Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cua dừa. Coconut crab.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cua dừa. Coconut crab.






    Cận cảnh loài cua... biết bắt chuột


    Thế giới động vật luôn có những điều kỳ thú. Hãy gặp gỡ loài cua dừa (coconut crab), được xem là loài động vật chân đốt lớn nhất trên cạn, với khẩu vị rất đặc biệt.

    Cua dừa không phải là loài cua lớn nhất trên thế giới. Loài cua nhện Nhật Bản lớn hơn nhưng vì cua nhện sống ở dưới nước và vì thế nó có điều kiện "tăng trọng" tốt hơn nhờ lực nâng của nước.

    Với đời sống phần lớn ở trên mặt đất, cua dừa vẫn có kích thước đáng kể khi chiều dài có thể lên tới 1 mét. Nó được xem là loài chân đốt - bao gồm cả côn trùng, nhện và giáp xác - lớn nhất ở trên cạn. Dĩ nhiên, nó cũng là loài cua cạn lớn nhất (cua cũng là một loài giáp xác).



    Quần đảo Chagos Archipelago, nơi loài cua dừa sinh sống


    Loài cua dừa sinh sống chủ yếu trên các hòn đảo nhỏ thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cái tên của nó một phần nằm ở tập tính sinh sống gần các cây dừa cũng như sở thích... ăn dừa của loài này. Song, thực đơn của cua dừa không chỉ gói gọn trong một món "chay" như thế. Loài này cũng thích ăn các loại trái cây khác nhau và thi thoảng, nó cũng ăn "mặn" khi săn các loại cua nhỏ hơn khác.



    Một chú cua dừa đang tìm cách "bổ" trái dừa

    Nhưng làm sao một con cua có thể ăn được trái dừa? Chỉ đơn thuần là sức mạnh cơ bắp. Nhờ kích thước to lớn của mình, cua dừa dùng những chiếc càng to khoẻ để... lột vỏ dừa. Sau đó nó đập thật mạnh nhiều lần vào các khe nứt cho đến khi trái dừa bể ra!

    Với sở thích "nghiện" dừa của mình, loài cua này sống trong những cái hang nằm dưới đất được bọc bằng những sợi dừa được nó lấy ra từ những trái dừa dùng trong bữa ăn. Loài này cũng có sở thích sống khá kỳ quặc khi xa rời "thế tục". Không giống đa số các loài cua khác có đời sống dưới nước, cua dừa bỏ phần lớn cuộc đời của mình trên cạn và chỉ tìm về biển khi có nhu cầu duy trì nòi giống.



    Loài cua dừa thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn

    Sự tồn tại của cua dừa hiện chưa được nghiên cứu đầy đủ. Heather Koldewey, nhà nghiên cứu thuộc Hội Động vật học London (Anh), cho biết: "Trước đây, loài cua dừa bị săn bắt bởi con người thế nhưng việc này không diễn ra liên tục trong hàng thập kỷ qua".

    Ngày nay, người ta cho rằng cua dừa đang bị đe doạ bởi loài chuột, vốn là sinh vật ngoại lai do con người mang theo khi đặt chân lên các hòn đảo xa bờ này.



    Một chú chuột bị cua dừa "làm thịt"

    Tuy vậy, còn khá sớm để nói rằng loài cua dừa có đang bị đe doạ hay không, vì con số thống kê về loài này vẫn chưa đầy đủ. Trên những hòn đảo nhỏ với ít nguồn thức ăn như các đảo san hô, những con chuột dường như không có nhiều lựa chọn và đôi khi, chúng buộc phải săn cua dừa để kiếm sống.
    Cua dừa là loài chân đốt lớn nhất sống ở cạn

    Nhưng cuộc đối đầu giữa chuột ngoại lai và cua dừa bản địa dường như ở thế cân bằng. Đôi khi các nhà nghiên cứu chứng kiến cảnh ngược lại - kẻ bị ăn thịt là chuột còn "thợ săn" lại là cua dừa.

