Cỏ trinh nữ ( cây mắc cỡ )
Trinh nữ là cây cỏ nhỏ có gai, mọc rà ở đất, lá bẹ có rìa lông. Khi bị đụng đến và lúc về đêm thì lá xếp lại. Hoa hình đầu tròn, có màu hồng, quả có lông, rụng thành từng đốt. Cây có tính an thần, giúp dễ ngủ. Cây trinh nữ có nguồn gốc ở Brasil. Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, loà xoà trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình chân vịt, khi dụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 12-14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu. Quả giáp nhỏ, dài độ 2cm, rộng 2-3mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng-hạt nhỏ, dẹt dài độ 2mm, rộng 1-1,5mm Mùa hoa: tháng 6-8. Cây xấu hổ mọc hoang nhiều nơi ở nước ta: ven đường, bờ ruộng, trên đồi.
Bộ phận dùng: Cành lá, rễ. Mùa hạ, khi cây đang phát triển xanh tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, phơi khô là được (chú ý tránh làm rụng lá).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Cây hoa mắc cỡ Tên khoa học Mimosa pudica L. Họ trinh nữ Mimosaeae. Các tên thường gọi: hoa trinh nữ, u thảo, hàm ưu mộc, thẹn mộc thảo, hoa xấu hổ. Cây mắc cỡ mọc hoang khắp nơi, tại các khu đất sỏi đá ẩm, đất đỏ pha cát. Thân thảo, nhiều chùm rễ thành cành, có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều gai nhỏ vàng mỡ gà, đầy gai nhọn, đâm vào da thịt gây nhức và đôi khi lưu mũi gai dưới da.
Hoa mắc cỡ màu trắng ngà, chuyển đổi màu tím nhạt và lúc già màu trà khô. Thân và rễ chứa thành phần hoạt chất mimosin (C8 H10 O4 N2), tên khoa học là Alkaloid.
Cây hoa mắc cỡ (thân, rễ, lá) có dược tính an thần cao, dễ tạo cơn buồn ngủ. Riêng phụ nữ bị chứng bạch đái bốc mùi tanh, khó dứt, chỉ cần dùng lá và hoa mắc cỡ sắc thuốc uống trong 7 thang sẽ khỏi.
Dưới đây là các đơn thuốc từ cây hoa mắc cỡ:
- Thuốc ngủ, an thần, xoa dịu thần kinh cột sống: Nữ giới dùng 20gr lá + 20gr rễ + 1/3 muỗng đường phèn sắc với 300ml nước còn 100ml, mỗi 6 giờ uống 1 lần. Liên tục 5 ngày sẽ dễ ngủ. Đối với bệnh đau nhức thần kinh cột sống thì uống trong 10 ngày.
- Đau nhức khớp, cẳng chân, cẳng tay, khớp ngón chân (như gút): sử dụng 100gr rễ (rửa sạch cát, đất, thái khúc 3cm, sao khử thổ) + thân cây (luôn cả gai, thái khúc 3cm, sao khử thổ) từ 200-250gr, tán nhuyễn pha vào 1,5 lít rượu, để trong 3 ngày. Uống trưa và tối (sau bữa ăn), 10-15ml/lần. Liên tục đến khi hết rượu. Nếu chưa dứt, uống thang thứ 2 sẽ có kết quả.
- Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, đau nhức khớp gối, đau bụng đột xuất (không do xung huyết): Dùng 150gr rễ, cây và hoa, phơi 2 nắng, thái khúc 2-3cm, nấu trong 800ml nước còn 200ml. Chia làm 4 phần (50ml/phần), uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
- Nam giới dưới 40 tuổi tóc bạc trắng (không do gien): dùng 200gr thân cây trinh nữ + 100gr hà thủ ô + 100gr đậu đen, nấu với 600ml nước còn 150ml, chải tóc ngày 3 lần, liên tục 7 ngày, tóc sẽ đen mướt, không còn bạc.
- Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.
- Huyết áp cao (đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh): Hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, mắc cỡ gai 6g. Lá vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g Ðịa long 4g sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày.
Tác dụng dược lý:
Hoạt tính chống nọc rắn độc: Khả năng trung hòa nọc rắn độc của mimosa được nghiên cứu khá sâu rộng tại Ấn Độ. Nghiên cứu tại ĐH Tezpur (Ấn Độ) năm 2001 ghi nhận các dịch chiết từ rễ khô mimosa pudica có khả năng ức chế các độc tính tác hại của nọc rắn hổ mang Naja kaouthia. Sự ức chế bao gồm các độc hại gây ra cho bắp thịt, cho các enzy mes. Dịch chiết bằng nước có tác dụng mạnh hơn dịch chiết bằng alcohol (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001). Nghiên cứu bổ túc tại ĐH Mysore, Manasa gangotry (Ấn Độ) chứng minh được dịch chiết từ rễ cây mắc cỡ ức chế được sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc các rắn độc loại Naja naja, Vipera russelii và Echis carinatus (Fitoterapia Số 75-2004).
