Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chùa đất sét

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chùa đất sét



    Chùa Đất Sét mang đậm nét văn hóa Việt Nam vì nguyên thủy, chùa chỉ thờ Phật. Nhưng triết lý của chùa Đất Sét và rất nhiều ngôi chùa khác trên khắp VN là ” tam giáo đồng qui” ( Phật – Lão – Nho). Cho nên, tại chùa Đất Sét ( Bửu Sơn Tự), các bạn sẽ thấy chùa vừa thờ các vị phật như Thích Ca Mâu Ni, Như Lai, Quán Thế Âm lại có các vị thần Thiện , Ác ( đạo Lão) và cũng có các “Mẫu” đặc trưng của người Việt.



    * Những nét đặc biệt của chùa Đất Sét




    Chùa Đất Sét còn có tên là Bửu Sơn tự nằm ở khóm 1, phường 5, thị xã Sóc Trăng. Chùa nổi tiếng bởi những vật được tạo hình từ đất sét. Từ tháp Đa Bảo 13 tầng, tháp Bảo Tòa cao hai mét, đến Lục Long Đăng và nhiều thứ khác đều làm bằng đất sét, sau đó được phủ ngoài bằng nước sơn, kim nhũ. Chùa Đất Sét là một công trình kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.



    Chùa Đất Sét đuợc xây dựng từ rất lâu để thờ Phật tại gia của dòng họ Ngô. Thuở ban đầu, Chùa được cất bằng các loại cây bình thường ở địa phương. Trải qua bao năm tháng nên đã bị hư mục khá nhiều và cũng đã được con cháu trong dòng họ tu sửa nhiều lần theo cấu trúc ban đầu. Mãi đến năm 1928, ông Ngô Kim Tông đã thực hiện một ý tưởng của mình là dùng chất liệu đất sét tại chỗ để dựng nên một ngôi chùa và tạc các tượng thờ Phật.



    Xin nói thêm, khi ra đời, Bửu Sơn Tự là một ngôi chùa nghèo nên không có tiền mua tượng Phật về thờ. Nhưng với lòng mến mộ Phật pháp, ông Ngô Kim Tòng ( trụ trì đời thứ 5) đã miệt mài xây đắp ngôi chùa Đất Sét hiện nay trong suốt 42 năm ròng rã. ( Nếu ngày xưa ông Ngô Kim Tòng có tiền thì ắt hẳn ông đã “thỉnh” những pho tượng bằng thạch cao hay xi măng hoặc giả là ông sẽ thuê thợ về tạc tượng chứ không tự mình nặn ra các bức tượng của chùa Đất Sét ngày nay).




    Theo lời kể của người giữ chùa hiện nay, khi còn trẻ, ông Ngô Kim Tòng là một người hay đau yếu nhưng rất mộ đạo. Vì lòng mộ đạo nhưng lại không có tiền nên một hôm, ông Ngô Kim Tòng nằm mơ thấy Phật đến chỉ bảo cho ông đi về hướng tây để lấy đất sét về xây đắp tượng mà thờ. Có lẽ do đức tin cùng với lao động mà sức khỏe của ông ngày một cải thiện. Trong suốt 42 năm miệt mài sáng tạo, ông Ngô Kim Tòng đã dùng đất sét trộn với “mạt cưa làm nhang” ( bột hương) và keo Ô Dước để ngày nay, theo thống kê, chùa Đất Sét có 1991 tượng đất sét lớn nhỏ do một tay ông Ngô Kim Tòng làm ra. Trong đó, có những tác phẩm hết sức kỳ công như: 3 đỉnh; 6 lư hương; 1 toà sen nghìn cánh, mỗi cánh có 1 tượng Phật; 1 tháp Gia Bảo 13 tầng có 208 cửa, 208 tượng Phật và 156 con rồng nâng toà tháp. Tòa bảo tháp là một kỳ công mà ông Ngô Kim Tòng đã tạo ra để thỉnh Xá Lợi Phật về làm lễ trong vòng 2 giờ đồng hồ rồi mang trả lại. Tòa bảo tháp này có hình bát giác, theo nhiều người,hình bát giác là tượng trưng cho triết lý bát quái của Á Đông và đạo giáo ( càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài) nhưng theo tôi, hình bát giác đó là tượng trưng cho Bát Chánh Đạo ( Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm & Chánh định ) của Phật giáo hơn là Đạo Giáo. Tuy nhiên, để biết ai chính xác hơn, nếu bạn nào có dịp thì xin hãy đến chùa Đất Sét để xác minh lại nhé!







