XỬ LÝ BỂ CÁ MỚI
Nếu bể cá của bạn là bể cá mới mua, trước khi cho cá vào nuôi phải tiến hành xử lý bể mới. Trước tiên phải xem chúng có bám dầu mỡ hay không, tốt nhất dùng khăn giấy lau sạch, sau khi cọ rửa sạch mới cho nước vào, sau đó xem bể có rỉ nước hay không. Nếu không thấy nước rỉ thì đổ hết nước đi. Lắp đặt những máy móc cần thiết vào bể, đổ đầy nước, thêm muối vào theo tỉ lệ 100g muối trong 100 lít nước, sau đó khởi động máy lọc, để bể cá phơi nước nắng mấy ngày. Nửa ngày trước khi thả cá vào bể, phải khởi động thiết bị tăng nhiệt để nước đạt đến nhiệt độ yêu cầu, và điều tiết nước đến độ pH lý tưởng. Như vậy, có thể an tâm thả cá vào bể. nuôi dưỡng vi khuẩn có ích: nếu có điều kiện, trước khi cho cá mới vào bể nên tiến hành nuôi dưỡng vi khuẩn có ích: thiết bị lọc, thiết bị chiếu sáng và thiết bị điều hòa nhiệt độ lắp đặt hoàn tất, thêm nước vào bể cá và mỗi ngày nhỏ vào vi khuẩn tiêu hóa thích hợp (trọng lượng có thể xem hương dẫn sử dụng trên sản phẩm), có thể nuôi dưỡng vi khuẩn nitrat hóa để khống chế sự sinh sôi của vi sinh vật có hại, phòng bệnh cho cá mới.
CHO CÁ MỚI VÀO BỂ
Xử lý trước khi vào bể:
Bề ngoài thân thể cá rất dễ nhiễm vi khuẩn do bề ngoài của cá thường có các vi sinh vật bám vào, có loại vô hại, nhưng cũng có loại có hại đối với cá. Khi khỏe mạnh, bình thường, hệ thống miễn dịch của thân thể cá có thể đề kháng được mầm bệnh và sự xâm nhập của vi sinh vật. Tuy nhiên, trong quá trình mua cá về nhà, cá bị hoảng sợ và kích động quá mức, làm khả năng miễn dịch giảm xuống, vi sinh vật và mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào thân thể cá, khiến cá phát bệnh. Đây là lý do tại sao cá kiểng trong các cửa hàng khi mới mua rất hoạt bát, nhưng sao khi mua về nhà bắt đầu phát bệnh.
Do đó, trước khi thả cá mới vào bể phải cho vào bọc cá chút muối ăn nồng độ 3%, ngâm trong 15 phút, diệt hết vi khuẩn và mầm bệnh ở bên ngoài thân thể cá, sau đó có thể cho cá vào bể. Nếu bể đã tiến hành nuôi dưỡng vi khuẩn có ích, có thể đạt được tác dụng bảo vệ hai lần, giảm nguy cơ cá bị phát sinh bệnh ở mức thấp nhất.
Cho cá vào bể:
Cá muốn thả vào bể tốt nhất phải qua xử lý, vì thể chất nước trong bọc nylon và nước trong bể không giống nhau. Nếu đem cá trong bọc thả vào bể ngay rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, nghiêm trọng còn khiến cá bị chết, phải để nước và nhiệt độ trong bể từ từ thích ứng là rất quang trọng.
Trước tiên đem bọc nylon có cá ngâm vào trong nước ít nhất 20 phút, để nhiệt độ trong bọc và nhiệt độ trong nước thích ứng dần dần.
Sau đó căn cứ vào tỉ lệ bọc cá, tăng thêm 20% lượng nước. Khi thêm nước, cần phải quan sát xem cá có hiện tượng nào khác thường hay không, nếu không có vấn đề gì thì trong vòng 20-30 phút có thể thêm nước trong bể và nước trong bọc theo tỉ lệ 1:1.
Sau khi qua quá trình này, có thể đổ nước trong bọc đi, sau đó thả cá vào bể, tránh để nước trong bọc nylon đổ vào bể làm ô nhiễm bể.
Sau khi thả cá vào bể, để cá nghĩ ngơi, đừng khuấy động chúng, lúc này không nên mở đèn.
