Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tìm hiểu Cây Kim ngân (Pachia aquatica)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tìm hiểu Cây Kim ngân (Pachia aquatica)

    Tìm hiểu Cây Kim ngân (Pachia aquatica)








    Những năm gần đây, Kim ngân là một trong Những loài cây được chọn trang trí nội thất thắp nơi trên thế giói. Nó nhanh chóng trở thành sự lựa chọn ưu tiên cho mục đích tạo khoảng không gian xanh mát cho phòng làm việc nhà hàng, khách sạn và nhà ở… Đặc biệt quan niệm Đông phương cho rằng loài cây này mang đến sự may mắn và thịnh vượng. Kim ngân có tên khoa học là Pachia aquatica, xuất xứ từ Mexico, Brazill Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ.







    Cây cao trên 6m, thân dẻo dai, bền chắc nên được dùng làm bột giấy in tiền tại Anh và Mỹ. Có lẽ chính điều này mà người ta gọi Kim ngân là cây tiền Lá Kim ngân xoè rộng như bàn tay, xanh quanh năm – một màu xanh mát mắt. Cây nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và toả hương thoang thoảng Đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục với 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm. Quả Kim ngân có hình trửng đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả có màu nâu nhạt. Quả khô nứt dụng ra khoảng 10 – 20 hạt. Kim ngân thích nghi được ở mọi thời tiết nóng – lạnh, trồng trực tiếp xuống đất hoặc trong chậu có thể để ngoài trôi hoặc trong nhà miễn là nơi có ánh sáng. Nếu để ngoài trời cần tưới nưóc 3 ngày 1 lầ n và che nắng một phần bời ánh nắng trực tiếp trong thời gian dai sẽ dẫn đến hiện tượng cháy lá . Nếu để trong nhà chỉ cần tưới 1 tuần 1 lần. Tuy nhiên cần linh động, không để quá khô nhất là ở những chậu nhỏ ít đất hoặc mùa hè nóng nực. Cần bón NPK (20- 20 – 1 5) định kỳ hoặc khi thấy cần thiết. Kim ngân cũ ng được chọn làm nguyên liệu bonsai bởi ta dễ dàng nuôi được gốc lớn từ hạt dễ dàng tạo dáng, khống chế được chiều cao cây và độ lớn của lá. Kim ngân cò n được gọi là cây ” bím tóc ” vì ở giai đoạn cây con, người ta trồng chung từ 3 – 5 cây vào một chỗ rồi đan thắt như một cái bím tóc trông rất ngộ nghĩn h. Một chậu Kim ngân nhỏ xinh có thể để trên bàn làm việc, quầy thu ngâ n . . . hoặc gắn lên đó chiếc nơ trang trí, sẽ trở thành món quà sinh Theo tạp chí Hoa CảnhNhững năm gần đây, Kim ngân là một trong Những loài cây được chọn trang trí nội thất thắp nơi trên thế giói. Nó nhanh chóng trở thành sự lựa chọn ưu tiên cho mục đích tạo khoảng không gian xanh mát cho phòng làm việc nhà hàng, khách sạn và nhà ở… Đặc biệt quan niệm Đông phương cho rằng loài cây này mang đến sự may mắn và thịnh vượng. Kim ngân có tên khoa học là Pachia aquatica, xuất xứ từ Mexico, Brazill Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ. Cây cao trên 6m, thân dẻo dai, bền chắc nên được dùng làm bột giấy in tiền tại Anh và Mỹ. Có lẽ chính điều này mà người ta gọi Kim ngân là cây tiền Lá Kim ngân xoè rộng như bàn tay, xanh quanh năm – một màu xanh mát mắt. Cây nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và toả hương thoang thoảng Đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục với 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm. Quả Kim ngân có hình trửng đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả có màu nâu nhạt. Quả khô nứt dụng ra khoảng 10 – 20 hạt. Kim ngân thích nghi được ở mọi thời tiết nóng – lạnh, trồng trực tiếp xuống đất hoặc trong chậu có thể để ngoài trôi hoặc trong nhà miễn là nơi có ánh sáng. Nếu để ngoài trời cần tưới nưóc 3 ngày 1 lầ n và che nắng một phần bời ánh nắng trực tiếp trong thời gian dai sẽ dẫn đến hiện tượng cháy lá . Nếu để trong nhà chỉ cần tưới 1 tuần 1 lần. Tuy nhiên cần linh động, không để quá khô nhất là ở những chậu nhỏ ít đất hoặc mùa hè nóng nực. Cần bón NPK (20- 20 – 1 5) định kỳ hoặc khi thấy cần thiết. Kim ngân cũ ng được chọn làm nguyên liệu bonsai bởi ta dễ dàng nuôi được gốc lớn từ hạt dễ dàng tạo dáng, khống chế được chiều cao cây và độ lớn của lá. Kim ngân cò n được gọi là cây ” bím tóc ” vì ở giai đoạn cây con, người ta trồng chung từ 3 – 5 cây vào một chỗ rồi đan thắt như một cái bím tóc trông rất ngộ nghĩn h. Một chậu Kim ngân nhỏ xinh có thể để trên bàn làm việc, quầy thu ngâ n . . . hoặc gắn lên đó chiếc nơ trang trí, sẽ trở thành món quà sinh



