Đẹp, đầy quyến rũ, giống như một nàng sơn nữ trinh nguyên… , đó là cảm nhận của người dân phố núi và du khách thập phương khi đến với triển lãm “Đà Lạt xưa” tổ chức tại khách sạn Sammy (thành phố Đà Lạt)...
Triển lãm do Tạp chí Xưa và Nay (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) phối hợp với Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức và là một trong những hoạt động văn hóa hướng tới kỷ niệm 115 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.
Nàng sơn nữ trinh nguyên
Hồ Xuân Hương
Triển lãm “Đà Lạt xưa” đã giới thiệu với công chúng bộ sưu tập ảnh của nhiều tác giả trong và ngoài nước, được sáng tác từ hồi đầu thế kỷ đến những năm 60 của thế kỷ 20. Trưng bày tại triển lãm có 60 tác phẩm ảnh của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Trần Văn Châu, chuyên gia “ảnh phân sắc”, cố nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu, nhiếp ảnh gia Đặng Văn Thông và nhiếp ảnh gia người Pháp Renaudin Esperance (nguyên giám đốc nhà máy đèn Đà Lạt, năm 1918 lấy vợ người Việt, ảnh do ông Lê Phỉ sưu tập). Các bức ảnh thực sự mang dấu ấn của “Đà Lạt xưa” khi ghi lại những khoảnh khắc vàng về thiên nhiên, con người, những bước hình thành và phát triển Đà Lạt qua các thời kỳ lịch sử.
Nghệ sĩ Đặng Văn Thông, một trong những nhiếp ảnh gia lão làng ở Đà Lạt nhớ lại: “Năm 1947, tôi bắt đầu cầm máy chụp cho hiệu ảnh Dalatphoto. Thời kỳ này, Đà Lạt còn hoang sơ nhưng cảnh sắc, thác, hồ rất đẹp. Cư dân còn ít, rừng thông thì bạt ngàn nên giới nghệ sĩ thường ví von “Đà Lạt là một thành phố trong rừng và rừng trong thành phố”. Cho đến những năm cuối của thập niên 80, cảnh quan của Đà Lạt vẫn còn thơ mộng. Ngoài tháp chuông của trường Grand Lycée Yersin (nay là CĐ Sư phạm Đà Lạt), và một số nhà thờ là có tầm cao, còn lại hầu hết các biệt thự, khách sạn, nhà hàng, nhà ở đều nằm lẩn khuất dưới tán rừng thông. Phố núi ngày ấy có rất nhiều loài hoa dại rất đẹp, đặc biệt cứ đến mùa xuân hoa anh đào nở đầy trên những góc phố, con đường làm cho thành phố trở nên rất thơ mộng và quyến rũ như một nàng sơn nữ trinh nguyên”.
Thợ ảnh thời bấy giờ chủ yếu chỉ chụp phong cảnh Đà Lạt để làm bưu ảnh bán cho du khách là chính. Theo nhiếp ảnh gia Đặng Văn Thông, ông đã làm hàng nghìn tấm bưu ảnh về các danh thắng ở nơi đây như thác Cam Ly, Prenn, Datanla; hồ Xuân Hương, Than Thở, Mê Linh… Trước đó, cố nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu, người được giới nhiếp ảnh Hoàng gia Anh phong tặng tước hiệu “Vua ảnh kỹ thuật” (ngày nay gọi là “Vua ảnh phân sắc”), mỗi tháng còn cho ra lò cả chục nghìn bưu ảnh về Đà Lạt, bán cho các nhà buôn, mang đi tiêu thụ khắp nơi trên thế giới. “Thế nhưng những năm gần đây vì nhu cầu phát triển kinh tế, Đà Lạt đã không còn như xưa”, ông Thông nói.
Sương sớm ở phố núi Đà Lạt.
Mong một sự phát triển hài hòa
Nhiếp ảnh gia Trần Văn Châu, người thực hiện những bức không ảnh để đời về Đà Lạt, khi từ Mỹ trở về dự triển lãm đã nói: “Quả thật Đà Lạt ngày nay đã đổi thay rất nhiều, không còn như những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, thời điểm mà từ trên trực thăng nhìn toàn cảnh người ta không khỏi ngẩn ngơ vì vẻ đẹp của nó...”.
