Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cá Tai Tượng

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cá Tai Tượng





    Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Trên thế giới cá tai tượng có ở Borneo, đảo Sumatra (Indonesia), Thái Lan, Campuchia, Lào.



    I. Đặc điểm sinh học:


    Môi trường sống: Cá tai tượng sống ở ao hồ, đầm nước ngọt, cá có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở nước tù, bẩn, thiếu oxy (hàm lượng oxy 3mg/lit). Cá tai tượng sống được ở nước lợ, độ mặn 6%o ngưỡng nhiệt độ 16-42oC, sinh trưởng tốt ở 25-30oC; pH=5.


    Thức ăn: Cá trưởng thành ăn tạp thiên về thực vật (các loại rau, bèo?). Khi mới nở cá sống nhờ dinh dưỡng từ noăn hoàng; sau 5 - 7 ngày sử dụng hết noăn hoàng cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài là luân trùng Cladocera, trùng chỉ (Tubifex) cung quăng (Chironomus), ấu trùng côn trùng khác. 1 tháng tuổi cá chuyển sang ăn tạp, nghiêng về động vật, sau đó chuyển dần sang ăn thực vật. Trong ao nuôi, cá ăn được những loài thực vật mềm ở dưới nước và trên cạn, các phụ phẩm từ nhà bếp, sản phẩm ḷ mổ và phân động vật.

    Sinh sản: Cá tai tượng thành thục lần đầu sau 2 năm. Cá nhỏ nhất tham gia sinh sản là 300-400 g. Cá đẻ có chất lượng tốt nhất từ 3 - 7 tuổi nặng 2-5 kg. Mùa vụ sinh sản, đẻ tập trung vào tháng 2-5, giảm đẻ từ tháng 6 trở đi. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt, môi trường nước sạch, mật độ nuôi vừa phải, mùa sinh sản sẽ sớm hơn hay kéo dài hơn. Sức sinh sản 1 lần đẻ khoảng 3000-5000 trứng. Khoảng cách giữa hai lần đẻ là 2 tháng. Nếu ao nuôi có thức ăn đầy đủ, khoảng cách giữa hai lần đẻ là 25 ?40 ngày.

    Sinh trưởng: sau 1 năm nuôi ở ao cá dài 15 cm, nặng 120 ? 450g; 2 năm dài 25cm nặng 450-680g; 3 năm dài trên 30cm nặng 2.400g; 4 năm nặng 3.800g. Ở ĐBSCL nuôi ở ao có thức ăn đủ, mật độ vừa phải sau 1 năm cá đạt 500-600 g/con.

    II. Kỹ thuật nuôi:


    Sản xuất giống bằng cách cho đẻ tự nhiên. Ở miền Nam, mùa vụ sinh sản từ tháng 3-10; 1 năm cá có thể đẻ 3-4 lần.

    1. Nuôi vỗ cá bố mẹ:

    Diện tích ao: 100-500m2, nước sâu 0,8-1,2m. Cần cải tạo thật sạch để không c̣n cá tạp. Bón vôi: 5-10kg/100m2.

    Phân biệt cá đực, cá cái: Cá đực: trên trán có khối u lớn, hàm dưới và môi dưới phát triển hơn con cái; cá cái: gốc vây ngực có màu đen.

    Mật độ thả: 0,5-0,7kg/m2, tỷ lệ đực/cái là 1:3 hay 1/1. Thả thêm cá mè trắng để lọc sạch nước (cá mè trắng không ăn tranh mồi của cá tai tuợng).

    Thức ăn: Cho ăn thức ăn xanh gồm rau, bèo? 30%, thức ăn tinh 70% (60% cám, ngô + 10% bột cá hay ruốc). Định kỳ bổ sung thêm premix và vitamin. Khẩu phần ăn bằng 3-5% trọng lượng thân/ngày.

    Làm tổ: Dùng xơ dừa cho vào rọ để cá làm tổ đẻ trứng. Hàng ngày kiểm tra để biết thời gian cá đẻ. Khi nh́n thấy giọt dầu nổi trên mặt nước là cá đẻ xong, cá đực bảo vệ tổ thường xuyên. Ta cần làm động tác gạt nước để cấp oxy cho trứng.

