Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cây Vạn Niên Thanh - Dumb Cane

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cây Vạn Niên Thanh - Dumb Cane



    CÂY VẠN NIÊN THANH
    DUMB CANE

    Tên thông thường: Vạn Niên Thanh (Dumb Cane)
    Tên khoa học: Dieffenbachia sp.
    Họ: Araceae
    Lớp: Liliopsida
    Division: Magnoliophyta





    NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI


    1.Nguồn gốc

    - Là loài xanh quanh năm, xuất xứ từ rừng nhiệt đới Bắc Nam Mỹ và Tây Ấn.
    - Hầu hết các loài đều có nguồn gốc từ Dieffenbachia seguina.


    2.Phân loại:


    - Với 30 chủng loại khác nhau, phân biệt dựa vào hình dạng, kích thước, màu sắc của lá và thân.
    - Một số loài Dieffenbachia thường gặp gồm: Exotica, Compacta, Tropic Marianne, Paradise, Camille and Tropic Snow.



    ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI


    Cây cao 1- 2.5m, thường được trồng trong nhà hay ngoài trời vì có bộ lá đẹp làm cảnh.

    Hoa: có lá bắc màu xanh hay vỏ bao được gọi là mo, xung quanh cụm hoa trung tâm có nhiều hoa nhỏ.

    Lá: lá lớn, hình ellip hay hình quả trám, dài 30-45cm, nhiều gân giữa nổi bật, với đốm trắng, kem hay vàng, hay xanh toàn bộ.

    Trái: rất hiếm hoặc không có.
    Nhựa trong.



    ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG, CÁCH CHĂM SÓC VÀ NHÂN GIỐNG


    1. Điều kiện sinh trưởng:


    - Cách trồng: Ngâm vào nước hoàn toàn, sau đó trồng vào đất khô khoảng 1inch (2.54cm). Dieffenbachia sẽ phát triển rất tốt trong chậu có thành phần đất thoát nước tốt.

    - Nhiệt độ: Cây ưa môi trường ấm, ẩm và nửa râm. Không chịu được rét , nhiệt độ không dưới 15oC.

    - Ánh sáng: là loài thực vật nhiệt đới, nhưng khả năng chịu bóng tốt, phát triển mạnh khi tiếp nhận ánh sáng lọc vào mùa xuân và mùa hè và mùa thu.

    - Tránh những nơi có gió lùa.


    2. Cách chăm sóc:


    - Tưới nước có độ ấm bằng nhiệt độ phòng.

    - Hai mùa xuân, hạ cần tưới nhiều nước,đất quá khô khan thì lá sẽ xuất hiện các đốm nâu.

    - Tăng độ ẩm gián tiếp bằng cách ngâm chậu.

    - Nếu đặt trong nhà, cây hiếm khi nhiễm bệnh, nhưng vấn đề chính là nhu cầu về nước,
    phân bón và sâu bọ.

    - Thường xuyên làm sạch lá, nhất là phần dưới lá, để tránh sự tấn công của sâu bọ.

    - Trong thời kỳ sinh trưởng thì bón phân đạm là chính để cây chóng lớn. Đối với cây đã trưởng thành thì bón ít phân để giữ cho hình dáng cây được ổn định..

    - Đất trồng phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, cứ 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời cắt bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra mầm mới. Bón lót trong chậu một lớp phân.

    - Cây đặt ở cạnh cửa sổ thì sau 7-10 ngày thì chuyển chậu 1 lần, khi chuyển xoay chậu 1 vòng 180o.


    3. Nhân giống:


    Vài loài nhân giống căn bản bằng cách cắt cành, cắt ngọn hay chiết cành.
    Lá trên đỉnh có thể bén rễ vô chậu của cây mẹ hoặc bén rễ trong nước.
    Nên kết hợp với đảo chậu để tách cây làm giống.
    Nhân giống bằng cách giâm ngọn hoặc đoạn thân (nhiệt độ giữ ở 24-26oC, 4-6 tuần sẽ ra rễ).
    Ở điều kiện nước ta, có thể nhân giống vào bất cứ thời điểm nào, quan trọng cây phải khỏe. Đối với những nước có 4 mùa thay đổi thì nên nhân giống vào mùa xuân hoặc mùa hè.





    Theo caycanhthanglong































    Attached Files
    Last edited by Hiểu Kỳ; 30-11-2011, 03:16 AM.
    ***************

  • #2




    Cây xanh trong nhà có độc chết người

    Cộng đồng mạng đang xôn xao vì tin một loại cây xanh có độc trồng trong nhà có thể giết chết một đứa trẻ trong vòng một phút, lấy mạng người lớn chỉ cần 15 phút. Các nhà sinh vật học xác định đây là cây Vạn niên thanh.

    “Nếu đã chạm tay vào loại cây này thì đừng dụi tay lên mắt vì có thể làm cho mắt bạn mù một phần hoặc vĩnh viễn”, thông tin này loan truyền trên mạng mấy ngày qua khiến rất nhiều người TP HCM lo lắng. Bởi Vạn niên thanh là loại cây rất được ưa chuộng ở phía Nam dùng để trồng làm cảnh trong nhà, ngoài vườn, trang trí công sở.


