Hoa Thiên Lý
Còn gọi là Dây thiên lý, Dạ lài hương, Dạ lý hương.
Tiếng Anh: Tonkim creeper, Chinese violet; tiếng Pháp: Pergulaire.Cây leo, phân cành nhánh nhiều, khi non hơi có lông .Lá đơn, nguyên, mọc đối, mầu xanh lục bóng, gốc lá hình tim, chóp nhọn , mép lá thường cong lên .ở miền Bắc cây rụng lá vào mùa đông nên làm cây che bóng hợp vệ sinh .Hoa khá to, nhiều màu vàng lục nhạt, rất thơm về tối, mùi dễ chịu .Hoa mọc thành xim dạng tán ở kẽ lá. Cụm hoa gồm nhiều tán sít nhau .Hoa nở tập trung vào mùa hè nên nhân dân ta rất ưa trồng để thưởng thức mùi thơm mát dịu vào những ngày nóng bức, lại có thể lấy hoa làm rau mát, bổ. Quả đại dài .Cây thường được trồng trong các vườn gia đình vùng đồng bằng. Người ta cho leo lên giàn để lấy bóng mát vào mùa hè .Người ta khuyến khích các thành phố, thi xã, thị trấn trong các vườn hoa công cộng cũng như các vườn hoa trong cơ quan nên trồng nhiều Thiên lý, hoặc cho leo giàn, hoặc cho leo cây, để toả hương thơm khắp nơi .Cây Thiên lý rất dễ trồng bằng giâm cành, không kén đất, nhưng thích hợp ở đất thịt, không chịu được úng và cớm bóng. Ta chọn cành bánh tẻ không bị sâu bệnh, cắt dài 10 - 15 cm để giâm . Mùa giâm cành tốt nhất là mùa Xuân . Cắm cành sâu 4 - 6 cm với khoảng cách 10x10 cm trên đất đã làm kỹ và luôn ẩm ướt .Tưới nước lần đầu thật đẫm, sau đó hàng ngày tưới nhẹ .Mấy hôm đầu cần che nắng, chắn gió để hạn chế sự bốc hơi nứơc của cành giâm sau nửa tháng cành giâm đã có rễ và nảy chồi. Khi cành non dài 20 - 30 cm bứng bầu đem trồng nơi giàn leo .Không nên để cây mọc quá dài bò lan, sức yếu .Cây Thiên lý dễ giâm cành nếu làm đúng kỹ thuật thì tỷ lệ sống đạt 90% .Trong quá trình ở vườn ươm cây cần được chăm sóc tốt bảo đảm cây mọc khoẻ cành nhiều và dài nếu bón đủ phân. Chú ý xới đất xung quanh gốc tưới nước hàng ngày, cắm vè cho cây con tạm leo .Thiên lý chịu cớm kém cho nên trồng được trên các bao lơn, dưới mái hiên các nhà cao tầng cho leo lên cây hoặc các chỗ ít cớm bóng. Đối với Thiên lý nếu có đủ phân, cành lá sẽ xanh tốt và hoa cũng ra nhiều .Hằng năm nên bón tối thiểu một lần vào đầu mùa xuân và cắt tỉa cành vào mùa đông .Cũng cần lưu ý phòng và trị nấm mốc trên thân, cành, lá khi độ ẩm không khí tương đối cao .Chú ý phun thuốc trị nấm phải đi đôi với bón phân bồi dưỡng cho cây để tăng khả năng chống đỡ với tật bệnh .Nhân dân ta thường trồng Thiên lý để thưởng thức mùi hoa thơm dịu vào những ngày nóng bức, để lấy cây che bóng và lấy hoa non làm rau ăn mát, bổ vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 9. Hoa Thiên lý có thể dùng nấu canh ăn hoặc xào thịt ăn tạo cho người ta cảm giác khoan khoái dễ ngủ và ngủ ngon giấc, đỡ mệt mỏi đau lưng.
Thiên lý đã được nêu trong ca dao :
Thương chồng nấu cháo Le le,Nấu canh Thiên lý, nấu chè hạt Sen
hoặc trong thơ :
Hoa Thiên lý thơm ngát em ơi,Nấu canh cua rốc ngọt bùi có nhauHoa Thiên lý đã đi vào cuộc sống của nhân dân ta, thể hiện trong thơ ca .
Cảnh quê hương tươi thắm và thân thương, thanh sắc của cuộc đời đã đi vào thơ Hàn Mặc Tử trong bài Mùa xuân chín :
Trong làn nắng ửng khói mơ tan,Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng,Sột soạt gió trêu tà áo biếc,Trên giàn Thiên lý bóng xuân sang
Nhà thơ Vị Hoàng nói lên nhiều cảm xúc trong bài: Hoa Thiên lý :
Trước sàn nhà một giàn Thiên lý,Khoe lá hình tim mơn mởn xanh.Từng cụm hoa vàng, vàng ngả lục,Hương đưa theo gió nhẹ rung cành.Đương trai ngàn dặm thác ghềnh,Nhớ giàn Thiên lý bát canh ngọt ngào.Mẹ già bắc ghế đứng cao,Ngắt hoa, chọn những bông nào thật thơm,Bạc đầu quê cũ dừng chân,Ngậm ngùi mẹ khuất, trên giàn đầy hoa.Người đi cảnh vật bao la,Đầy vơi còn mất, hiểu ra lẽ trời !