    Ngoài ra, trên những hòn đảo mà loài chuột chưa xuất hiện, loài cua dừa vẫn có đời sống khá dễ chịu. GS Koldewey nhận định: "Quần đảo Chagos Archipelago là một khu bảo tồn thuỷ sinh hoàn hảo và loài cua dừa hiện đang được bảo vệ tốt".

  • #2
    Coconut crabs - Cua dừa - Michael Marshall







    Cua dừa là loài cua cạn rất lớn và cực khoẻ. Chúng có thể dùng càng kẹp vỡ quả dừa và thậm chí bắt cả chuột.


    Có kích thước tới 1m, chúng không chỉ đơn giản là loài cua cạn lớn nhất mà còn là những động vật chân đốt lớn nhất, thuộc nhóm động vật bao gồm côn trùng, nhện và động vật giáp xác sống trên cạn.


    Cua nhện Nhật Bản thì to lớn hơn nhưng lại sống dưới nước nên không bị phiền toái nhiều về kích cỡ, trọng lượng cồng kềnh của mình.


    Chúng ta biết về kích thước của cua dừa, nhưng hầu như không biết gì về số lượng loài động vật này. Do vậy chúng được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào nhóm động vật Chưa đủ Dữ liệu Nghiên cứu. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta chưa biết về cua dừa đủ tới mức có thể nói liệu loài này có đang bị đe doạ hay không.






    Cua dừa, còn được gọi là 'cua kẻ cướp' hay 'tay trộm trên cây dừa', sinh sống trên các đảo nhỏ nhiệt đới thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương


    Cua dừa sinh sống trên các đảo nhỏ nhiệt đới thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Dù mang tên cua dừa nhưng chúng ăn khá tạp, xơi từ các loại trái cây dày cùi cho tới các loài cua bé.


    Để ăn được cùi dừa, chúng dùng cặp càng xé toạc xơ dừa rồi đập đi đập lại cho đến lúc sọ dừa vỡ toang ra.


    Cua dừa sống trong các hang hốc mà chúng tự đào xuống lòng đất và lấy xơ dừa lót ổ. Khác với hầu hết các loài cua khác, chúng sống phần lớn trên cạn và chỉ quay lại biển để đẻ trứng.




    Cua dừa sống trên cạn và chỉ quay lại biển khi đẻ trứng




    Số lượng cua dừa trên thế giới chưa bao giờ được khảo sát đầy đủ cho nên chúng ta không biết hiện loài này có tổng số bao nhiêu con.


    “Trước đây, loài cua này bị con người săn bắt, nhưng vài thập niên gần đây thì không,” Heather Koldewey từ Hội Động vật học London, Anh quốc nói.


    Ngày nay, kẻ thù chính của cua dừa là chuột, nhóm 'dân ngụ cư' mới có mặt trên một số các hòn đảo cua dừa sinh sống.


    Koldewey và các đồng nghiệp đã bắt đầu tiến hành cuộc khảo sát đầu tiên về số lượng cua dừa. Họ nghiên cứu cua trên ba hòn đảo thuộc quần đảo Chagos ở Ấn Độ Dương.


    Còn quá sớm để nói về loài cua này, Koldewey nói. Việc khảo sát sẽ cần được tiến hành liên tiếp trong vài năm mới có thể đi đến kết luận chính xác.









    Cua dừa ăn khá tạp, từ các loại hoa quả cho tới các loài cua nhỏ hơn, và thậm chí còn săn cả chuột


    Ở một số hòn đảo, có vẻ như chuột là mối đe dọa chính. Trên những đảo nhỏ có ít cây cối, chuột tấn công cua dừa nhiều hơn vì chúng chẳng có thứ mồi gì khác để ăn.


    Nhưng đôi khi bọn cua dừa cũng “lật kèo”. Người ta đã quan sát được những vụ cua dừa lại quay ra ăn thịt chuột.


    Ít nhất thì quần đảo Chagos cũng là nơi cua dừa tương đối an toàn. "Chagos là một khu bảo tồn đại dương được bảo vệ tuyệt đối và do đó những con cua đang được bảo vệ tốt," Koldewey nói.


