Màu “máu” có khi đỏ tái, có khi lại đỏ tươi.
Bia rùa chảy máu, thật giả ra sao đến nay vẫn chưa có lời kiểm chứng chính xác, nhưng những “vết máu” thì ngày càng hằn lên rõ nét, chằng chịt trên mai rùa.
Bia đá không có sinh mệnh sao có thể chảy máu? Theo cách giải thích của người cao tuổi trong thôn, vào mùa hè, trẻ con hay trèo lên bia rùa chơi đùa, còn có người lại mượn mai rùa làm chỗ ngủ trưa, trải qua nhiều năm, huyết khí trong người ngấm vào trong đá và xuất hiện ngày càng nhiều những vết máu trên bia đá.
Xung quanh hiện tượng bia đá chảy máu ở Phúc Kiến người dân đã thêu dệt không ít câu chyện kì bí. Thượng tuần tháng 9 vừa qua, một số nhà địa chất và xã hội học đã tìm đến đây tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra bí mật của bia đá.
Một vị giáo sư khoa xã hội học thuộc trường ĐH Phúc Kiến năm nào cũng đưa sinh viên lên đình Linh Tế quan sát bia đá tỏ ý nghi ngờ giả thuyết đá hấp thụ huyết khí người. Theo suy đoán của ông, trong đá có một loại khoáng chất nào đó, do con người thường xuyên gần gũi với đá nên mồ hôi người thấm vào trong đá làm cho loại khoáng chất ấy biến thành màu đỏ như mọi người nhìn thấy.
Sau khi quan sát bia đá, các nhà địa chất phát hiện bia rùa được tạc bằng đá hoa cương, bản thân trong đá đã có khoáng chất màu đỏ. Vào những khi trời mưa hoặc do đá đã hấp thụ nhiều hơi nước khoáng chất ấy bị oxi hoá và xuất hiện màu đỏ như máu trên bề mặt. Cách giải thích này cũng trả lời luôn câu hỏi vì sao đá chỉ “xuất huyết” vào dịp mưa mùa mai vàng.
Ông lão 80 tuổi Lâm Y Bạch - một trong số ít người tận mắt chứng kiến bia đá chảy máu nhớ lại: lần đó cách đây khoảng mười mấy năm, vào đầu mùa hạ, trời đổ trận mưa lớn tầm tã kéo dài hai ngày liền. Buổi tối ngày mưa thứ hai khi trú tại đình Linh Tế, ông Lâm kinh ngạc phát hiện bia đá hình mai rùa đặt trong đình đầy những giọt nước màu đỏ, chúng tụ lại thành dòng và chảy xuống.
Điều càng làm ông Lâm thấy kì lạ là vào ngày hôm sau trời quang mây tạnh thì hiện tượng đá chảy máu cũng biến mất.
Người phụ trách quản lí đình Linh Tế, Lâm Hương Giang cũng khẳng định, một ngày tháng 5 năm ngoái đã tận mắt nhìn thấy những dòng nước đỏ chảy ra từ bia rùa. Thậm chí anh còn chấm một ít nước đó ra đầu ngón tay và nếm thử nhưng không thấy có mùi vị gì đặc biệt.
Được biết tháng 4, tháng 5 hàng năm là dịp mưa “mùa mai vàng” ở Phúc Kiến (theo cách gọi của người dân địa phương), cũng là thời điểm bia rùa đình Linh Tế hay “chảy máu” nhất. Hiện tượng kì lạ này chỉ xuất hiện vào mùa xuân và đầu mùa hạ, và cũng không phải năm nào cũng có, có khi vài năm mới bắt gặp một lần. Màu “máu” có khi đỏ tái, có khi lại đỏ tươi.
Bia rùa chảy máu, thật giả ra sao đến nay vẫn chưa có lời kiểm chứng chính xác, nhưng những “vết máu” thì ngày càng hằn lên rõ nét, chằng chịt trên mai rùa.
Bia đá không có sinh mệnh sao có thể chảy máu? Theo cách giải thích của người cao tuổi trong thôn, vào mùa hè, trẻ con hay trèo lên bia rùa chơi đùa, còn có người lại mượn mai rùa làm chỗ ngủ trưa, trải qua nhiều năm, huyết khí trong người ngấm vào trong đá và xuất hiện ngày càng nhiều những vết máu trên bia đá.
Xung quanh hiện tượng bia đá chảy máu ở Phúc Kiến người dân đã thêu dệt không ít câu chyện kì bí. Thượng tuần tháng 9 vừa qua, một số nhà địa chất và xã hội học đã tìm đến đây tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra bí mật của bia đá.
Một vị giáo sư khoa xã hội học thuộc trường ĐH Phúc Kiến năm nào cũng đưa sinh viên lên đình Linh Tế quan sát bia đá tỏ ý nghi ngờ giả thuyết đá hấp thụ huyết khí người. Theo suy đoán của ông, trong đá có một loại khoáng chất nào đó, do con người thường xuyên gần gũi với đá nên mồ hôi người thấm vào trong đá làm cho loại khoáng chất ấy biến thành màu đỏ như mọi người nhìn thấy.
Sau khi quan sát bia đá, các nhà địa chất phát hiện bia rùa được tạc bằng đá hoa cương, bản thân trong đá đã có khoáng chất màu đỏ. Vào những khi trời mưa hoặc do đá đã hấp thụ nhiều hơi nước khoáng chất ấy bị oxi hoá và xuất hiện màu đỏ như máu trên bề mặt. Cách giải thích này cũng trả lời luôn câu hỏi vì sao đá chỉ “xuất huyết” vào dịp mưa mùa mai vàng.
Comment