Đáy đại dương luôn là chủ đề thú vị và khơi dậy trí tò mò của con người. Trước đây, người ta chỉ có thể tưởng tượng ra đáy đại dương nhờ những truyện khoa học viễn tưởng như Hai vạn dặm dưới đáy biển của Jules Verne. Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc thám hiểm đáy đại dương trở nên dễ dàng hơn đối với con người. Những thước phim, bức ảnh chụp dưới nước giúp con người khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của những rạn san hô, thảm cỏ biển cùng những loài cá và động vật đáy đầy màu sắc không thể tìm thấy trên đất liền.
Tại VN, hiện chỉ có một số cơ quan nghiên cứu khoa học biển như Viện Tài nguyên môi trường biển, Viện Hải dương học Nha Trang hay Viện Nghiên cứu hải sản có đủ điều kiện về thiết bị và con người để thực hiện các chuyến khảo sát chụp ảnh và quay phim dưới đáy biển. Để thực hiện một chuyến khảo sát chụp ảnh như vậy, ngoài trang thiết bị chuyên dụng đắt tiền như máy ảnh chụp dưới nước, máy quay phim dưới nước, hệ thống đèn chiếu và trang thiết bị lặn Scuba, người tham gia còn phải được đào tạo về kỹ thuật lặn và làm việc dưới biển.
Để có được những thước phim và ảnh đẹp dưới nước, các nhà khoa học phải làm việc vất vả và đối mặt rất nhiều nguy hiểm khi lặn. Ví dụ như hỏng hóc thiết bị, hết khí, gặp các loài động vật biển hung dữ như cá mập, cá chình..., hoặc động vật độc như mực xanh, rắn biển, thủy tức, sứa độc... Chính vì lý do đó, thợ lặn phải trải qua những khóa luyện tập vất vả để có được kỹ năng đối phó với những tình huống bất ngờ và nguyên tắc không bao giờ được lặn một mình.
Mời các bạn thưởng thức vài bức ảnh chụp dưới nước được thực hiện tại quần đảo Trường Sa...
Sao biển gai đang ăn san hô. Loài động vật này đang là một trong những nguyên nhân gây suy thoái rạn san hô. Chúng phát triển rất mạnh do những loài thiên địch (tức là loài ăn sao biển gai) như ốc tù bị con người khai thác hết
Cá lượng là loài cá rất phổ biến trong rạn san hô
San hô sừng và thủy tức
Hải miên và hải sâm. Nhiều loài hải sâm và hải miên chứa những hợp chất hóa học có thể ứng dụng trong việc chữa trị bệnh ung thư
Sao biển thường. Loài này rất phổ biến trong các rạn san hô
Cá hề hay cá khoang cổ sống trong hải miên
Tại VN, hiện chỉ có một số cơ quan nghiên cứu khoa học biển như Viện Tài nguyên môi trường biển, Viện Hải dương học Nha Trang hay Viện Nghiên cứu hải sản có đủ điều kiện về thiết bị và con người để thực hiện các chuyến khảo sát chụp ảnh và quay phim dưới đáy biển. Để thực hiện một chuyến khảo sát chụp ảnh như vậy, ngoài trang thiết bị chuyên dụng đắt tiền như máy ảnh chụp dưới nước, máy quay phim dưới nước, hệ thống đèn chiếu và trang thiết bị lặn Scuba, người tham gia còn phải được đào tạo về kỹ thuật lặn và làm việc dưới biển.
Để có được những thước phim và ảnh đẹp dưới nước, các nhà khoa học phải làm việc vất vả và đối mặt rất nhiều nguy hiểm khi lặn. Ví dụ như hỏng hóc thiết bị, hết khí, gặp các loài động vật biển hung dữ như cá mập, cá chình..., hoặc động vật độc như mực xanh, rắn biển, thủy tức, sứa độc... Chính vì lý do đó, thợ lặn phải trải qua những khóa luyện tập vất vả để có được kỹ năng đối phó với những tình huống bất ngờ và nguyên tắc không bao giờ được lặn một mình.
Mời các bạn thưởng thức vài bức ảnh chụp dưới nước được thực hiện tại quần đảo Trường Sa...
Một loài san hô mềm
Sao biển gai đang ăn san hô. Loài động vật này đang là một trong những nguyên nhân gây suy thoái rạn san hô. Chúng phát triển rất mạnh do những loài thiên địch (tức là loài ăn sao biển gai) như ốc tù bị con người khai thác hết
Cá lượng là loài cá rất phổ biến trong rạn san hô
San hô sừng và thủy tức
Hải miên và hải sâm. Nhiều loài hải sâm và hải miên chứa những hợp chất hóa học có thể ứng dụng trong việc chữa trị bệnh ung thư
Sao biển thường. Loài này rất phổ biến trong các rạn san hô
Cá hề hay cá khoang cổ sống trong hải miên
(nguồn Quehuongoi.vn)