Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Trèo hái nước thốt nốt

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trèo hái nước thốt nốt



    TRÈO HÁI NƯỚC THỐT NỐT



    Ngoài ba chục năm trở lại đây, khi người Việt học được bí quyết làm đường thốt nốt từ người Khmer, ở vùng Ô Tà Sóc, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, đã có một đội leo mướn thốt nốt, gồm cả người Việt và người Khmer.

    Mỗi năm, theo mùa lấy nước thốt nốt – từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, thợ leo mướn làm việc chín tháng, họ chỉ nghỉ từ cuối tháng 5 đến tháng 8 – đây cũng là thời điểm cho cây nghỉ dưỡng sức. Công mỗi ngày leo đạt 70 – 80 ngàn/người. Thợ leo thốt nốt không chỉ giỏi trèo cây cao mười mấy, hai mươi mét hoặc chuyền từ cây này sang cây khác mà không phải tụt xuống đất, họ còn phải rành rẽ kỹ năng cắt buồng, lấy nước làm sao được nhiều nhất.





    Quy trình lấy nước thốt nốt cũng lắm điều lạ, khi thốt nốt trổ buồng, thợ cầm con dao bén, leo cắt bỏ buồng. Từ chỗ cắt (cuống), nước trong cây chảy vào hũ nhựa mà người thợ đã đặt sẵn.

    Chủ một cơ sở làm đường thốt nốt lớn nhất ở xã Lương Phi, ông Trình Văn Tiệp, kiêm luôn việc leo cây và gánh nước về lò nấu, đang chuyền từ cây này sang cây khác. Người chủ lò này đã hơn ba mươi năm leo cây, dù tuổi đời mới 44.





    Khi leo lên cây, người thợ đem theo đồ nghề gồm mấy hũ nhựa và con dao để cắt bỏ buồng.




    Ông Tiệp và bà Thuỷ chủ lò đường học nghề nấu đường từ người Khmer ngoài 25 năm nay. Họ thường đi mướn cây ở các nhà có thốt nốt, giá mướn cây mỗi năm khoảng 50.000 đồng hoặc hai ký đường. Đứa con trai đầu của ông Tiệp đã bỏ học lớp chín, ở nhà phụ cha mẹ nhóm lò, nấu đường.





    Mỗi ngày hai bận, thợ mang nước xuống và cắt lát mới để nước trong cây tiếp tục chảy. Cây sung sức, cho đến 30 lít nước/ngày.




    Đồ nghề của thợ leo thốt nốt khá lỉnh kỉnh: khoảng một chục hũ nhựa đựng nước, thắt lưng đựng con dao thật bén và dây nhợ lòng thòng.







    Theo sgtt
    Attached Files
    ***************

  • #2
    Ô vậy là nước ngọt từ trong cây chảy ra chứ không phải từ trong trái dừa thốt nốt. Hồi đó giờ cứ tưởng lộn Mà tác giả trong bài nói ngoài 30 năm nay chắc là sai rồi. Người Việt mình biết làm đường thốt nốt từ lâu lắm rồi không phải tới năm 75 mới bắt đầu. Có thể là ít người Việt hơn người Khơ Me nhưng thời bà ngoại tui là người Việt mình đã biết làm đường thốt nốt...thấy lạ ghê

    Comment

    Working...
    X