    Cây vạn niên thanh được ưu ái trồng chốn công sở, tư gia


    Các giáo viên trường mẫu giáo Mầm Non 4, Quận 3, TP HCM, nơi có trồng nhiều cây Vạn niên thanh trong sân trường, bàng hoàng khi nghe tin loại cây này có độc. "Không ngờ là cây có độc, chúng tôi sẽ nhổ bỏ loại cây này ngay lập tức vì có thể có hại cho các cháu", các cô giáo cho biết.

    Trao đổi với VnExpress.net, ông Bùi Văn Lệ, Tiến sĩ Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, loại cây này có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar (tên thường gọi: Vạn niên thanh), thuộc họ ráy (Araceae), thân mềm, lá màu xanh đốm trắng, được trồng làm kiểng trong nhà ở khắp nơi trên thế giới.

    Theo Tiến sĩ Lệ, độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể Calcium Oxalate trong tế bào cây. Ngoài ra còn do các Enzyme phân giải Protein trong các tế bào tạo tinh thể. "Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể Calcium Oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa...", Tiến sĩ Lệ cho biết

    Trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với lá cây cũng có thể gây ra các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu chỉ là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.

    Tuy nhiên Tiến sĩ Lệ cho rằng, các triệu chứng này thường nhẹ và có thể chữa trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamine hay than hoạt tính. Người bị dính độc của cây này không đến mức phải súc rửa đường tiêu hóa như các loại ngộ độc khác và có thể tự khỏi mà không cần chữa trị đặc biệt nào.

    Ông Lệ khẳng định, y học hiện nay chỉ mới ghi nhận một ca ngộ độc Vạn niên thanh phải can thiệp bằng phẫu thuật vào năm 2005. Đó là trường hợp một bé gái 12 tuổi ở Cộng hòa Czech nuốt phải lá Vạn niên thanh và bị thủng động mạch chủ thực quản, gây xuất huyết ồ ạt.

    Ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP HCM, Chủ tịch hội Sinh vật cảnh Long An cho biết, Vạn niên thanh thuộc loại cây cảnh. Cây có màu sắc và hình dáng thanh nhã, dễ trồng, sống được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không cần nhiều ánh sáng và nước, đỡ tốn công chăm sóc, giá lại rẻ nên được ưu ái trồng rộng rãi ở trong nhà, ngoài sân hay trong phòng làm việc, đặc biệt ở Việt Nam.

    Theo ông Lãng, Vạn niên thanh tuy có độc nhưng chỉ ở một chừng mực nhất định nếu nuốt phải hoặc bị dính mủ cây với lượng lớn chứ không gây chết người cực nhanh như tin đồn. Ngoài ra không phải ai cũng bị những triệu chứng trên mà tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

    Một số chủng Vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema Modestum) còn được dùng như một loại dược thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cường tim lợi thủy, cầm máu, trị đau họng, tim yếu, rắn cắn, bị đánh đập, bạch hầu, bỏng nước sôi, thủy thũng, đinh nhọt, ho hen do suy nhược, nóng sốt...

    Vì thế, theo ông Lãng, không nên tẩy chay loại cây cảnh với nhiều ưu điểm và vốn được ưa chuộng từ nhiều năm nay. Ông nói: "Chỉ cần lưu ý khi trồng Vạn niên thanh nên trồng vào chậu cao, tránh xa tầm với của trẻ em và khi tiếp xúc thì tránh bị mủ cây dính vào da".



    Theo vnexpress
    Attached Files
    ***************

    Comment


    • #3
      ....Ở bàn làm việc của VT có vài chậu cây xanh nhìn cho mát mắt, trong đó có cây này, đọc xong bài của sisi....tự nhiên sợ, chắc thứ Hai vô dời nó đi chỗ khác.....cẩn tắc vô áy náy, chứ ít khi nào VT sờ vào nó, ngoài việc lâu lâu cho một ít nước... sí nhé.

      Ai cũng cần có khiếm khuyết,
      để bớt phần kiêu ngạo...(ST)


      sigpic

      Comment


      • #4
        có thời gian loại cây kiểng này cũng được ưa chuông , sau này thì đã giảm bớt...tuy thân cây lá đẹp và lại có hoa....thôi thì huynh VũT cứ cẩn thận là hơn...không riêng biệt cây này...cứ sau khi trồng cây cỏ hay làm vườn thì nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi làm việc khác là ổn.
        ***************

        Comment


        • #5
          Ah, cây này có độc, nhưng chị cũng nghe ai bị độc khi chưng trong nhà, chỉ khi nào mũ nó dính vào tay, khg rửa tay mới có cái khg may mà thôi, chứ cây đang đẹp, bỏ phí lắm bác VuTran ơi

          Cảm ơn HK đem nhiều cây cối vào nha ,

          nhớ nói " đừng có độc " kẻo chị " run "

          Comment

          Working...
          X