    2. Ấp trứng:


    Trứng cá tai tượng là trứng nổi, cá đẻ xong ta vớt tổ lên, gỡ trứng cho vào chậu, thau để ấp. Mật độ: 200 trứng/lít. Hàng ngày thay nước trong thau và vớt trứng bị hỏng. Sau 24-36 giờ ấp trứng nở thành cá bột. Sau 6-7 ngày cá tiêu hết noăn hoàng, cho cá ăn bằng ḷng đỏ trứng gà luộc bóp nhuyễn. Cá 10 ngày tuổi ăn được động vật phù du và ta chuyển sang ao ương. Trong quá tŕnh ấp cá dễ bị bệnh ngoại kư sinh, nhất là lúc trời lạnh.


    3. Ương từ cá bột lên cá giống:


    Chuẩn bị ao: cá tai tượng có thể được ương ở ao hoặc ruộng, diện tích từ 500-5000m2. Mức nước: 0,4-1,2m. Cá c̣n nhỏ hoạt động chậm chạp, nên khâu cải tạo ao rất quan trọng: tát cạn, vét bùn đáy ao, bắt hết cá tạp cá dữ, lấp hang hố, diệt lươn, chạch bằng thuốc dipterex. Bón vôi: 5-10kg/100m2, quây lưới cao 1m xung quanh bờ ao. Khi cấp nước vào ao ta phải lọc bằng lưới thật kỹ. Tạo màu nước bằng cách bón phân để có nhiều động vật phù du 2-3 ngày trước khi thả cá.

    Thả cá: Khi cá bột lặn xuống đáy chậu th́ có thể thả trực tiếp xuống ao. Mật độ ương 50-100 con/m2.

    Chăm sóc quản lư: từ ngày1-15, thức ăn chủ yếu là trứng nước (Monina), bột đậu nành và bột cá, bón theo tỷ lệ 2 kg/100m2, cho ăn 2 ngày/lần.

    Cách cho ăn: cho thức ăn vào rổ hoặc sàn thức ăn để dễ kiểm soát. Từ ngày 15-25 cho ăn thức ăn tinh: 30% cám + 20% bột đậu nành + 40% bột cá. Từ ngày 45 trở đi: 40% cám + 20% bột đậu nành + 40% bột cá. Sau 15 ngày định kỳ thay nước ao.

    Đối với ương trên ruộng: Vào mùa nắng rong nhớt hay phát triển mạnh nên phun thuốc sunfat đồng. Sau thời gian ương 30 ? 35 ngày cá đạt chiều dài thân cao nhất là 0,8-1,4 cm. Tỷ lệ sống trung b́nh: 30-60%.


    4. Pḥòng trị bệnh:

    Trong quá tŕnh ương tốt nhất là cho cá ăn đầy đủ và luôn giữ môi trường nước sạch. Nếu cá bị nấm thủy mi, sử dụng thuốc Malachite Green theo liều 0,05g/m3 hoặc sunfat đồng 5g/m3 cho vào ao. Nếu cá bị trùng mỏ neo ta dùng thuốc Dipterex liều 0,5?1g/m3 .


    III. Nuôi cá thương phẩm:


    1. Chuẩn bị ao:


    Nơi có nguồn nước tốt, dồi dào không bị ô nhiễm, có thể cung cấp suốt thời gian nuôi. Cải tạo ao; dọn sạch bùn, cây cỏ mục, lấp các hang cua mọi, tu sửa bờ ruộng có lưới chắc chắn, bờ cao hơn mực nước cao nhất 0,5m, chặt bỏ cây để không che quá 25% diện tích mặt nước.

    Có thể sử dụng mương vườn, liếp rẫy có mặt nước từ 100 đến vài ngàn mét vuông để nuôi cá. Mức nước sâu hợp lư từ 1-2m. Sau khi đă vét bùn, bón vôi bột 10- 15kg/100m2 ao. Nếu c̣n cá tạp, dùng dây thuốc cá đập dập lấy nước, rải theo tỷ lệ 4kg/100m2 mặt nước, phơi khô 5-7 ngày, bón phân lợn, phân ḅ: 20-30 kg/100m2, phân gà: 10-15 kg/100 m2, rải đều ao. Cho nước vào ao khoảng 40cm, sau 1 tuần, khi nước có màu xanh đọt lá chuối non, cho thêm nước vào tới 0,8-1m.