Nếu bể cá của bạn là bể cá mới mua, trước khi cho cá vào nuôi phải tiến hành xử lý bể mới. Trước tiên phải xem chúng có bám dầu mỡ hay không, tốt nhất dùng khăn giấy lau sạch, sau khi cọ rửa sạch mới cho nước vào, sau đó xem bể có rỉ nước hay không. Nếu không thấy nước rỉ thì đổ hết nước đi. Lắp đặt những máy móc cần thiết vào bể, đổ đầy nước, thêm muối vào theo tỉ lệ 100g muối trong 100 lít nước, sau đó khởi động máy lọc, để bể cá phơi nước nắng mấy ngày. Nửa ngày trước khi thả cá vào bể, phải khởi động thiết bị tăng nhiệt để nước đạt đến nhiệt độ yêu cầu, và điều tiết nước đến độ pH lý tưởng. Như vậy, có thể an tâm thả cá vào bể. nuôi dưỡng vi khuẩn có ích: nếu có điều kiện, trước khi cho cá mới vào bể nên tiến hành nuôi dưỡng vi khuẩn có ích: thiết bị lọc, thiết bị chiếu sáng và thiết bị điều hòa nhiệt độ lắp đặt hoàn tất, thêm nước vào bể cá và mỗi ngày nhỏ vào vi khuẩn tiêu hóa thích hợp (trọng lượng có thể xem hương dẫn sử dụng trên sản phẩm), có thể nuôi dưỡng vi khuẩn nitrat hóa để khống chế sự sinh sôi của vi sinh vật có hại, phòng bệnh cho cá mới.
CHO CÁ MỚI VÀO BỂ
Xử lý trước khi vào bể:
Bề ngoài thân thể cá rất dễ nhiễm vi khuẩn do bề ngoài của cá thường có các vi sinh vật bám vào, có loại vô hại, nhưng cũng có loại có hại đối với cá. Khi khỏe mạnh, bình thường, hệ thống miễn dịch của thân thể cá có thể đề kháng được mầm bệnh và sự xâm nhập của vi sinh vật. Tuy nhiên, trong quá trình mua cá về nhà, cá bị hoảng sợ và kích động quá mức, làm khả năng miễn dịch giảm xuống, vi sinh vật và mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào thân thể cá, khiến cá phát bệnh. Đây là lý do tại sao cá kiểng trong các cửa hàng khi mới mua rất hoạt bát, nhưng sao khi mua về nhà bắt đầu phát bệnh.
Do đó, trước khi thả cá mới vào bể phải cho vào bọc cá chút muối ăn nồng độ 3%, ngâm trong 15 phút, diệt hết vi khuẩn và mầm bệnh ở bên ngoài thân thể cá, sau đó có thể cho cá vào bể. Nếu bể đã tiến hành nuôi dưỡng vi khuẩn có ích, có thể đạt được tác dụng bảo vệ hai lần, giảm nguy cơ cá bị phát sinh bệnh ở mức thấp nhất.
Cho cá vào bể:
Cá muốn thả vào bể tốt nhất phải qua xử lý, vì thể chất nước trong bọc nylon và nước trong bể không giống nhau. Nếu đem cá trong bọc thả vào bể ngay rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, nghiêm trọng còn khiến cá bị chết, phải để nước và nhiệt độ trong bể từ từ thích ứng là rất quang trọng.
Trước tiên đem bọc nylon có cá ngâm vào trong nước ít nhất 20 phút, để nhiệt độ trong bọc và nhiệt độ trong nước thích ứng dần dần.
Sau đó căn cứ vào tỉ lệ bọc cá, tăng thêm 20% lượng nước. Khi thêm nước, cần phải quan sát xem cá có hiện tượng nào khác thường hay không, nếu không có vấn đề gì thì trong vòng 20-30 phút có thể thêm nước trong bể và nước trong bọc theo tỉ lệ 1:1.
Sau khi qua quá trình này, có thể đổ nước trong bọc đi, sau đó thả cá vào bể, tránh để nước trong bọc nylon đổ vào bể làm ô nhiễm bể.
Sau khi thả cá vào bể, để cá nghĩ ngơi, đừng khuấy động chúng, lúc này không nên mở đèn.
Comment