Cùng với việc mưa trái mùa kéo dài làm mai nở sớm thì việc nụ mai bỗng dưng khô héo cũng làm nhiều nhà vườn thêm lo cho một vụ Tết thất thu.
Chưa đơm bông đã héo
Vườn mai của ông Nguyễn Văn Thắng (chủ vườn mai Chín Thắng) ở P. Hiệp Bình Phước - Thủ Đức “ăn Tết sớm” đã làm ông hết sức lo lắng. Thêm vào đó, việc mai bị mắc bệnh lạ làm ông càng rối bời ruột gan.
“Việc mai bị khô nút (nụ) là chuyện bình thường, nhưng 3 năm trở lại đây, đặc biệt là năm nay, số nút chưa kịp đơm bông đã héo quắt làm tụi tui lo lắm. Không biết nó bị bệnh gì mà lo chữa trị” – ông Thắng lo lắng.
Không riêng gì vườn mai nhà ông, hàng trăm gốc mai của nhiều nhà vườn khác cũng chịu chung số phận. Ông Năm Hùng, chủ nhà vườn cạnh vườn mai Chín Thắng cho biết, nếu cành bị gãy hoặc bị sâu đục khoét dẫn đến nụ hoa bị khô thì không có gì lạ. Đằng này, cành vẫn tươi, chỉ có nụ là bị thâm và teo lại.
Trải qua mấy đợt mưa trái mùa, vườn mai của ông Thắng đã trổ bông tới 30-40%. Lo mất Tết, ông Thắng ngày đêm ở dưới vườn mai, canh từng nụ hoa. Mai trổ bông khi Tết vẫn còn xa đã khiến ông mất ăn mất ngủ, giờ cây mai bị bệnh, lo lắng nhân lên gấp bội.
Ông chia sẻ: “Mai nở sớm là… tại trời, không riêng gì nhà tui mà vườn nào cũng chịu chung tình trạng như thế. Còn nước còn tát, tui đổ công vô chăm sóc mấy cây đang nhú nút. Vậy mà nút cũng héo rồi rụng nốt…Tui cũng có đi hội nông dân, nhưng hội cũng không biết nó là bệnh gì và phun thuốc gì”.
Thời tiết và khâu chăm sóc là yếu tố quyết định
Theo ông Nguyễn Văn Tủi, Phó Trưởng ban kinh tế xã hội, Hội Nông dân TP.HCM, việc cây mai bị khô nụ và rụng là do hai nguyên nhân: do sinh lí tự nhiên và do bệnh lí. Mai rụng do sinh lí tự nhiên là do bị thiếu nước, dinh dưỡng không đầy đủ. Loại thứ hai, mai rụng do bệnh lí là do bọ trĩ hoặc các loại côn trùng đục phá. Đặc biệt trong mùa nắng, bọ trĩ chuyên phá hoại các loại hoa.
“Diện tích trồng hoa quả ngày càng nhiều trong khi người dân lại có xu hướng hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đó là cơ hội tốt cho loại bọ này phát triển mạnh hơn” – ông Tủi cho biết.
Mai chưa đơm bông đã héo làm nhà vườn thêm lo
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đức Tiến, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật TP.HCM cho biết, cây mai nở có suôn sẻ hay không chủ yếu do thời tiết quyết định, nguyên nhân do sâu bệnh không đáng kể. “Hầu như thời tiết quyết định tới 70-80% việc mai nở hoa đạt hay không đạt” - Thạc sĩ Tiến cho hay.
Vì vậy, theo Thạc sĩ Tiến, cách chăm sóc, đặc biệt là việc bón phân trong từng điều kiện thời tiết sao cho phù hợp mới là điều quan trọng.
Về sâu bệnh, theo Thạc sĩ Tiến thì việc bông héo rồi rụng đi có thể do nhện đỏ mà người trồng mai không lưu ý. Ngoài ra còn có thể do loài rệp sáp phá hoại. Để trị các loại sâu bệnh này có thể sử dụng thuốc trừ sâu.