    Cây Kim ngân trong các bài thuốc chữa ung thư của Đông y và Tây y
    Kim ngân là một cây thuốc được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y. Nó đang ngày càng được phát hiện thêm nhiều tác dụng quý, nên ngày càng được dùng nhiều hơn để đương nhiên trở thành cây thuốc quý của cả Đông, Tây.


    Cây có tên là Kim ngân vì hoa có hai màu: Màu trắng vào buổi sáng và chuyển sang vàng buổi chiều (không phải cây Kim ngân có hoa hai màu như có sách đã ghi). Tên khoa học Lonicera japonica Thunb, họ Cơm cháy Caprifoliaceae, ngoài ra còn có nhiều loài khác cũng được sử dụng như Kim ngân dại (Lonicera dasystyla Rehd), Kim ngân lẫn (Lonicera confusa DC)… phải chú ý phân biệt khi cần chuẩn hoá. Cây Kim ngân mọc hoang trên diện hẹp (chỉ có ở Cao Bằng, Lạng Sơn); Kim ngân dại phân bố rộng hơn, ở nhiều tỉnh miền Bắc; Kim ngân lẫn có ở Thủ pháp Hà Tây. Kim ngân được trồng làm cảnh vì hoa đẹp, hương thơm. Kim ngân được trồng với số lượng lớn tại Công ty Đông dược Bảo Long (Hà Tây) và Vimedimex II (Công ty XNK y tế II) (LTS) với chủ đích tránh Kim ngân giả, đồng thời tạo điều kiện cho phòng chẩn trị phát huy ưu điểm của phương pháp chữa bệnh bằng thuốc tươi theo trào lưu mới đang được đề cao trong y tế cộng đồng của thế giới.
    Theo Đông y: Kim ngân hoa tính mát lạnh, vị ngọt, hơi đắng, vào 4 kinh phế, tâm, tỳ, vị; không độc, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, giải biểu, lợi tiểu; dùng chữa dương bệnh, trường hợp không phải thực nhiệt, kiểu hư hàn (ỉa chảy), ra nhiều mồ hôi nên tránh dùng. Nước sắc Kim ngân có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác; hoa tốt hơn cành lá (nếu dùng cành lá phải tăng liều lượng gấp 2 - 3 lần).
    Theo Tây y, thành phần hoá học có nhiều Flavonoit. Hoa chứa Colymozid (Lonicerin), một số carotenoit (Scaroten), Cryptoxantin, auroxantin; lá chứa Loganin, có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường chuyển hoá chất béo (trên thỏ thí nghiệm).
    Về độc tính: Theo tài liệu của Viện Dược liệu, chuột nhắt trắng uống nước sắc Kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 15 lần liều điều trị trên người, chuột vẫn sống bình thường, giải phẫu phủ tạng không có thay đổi gì đặc biệt. Do có độc (khi dùng liều cao) nên chỉ dùng hoa Kim ngân dưới dạng thuốc hãm và sirô với liều thấp (hãm sắc 40g).