Phạm Hoàng Hộ “Cây cỏ Việt Nam” quyển II Nhà xuất bản trẻ 2000 trang 742 số 6969 ghi công dụng làm thuốc : “trị trĩ, lòi dom.Sách “Cây thuốc” của Phạm Thiệp và cộng sự Nhà xuất bản Y học 2000 trang 288 ghi : Bệnh viện Thái Bình dùng lá Thiên lý chữa các bệnh lòi dom, sa dạ con có kết quả tốt .“Từ điển Bách khoa dược học” 1999 trang 612 số 109 bổ sung thêm : “Tạp chí Y học thực hành, 1962 “ dùng 30 - 50 g lá giã nhỏ với ít muối vắt lấy nước tẩm bông đắp rịt vào hậu môn (bệnh trĩ) hay âm hộ (sa dạ con) mỗi ngày thay một lần . Sau 3 - 4 ngày thấy có kết quả .Đỗ Tất Lợi “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” Nhà xuất bản Y học 1999 trang 65 cho biết trong lá và thân Thiên lý đều có ancalôít .Võ Văn Chi “Từ điển cây thuốc Việt Nam” Nhà xuất bản Y học 1997 nhắc lại những điều đã nói ở các sách trên. ở trang 1148 số 161.Thiên lý đúng là một Cây Thuốc Quý, không chỉ cho ta bóng mát, hương thơm, rau ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm.
Hoa thiên lý – Vị thuốc an thần, bổ tâm
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm…
Trong hoa thiên lý có 3% chất xơ, chất đạm 2,8% và còn có chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như canxi, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) chứa hàm lượng khá cao.
Hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới
Cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì…
Ngoài ra, hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới. Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.
* Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm.
* Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả.
* Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.
* Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.
* Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay một lần, vài 3 ngày sẽ khỏi.
* Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt nạc lợn, rau muống… vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi cơ thể.
Theo KH & ĐS
Dinh dưỡng
Hoa thiên lý: đâu chỉ thơm mà còn bổ
LTS: Trong thư gửi về chuyên trang Khoẻ & Vui, bạn đọc Phan Thị Cúc Tần, 53 tuổi, ngụ ở An Giang hỏi công dụng của hoa thiên lý. Bà Tần cho biết ở quê bà hoa thiên lý dùng nấu canh, xào với thịt ăn rất ngon. Mới đây ra Hà Nội du lịch, bà được giới thiệu hoa dạ lý hương cũng giống y như thiên lý. “Có phải dạ lý hương cũng là thiên lý? Có tài liệu nói trong thiên lý có chứa chất alkaloid, ăn nhiều có thể chết người, đúng không?” Chúng tôi giới thiệu ý kiến trao đổi của TS.DS Lê Thị Hồng Anh, thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam.
Lý này khác lý kia
Thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè, không những toả hương thơm làm mát dịu cả không gian quanh nhà, mà còn là loại thực phẩm bổ dưỡng.
Thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Burm. F) Merr, là dây leo quấn, thường trồng leo lên giàn, cành non có lông mịn, mủ trắng, lá có phiến hình tim, hoa ăn được, thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae). Trong khi đó cây dạ lý hương, có tên khoa học Cestrum nocturnum L., là cây bụi, thân nhỏ (tiểu mộc), hoá gỗ, thuộc họ cà (Solanaceae), hoa thơm nồng lúc chiều tối, không ăn được. Sự nhầm lẫn trong tên gọi hai loại hoa này có lẽ do tên địa phương, vì miền Bắc có nơi gọi thiên lý là dạ lý hương, dạ lài hương...
Độc ít bổ nhiều
Theo bảng “Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam” của bộ Y tế, trong 100g hoa thiên lý chứa 2,9g chất đạm; 2,8g bột đường; 3g chất xơ; 52mg canxi; 53mg phốtpho; 1,2mg sắt; 1,17mg caroten (tiền sinh tố A); 0,19mg vitamin B1; 0,13mg B; 1,1mg PP và 45mg vitamin C. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn ghi nhận hoa thiên lý chứa rất nhiều vitamin E, đặc biệt là kẽm và một số khoáng vi lượng khác, là chất thiết yếu cho hoạt động của cơ quan sinh dục của cây cũng như của con người. Riêng về chất alkaloid, chỉ ghi nhận có một ít trong thân dây, lá già (ngắt cuống lá sẽ thấy có một chất keo trong, lấy ngón tay bôi vào, thấy chất nhựa hơi dính tay), chưa đủ để gây ngộ độc trên động vật thí nghiệm, và hầu như hiện diện không đáng kể trong hoa. Cũng cần nói thêm, khi nhắc đến alkaloid, chúng ta thường nghĩ ngay đến hợp chất gây độc. Nhưng không hoàn toàn như thế, alkaloid là những hợp chất hữu cơ thường gặp trong nhiều loài thực vật (khoai tây, tắc, cà chua, vông nem, dừa cạn…) Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Với một lượng nhỏ alkaloid có thể là chất độc gây chết người, nhưng có khi với một liều lượng hợp lý nó là dược phẩm trị bệnh đặc hiệu (như dùng bào chế morphine có tác dụng giảm đau rất tốt hay thuốc codein giảm ho).
Thương chồng nấu canh hoa lý
Vì giàu dưỡng chất, hoa thiên lý ngoài tác dụng làm rau ăn, còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả khá tốt, có tác dụng giải nhiệt, bổ dưỡng, giúp trẻ chóng lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt, tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng. Đặc biệt, sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, hỗ trợ tích cực trong cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới bị nhiễm chì. Ông bà xưa có câu: “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen”; cho thấy kinh nghiệm dân gian dùng hoa thiên lý làm thuốc trợ dương cho nam giới là có cơ sở khoa học.
Trong đông y, hoa thiên lý ghi nhận có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, khắc phục tình trạng lao lực, tư bổ tâm, thận, bớt đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, chống viêm, chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim… Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ biến từ 30g – 50g. Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, lưu ý không xào nấu hoa quá chín, sẽ làm giảm đi các dưỡng chất và nát cánh hoa, mất ngon.
TS.DS Lê Thị hồng anh