Dân làng này từ đứa trẻ 4-5 tuổi đến các cụ già ngoài 80 đều có thể là nhà thơ. Họ không chỉ có một “đài phát thơ” mà còn mời thi nhân trong và ngoài nước về làng cùng... ngâm thơ.
Dân làng này từ đứa trẻ 4-5 tuổi đến các cụ già ngoài 80 đều có thể là nhà thơ. Họ không chỉ có một “đài phát thơ” mà còn mời thi nhân trong và ngoài nước về làng cùng... ngâm thơ.
Ra ngõ gặp…nhà thơ!
Buổi chiều bên bờ sông Đáy đang vào vụ mùa thu hoạch nên trên con đê dẫn vào đầu làng, hàng trăm người tập trung bó rơm, gặt lúa. Lạ một điều là cả cánh đồng đều vang vọng tiếng đọc, tiếng ngâm thơ thật trữ tình.
Khắp con đường vào làng cũng giăng đầy apphich cổ động chỉ toàn bằng thơ: “Đường làng đâu của riêng ai/ Cùng nhau gìn giữ hôm mai đi về…”. Chúng tôi hỏi thăm một chị bán nước bên đường về chuyện những tấm apphich thơ, chị không trả lời mà lại... đọc thơ: “Làng này già trẻ gái trai/ Làm thơ bất kể là ngày hay đêm…”.
Khi đến trước nhà trưởng thôn, chúng tôi thấy một bà mẹ đang lấy cây đánh con và mắng con ra rả. Ông chồng đang xúc lúa gần đấy, không ra tay can ngăn mà lại điềm nhiên ngâm thơ: “Dạy con không dạy bằng lời/ Bà dùng roi đánh tơi bời thế a/ Chửi con bới cả ông cha/ Con hư hay chính cả bà cũng hư”.
Người đàn bà liếc xéo chồng một cái nhưng cũng thôi đánh con! Và trời ạ, một nhóm trẻ con khoảng 5-6 tuổi chơi gần đấy thấy chúng tôi đang lấp ló ngoài cổng đã vội vàng chạy vào nhà trưởng thôn, ứng khẩu ngay: “Bác ơi, có khách đến nhà/ Nhìn qua thì biết ở xa mới về…”.
Ông Lê Xuân Sủng - trưởng thôn Hoàng Dương (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Tây), hội phó Hội thơ làng Chùa - cười bảo: “Lạ một điều có những việc nói bằng lời không tác dụng nhưng dùng thơ rất hiệu quả chú ạ”.
Ông Sủng kể trong thôn trước đây có trường hợp một anh con trai bỏ bê cha mẹ già không chăm sóc. Người trong làng biết chuyện, gửi ngay cho anh ta… một bài thơ: “…Cha mẹ sống trông nom chiếu lệ / Nuôi vài năm thì kể công lao/ Cụ sống thì chẳng muốn nuôi/ Cụ qui tiên lại lôi thôi vẽ vời/ Tổ cho làng xóm chê cười/ Hiếu mà như vậy ai ơi xin đừng”. Sau lần nhận được bài thơ này, mọi người thấy anh con trai đã thay đổi hẳn, biết quan tâm, lo lắng cho cha mẹ mình hơn trước.
“Thi đàn” nông dân
Ông Lê Xuân Sủng cho biết làng đã chính thức in được hai tập thơ là Thơ làng Chùa và Đất ngàn năm với hơn 700 bài. Còn thơ dạng viết tay hay các tập thơ in vi tính thì có đến cả trăm cuốn và hàng ngàn bài được lưu giữ ở nhà văn hóa của làng.
Từ năm 1982, ở làng đã thành lập hẳn một “thi đàn” riêng cho mình: đó là Hội thơ làng Chùa với trên 50 hội viên được xét kết nạp là những người được dân làng nhìn nhận có nhiều bài thơ hay nhất.
Hằng tuần, dân làng dành hẳn đêm thứ năm làm buổi “thơ trực tuyến” để tổ chức đọc, bình những bài thơ hay, góp ý, hướng dẫn sáng tác thơ cho các “thi sĩ nông dân”. Ngay cả những vấn đề thời sự trong nước, các “phát thanh viên” cũng làm thơ nóng hổi.
Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Phạm Tiến Duật, Trần Ninh Hồ... từng được mời về làng nói chuyện thơ ca. Vừa rồi nhà thơ nổi tiếng của Mỹ Bruce Weigl sang VN cũng tìm đến làng Chùa để nghe thơ.
Cuối năm 2005, làng phát động cuộc thi thơ dành cho lứa tuổi học trò. Giải thưởng trị giá chỉ 100.000-200.000 đồng nhưng ban tổ chức đã nhận được gần 500 bài thơ gửi về. Tác giả nhỏ nhất là cô bé mới 4 tuổi và cao tuổi nhất là ông cụ đã ngoài 80!
Ông Sủng đưa cho tôi xem bài thơ của em Ngô Thị Thoa, một học sinh lớp 9 mồ côi mẹ, bài thơ được trao giải nhất cuộc thi thơ: “… Người ta vá áo bằng kim/ Mẹ ơi con hỏi vá tim bằng gì?... Trăng buồn còn có bạn sao/ Tôi buồn chẳng có bạn nào trăng ơi/ Trăng treo lơ lửng giữa trời/ Còn tôi sống giữa cuộc đời buồn tênh…”.
Làng Chùa đang chuẩn bị xây dựng một “trung tâm thi đàn” khá qui mô và nên thơ ở hồ sen giữa làng. Đây sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi thơ ca của người dân sau giờ đan nong, làm ruộng. Và tỉnh Hà Tây cũng đang có đề án gửi các ngành chức năng công nhận làng Chùa là làng thơ đầu tiên của cả nước.