    Chữa “ung thư theo Đông y”
    Mụn nhọt chia 2 loại: Mang tính dương gọi là “ung”; mang tính âm gọi là “thư”.
    Kim ngân hoa chữa các chứng ung thư, chốc lở, mụn nhọt, giang mai. “Nó là một vị thuốc cần thiết cho các chứng ung nhọt…”. Trong Ngoại khoa, tinh yếu của Trần Tử Minh nói: “Rượu Kim ngân hoa chữa ung thư mới phát thật là thần diệu vô biên”. Nguyễn Văn Minh trong Dược tính chỉ nam viết: “Các bài chữa chứng ung nhọt có Kim ngân hoa, đều là thần diệu cả…”. Trong 10 điều tâm đắc khi dùng Đông dược, Tiêu Thụ Đức viết: “Huyết phận có nhiệt độc ung trễ sinh lở loét, sưng tấy mưng mủ, dùng Kim ngân hoa để thanh…”.
    Một số bài thuốc trong sách “Đông y kỳ diệu”
    v Kim ngân hoa thảo tửu (Trích Y phương tập giải): Kim ngân hoa 50g, Cam thảo 10g, nấu với 2 chén nước còn 1/2 chén, hoà với 1/2 chén rượu, hâm nóng, chia 3 lần uống trong ngày.
    Công dụng: Chữa ung nhọt, phế ung, trường ung.
    v Nhẫn đông đằng tiên tửu (Cảnh nhạc toàn thư): Nhân Đông đằng (giây Kim ngân) 50g, Sinh cam thảo 10g, cho vào nồi đất nấu với 2 chén nước lấy 1 chén, cho vào 1 bát nước đun sôi vài lần, lọc bỏ bã, chia 3 phần uống trong ngày. Bên ngoài các chỗ đau, lấy 1 nắm lá Kim ngân hoa giã nhuyễn, nhào với 1 lít rượu, nấu thành cao và đắp.
    Công dụng: Chữa ung nhọt mới phát, các khớp xương sưng, nóng, đỏ đau.
    v Bổ Kim tửu (Nghiệm phương tân biên): Kim ngân hoa 15g, Bồ công anh 15g, rượu 2 chén, sắc còn 1 chén, chia 2 phần uống làm 2 lần (sáng và tối), sau bữa ăn; bã đắp lên vú đau.
    Công dụng: Chữa viêm tuyến vú.
    v Tứ diệu dũng an thang (Bào tướng Ngao - đời Thanh): Kim ngân hoa 90g, Huyền sâm 90g, Đương quy 60g để giải độc, hoạt huyết chỉ thống.
    Công dụng: Chữa các chứng nhiệt độc kết tụ như: Chân tay đỏ tím, hơi nề, sợ nóng, đau đớn, rồi bị hoại tử, thối rữa, rụng đốt lan dần lên trên chân… Hiện nay dùng chữa viêm tắc động tĩnh mạch hoặc do các nguyên nhân khác gây nên triệu chứng trên. Bên ngoài dùng bột Cam thảo trộn Dầu vừng đắp chỗ đau, ngày thay 1 lần; kết hợp Tây y phẫu thuật.
    v Ngũ thần thang (Trần Sỹ Dịch - đời Thanh): Kim ngân hoa 30g, Tử hoa địa đinh 12g, Phục linh 12g, Ngưu tất 10g, Xa tiền tử 10g, sắc uống.
    Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, chữa cốt ung chi dưới. Ngày nay dùng chữa cốt tuỷ viêm, viêm đường tiết niệu và các bệnh thấp nhiệt khác.