Trước đây, Đà Lạt là một cao nguyên đẹp với cây cỏ, hoa và sương mù quyện chặt lấy nhau. Đà Lạt xưa, buổi sáng, 7 - 8h học sinh đi học vẫn còn sương mù, và chỉ đi cách 4 – 5 m là không nhìn thấy nhau. Con người Đà Lạt hội tụ từ nhiều vùng miền khác nhau nên có sự giao thoa văn hóa rất đặc biệt. Qua thời gian, vùng đất ôn hòa này đã tạo nên phong cách người Đà Lạt hiền lành, chân chất. Tuy nhiên, từ sau năm những năm 80 đến nay, người ta chặt phá thông bừa bãi để lấy đất xây nhà, làm công trình công cộng nên cảnh quan Đà Lạt giờ đây không còn nguyên vẹn.
“Ngày xưa các cụ Nguyễn Bá Mậu, Đặng Văn Thông, Trần Văn Châu và một số nhiếp ảnh gia ở Đà Lạt chụp được những bức ảnh để đời vì còn phong cảnh nên thơ, nhưng nay chuyện ấy xem như đã trở thành dĩ vãng…. Đà Lạt đã một lần tự đánh mất mình. Cụ thể rừng thông giờ đã bị đốn hạ nhiều, một số thắng cảnh nay không còn nguyên vẹn, như thác Cam Ly, hồ Mê Linh. Hồ Than Thở thì bị bồi lắng, hồ Xuân Hương không còn trong lành”, nhiếp ảnh gia MPK bộc bạch.
Nhiều người dân Đà Lạt cũng cho rằng, trước đây nơi này đẹp như một bức tranh treo giữa vườn xuân, thế nhưng, chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, để phát triển kinh tế - xã hội Đà Lạt đã đánh đổi nhiều. Điều đó là cần thiết vì Đà Lạt không thể mãi là một thị xã. Nhưng phát triển phải hài hòa và phù hợp là mong muốn của những người yêu thành phố núi bằng cả tấm lòng.
Thụy Trang
******************************
Quo tui cũng cảm nhận như thế ... Đà Lạt bi giờ thay đổi nhiều quá và không còn được nét hoang sơ như trước kia .. Thực vậy ... Lần đầu Quo tui đến Đà Lạt là vào cuối năm 1973, lần hai vào năm 1976, lần 3 vào năm 1978, lần 4 vào năm 1982 và sau đó, hầu như năm nào cũng đi ... Lần cuối là 4 tháng trong năm 2002 ... Hơn 6 năm rồi, Quo tui không ghé ĐL nữa ... Vì sao ??? vì Đà Lạt bi giờ khác xưa quá, xô bồ quá, chen chúc quá , hiện đại quá và đương nhiên kèm theo đó là những "thói hư tật xấu" điển hình của những thị dân thành phố lớn ... Đâu rồi Đà Lạt xưa ??????
Triển lãm do Tạp chí Xưa và Nay (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) phối hợp với Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức và là một trong những hoạt động văn hóa hướng tới kỷ niệm 115 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.
Nàng sơn nữ trinh nguyên
Hồ Xuân Hương
Triển lãm “Đà Lạt xưa” đã giới thiệu với công chúng bộ sưu tập ảnh của nhiều tác giả trong và ngoài nước, được sáng tác từ hồi đầu thế kỷ đến những năm 60 của thế kỷ 20. Trưng bày tại triển lãm có 60 tác phẩm ảnh của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Trần Văn Châu, chuyên gia “ảnh phân sắc”, cố nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu, nhiếp ảnh gia Đặng Văn Thông và nhiếp ảnh gia người Pháp Renaudin Esperance (nguyên giám đốc nhà máy đèn Đà Lạt, năm 1918 lấy vợ người Việt, ảnh do ông Lê Phỉ sưu tập). Các bức ảnh thực sự mang dấu ấn của “Đà Lạt xưa” khi ghi lại những khoảnh khắc vàng về thiên nhiên, con người, những bước hình thành và phát triển Đà Lạt qua các thời kỳ lịch sử.
Nghệ sĩ Đặng Văn Thông, một trong những nhiếp ảnh gia lão làng ở Đà Lạt nhớ lại: “Năm 1947, tôi bắt đầu cầm máy chụp cho hiệu ảnh Dalatphoto. Thời kỳ này, Đà Lạt còn hoang sơ nhưng cảnh sắc, thác, hồ rất đẹp. Cư dân còn ít, rừng thông thì bạt ngàn nên giới nghệ sĩ thường ví von “Đà Lạt là một thành phố trong rừng và rừng trong thành phố”. Cho đến những năm cuối của thập niên 80, cảnh quan của Đà Lạt vẫn còn thơ mộng. Ngoài tháp chuông của trường Grand Lycée Yersin (nay là CĐ Sư phạm Đà Lạt), và một số nhà thờ là có tầm cao, còn lại hầu hết các biệt thự, khách sạn, nhà hàng, nhà ở đều nằm lẩn khuất dưới tán rừng thông. Phố núi ngày ấy có rất nhiều loài hoa dại rất đẹp, đặc biệt cứ đến mùa xuân hoa anh đào nở đầy trên những góc phố, con đường làm cho thành phố trở nên rất thơ mộng và quyến rũ như một nàng sơn nữ trinh nguyên”.
