Nỗi buồn Đà Lạt
Vẻ đẹp mê hồn của hồ Tuyền Lâm xưa.
Năm 1978, lần đầu tiên tôi đến Đà Lạt, đi từ hướng Ninh Thuận lên thị trấn Đơn Dương, qua đèo Dran, đến đỉnh ở Cầu Đất để đổ đèo về TP Đà Lạt, cao nguyên Langbian mê hoặc tôi hoàn toàn. Càng lên cao, đèo Dran càng đẹp, cái đẹp thần sầu của những cánh rừng thông bạt ngàn, những đồi chè thơm ngát, những nông trường cà phê Arabisca có tuổi trăm năm. Và gió, càng lên cao càng phóng túng, lãng mạn, tinh khiết, lẫn trong mây, trong sương> Lâm Đồng: Đề nghị xử lý tình trạng chặt thông> Cứu lấy rừng thông Đà Lạt> Không còn nhận ra Đà Lạt !> Tự đánh mất mình> Du lịch “giết”... rừng thôngCầu Đất là địa danh nổi tiếng mà bác sĩ Alexandre Yersin trong chuyến thám hiểm lần thứ ba đến Đà Lạt đã gọi là “Langbian nhỏ”. Sức hấp dẫn của cao nguyên này làm ông Yersin chợt nhớ đến câu ngạn ngữ Latin: “Dat aliis laetitian aliis temperriem” (cho người này niềm vui, cho người khác sự mát dịu). Như một sự tình cờ, 5 mẫu tự đầu tiên của câu ngạn ngữ này ghép lại thành Dalat! Đà Lạt bắt đầu hình thành nên một TP nghỉ dưỡng từ đó.
Đà Lạt hấp dẫn bất cứ ai bởi cảnh quan thiên nhiên, khí hậu ôn đới - lạnh nhất cũng chỉ ở 5°C, nóng nhất không quá 30ºC, nhiệt độ trung bình 18ºC - 21ºC nhưng bây giờ đã khác.
Mùa hè này, bạn tôi đưa gia đình đi nghỉ mát ở Đà Lạt phải ngủ máy lạnh. Đà Lạt đang biến dạng để dần đi đến chỗ biến mất những thế mạnh du lịch thuộc về di sản của thiên nhiên và đã trở thành TP đô thị loại 1.
Đà Lạt đang bị biến dạng vì sự phát triển du lịch quá nóng. Du lịch đang “ăn” vào di sản thiên nhiên chứ không phải lợi dụng ưu thế thiên nhiên để làm du lịch. Đà Lạt mộng mơ, Đà Lạt sương mù, Đà Lạt thơ... sẽ “biến mất” nếu như những cánh rừng thông mất đi, nhường chỗ cho những biệt thự bê tông cốt thép, những công trình phục vụ khách du lịch đồ sộ, ồn ào, náo nhiệt làm phá vỡ cảnh quan vốn cô tịch của TP sương mù.
Những cánh rừng thông mất đi, kéo theo nhiệt độ của Đà Lạt tăng lên. Những đám mây lãng du không còn leo cửa sổ vào phòng du khách.
Đầu thế kỷ trước, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã viết Đà Lạt trăng mờ. Bây giờ, nếu bạn đến Đà Lạt, những cảnh như Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt gần như biến mất. Đà Lạt thiếu sương và trăng sẽ sáng vằng vặc! Năm 1987, nhà thơ Thanh Thảo trong dịp về Đà Lạt, chứng kiến những cảnh phá rừng tàn bạo đã viết bài thơ Những cây thông kêu: Những cây thông ùa vào tỉnh ủy/ Xin đừng đốn chúng tôi…
Hai mươi mấy năm qua, lời kêu cứu ấy vẫn văng vẳng bên tai những người yêu Đà Lạt. Bao nhiêu số phận những cây thông trăm tuổi đã bị hóa kiếp và sẽ còn tiếp tục bị hóa kiếp. Hồ Tuyền Lâm tuyệt đẹp như vậy mà giờ có người ví nó như một cô gái bị tạt acid thì sự tàn phá rừng đã đến mức độ khủng khiếp đến dường nào!
Đà Lạt đang bị biến dạng vì thiếu tầm nhìn quy hoạch, dù đã có nhiều hội thảo về vấn đề này. Đồi Cù từ lâu đã không còn là nơi chốn của tình yêu, nó đã biến thành sân golf nhưng Đan Kia, Suối Vàng, Lạc Dương, Đơn Dương... vẫn còn là những nơi chốn của thiên nhiên kỳ diệu. Nếu không đủ tầm quy hoạch, những cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ biến mất.
Chúng ta không chỉ “mất” Đà Lạt mà còn mất cả “niềm vui” và “sự mát dịu” của thiên nhiên ban tặng. Đó chính là nỗi buồn mang tên Đà Lạt!
Lưu Nhi Dũ
và nay nó đã bị phá nát bởi những dự án du lịch.
Ngã mình hy sinh vì du lịch?
ngày 5-3
Từ phía nhà hàng Thanh Thủy nhìn qua.
Hồ Xuân hương được xem như là cái hồn của Đalat ..hôm nay nó thế này đây ...chẳng biết những công trình thẩm mỹ của cấp lãnh đạo thành phố Đalat ra sao nữa ..thật là đáng buồn cho Đalat nói riêng và nước VN nói chung ...chỉ toàn một lũ phá hoại ..
Comment