VŨ BÌNH - PHI LONG
Dân làng này từ đứa trẻ 4-5 tuổi đến các cụ già ngoài 80 đều có thể là nhà thơ. Họ không chỉ có một “đài phát thơ” mà còn mời thi nhân trong và ngoài nước về làng cùng... ngâm thơ.
Ra ngõ gặp…nhà thơ!
Buổi chiều bên bờ sông Đáy đang vào vụ mùa thu hoạch nên trên con đê dẫn vào đầu làng, hàng trăm người tập trung bó rơm, gặt lúa. Lạ một điều là cả cánh đồng đều vang vọng tiếng đọc, tiếng ngâm thơ thật trữ tình.
Khắp con đường vào làng cũng giăng đầy apphich cổ động chỉ toàn bằng thơ: “Đường làng đâu của riêng ai/ Cùng nhau gìn giữ hôm mai đi về…”. Chúng tôi hỏi thăm một chị bán nước bên đường về chuyện những tấm apphich thơ, chị không trả lời mà lại... đọc thơ: “Làng này già trẻ gái trai/ Làm thơ bất kể là ngày hay đêm…”.
Khi đến trước nhà trưởng thôn, chúng tôi thấy một bà mẹ đang lấy cây đánh con và mắng con ra rả. Ông chồng đang xúc lúa gần đấy, không ra tay can ngăn mà lại điềm nhiên ngâm thơ: “Dạy con không dạy bằng lời/ Bà dùng roi đánh tơi bời thế a/ Chửi con bới cả ông cha/ Con hư hay chính cả bà cũng hư”.
Người đàn bà liếc xéo chồng một cái nhưng cũng thôi đánh con! Và trời ạ, một nhóm trẻ con khoảng 5-6 tuổi chơi gần đấy thấy chúng tôi đang lấp ló ngoài cổng đã vội vàng chạy vào nhà trưởng thôn, ứng khẩu ngay: “Bác ơi, có khách đến nhà/ Nhìn qua thì biết ở xa mới về…”.
Ông Lê Xuân Sủng - trưởng thôn Hoàng Dương (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Tây), hội phó Hội thơ làng Chùa - cười bảo: “Lạ một điều có những việc nói bằng lời không tác dụng nhưng dùng thơ rất hiệu quả chú ạ”.
Ông Sủng kể trong thôn trước đây có trường hợp một anh con trai bỏ bê cha mẹ già không chăm sóc. Người trong làng biết chuyện, gửi ngay cho anh ta… một bài thơ: “…Cha mẹ sống trông nom chiếu lệ / Nuôi vài năm thì kể công lao/ Cụ sống thì chẳng muốn nuôi/ Cụ qui tiên lại lôi thôi vẽ vời/ Tổ cho làng xóm chê cười/ Hiếu mà như vậy ai ơi xin đừng”. Sau lần nhận được bài thơ này, mọi người thấy anh con trai đã thay đổi hẳn, biết quan tâm, lo lắng cho cha mẹ mình hơn trước.
“Thi đàn” nông dân
Ông Lê Xuân Sủng cho biết làng đã chính thức in được hai tập thơ là Thơ làng Chùa và Đất ngàn năm với hơn 700 bài. Còn thơ dạng viết tay hay các tập thơ in vi tính thì có đến cả trăm cuốn và hàng ngàn bài được lưu giữ ở nhà văn hóa của làng.
Từ năm 1982, ở làng đã thành lập hẳn một “thi đàn” riêng cho mình: đó là Hội thơ làng Chùa với trên 50 hội viên được xét kết nạp là những người được dân làng nhìn nhận có nhiều bài thơ hay nhất.
Hằng tuần, dân làng dành hẳn đêm thứ năm làm buổi “thơ trực tuyến” để tổ chức đọc, bình những bài thơ hay, góp ý, hướng dẫn sáng tác thơ cho các “thi sĩ nông dân”. Ngay cả những vấn đề thời sự trong nước, các “phát thanh viên” cũng làm thơ nóng hổi.
Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Phạm Tiến Duật, Trần Ninh Hồ... từng được mời về làng nói chuyện thơ ca. Vừa rồi nhà thơ nổi tiếng của Mỹ Bruce Weigl sang VN cũng tìm đến làng Chùa để nghe thơ.
Cuối năm 2005, làng phát động cuộc thi thơ dành cho lứa tuổi học trò. Giải thưởng trị giá chỉ 100.000-200.000 đồng nhưng ban tổ chức đã nhận được gần 500 bài thơ gửi về. Tác giả nhỏ nhất là cô bé mới 4 tuổi và cao tuổi nhất là ông cụ đã ngoài 80!
Ông Sủng đưa cho tôi xem bài thơ của em Ngô Thị Thoa, một học sinh lớp 9 mồ côi mẹ, bài thơ được trao giải nhất cuộc thi thơ: “… Người ta vá áo bằng kim/ Mẹ ơi con hỏi vá tim bằng gì?... Trăng buồn còn có bạn sao/ Tôi buồn chẳng có bạn nào trăng ơi/ Trăng treo lơ lửng giữa trời/ Còn tôi sống giữa cuộc đời buồn tênh…”.
Làng Chùa đang chuẩn bị xây dựng một “trung tâm thi đàn” khá qui mô và nên thơ ở hồ sen giữa làng. Đây sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi thơ ca của người dân sau giờ đan nong, làm ruộng. Và tỉnh Hà Tây cũng đang có đề án gửi các ngành chức năng công nhận làng Chùa là làng thơ đầu tiên của cả nước.
VŨ BÌNH - PHI LONG