Viện Sinh học Tây Nguyên tại Đà Lạt vừa cho ra đời rễ cây sâm Ngọc Linh có thể thu hoạch sau khi trồng bằng công nghệ sinh học chỉ nửa tháng. Bình thường phải mất 6 năm chăm sóc mới lấy được loại sâm quý hiếm này.
Đây là kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Dương Tấn Nhật, Phó viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên và nhóm cộng sự.
Theo tiến sĩ Nhật, kỹ thuật này gọi là công nghệ sinh khối tế bào rễ cây sâm Ngọc Linh. Nội dung nghiên cứu sản xuất sinh khối tế bào rễ cây sâm Ngọc Linh đã được tiến hành song song với nghiên cứu nhân giống vô tính loại dược liệu quý này trong những năm qua.
Tiến sĩ Nhật đang nghiên cứu nhân giống vô tính cho sâm Ngọc Linh. Ảnh: Quốc Dũng
Hai mục tiêu tổng quát là “Nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh” và “Nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh bằng hệ thống nuôi cấy bioreactor” đã được đặt ra cùng một lúc. Hiện cả hai đều đã đạt được những kết quả khả quan.
Tiến sĩ Nhật cho biết, quy trình sản xuất sinh khối sâm Ngọc Linh từ rễ bất định bằng hệ thống bioreactor gồm những bước sau: Từ rễ sâm Ngọc Linh làm thành mô sẹo có khả năng tạo rễ bất định để nuôi cấy trên máy lắc, nhằm nhân sinh khối trong hệ thống bioreactor. Sau đó rửa, sấy khô và phân tích các thành phần saponin có trong sản phẩm.
Nhóm nghiên cứu đã tạo được một khối lượng lớn sản phẩm tế bào chứa hoạt chất từ một hay một nhóm tế bào ban đầu của rễ sâm Ngọc Linh. Thời gian thu hoạch chỉ trên dưới nửa tháng sau khi trồng.
Tiến sĩ Nhật cho biết thêm, về chất lượng thì sâm trồng theo công nghệ mới không thể bằng sản phẩm nuôi trồng tự nhiên. Song với quy trình nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh trong hệ thống bioreactor mà nhóm nghiên cứu đã tiến hành, thì hoàn toàn có khả năng tạo được nguồn nguyên liệu rễ với khối lượng lớn.
Sâm Ngọc Linh, còn gọi là sâm khu Năm, được cho là dược liệu quý hiếm cải lão hoàn sinh. Ảnh: Quốc Dũng
Sâm Ngọc Linh ở Việt Nam được cho là có giá trị và thuộc loại quý, tốt nhất thế giới. Không chỉ khan hiếm, giá của mặt hàng này rất cao: từ 70 triệu đến 100 triệu đồng một kg sâm khô và khoảng 20 triệu đồng một kg tươi. Do vậy theo tiến sĩ Nhật, thành công trong nghiên cứu nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh có ý nghĩa trên nhiều phương diện.
Theo Wikipedia, sâm Ngọc Linh (tên khoa học Panax vietnamensis) là cây thuộc họ Cam tùng, còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, sâm trúc, củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu. Loại sâm này mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Trà My Quảng Nam...
Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới và được cho là loại dược liệu quý bồi bổ sức khỏe.
Quốc Dũng
Đây là kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Dương Tấn Nhật, Phó viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên và nhóm cộng sự.
Theo tiến sĩ Nhật, kỹ thuật này gọi là công nghệ sinh khối tế bào rễ cây sâm Ngọc Linh. Nội dung nghiên cứu sản xuất sinh khối tế bào rễ cây sâm Ngọc Linh đã được tiến hành song song với nghiên cứu nhân giống vô tính loại dược liệu quý này trong những năm qua.
Tiến sĩ Nhật đang nghiên cứu nhân giống vô tính cho sâm Ngọc Linh. Ảnh: Quốc Dũng
Hai mục tiêu tổng quát là “Nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh” và “Nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh bằng hệ thống nuôi cấy bioreactor” đã được đặt ra cùng một lúc. Hiện cả hai đều đã đạt được những kết quả khả quan.
Tiến sĩ Nhật cho biết, quy trình sản xuất sinh khối sâm Ngọc Linh từ rễ bất định bằng hệ thống bioreactor gồm những bước sau: Từ rễ sâm Ngọc Linh làm thành mô sẹo có khả năng tạo rễ bất định để nuôi cấy trên máy lắc, nhằm nhân sinh khối trong hệ thống bioreactor. Sau đó rửa, sấy khô và phân tích các thành phần saponin có trong sản phẩm.
Nhóm nghiên cứu đã tạo được một khối lượng lớn sản phẩm tế bào chứa hoạt chất từ một hay một nhóm tế bào ban đầu của rễ sâm Ngọc Linh. Thời gian thu hoạch chỉ trên dưới nửa tháng sau khi trồng.
Tiến sĩ Nhật cho biết thêm, về chất lượng thì sâm trồng theo công nghệ mới không thể bằng sản phẩm nuôi trồng tự nhiên. Song với quy trình nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh trong hệ thống bioreactor mà nhóm nghiên cứu đã tiến hành, thì hoàn toàn có khả năng tạo được nguồn nguyên liệu rễ với khối lượng lớn.
Sâm Ngọc Linh, còn gọi là sâm khu Năm, được cho là dược liệu quý hiếm cải lão hoàn sinh. Ảnh: Quốc Dũng
Sâm Ngọc Linh ở Việt Nam được cho là có giá trị và thuộc loại quý, tốt nhất thế giới. Không chỉ khan hiếm, giá của mặt hàng này rất cao: từ 70 triệu đến 100 triệu đồng một kg sâm khô và khoảng 20 triệu đồng một kg tươi. Do vậy theo tiến sĩ Nhật, thành công trong nghiên cứu nhân sinh khối rễ sâm Ngọc Linh có ý nghĩa trên nhiều phương diện.
Theo Wikipedia, sâm Ngọc Linh (tên khoa học Panax vietnamensis) là cây thuộc họ Cam tùng, còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, sâm trúc, củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu. Loại sâm này mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Trà My Quảng Nam...
Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới và được cho là loại dược liệu quý bồi bổ sức khỏe.
Quốc Dũng
Comment