Trên dòng chảy sông Hương, trong hình sông thế núi, trong tiến trình lịch sử, cả trong đời sống văn học và tâm linh, xã Thủy Biều, thành phố Huế, có một vị trí đặc biệt ít được nhận biết để tìm hiểu, nhận thức và có chiến lược khai thác một cách hiệu quả trong đời sống đương đại.
Núi Kim Phụng nhìn từ Bàu Hồ
Là một trong năm xã ngoại thành, nằm ở rìa Tây - Nam thành phố, ba bề bao bọc bởi sông Hương, phía Đông giới hạn bởi đường Huyền Trân Công Chúa, tiếp giáp xã Thủy Xuân, không một địa chỉ nào của thành phố Huế có được ưu thế tiếp cận dòng sông này từ nhiều góc độ khác nhau, từ chiều rộng đến chiều cao - xét về góc nhìn thị giác - phong phú đến như vậy.
“Belvédère”, một lầu canh được xây dựng từ thời Pháp thuộc nằm trên đồi Vọng Cảnh, một địa điểm chiêm ngưỡng sông Hương cuốn hút du khách khi đến Huế, và cũng từng gây sóng gió trong dư luận cả nước về một ý tưởng có phần vội vã trong chủ trương đầu tư.
Xung quanh Thủy Biều là một vành đai danh lam thắng cảnh và các công trình nổi tiếng cố đô.
Ngoài sông Hương huyền hoặc chảy vòng quanh xã - và lại chính là khúc quanh đẹp nhất - trong địa bàn xã đã có đồi Vọng Cảnh, gần đấy là lăng Tự Đức. Bên kia sông, từ đồi Vọng Cảnh nhìn sang là điện Hòn Chén nổi tiếng.
Cũng bên kia sông, Văn Miếu, Võ Miếu và danh thắng Thiên Mụ, còn bên này sông là Long Thọ cương, hai địa danh từ lâu đã đi vào ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ cương”. Trên bờ tả ngạn sông Hương kéo dài từ điện Hòn Chén đến Văn, Võ Miếu là địa phận của hai xã Hương Hồ, Ngọc Hồ xanh mướt tre cau soi bóng xuống lòng sông.
Làm nền cho cảnh quan thanh bình ấy là chập chùng những rừng thông như sóng nhấp nhô kết thúc tầm nhìn với núi Kim Phụng sừng sững trấn giữ một phương trời.
Ngay trên địa bàn xã còn nhiều di tích chưa được khai thác đúng mức: “Hổ quyền”, “Điện Voi ré”, “Thành Lồi”... cần được đánh thức để sớm đưa vào sự nghiệp phát triển văn hóa, du lịch.
Ngay cả Nhà máy xi măng Long Thọ hiện nay, một cơ sở công nghiệp già nua, cũ kỹ đang ngày đêm phun khói lên nền trời thành phố, đã đến lúc cần sớm được di dời. Địa điểm này hoàn toàn có thể dành cho một khách sạn du lịch tầm cỡ bên bờ sông Hương mà về mặt văn hóa, cảnh quan, chắc chắn ưu việt hơn một nhà máy nhỏ đang làm nhiễm bẩn không chỉ bầu không khí trong lành mà còn làm vẩn đục cả cảnh quan thơ mộng của sông Hương. Còn về kinh tế, nếu so sánh kỹ, thu nhập tổng thể chắc gì đã thấp hơn giá trị sản lượng mà nhà máy này đang đóng góp?
Bãi Lương Quán bên sông Hương
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Nguyệt Biều, Lương Quán (hai trong số bảy thôn của Thủy Biều) đã hiện hữu trong một câu ca xưa đầy bí ẩn: “Bất thực Lương Quán kê/ Bất giao Nguyệt Biều hữu…?” trong “tứ bất…” đang là những ẩn số cần được giải mã.
Trên địa bàn Thủy Biều hiện còn vết tích của một dòng sông cổ: “ông Lý Nhân”, nay đã bị bồi lấp thành một dãy ao chuôm liên hoàn với những cụm cổ thụ lâu đời có giá trị cảnh quan và khoa học.
Nguyệt Biều - Lương Quán không xa/Cách một con hói hóa ra hai làng. Thảm thực vật, những cụm cổ thụ và dòng sông này nếu được tôn tạo, chỉnh trang, sẽ mang lại nhiều giá trị cảnh quan trong khai thác du lịch với đầu tư thấp.
Một trong những giá trị nổi bật của Nguyệt Biều, Lương Quán chính là đặc sản thanh trà.
Không biết từ bao giờ, trái “thanh trà Nguyệt Biều” đã trở thành một đặc sản “không nơi nào có được”. Phải chăng đây là một trong những sản phẩm địa phương mà thời vàng son của nó đã từng cung ứng cho đời sống cung đình, hay một giống bưởi quý được di thực từ nơi khác đến, thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng.
Tiếc thay, trái quý thanh trà nay đã thoái hóa, không còn giữ được phẩm chất của ngày xưa. So với thời vàng son, trái thanh trà giờ đây bé lại, da dẻ không còn được mỡ màng như trước, nhiều hạt và hạt to, múi cũng khô xác và mất đi khá nhiều phẩm chất vốn có. Vì sao? Rất có thể do bị lãng quên, do thiếu chăm bón, thiếu thị trường, không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người trồng và còn có thể do nhiều nguyên nhân nữa.