Thợ ảnh thời bấy giờ chủ yếu chỉ chụp phong cảnh Đà Lạt để làm bưu ảnh bán cho du khách là chính. Theo nhiếp ảnh gia Đặng Văn Thông, ông đã làm hàng nghìn tấm bưu ảnh về các danh thắng ở nơi đây như thác Cam Ly, Prenn, Datanla; hồ Xuân Hương, Than Thở, Mê Linh… Trước đó, cố nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu, người được giới nhiếp ảnh Hoàng gia Anh phong tặng tước hiệu “Vua ảnh kỹ thuật” (ngày nay gọi là “Vua ảnh phân sắc”), mỗi tháng còn cho ra lò cả chục nghìn bưu ảnh về Đà Lạt, bán cho các nhà buôn, mang đi tiêu thụ khắp nơi trên thế giới. “Thế nhưng những năm gần đây vì nhu cầu phát triển kinh tế, Đà Lạt đã không còn như xưa”, ông Thông nói.
Sương sớm ở phố núi Đà Lạt.
Mong một sự phát triển hài hòa
Nhiếp ảnh gia Trần Văn Châu, người thực hiện những bức không ảnh để đời về Đà Lạt, khi từ Mỹ trở về dự triển lãm đã nói: “Quả thật Đà Lạt ngày nay đã đổi thay rất nhiều, không còn như những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, thời điểm mà từ trên trực thăng nhìn toàn cảnh người ta không khỏi ngẩn ngơ vì vẻ đẹp của nó...”.
Trước đây, Đà Lạt là một cao nguyên đẹp với cây cỏ, hoa và sương mù quyện chặt lấy nhau. Đà Lạt xưa, buổi sáng, 7 - 8h học sinh đi học vẫn còn sương mù, và chỉ đi cách 4 – 5 m là không nhìn thấy nhau. Con người Đà Lạt hội tụ từ nhiều vùng miền khác nhau nên có sự giao thoa văn hóa rất đặc biệt. Qua thời gian, vùng đất ôn hòa này đã tạo nên phong cách người Đà Lạt hiền lành, chân chất. Tuy nhiên, từ sau năm những năm 80 đến nay, người ta chặt phá thông bừa bãi để lấy đất xây nhà, làm công trình công cộng nên cảnh quan Đà Lạt giờ đây không còn nguyên vẹn.
“Ngày xưa các cụ Nguyễn Bá Mậu, Đặng Văn Thông, Trần Văn Châu và một số nhiếp ảnh gia ở Đà Lạt chụp được những bức ảnh để đời vì còn phong cảnh nên thơ, nhưng nay chuyện ấy xem như đã trở thành dĩ vãng…. Đà Lạt đã một lần tự đánh mất mình. Cụ thể rừng thông giờ đã bị đốn hạ nhiều, một số thắng cảnh nay không còn nguyên vẹn, như thác Cam Ly, hồ Mê Linh. Hồ Than Thở thì bị bồi lắng, hồ Xuân Hương không còn trong lành”, nhiếp ảnh gia MPK bộc bạch.
Nhiều người dân Đà Lạt cũng cho rằng, trước đây nơi này đẹp như một bức tranh treo giữa vườn xuân, thế nhưng, chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, để phát triển kinh tế - xã hội Đà Lạt đã đánh đổi nhiều. Điều đó là cần thiết vì Đà Lạt không thể mãi là một thị xã. Nhưng phát triển phải hài hòa và phù hợp là mong muốn của những người yêu thành phố núi bằng cả tấm lòng.
Thụy Trang
******************************
Nhiều người dân Đà Lạt cũng cho rằng, trước đây nơi này đẹp như một bức tranh treo giữa vườn xuân, thế nhưng, chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, để phát triển kinh tế - xã hội Đà Lạt đã đánh đổi nhiều. Điều đó là cần thiết vì Đà Lạt không thể mãi là một thị xã. Nhưng phát triển phải hài hòa và phù hợp là mong muốn của những người yêu thành phố núi bằng cả tấm lòng.
Comment