Hoạt tính chống co giật: Nghiên cứu tại Departement des Sciences Biologiques, Faculté des Sciences, Université de Ngaoundere (Cameroon) ghi nhận dịch chiết từ lá cây mắc cỡ khi chích qua màng phúc toan (IP) của chuột ở liều 1000 đến 4000 mg/ kg trọng lượng cơ thể bảo vệ được chuột chống lại sự co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin tuy nhiên dịch này lại không có ảnh hưởng đến co giật gây ra bởi picrotoxin, và có thêm tác dụng đối kháng với các phản ứng về tâm thần gây ra bởi N-methyl-D-as partate (Fitoterapia Số 75-2004).
Hoạt tính chống trầm cảm (antidepressant) Nghiên cứu tại ĐH Veracruz (Mexico) ghi nhận nước chiết từ lá khô Mimosa pudica có tác dụng chống trầm cảm khi thử trên chuột. Thử nghiệm cũng dùng clomipramine, desipramine để so sánh và đối chứng với placebo (nước muối 0,9 %). Liều sử dụng cũng được thay đổi (dùng 4 lượng khác nhau từ 2mg, 4mg, 6mg đến 8 mg/kg). Chuột được thử bằng test buộc phải bơi.
Hoạt tính chống âu lo được so sánh với diazepam, thử bằng test cho chuột chạy qua các đường đi phức tạp (maze). Kết quả ghi được: clomipramine (1,3 mg/kg, chích IP), desipramine (2.14mg/kg IP) và Mắc cở (6,0mg/kg và 8,0 mg/kg IP) làm giảm phản ứng bất động trong test bắt chuột phải bơi. M. pudica không tác dụng trên test về maze. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt tính của Mắc cỡ có cơ chế tương tự như nhóm trị trầm cảm loại tricyclic (Phytomedicine Số 6-1999).
Tác dụng trên chu kỳ rụng trứng: Nghiên cứu tại ĐH Annamalai, Tamilnadu (Ấn Độ): Bột rễ mimosa pudica (150 mg/ kg trọng lượng cơ thể) khi cho uống qua đường bao tử, làm thay đổi chu kỳ oestrous nơi chuột cái Rattus norvegicus. Các tế bào loại có hạch (nucleated và cornified) đều không xuất hiện. Chất nhày chỉ có các leukocytes.. đồng thời số lượng trứng bình thường cũng giảm đi rất nhiều, trong khi đó số lượng trứng bị suy thoái lại gia tăng. (Phytotherapia Research Số 16-2002). Hoạt tính làm hạ đường trong máu: Dịch chiết từ lá mắc cỡ bằng ethanol, cho chuột uống, liều 250 mg/ kg cho thấy có tác dụng làm hạ đường trong máu khá rõ rệt (Fitoterapia Số 73-2002).
Thành phần hoá học: Alcaloid (mimosin C8H10O4N2.) và crocetin còn có flavonoid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.
THƠ HOA MẮC CỞ
Phố núi buồn chiều nay vắng cơn mưa
Anh trở lại triền đồi xưa lộng gió
Anh ngả lưng nép mình bên nhánh cỏ
Ngắm gió lùa trắng xóa những hàng Lau
Rồi chìm dần vào giấc ngủ chiêm bao
Mơ giấc mơ của thuở nào đọng lại
Những chiều xưa nắm tay nhau chạy mãi
Đến cuối đồi em dừng lại chỉ anh
Sắc tím hồng chen lẫn phiến lá xanh
Đang vội xếp bởi tay anh chạm nhẹ
Em mỉm cười rồi bảo anh khe khẽ
Hoa thẹn thùng, hoa "mắc cỡ" giống em
Để mỗi chiều khi bóng tối nhá nhem
Em kể anh nghe về hoa Mắc Cỡ
Tuy đơn sơ nhưng mang đầy sắc nhớ
Sắc tím đợi chờ muôn thuở thủy chung
Rồi một chiều ánh mắt ấy mong lung
Em khẽ dặn: mùa sau anh về nhé!
Em sẽ chờ trong muôn ngàn lặng lẽ
Như hoa kia sẽ nở mãi một màu
Lời nguyện thề ta hẹn ước cùng nhau
Lần tìm lại, em đâu không đến nữa.
Anh dỗi hờn trách ai quên lời hứa
Để hoa kia xếp lá những chiều tàn
Anh quay về nơi phố thị cao sang
Anh đâu hay em đang nằm dưới mộ
Bên đồi hoang sắc tím buồn nở rộ
Cứ mỗi chiều xếp lá đợi chờ ai...
---
Anh ngồi đây bên nỗi buồn thực tại
Tỉnh giấc nồng mà khóe mắt cay cay.
ST hỗn hợp
Comment