    Điều trị ung thư theo Tây y (cancer - k)
    K - tuyến vú: Kim ngân hoa 30g, Vương bất lưu hành 30g, Miêu nhãn thảo 30g; chế thành cao, thêm Tử kim đỉnh 12g, Băng phiến 6g, tán bột trộn đều. Ngày uống 2 - 3 lần; mỗi lần 1 - 3g.
    K - gan: Kim ngân hoa 30g, Ngô công 10g; sắc uống ngày 1 thang, kết hợp ăn Tây qua (dưa hấu).
    K - vòm họng: Kim ngân hoa 30g, Sinh thạch cao 20g, Sinh mẫu lệ 20g, Quy bản 20g, Đại thanh diệp 20g, Liên kiều 16g, Bạch thược 16g, Nữ trinh tử 16g, Thương nhĩ tử 16g, Mã bột 16g, Bạc hà 6g, Cốc tinh thảo 10g, Cát cánh 10g, Cam thảo 80g; sắc uống ngày 1 thang.
    K - cổ tử cung: Kim ngân hoa 20g, Đương quy 20g, Sinh lộc giác 16g, Đào nhân 12g, Bồ công anh 16g, Liên kiều 12g, Đan bì 16g, Huyền hồ 10g, Nhũ hương 10g, Xích thược 16g, Hồng hoa 10g; sắc uống ngày 1 thang.
    K - và u bướu giáp trạng: Kim ngân hoa 20g, Sinh miết giáp 20g, Sinh mẫu lệ 20g, Bồ công anh 20g, Hoa phấn 16g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Bồ công anh 20g, Liên kiều 16g, Tam lăng 12g, Nga truật 12g, Hải tảo 12g, Côn bố 12g, Sinh đại hoàng 4g, Toàn yết 5g; sắc uống nóng, ngày 1 thang.
    K - trực tràng: Kim ngân hoa 16g, Bạch mao căn 16g, Quy bản 16g, Thổ phục linh 16g, Bồ công anh 16g, Tử hoa địa đinh 16g, Thăng ma 12g, Hoè hoa 16g, Hạn liên thảo 16g, Cát cánh 16g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Sinh cam thảo 8g; sắc uống ngày 1 thang.
    Lưu ý: Từ năm 1995, trên thị trường đã xuất hiện Kim ngân hoa giả làm từ Củ cải hoặc bằng phần xốp trắng trong ống Đu đủ. ở phần trên của túi đựng là Kim ngân hoa thật, còn ở dưới là Kim ngân giả được trộn với tỷ lệ khác nhau.
    Trong Đông y có trường hợp cần phối ngũ Kim ngân hoa với Nhân sâm, nhưng nếu Kim ngân hoa là Củ cải thì Nhân sâm bị mất tác dụng (Đông y vẫn giải ngộ độc Nhân sâm bằng Củ cải).

    Theo GS Phó Đức Thuần




    Câu chuyện KIm ngân


    - Truyện kể rằng ngày xưa, rất xưa ở một làng hẻo lánh gần rừng núi có hai vợ chồng nông phu rất phúc hậu. Họ sống nghèo nàn nhưng rất thương yêu quí mến nhau. Và dù phải làm lụng vất vả để sinh sống họ vẫn thấy tràn đầy hạnh phúc.
    Nỗi khổ tâm duy nhất là tuy kết hôn đã lâu năm vẫn chưa có con. Hai người ngày đêm cầu nguyện cũng như tìm thầy xin thuốc khắp nơi để mong được hoài thai.

    Không biết lời cầu nguyện của vợ chồng nông phu được đáp ứng, hay uống thuốc hữu hiệu, một năm sau sinh đôi được hai gái. Dù sao họ tin tưởng là Trời Phật đã cảm lòng thành nên sung sướng vô cùng, đặt tên cô chị là Kim Hoa, và cô em là Ngân Hoa.

    Kim Ngân Hoa được cha mẹ cưng chiều, nhưng rất ngoan và khỏe mạnh quanh năm không hề có bệnh tật gì.

    Ngày tháng trôi qua, hai cô càng lớn càng xinh đẹp, làng trên xóm dưới đều nghe danh tiếng. Suốt ngày mối mai tấp nập.

    Những người giàu sang quyền quí cũng như bạn bè thân sơ của cha mẹ Kim Ngân Hoa đều muốn cưới một trong hai cô về làm con dâu nhà mình. Vợ chồng nông phu thương con nên không theo phong tục cổ gả chồng sớm cho con. Hai cô càng lớn càng xinh đẹp và càng nhất quyết không sống rời xa nhau, nên cũng từ chối tất cả những lời cầu hôn.

    Đến năm 16 tuổi, một hôm khí trời sang thu lạnh, Kim Hoa bỗng sinh bệnh. Ban đầu cô cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, toàn thân rất đau đớn khó chịu. Ban ngày tuy nói cười được nhưng ban đêm thì lên cơn sốt nóng như lửa đốt. Miệng và lưỡi đều khô bỏng nức nở, cả thân mình hiện đầy chấm mụn đỏ lở loét.

    Vợ chồng nông phu kinh hoảng lo lắng, đón mời thầy thuốc đến thăm bệnh. Thầy nào thăm xong cũng chỉ nhìn, cho vài vị thuốc cầm chừng lắc đầu bảo bệnh nặng quá, chỉ còn nhờ Trời.