    Bọn chuột đáng ghét có thể cũng bị tiêu diệt. "Quỹ Bảo tồn Chagos đã bắt đầu chương trình diệt chuột trong năm nay,” bà nói thêm.


    Bản gốc tiếng Anh bài viết này đã đăng trên BBC Earth.

    Comment


    • #3


      Thực sự tôi chỉ biết những con vật này qua cái tên “cua dừa” của nó, nhưng tên khoa học là Bigus latro. Theo wikipedia, nó là loài động vật chân đốt sống trên đất liền lớn nhất thế giới, có thể nặng tới 9 pound (4,1 ký). Chúng có thể sống tới 60 năm.





      Trong khi chúng có tiếng là leo lên cây dừa hái trái, dường như chúng không làm như vậy thường xuyên, mặc dù chúng có thể làm vỡ trái dừa “tập thể”, hoặc cá nhân, với nỗ lực lớn. Thay vì thế, thức ăn thông thường của chúng bao gồm trái cây, hạt, và ruột cây.




      Chúng là một loài “ốc mượn hồn” trên đất liền, nhưng chỉ những con nhỏ mới cần dùng vỏ, và sự phân bổ của chúng được thể hiện trong bản đồ phía dưới.





      Wikipedia viết:



      Cua dừa – coconut crab – sống ở Ấn Độ Dương và trung Thái Bình Dương, với vùng phân bố phù hợp với cây dừa.
      Đảo Christmas ở Ấn Độ Dương có sự phân bố cua dừa lớn nhất và dày nhất thế giới, mặc dù chúng ít hơn loài cua đỏ, Gecarcoidea natalis, tới 50 lần. Số lượng cua dừa Ấn Độ Dương cũng có ở Seychelles, bao gồm Aldabra và Cosmoledo, nhưng chúng bị tuyệt chủng ở các đảo trung tâm. Cua dừa xuất hiện ở nhiều đảo thuộc quần đảo Andaman và Nicobar ở vịnh Bengal. Chúng cũng có ở đa số các hòn đảo, và các rạn san hô vòng phía bắc, của quần đảo Chagos.
      Vì chúng rất dễ bị chết đuối, người ta tự hỏi tại sao chúng đi đến được tất cả các đảo này, có lẽ bạn đọc nên giải thích cho chúng tôi biết.

      Và cua dừa có cả sự khôn ngoan và kiên trì khi nói đến việc lấy dừa.




      Quan niệm thông thường cho rằng cua dừa hái dừa từ trên cây và ăn dưới mặt đất. Cua dừa có thể lấy dừa ngay từ dưới đất và cắt chúng vào tới lớp vỏ trong, giữ chúng bằng các càng, trèo lên cây cao tới 10 mét và thả quả dừa xuống, làm vỡ để lấy ruột quả dừa ăn. Chúng thường xuống cây bằng cách rơi xuống, vẫn không bị hề hấn gì ở độ cao chừng 4,5 mét. Cua dừa dùng càng cắt một lỗ vào dừa và ăn cơm dừa bên trong, mặc dù phải mất nhiều ngày trước khi quả dừa vỡ ra.





      Thomas Hale Streets đã thảo luận hành động này vào năm 1877, nghi ngờ rằng con vật này trèo lên cây để hái quả. Vào thập niên 1980s, Holger Rumpff có thể xác nhận báo cáo của Streets, quan sát và nghiên cứu chúng mở quả dừa như thế nào trong tự nhiên. Cua dừa đã phát triển một kỹ năng đặc biệt để làm như vậy: Nếu quả dừa vẫn còn bao phủ bằng vỏ, chúng sẽ dùng càng để xé toạc ra, luôn luôn bắt đầu ở phía có ba lỗ để dừa nảy mầm, nhóm ba vòng tròn nhỏ phát hiện bên ngoài của quả dừa. Một khi nhìn thấy các lỗ này, cua dừa sẽ dùng càng đánh mạnh vào đó cho tới khi nó vỡ ra. Sau đó nó sẽ đổi lại dùng càng nhỏ để moi cơm dừa ra. Nếu dùng càng lớn, một con cua dừa mạnh mẽ có thể làm vỡ vỏ dừa cứng thành từng mảnh để dễ ăn hơn.


