Lúc này, từ các khu trồng hoa kiểng miệt Thủ Ðức, Long Bình và các vùng ven đô như Gò Vấp, buổi sáng có rất nhiều người chở đủ loại hoa xuống Thị Nghè và Sài Gòn để bán hoặc họ rảo một vòng quanh các khu phố mới xây, các chung cư mới. Chủ nhà mua cây cảnh, hoa đẹp trồng trước sân hay hành lang.
Cây kiểng bán dạo. (Hình: Duy Thức/Người Việt)
Xe bán cây cảnh dạo đi khắp nơi luồn lỏi vào tận các con hẻm nhỏ. Một cô gái bán hoa, cô Ðiệp, lúc hoa còn tươi mới thì đem xuống bỏ mối hay bán cho các nhà cao rộng gần trong khu phố, khi ế thì cô đậu xe trước nhà tôi nài mua.
Hôm nay chiếc xe thồ của cô chở đầy hoa, đặc biệt là có nhiều loại lan tím, lan vàng... đậu ngay trước quán để mời bà chủ quán café rất thích hoa lan.
Cô đi cùng một cậu thanh niên trạc hai mươi tuổi, dáng vóc nông dân nhưng mặt mũi và cách ăn mặc thì ra vẻ sinh viên. Cậu này cũng chở theo khá nhiều bông kiểng, đặc biệt nhất là ba cái bao nylong to nặng cả năm sáu chục ký lô ở sau lưng.
Cô bán hoa giới thiệu:
- Em cháu ra Sài Gòn học nên bảo nó chở phân theo để bỏ mối cho nhà vườn.
Tôi đưa mắt nhìn mấy bịch nylon hỏi:
- Phân bò hay tro trấu, hay là đất tốt đất sét gì đó phải không? Tôi cũng cần mua ít phân về bỏ cho cây Hải Ðường và mấy cây Mai.
Cô giới thiệu:
- Ðây là hai bao Dạ Minh Sa. Bà cụ ở gần cầu mới Sài Gòn dặn, bữa nay cháu mới lấy được đem bỏ mối!
Dạ Minh Sa dịch nghĩa là ‘Cát phát sáng trong đêm’. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên trước cái tên là lạ nghe có vẻ đài các. Cô Ðiệp giải thích rõ:
- Ðó là phân dơi, màu đen sậm khá đặc, ban đêm sáng lấp lánh như ánh lân tinh được người dân ở quê bán từng xuồng cho người trồng hoa màu, cả lúa và cây cảnh. Cây ăn trái bón dạ minh sa có màu sắc đẹp và vị cũng ngon thơm hơn bón phân hóa học. Các loại hoa màu, nhất là cây kiểng đâm lộc nẩy chồi rất mau. Thật ra nó có nhiều công dụng khác, còn là vị thuốc trong thuốc Nam, còn dùng làm diêm tiêu, chế thuốc nổ...
Cũng như các cây hoa được đặt tên lạ và kêu thì khách hàng thích mua hơn. Ví như Thiết Mộc Lan gọi là cây Phát Tài, Dâm Bụt được rao Phù Dung... còn nhiều tên nữa như Hoàng Hậu tức Móng Bò hay cây Vạn Tuế chuyên trồng để đuổi ruồi muỗi đấy.
Vùng Châu Ðốc, Trà Vinh, Tri Tôn, Cà Mau... ai mà chẳng biết đâu có lạ gì. Người ta bán mấy năm nay, nhất là ở Ðồng Tháp Mười gần biên giới Cambodia.
Người dân biên giới sống khá dễ dàng chính nhờ của trời cho là Dạ Minh Sa.
Miền Tây Nam bộ, giáp ranh với biên giới Miên-Việt có nhiều kinh rạch chằng chịt, nhất là vùng biên Tháp Mười hay Mộc Hóa. Kinh Trăng đôi bờ rộng còn gọi là Sông Trăng ở Mộc Hóa, qua khỏi đó thì sang đất Campuchia xứ Chùa Tháp rồi.
Hồi đó tôi đến sông Trăng, điện còn lờ mờ, chợ Mộc Hóa về đêm đầy những dế cơm, dế lửa, dế than bay xẹt qua lại như mắc cửi. Dơi vừa kêu vừa bay và đậu vào các hàng dừa.
Sau lúc đi ăn đêm về, đàn dơi thích nhất chen vào làm tổ ở các chòm lá dừa đong đưa, nhất là lá thốt nốt hơn là những cành lá cổ thụ khác.
