Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cá "biến hóa" thằn lằn chỉ có ở VN

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cá "biến hóa" thằn lằn chỉ có ở VN

    Cá "biến hóa" thằn lằn chỉ có ở VN














    Đó là những con vật được xếp vào nhóm động vật lưỡng cư như ếch nhái, nhưng lại có ngoại hình rất giống với các loài thằn lằn...















    Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali) là đại diện nổi tiếng nhất trong số các loài lưỡng cư kỳ lạ này.









    Chúng là một loài động vật đặc hữu của Việt Nam, chỉ được tìm thấy ở vùng núi Tam Đảo, thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên.









    Chúng có ngoại hình giống với thằn lằn hơn là ếch, với chiếc đuôi dài và 4 chân ngắn, không thể nhảy được.









    "Chân dung" cận cảnh.









    Cá cóc Tam Đảo sống ở những vực nước sâu và trong, hoạt động và kiếm ăn ban ngày.









    Thức ăn của chúng là các loài sâu bọ, nhện, giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu.









    Một điểm đặc trưng của cá cóc Tam Đảo là phần bụng sặc sỡ màu đỏ với những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ.









    Do đặc điểm này, chúng còn có tên là cá cóc bụng hoa.









    Cá cóc Tam Đảo là loài động vật nằm trong danh mục nguy cấp của Việt Nam.









    Loài lưỡng cư này là đối tượng bị săn lùng ráo riết để làm thuốc hoặc làm sinh vật cảnh cho những người thích nuôi động vật lạ









    Trong thiên nhiên, số lượng cá cóc Tam Đảo còn lại rất ít và chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng.















    kienthuc







  • #2
    Cá "biến hóa" thằn lằn chỉ có ở VN (2)












    Cũng giống như cá cóc Tam Đảo, cá cóc Việt Nam cũng là một loại động vật đặc hữu quý hiếm của Việt Nam.













    Nếu cá cóc Tam Đảo đã được biết đến từ rất lâu thì cá cóc Việt Nam mới chỉ được các nhà khoa học ghi nhận từ năm 2005.









    Chúng được tìm thấy ở Lào Cai (Văn Bàn), Cao Bằng (Nguyên Bình), Bắc Giang (Lục Nam), Nghệ An (Quế Phong) và chưa được ghi nhận ở bất cứ quốc gia nào khác ngoài Việt Nam.









    Loài "cá đội lốt thằn lằn này" có đầu dẹt, mõm ngắn, tay gần như vuông, da sần sùi, gờ sống lưng nổi rõ. Mỗi bên sườn có một hàng củ lồi, mỗi củ tương ứng với đầu mỗi xương sườn.









    Đầu các chi, mép dưới đuôi, viền lỗ hậu môn của cá cóc Việt Nam có mầu đỏ cam nổi bật so với phần thân màu xám.









    Các củ lồi bên sườn và mép trên đuôi ở nhiều cá thể cũng có mầu đỏ cam.









    Cá cóc Việt Nam sống ở các vực nước (ao, vũng...) có nhiều bùn và lá mục, trong rừng kín tán trên núi ở độ cao 250 - 300m.









    Theo ghi nhận của các nhà khoa học, chúng ăn giun, côn trùng và một số loài động vật không xương sống khác.









    Diện tích phân bố hiện nay của cá cóc Việt Nam rất hẹp.









    Trong Sách Đỏ, chúng được xếp vào hạng nguy cấp, bị đe dọa tuyệt chủng.









    Những biện pháp bảo vệ loài lưỡng cư độc đáo này là rất cần thiết.















    kienthuc
    Last edited by phng99; 23-07-2013, 04:27 PM.






    Comment


    • #3
      Cá "biến hóa" thằn lằn chỉ có ở VN (3)












      Trong các loài "cá đội lốt thằn lằn" của Việt Nam, cá cóc sần là con vật có hình thù "dị" nhất.













      Cá cóc sần được tìm thấy ở vùng núi thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Phú Thọ.







      So với cá cóc Tam Đảo và cá cóc Việt Nam, chúng có lớp da sần sùi hơn và màu sẫm hơn.









      Cá cóc sần từng bị nhầm lẫn với cá cóc Việt Nam do rất giống nhau ở màu vàng cam đầu các chi, mép dưới đuôi, viền quanh lỗ hậu môn..









      Cận cảnh cá cóc sần.









      Mặt bụng cá cóc sần.









      Loài lưỡng cư này thường sống ở các vực nước nhỏ, tĩnh, các ao, vũng, dưới các tảng đá hay cây gỗ mục, có nhiều bùn hoặc thảm thực vật mục trong rừng.









      Chúng ăn các loài giun, côn trùng và một số loài động vật không xương sống khác.









      Các cóc sần là loài đặc biệt quý hiếm của Việt Nam.









      Chúng được xếp vào bậc ENB1 (loài nguy cấp) trong sách đỏ Việt Nam









      Cá cóc sần thường bị đồng bào dân tộc săn bắt để làm thuốc ở các khu vực miền núi.













      kienthuc






      Comment


      • #4
        Ở VN thì con gì cũng bị xơi tái hết, không tuyệt chủng mới là chuyện lạ


        Je suis comme je suis
        Je suis faite comme ça
        Que voulez-vous de plus?
        Que voulez-vous de moi?

        Comment

        Working...
        X