      Còn nữa.

      Theo Whyevolutionistrue
      Bản tiếng Việt của Bienvanguoi.wordpress.com, Đ.Đ.S dịch.

      Comment


      • #4
        Một số đặc điểm khác của cua dừa





        Cua dừa được xem là một trong những động vật giáp xác chân đốt sống trên đất liền nhiều nhất, đa phần cuộc sống của chúng gắn với đất liền. Chúng sẽ chết đuối trong nước biển không quá một ngày. Cua dừa sống một mình trong các hang dưới đất hay các khe nứt trong đá, tùy thuộc vào địa hình nơi chúng sống. Chúng tự đào hang dưới cát hay đất xốp. Ban ngày, chúng ẩn mình để tránh mất nước vì nhiệt. Hang của cua dừa có những sợi mảnh nhưng rất chắc chắn từ vỏ dừa mà chúng lót bên dưới. Khi nghỉ ngơi trong hang, cua dừa đóng lối ra vào bằng một trong các càng của nó để tạo ra một khu vực ẩm nhỏ trong hang để các cơ quan của nó thở. Ở những nơi có số lượng cua dừa nhiều, một số cá thể có thể ra khỏi hang vào ban ngày, có lẽ để chiếm lợi thế về mặt thức ăn. Những lần khác chúng sẽ nổi lên khi khí hậu ẩm và mưa, vì điều kiện như vậy làm chúng dễ thở hơn. Dường như chúng sống hoàn toàn trên đất liền, chỉ trở về biển khi đẻ trứng. Ở đảo Christmas, cua dừa rất nhiều ở khu vực cách bờ biển 6 km.




        Nếu cua dừa kẹp một người, nó rất đau đớn và dường như chúng không chịu thả ra. Ông Thomas Hale Streets chỉ dẫn một cách được những người Micronesia ở quần đảo Line sử dụng để làm cua dừa buông lỏng ra: “Thật là thú vị khi biết rằng trong những trường hợp như vậy, một động chạm nhẹ nhàng vào phần mềm dưới thân nó bằng bất cứ vật dụng nhẹ nào sẽ làm cho cua dừa nhả ra.”


        Chuyện cua dừa từ đảo Aldabra.





        Nhà sinh học Dannis Hansen, làm việc trên đảo Aldabra thuộc quần đảo Seychelles, Ấn Độ dương, nơi (cũng giống như quần đảo Galapagos) có loài rùa khổng lồ, gởi 3 tấm ảnh và chú thích như sau:




        Đây là một số bức ảnh về cua dừa từ đảo Albadra. Dường như chúng để yên không quấy rầy loài rùa, ít nhất cho đến khi rùa chết, lúc đó chúng xé rùa từ bên trong. Nhưng khi chúng tôi ở lại một trại xa xôi trên rạn san hô vòng, chúng làm mọi cách có thể để ăn cắp khẩu phần ăn của chúng tôi. Đừng để thức ăn trên bàn, nếu không chúng sẽ biến mất trong vài phút.

        Bức ảnh và chú thích dưới đây là từ trang Facebook của giáo sư Brian Cox, và hiển nhiên sẽ xuất hiện trong quyển sách mới của ông, Wonders of Life, với chú thích:




        “Những động vật này ở địa phương gọi là cua ăn cắp trên đảo Christmas bản địa của chúng bỡi vì chúng có tính hiếu kỳ và ăn cắp mọi thứ. Chúng lảng vảng vào các căn nhà không khóa cữa và ăn cắp dao, nĩa, và cả giày nữa.”


        Hết.
        Theo Whyevolutionistrue
        Bản tiếng Việt của Bienvanguoi.wordpress.com, Đ.Đ.S dịch.

        Comment

        Working...
        X