    2. Thả cá và cho cá ăn:


    a) Giống cá: Chọn cá đều cỡ khoẻ mạnh, không bị xây xát, bị dị tật hoặc mang bệnh. Mật độ nuôi: 3-10 con/m2; nếu thả ghép tai tượng với cá mè trắng, cá hường th́ mật độ 1 con/1m2 (để tận dụng thức ăn rơi văi và làm sạch môi trường nước).

    b) Thức ăn cho cá: sau 1 tháng ương cá tai tượng lớn thành cá giống và chuyển dần sang ăn thực vật là chính, giai đoạn đầu ta cho ăn thực vật nhỏ như; bèo cám, hoa đậu lá cải, lá rau muống, lá ḿ (sắn). Cá lớn hơn ăn hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh, phế phẩm nhà bếp. Cá ăn rau sẽ lớn chậm (2-3 năm đạt trên 1 kg); nếu có thức ăn tinh kèm theo rau, cá sẽ lớn nhanh hơn (1 năm đạt trên 1 kg). Tỷ lệ cho ăn rau khoảng 2-5% trọng lượng cá. Ngoài ra ta c̣n thả rau xanh trên mặt nước cho cá ăn:

    Thức ăn tinh (bột cá, đầu tôm, cá biển tươi, ruột ốc, cá con 30% + cám, xác đậu nành 30% + tấm, bắp 7% + bột lá g̣n 3%) + rau xanh 30%.

    Thức ăn tinh (50% cám + 15% bột cá + 25% bánh dầu) và 10% rau muống.

    Chế biến thức ăn: Rau muống, lá ḿ, rau lang thái nhỏ. Ốc, cá, cua nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với cá, cua, ốc, sau đó cho rau muống vào kết hợp với bột lá g̣n, xác đậu nành nấu riêng rồi trộn chung, để nguội trộn cám vừa đặt dính cho vào máng ép viên.

    Cho cá ăn: Thời gian đầu cá c̣n nhỏ dùng sàn cho cá ăn, ngày 2 lần. Khi cá lớn dần ta phân đàn, rải đều thức ăn để cá lớn nhỏ đều ăn được.


    3. Chăm sóc và quản lư cá nuôi:


    Nếu trong thời gian nuôi mà cá lớn không đều ta kéo lưới, tuyển chọn cá lớn nuôi riêng để đạt cỡ thương phẩm, cá c̣n lại trong ao đều cỡ sẽ mạnh và lớn nhanh hơn. Cách 45 ngày ta tuyển chọn cá 1 lần.

    Cá có thể ăn phân gà, phân lợn. Cần thay nước thường xuyên. Vứt bỏ rau xanh mà cá ăn dư, cho rau mới vào. Nước được thay hàng tuần, tối thiểu nửa tháng/lần, nước phải sạch, tốt, có màu xanh lá chuối non. Giữ mức nước ổn định ở ao nuôi từ 1,2-1,5m.

    Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để xử lư kịp thời, kiểm tra bọng bờ, chống trộm cá.



    4. Thu hoạch cá:


    Chặn từng khúc mương hoặc từng phần ao, kéo lưới nhẹ nhàng, bắt cá bằng vợt, cho cá vào thùng chứa nước hay cho vào dèo (giai) chứa. Tuyệt đối không để cá bị khô.
    ***************

  • #2
    KỸ THUẬT NUÔI CÁ TAI TƯỢNG



    I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC


    1. Phân bố

    Cá tai tượng là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Cá phân bố chủ yếu ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam. Hiện tại cá đang là đối tượng nuôi phổ biến ở miền Nam Việt Nam.