    Ngoài hàng ngàn bức tượng bằng Đất Sét ra, chùa còn có 8 đôi đèn “cầy” ( nến) khổng lồ rất đặc biệt. Để đổ được 8 đôi đèn này, ông Ngô Kim Tòng đã phải mua sáp “thiệt” ( sáp nguyên chất, không lẫn tạp) từ “Sài Gòn” về nấu chảy ra rồi mới “đúc” đèn. Do các đôi đèn này có kích thước quá to nên ông Ngô Kim Tòng không tìm được khuôn thích hợp nên ông đã dùng tôn lợp nhà làm khuôn “đúc” đèn. Sau một tháng, các đôi đèn mới khô hẵn, khi dở bỏ khuôn, các đôi đèn này tự nhiên có hình dợn sóng của các tấm tôn!!!!! Sau đó, một đôi đèn nhỏ đã được thắp lên ròng rã trong 32 năm mà không tắt kể từ ngày ông Ngô Kim Tòng viên tịch.



    Một chi tiết khá thú vị khác là người giữ chùa hiện tai là một ông lão tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Đến chùa, ngoài sự độc đáo của ngôi chùa ra, sự am hiểu của người giữ chùa cùng với vốn tiếng Pháp điêu luyện của ông cũng làm cho mọi người thán phục.

    Sau khi nghe thuyết minh xong, các vị khách đã hết sức thán phục trước tài năng, sự sáng tạo và lòng kiên trì của ông Ngô Kim Tòng để ngần ấy hiện vật ra đời trong suốt 42 năm ròng rã.


    * Vấn đề bảo tồn di tích




    Trải qua bao năm tháng, ngôi chùa có nhiều hiện vật bi xuống cấp do ý thức giữ gìn của một số du khách chưa cao. Do ông Ngô Kim Tòng khéo tay, các tượng “đất sét do ông nặn ra khá tinh xảo lại được sơn phủ bên ngoài bằng sơn, kim nhũ nên các hiện vật trông rất giống đồng thao, thạch cao hay xi măng. Có nhiều du khách hiếu kỳ đã bẻ gãy hiện vật để xác định xem tượng làm bằng vàng hay đất sét. Trên các đôi đèn sáp thì có “hằng hà sa số” vết vân móng tay của du khách như ghi dấu lại kỷ niệm của những lần viếng thăm.

































    thuyngakhanhhoa'Blog
    Attached Files
    Last edited by Hiểu Kỳ; 01-06-2010, 10:53 AM.
    ***************

  • #2
    Mèn ơi, cảm ơn sis Hkỳ cho sí nhìn lại cái chùa mà sis đã đi qua, cũng một xứ với chùa Dơi, mà chùa Dơi, tại có dơi treo toòng teng, nhg chùa Đất Sét, tưởng ở đó bán đồ gốm, bằng đất sét, nhg vào xem, khg thấy gì hết ,

    hỏi ra thì các tượng làm bằng đết sét, chỉ được sơn lên, chứ khg tráng men cho bóng như các tượng ở những chùa khác, nhưng ở đây mình còn gặp sư, vải người Việt, khg phải chùa Dơi là chùa của người Miên

    Comment


    • #3
      em chưa đến mấy vùng này hay chùa này sis ơi ,đọc thấy cũng nhiều kỳ công quá , có dịp sẽ đến đó cúng viếng
      ***************

      Comment


      • #4
        VN sao bây giờ nhiều chùa quả ha

        thank you nha sis HKy



        Comment


        • #5
          Ở Sóc Trăng ngoài chùa Dơi, chùa đất sét còn chùa chén kiểu nữa đó ( chưa đi đến ) nên chỉ nhớ mang máng là vậy

          Nhưng 3 chùa này đã có từ lâu rồi, khg phải chùa mới cất đâu whitesky ơi

          Comment

          Working...
          X