Vì thế dân biên giới chặt loại lá thốt nốt lâu năm, tán xòe to rộng về lợp những mái lán cao tới cả chục thước gọi là chòi dơi để dụ đám dơi Sen, dơi Muỗi đáp vào đó trú ẩn. Sau đó họ giăng lưới ở dưới đất, loại lưới mùng, vải nylon hay tấm bạt cũng được. Khi dơi bay đi bay về, chất thải rớt xuống đầy lưới giăng, người ta hốt lấy phơi khô, đựng trong giỏ, cứ thế ban đầu mang ra bón trong vườn nhà, sau dùng không hết thì mang bán.
Một bà già con cái làm ăn xa, không tiền sống, phải đi làm thuê nương rẫy cho người ta. Khi đi cắt cỏ đồng vào mùa gặt, bà thấy bên kia sông xóm Miên có những túp chòi cao lênh khênh lợp lá thốt nốt, lại không có tường vách gì cả. Bà lấy làm lạ, tìm hiểu thì mới biết đó là nơi dựng lên để đón dơi tới ngụ mà lấy phân.
Bà lần sang tận nơi, quan sát kỹ cách dựng chòi, cách lợp lá thốt nốt cho dơi chui vào ngủ, và cả cách dùng xuổng để xúc phân dơi từ tấm vải mùng...
Trở về nhà, bà bắt chước mua lá thốt nốt, mướn thợ làm chòi thu hút cả chục ngàn con dơi bay lại làm tổ.
Từ đó bà bán phân dơi cho nhà vườn. Ðây là sản phẩm trời cho, chỉ thu hoạch mà không tốn kém nhiều bởi ngoài số vốn đầu tư lúc đầu làm chòi hoặc mua dơi giống nếu không chiêu dụ dơi tự nhiên đến ngay, thay lá mới định kỳ thì không phải mua thức ăn cho dơi.
Nhà vườn bơi xuồng nườm nượp đến mua Dạ Minh Sa, tên gọi quen thuộc hơn phân dơi nôm na. Ðó là cái tên bà gọi theo khi nghe người ta gọi. Không hiểu sao dân chúng ở vùng biên giới tính tình thật thà, chất phác lại biết đến cái tên văn vẻ này.
Bà con lam lũ tìm đến được bà chỉ cách làm chòi dơi, sau đều làm ăn khá giả cả.
Xuồng hai bên bờ sông Trăng tới lui tấp nập mua bán dạ minh sa tạo thành một nghề làm ăn mới cho dân nghèo.
Ở những vùng xa biên giới không sẵn lá thốt nốt, người ta lợp mái bằng lá dừa nước nhưng dưới mái vẫn treo những bó lá thốt nốt do mùi thơm của lá thu hút, giữ chân được đàn dơi bay tới.
Nhiều người làm chòi dơi, trong đó có bà mẹ của cô Ðiệp. Cô bán cây kiểng dạo, bao giờ cũng bán thêm phân bón cho người trồng tiện săn sóc cây cối. Nhân thể cô mang theo Dạ Minh Sa từ chòi dơi vườn nhà. Em cô là cậu thanh niên khi rảnh giúp chị chở Dạ Minh Sa giao mối cho các nhà vườn ở quận 5, Gò Vấp, Hóc Môn... Nhờ vậy cậu tiếp tục học lên đại học và gia đình vẫn yên ổn trong cơn bão giá hiện tại.
Cậu thanh niên ràng lại bao Dạ Minh Sa, cho biết :
- Trước kia người ta chỉ mua phân bò 3,000 đồng cho bịch một ký và phân tro trâu 2,000 một bịch để bón cho cây. Bây giờ mỗi bao tải đựng độ một giạ phân dơi tại chỗ khoảng 30 ký bán cho mối lái đến nhà giá 120,000 nhưng đến tay người mua lẻ cuối cùng thì nó đã tăng lên 30,000 một ký. Còn có bao nylon đựng từng ký bán lẻ từ bán ba bốn ngàn đến năm mười ngàn. Ai mua bao nhiêu thì xúc ra bán lẻ bấy nhiêu.
Khá đắt nhưng tung ra thị trường vẫn được ưa chuộng. Tuy vậy nhiều người chưa biết đến vì nguồn cung còn ít.
Phân dơi thật là một thứ của trời cho người dân nghèo cần mẫn. Nay nó rất được nhà vườn vun bón cho cây kiểng nên xứng với cái tên Dạ Minh Sa lắm.
Bà chủ quán café chim ở Thị Nghè ra nhìn đám cây cảnh đủ loại hoa ở sau xe của Ðiệp bà cầm lấy mấy chậu hoa lan lên mà hỏi giá cả.
Loại Lan tím, hoa xanh lan nội địa giá rất rẻ, vài ba nhánh hoa đẹp vài chục ngàn đồng.
Bà mua vài chậu hoa Lan, còn chị em Ðiệp sau khi lấy tiền xong, trao cho tôi một bịch Dạ Minh Sa và nói:
- Bác về bón cho cây kiểng đi. Mùa này sắp có mưa, lại nắng to, hợp với loại giây hồng đào và loại Tường Vi, lắm bác nhé. Thôi tụi cháu đi bán hoa, khi nào rảnh đem Lan mới cho bác.