Việc phun thuốc không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và ra hoa, nhưng lại độc hại cho người sử dụng.
Chưa đơm bông đã héo
Vườn mai của ông Nguyễn Văn Thắng (chủ vườn mai Chín Thắng) ở P. Hiệp Bình Phước - Thủ Đức “ăn Tết sớm” đã làm ông hết sức lo lắng. Thêm vào đó, việc mai bị mắc bệnh lạ làm ông càng rối bời ruột gan.
“Việc mai bị khô nút (nụ) là chuyện bình thường, nhưng 3 năm trở lại đây, đặc biệt là năm nay, số nút chưa kịp đơm bông đã héo quắt làm tụi tui lo lắm. Không biết nó bị bệnh gì mà lo chữa trị” – ông Thắng lo lắng.
Không riêng gì vườn mai nhà ông, hàng trăm gốc mai của nhiều nhà vườn khác cũng chịu chung số phận. Ông Năm Hùng, chủ nhà vườn cạnh vườn mai Chín Thắng cho biết, nếu cành bị gãy hoặc bị sâu đục khoét dẫn đến nụ hoa bị khô thì không có gì lạ. Đằng này, cành vẫn tươi, chỉ có nụ là bị thâm và teo lại.
Trải qua mấy đợt mưa trái mùa, vườn mai của ông Thắng đã trổ bông tới 30-40%. Lo mất Tết, ông Thắng ngày đêm ở dưới vườn mai, canh từng nụ hoa. Mai trổ bông khi Tết vẫn còn xa đã khiến ông mất ăn mất ngủ, giờ cây mai bị bệnh, lo lắng nhân lên gấp bội.
Ông chia sẻ: “Mai nở sớm là… tại trời, không riêng gì nhà tui mà vườn nào cũng chịu chung tình trạng như thế. Còn nước còn tát, tui đổ công vô chăm sóc mấy cây đang nhú nút. Vậy mà nút cũng héo rồi rụng nốt…Tui cũng có đi hội nông dân, nhưng hội cũng không biết nó là bệnh gì và phun thuốc gì”.
Thời tiết và khâu chăm sóc là yếu tố quyết định
Theo ông Nguyễn Văn Tủi, Phó Trưởng ban kinh tế xã hội, Hội Nông dân TP.HCM, việc cây mai bị khô nụ và rụng là do hai nguyên nhân: do sinh lí tự nhiên và do bệnh lí. Mai rụng do sinh lí tự nhiên là do bị thiếu nước, dinh dưỡng không đầy đủ. Loại thứ hai, mai rụng do bệnh lí là do bọ trĩ hoặc các loại côn trùng đục phá. Đặc biệt trong mùa nắng, bọ trĩ chuyên phá hoại các loại hoa.
“Diện tích trồng hoa quả ngày càng nhiều trong khi người dân lại có xu hướng hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đó là cơ hội tốt cho loại bọ này phát triển mạnh hơn” – ông Tủi cho biết.
Mai chưa đơm bông đã héo làm nhà vườn thêm lo
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đức Tiến, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật TP.HCM cho biết, cây mai nở có suôn sẻ hay không chủ yếu do thời tiết quyết định, nguyên nhân do sâu bệnh không đáng kể. “Hầu như thời tiết quyết định tới 70-80% việc mai nở hoa đạt hay không đạt” - Thạc sĩ Tiến cho hay.
Vì vậy, theo Thạc sĩ Tiến, cách chăm sóc, đặc biệt là việc bón phân trong từng điều kiện thời tiết sao cho phù hợp mới là điều quan trọng.
Về sâu bệnh, theo Thạc sĩ Tiến thì việc bông héo rồi rụng đi có thể do nhện đỏ mà người trồng mai không lưu ý. Ngoài ra còn có thể do loài rệp sáp phá hoại. Để trị các loại sâu bệnh này có thể sử dụng thuốc trừ sâu.
Việc phun thuốc không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và ra hoa, nhưng lại độc hại cho người sử dụng.
Comment