    Kim Hoa uống thuốc gì cũng không bớt, trái lại bệnh càng nặng thêm. Ngân Hoa săn sóc chị ngày đêm không rời. Kim Hoa bảo em tránh xa mình vì thầy lang bảo bệnh này sẽ bị truyền nhiễm. Ngân Hoa quyết tâm ở lại cạnh chị săn sóc, chỉ tiếc rằng không thay được chị chia sẻ bớt đau khổ. Kim Hoa nhất định đuổi em ra khỏi phòng bệnh, bảo em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ già. Ngân Hoa vẫn không vâng lời, ở lại săn sóc chị và nhắc chị lời thề “Sống cùng giường, chết cùng mồ”, mà hai chị em đã hứa với nhau.

    Chỉ mấy hôm sau Ngân Hoa bị lây bệnh và cùng chị nói lời trối cuối cùng với bố mẹ: “Chúng con chết rồi nhất định sẽ biến thành một thứ dược thảo, để cứu sống những người mắc bệnh đậu mùa. Chúng con xin bố mẹ tha tội chúng con đi trước, chúng con sẽ đợi bố mẹ ở thế giới bên kia, và xin cảm đội công ơn bố mẹ nuôi dưỡng.”

    Vợ chồng nông phu trong sự đau đớn cùng cực, chôn hai con gái chung một mồ để hai cô giữ trọn lời nguyền.

    Cách ít lâu, từ trong mộ của Kim Hoa và Ngân Hoa mọc ra một thứ cây leo. Chỉ vài tháng sau, cây trưởng thành, lá màu lục đậm rất sum suê. Đến mùa hạ, cây nở ra thứ hoa đối chiếu nhau màu vàng và màu trắng sóng đôi.

    Hoa rất xinh đẹp, rất hòa hợp nở từ cạnh của cành dây leo, và cũng rất dễ bị tổn thương vì hoa quá mong manh.

    Người làng đến thăm mộ Kim Ngân Hoa để xem giống hoa lạ, và mách miệng nhau lời thề nguyện của hai chị em: “Chết rồi sẽ biến thành một thứ dược thảo để cứu người” nên đặt tên hoa ấy là Kim Ngân Hoa.

    Dược thảo Kim Ngân Hoa

    Dược thảo Kim Ngân Hoa cũng có tên Nhẫn Đông vì chịu được khí lạnh của mùa đông. Hoa hái lúc mới chớm nở từ tháng 3 đến tháng 6. Lá hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô để dành pha thay trà uống chống dị ứng, thanh nhiệt, giải độc. Có tác dụng kháng khuẩn,chữa mụn nhọt, lỡ ngứa, ban sởi, đậu mùa, rôm sảy, thấp khớp, viêm mũi dị ứng.

    Theo Trung y, Kim Ngân vị ngọt, tính hàn, không độc, đi vào 4 kinh Phế, Vị, Tâm và Tỳ.

    Dùng chữa bệnh ngày từ 4 đến 8g hoa, hoặc 10 đến 20g cành có lá, dùng như cách sắc thuốc, cao thuốc hoặc ngâm rượu.

    Kim Ngân Hoa tươi hay khô, hoa hay lá đều có thể dùng như trà .

    Cháo Kim Ngân Hoa dùng khi muốn thanh nhiệt, giải độc .

    Cháo trắng nấu riêng. Kim Ngân Hoa nấu riêng. Khi ăn, hâm cháo sôi lên, pha thêm trà Kim Ngân Hoa đã nầu riêng vào cháo . Ăn ngọt mặn tùy thích. Những người Tỳ Vị hư hàn, không có nhiệt độc không nên dùng.

    Cho đến bây giờ, không biết đã qua bao nhiêu trăm năm, vào khoảng tháng 5, tháng 6 lúc Kim Ngân Hoa hàm tiếu, thơm ngát cả một vùng trời, những bà mẹ quê lại kể huyền thoại Kim Ngân Hoa cho các con nghe, để học tính chất một dược thảo và cũng để nhắc nhỡ các con là tình chị em sâu đậm đến chết không phai.
    Các hình ảnh trên là cảnh hoa kim ngân đang rộ, nhìn không chán mắt như có hồn hai chị em kim ngân hoa vậy.



    ST

  • #2
    Vậy cân nào là cây Kim Ngân vậy bác Binhyentrongtim ???

    Comment


    • #3
      Là sao bytt hông hiểu

      Comment

      Working...
      X