Duy Thức
Cây kiểng bán dạo. (Hình: Duy Thức/Người Việt)
Xe bán cây cảnh dạo đi khắp nơi luồn lỏi vào tận các con hẻm nhỏ. Một cô gái bán hoa, cô Ðiệp, lúc hoa còn tươi mới thì đem xuống bỏ mối hay bán cho các nhà cao rộng gần trong khu phố, khi ế thì cô đậu xe trước nhà tôi nài mua.
Hôm nay chiếc xe thồ của cô chở đầy hoa, đặc biệt là có nhiều loại lan tím, lan vàng... đậu ngay trước quán để mời bà chủ quán café rất thích hoa lan.
Cô đi cùng một cậu thanh niên trạc hai mươi tuổi, dáng vóc nông dân nhưng mặt mũi và cách ăn mặc thì ra vẻ sinh viên. Cậu này cũng chở theo khá nhiều bông kiểng, đặc biệt nhất là ba cái bao nylong to nặng cả năm sáu chục ký lô ở sau lưng.
Cô bán hoa giới thiệu:
- Em cháu ra Sài Gòn học nên bảo nó chở phân theo để bỏ mối cho nhà vườn.
Tôi đưa mắt nhìn mấy bịch nylon hỏi:
- Phân bò hay tro trấu, hay là đất tốt đất sét gì đó phải không? Tôi cũng cần mua ít phân về bỏ cho cây Hải Ðường và mấy cây Mai.
Cô giới thiệu:
- Ðây là hai bao Dạ Minh Sa. Bà cụ ở gần cầu mới Sài Gòn dặn, bữa nay cháu mới lấy được đem bỏ mối!
Dạ Minh Sa dịch nghĩa là ‘Cát phát sáng trong đêm’. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên trước cái tên là lạ nghe có vẻ đài các. Cô Ðiệp giải thích rõ:
- Ðó là phân dơi, màu đen sậm khá đặc, ban đêm sáng lấp lánh như ánh lân tinh được người dân ở quê bán từng xuồng cho người trồng hoa màu, cả lúa và cây cảnh. Cây ăn trái bón dạ minh sa có màu sắc đẹp và vị cũng ngon thơm hơn bón phân hóa học. Các loại hoa màu, nhất là cây kiểng đâm lộc nẩy chồi rất mau. Thật ra nó có nhiều công dụng khác, còn là vị thuốc trong thuốc Nam, còn dùng làm diêm tiêu, chế thuốc nổ...
Cũng như các cây hoa được đặt tên lạ và kêu thì khách hàng thích mua hơn. Ví như Thiết Mộc Lan gọi là cây Phát Tài, Dâm Bụt được rao Phù Dung... còn nhiều tên nữa như Hoàng Hậu tức Móng Bò hay cây Vạn Tuế chuyên trồng để đuổi ruồi muỗi đấy.
Vùng Châu Ðốc, Trà Vinh, Tri Tôn, Cà Mau... ai mà chẳng biết đâu có lạ gì. Người ta bán mấy năm nay, nhất là ở Ðồng Tháp Mười gần biên giới Cambodia.
Người dân biên giới sống khá dễ dàng chính nhờ của trời cho là Dạ Minh Sa.
Miền Tây Nam bộ, giáp ranh với biên giới Miên-Việt có nhiều kinh rạch chằng chịt, nhất là vùng biên Tháp Mười hay Mộc Hóa. Kinh Trăng đôi bờ rộng còn gọi là Sông Trăng ở Mộc Hóa, qua khỏi đó thì sang đất Campuchia xứ Chùa Tháp rồi.
Hồi đó tôi đến sông Trăng, điện còn lờ mờ, chợ Mộc Hóa về đêm đầy những dế cơm, dế lửa, dế than bay xẹt qua lại như mắc cửi. Dơi vừa kêu vừa bay và đậu vào các hàng dừa.
Sau lúc đi ăn đêm về, đàn dơi thích nhất chen vào làm tổ ở các chòm lá dừa đong đưa, nhất là lá thốt nốt hơn là những cành lá cổ thụ khác.
Vì thế dân biên giới chặt loại lá thốt nốt lâu năm, tán xòe to rộng về lợp những mái lán cao tới cả chục thước gọi là chòi dơi để dụ đám dơi Sen, dơi Muỗi đáp vào đó trú ẩn. Sau đó họ giăng lưới ở dưới đất, loại lưới mùng, vải nylon hay tấm bạt cũng được. Khi dơi bay đi bay về, chất thải rớt xuống đầy lưới giăng, người ta hốt lấy phơi khô, đựng trong giỏ, cứ thế ban đầu mang ra bón trong vườn nhà, sau dùng không hết thì mang bán.