Nhưng dù bất cứ vì lý do gì, để cho trái thanh trà Nguyệt Biều bị thui, chột, thoái hóa cũng là đắc tội với tiền nhân...
(nguồn Quehuongoi.vn)
Núi Kim Phụng nhìn từ Bàu Hồ
Là một trong năm xã ngoại thành, nằm ở rìa Tây - Nam thành phố, ba bề bao bọc bởi sông Hương, phía Đông giới hạn bởi đường Huyền Trân Công Chúa, tiếp giáp xã Thủy Xuân, không một địa chỉ nào của thành phố Huế có được ưu thế tiếp cận dòng sông này từ nhiều góc độ khác nhau, từ chiều rộng đến chiều cao - xét về góc nhìn thị giác - phong phú đến như vậy.
“Belvédère”, một lầu canh được xây dựng từ thời Pháp thuộc nằm trên đồi Vọng Cảnh, một địa điểm chiêm ngưỡng sông Hương cuốn hút du khách khi đến Huế, và cũng từng gây sóng gió trong dư luận cả nước về một ý tưởng có phần vội vã trong chủ trương đầu tư.
Xung quanh Thủy Biều là một vành đai danh lam thắng cảnh và các công trình nổi tiếng cố đô.
Ngoài sông Hương huyền hoặc chảy vòng quanh xã - và lại chính là khúc quanh đẹp nhất - trong địa bàn xã đã có đồi Vọng Cảnh, gần đấy là lăng Tự Đức. Bên kia sông, từ đồi Vọng Cảnh nhìn sang là điện Hòn Chén nổi tiếng.
Cũng bên kia sông, Văn Miếu, Võ Miếu và danh thắng Thiên Mụ, còn bên này sông là Long Thọ cương, hai địa danh từ lâu đã đi vào ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ cương”. Trên bờ tả ngạn sông Hương kéo dài từ điện Hòn Chén đến Văn, Võ Miếu là địa phận của hai xã Hương Hồ, Ngọc Hồ xanh mướt tre cau soi bóng xuống lòng sông.
Làm nền cho cảnh quan thanh bình ấy là chập chùng những rừng thông như sóng nhấp nhô kết thúc tầm nhìn với núi Kim Phụng sừng sững trấn giữ một phương trời.
Ngay trên địa bàn xã còn nhiều di tích chưa được khai thác đúng mức: “Hổ quyền”, “Điện Voi ré”, “Thành Lồi”... cần được đánh thức để sớm đưa vào sự nghiệp phát triển văn hóa, du lịch.
Ngay cả Nhà máy xi măng Long Thọ hiện nay, một cơ sở công nghiệp già nua, cũ kỹ đang ngày đêm phun khói lên nền trời thành phố, đã đến lúc cần sớm được di dời. Địa điểm này hoàn toàn có thể dành cho một khách sạn du lịch tầm cỡ bên bờ sông Hương mà về mặt văn hóa, cảnh quan, chắc chắn ưu việt hơn một nhà máy nhỏ đang làm nhiễm bẩn không chỉ bầu không khí trong lành mà còn làm vẩn đục cả cảnh quan thơ mộng của sông Hương. Còn về kinh tế, nếu so sánh kỹ, thu nhập tổng thể chắc gì đã thấp hơn giá trị sản lượng mà nhà máy này đang đóng góp?
Bãi Lương Quán bên sông Hương
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Nguyệt Biều, Lương Quán (hai trong số bảy thôn của Thủy Biều) đã hiện hữu trong một câu ca xưa đầy bí ẩn: “Bất thực Lương Quán kê/ Bất giao Nguyệt Biều hữu…?” trong “tứ bất…” đang là những ẩn số cần được giải mã.
Trên địa bàn Thủy Biều hiện còn vết tích của một dòng sông cổ: “ông Lý Nhân”, nay đã bị bồi lấp thành một dãy ao chuôm liên hoàn với những cụm cổ thụ lâu đời có giá trị cảnh quan và khoa học.
Nguyệt Biều - Lương Quán không xa/Cách một con hói hóa ra hai làng. Thảm thực vật, những cụm cổ thụ và dòng sông này nếu được tôn tạo, chỉnh trang, sẽ mang lại nhiều giá trị cảnh quan trong khai thác du lịch với đầu tư thấp.
Một trong những giá trị nổi bật của Nguyệt Biều, Lương Quán chính là đặc sản thanh trà.
Không biết từ bao giờ, trái “thanh trà Nguyệt Biều” đã trở thành một đặc sản “không nơi nào có được”. Phải chăng đây là một trong những sản phẩm địa phương mà thời vàng son của nó đã từng cung ứng cho đời sống cung đình, hay một giống bưởi quý được di thực từ nơi khác đến, thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng.
Tiếc thay, trái quý thanh trà nay đã thoái hóa, không còn giữ được phẩm chất của ngày xưa. So với thời vàng son, trái thanh trà giờ đây bé lại, da dẻ không còn được mỡ màng như trước, nhiều hạt và hạt to, múi cũng khô xác và mất đi khá nhiều phẩm chất vốn có. Vì sao? Rất có thể do bị lãng quên, do thiếu chăm bón, thiếu thị trường, không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người trồng và còn có thể do nhiều nguyên nhân nữa.
Nhưng dù bất cứ vì lý do gì, để cho trái thanh trà Nguyệt Biều bị thui, chột, thoái hóa cũng là đắc tội với tiền nhân...
(nguồn Quehuongoi.vn)