Một bà già con cái làm ăn xa, không tiền sống, phải đi làm thuê nương rẫy cho người ta. Khi đi cắt cỏ đồng vào mùa gặt, bà thấy bên kia sông xóm Miên có những túp chòi cao lênh khênh lợp lá thốt nốt, lại không có tường vách gì cả. Bà lấy làm lạ, tìm hiểu thì mới biết đó là nơi dựng lên để đón dơi tới ngụ mà lấy phân.
Bà lần sang tận nơi, quan sát kỹ cách dựng chòi, cách lợp lá thốt nốt cho dơi chui vào ngủ, và cả cách dùng xuổng để xúc phân dơi từ tấm vải mùng...
Trở về nhà, bà bắt chước mua lá thốt nốt, mướn thợ làm chòi thu hút cả chục ngàn con dơi bay lại làm tổ.
Từ đó bà bán phân dơi cho nhà vườn. Ðây là sản phẩm trời cho, chỉ thu hoạch mà không tốn kém nhiều bởi ngoài số vốn đầu tư lúc đầu làm chòi hoặc mua dơi giống nếu không chiêu dụ dơi tự nhiên đến ngay, thay lá mới định kỳ thì không phải mua thức ăn cho dơi.
Nhà vườn bơi xuồng nườm nượp đến mua Dạ Minh Sa, tên gọi quen thuộc hơn phân dơi nôm na. Ðó là cái tên bà gọi theo khi nghe người ta gọi. Không hiểu sao dân chúng ở vùng biên giới tính tình thật thà, chất phác lại biết đến cái tên văn vẻ này.
Bà con lam lũ tìm đến được bà chỉ cách làm chòi dơi, sau đều làm ăn khá giả cả.
Xuồng hai bên bờ sông Trăng tới lui tấp nập mua bán dạ minh sa tạo thành một nghề làm ăn mới cho dân nghèo.
Ở những vùng xa biên giới không sẵn lá thốt nốt, người ta lợp mái bằng lá dừa nước nhưng dưới mái vẫn treo những bó lá thốt nốt do mùi thơm của lá thu hút, giữ chân được đàn dơi bay tới.
Nhiều người làm chòi dơi, trong đó có bà mẹ của cô Ðiệp. Cô bán cây kiểng dạo, bao giờ cũng bán thêm phân bón cho người trồng tiện săn sóc cây cối. Nhân thể cô mang theo Dạ Minh Sa từ chòi dơi vườn nhà. Em cô là cậu thanh niên khi rảnh giúp chị chở Dạ Minh Sa giao mối cho các nhà vườn ở quận 5, Gò Vấp, Hóc Môn... Nhờ vậy cậu tiếp tục học lên đại học và gia đình vẫn yên ổn trong cơn bão giá hiện tại.
Cậu thanh niên ràng lại bao Dạ Minh Sa, cho biết :
- Trước kia người ta chỉ mua phân bò 3,000 đồng cho bịch một ký và phân tro trâu 2,000 một bịch để bón cho cây. Bây giờ mỗi bao tải đựng độ một giạ phân dơi tại chỗ khoảng 30 ký bán cho mối lái đến nhà giá 120,000 nhưng đến tay người mua lẻ cuối cùng thì nó đã tăng lên 30,000 một ký. Còn có bao nylon đựng từng ký bán lẻ từ bán ba bốn ngàn đến năm mười ngàn. Ai mua bao nhiêu thì xúc ra bán lẻ bấy nhiêu.
Khá đắt nhưng tung ra thị trường vẫn được ưa chuộng. Tuy vậy nhiều người chưa biết đến vì nguồn cung còn ít.
Phân dơi thật là một thứ của trời cho người dân nghèo cần mẫn. Nay nó rất được nhà vườn vun bón cho cây kiểng nên xứng với cái tên Dạ Minh Sa lắm.
Bà chủ quán café chim ở Thị Nghè ra nhìn đám cây cảnh đủ loại hoa ở sau xe của Ðiệp bà cầm lấy mấy chậu hoa lan lên mà hỏi giá cả.
Loại Lan tím, hoa xanh lan nội địa giá rất rẻ, vài ba nhánh hoa đẹp vài chục ngàn đồng.
Bà mua vài chậu hoa Lan, còn chị em Ðiệp sau khi lấy tiền xong, trao cho tôi một bịch Dạ Minh Sa và nói:
- Bác về bón cho cây kiểng đi. Mùa này sắp có mưa, lại nắng to, hợp với loại giây hồng đào và loại Tường Vi, lắm bác nhé. Thôi tụi cháu đi bán hoa, khi nào rảnh đem Lan mới cho bác.
Duy Thức
Comment