    Cá Tai tượng là lòai cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Chúng sốnng được trong môi trường nước ao dơ bẩn, thiếu oxygen nhờ cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất. Hơn nữa cá còn có thể sống trong nước có độ pH bằng 4, nước nhiểm mặn có nồng độ muối 6 - 8 %0, chúng có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 16 - 42oC. Tuy nhiên cá sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ nước 22 - 30oC, ở nhiệt độ thấp hơn cá thường hay bị bệnh. So với cá sặc rằn và rô phi thì khả năng chịu lạnh của cá tai tượng kém hơn, nhưng sức chịu nóng lại cao hơn.

    2. Dinh dưỡng

    Cá Tai tượng thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về thực vật. Cá bột dinh dưỡng bằng noãn hoàng với thời gian khá dài từ 5 - 7 ngày. Thức ăn đầu tiên của cá bột là động vật phù du cở nhỏ và vừa như: Moina, Daphnia, Cyslops do kích thước cá bột tương đối lớn. Sau hai tuần tuổi, cá đã ăn đượcc trùng chỉ, cung quăng, sâu bọ, bèo cám... Đến một tháng tuổi cá tai tượng bắt đầu chuyển sang ăn tạp nhưng thiên về động vật 84,7% và càng về sau chúng chuyển sang ăn thực vật là chính chiếm 87,5 %. Khi trưởng thành cá tai tượng ăn được hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh và cả những phụ phẩm khác.

    3. Sinh trưởng

    Cá Tai tượng là loài có kích thước lớn, cở lớn nhất được biết là 50 kg, dài 1,8 m. Tuy vậy, chúng là loài sinh trưởng chậm. Trong ao nuôi được cung cấp thức ăn đầy đủ với mật độ nuôi thưa cá có thể tăng trọng 800 - 1200 gram/năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cá thường có tốc độ lớn nhanh ở năm thứ 2, cá 3 năm tuổi đạt 2,5 kg/con.

    4. Sinh sản

    a. Thành thục sinh dục

    Trong điều kiện nuôi vỗ tốt, cá tai tượng phát dục sau 1,5 - 2 năm tuổi, trọng lượng cá nhỏ nhất có thể tham gia sinh sản là 300 - 400 gam. Cá sinh sản tốt khi đạt trọng lượng từ 1 - 1.5 kg, khỏang 3 - 5 năm tuổi. Cá cái cở 1,5 - 2 kg/con mổi lần sinh sản khoảng 3000 - 5000 trứng.
    Mùa vụ sinh sản của cá Tai tượng ngoài tự nhiên tập trung vào tháng 3 - 4 và tháng 8- 10 dương lịch. Trong ao nuôi, cá Tai tượng sinh sản bắt đầu từ tháng 2 - 7 nhưng tập trung từ tháng 3 - 5, kể từ tháng 8 trở đi số cá tham gia sinh sản giãm đi mặc dù chế độ nuôi vỗ không thay đổi. Mùa vụ sinh sản cá Tai tượng phụ thuộc vào thời gian tiến hành nuôi vỗ và chế độ nuôi vỗ.

    II. SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TAI TƯỢNG

    1. Điều kiện ao nuôi vỗ

    Ao sử dụng nuôi vỗ và cho đẻ trực tiếp trong ao phải có diện tích lớn từ 500 - 1000 m2, độ sâu từ 1 - 1,5 m, độ trong từ 15 - 20 cm, pH bằng 6 - 8 là thích hợp. Ao được thay nước thường xuyên tạo điều kiện sinh thái thích hợp, kích thích quá trình sinh sản của cá. Mật độ thả từ 0,3 - 0,5 kg/m2. Cần phải tẩy dọn ao trước khi thả cá để diệt địch hại và cá tạp.

    2. Thức ăn nuôi vỗ

    Thức ăn nuôi vỗ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành thục của cá. Do có tập tính ăn tạp nên có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn để nuôi vỗ cá tai tượng. Tuy nhiên để cá thành thục và sinh sản tốt có thể áp dụng nuôi vỗ một trong các công thức sau

     Công thức I: Thức ăn tinh gồm

     Cám mịn: 50 %
     Bột cá: 25 %
     Bánh dầu: 25 %

    Khẩu phần ăn: 2 - 3 %/trọng lượng cá/ngày.
    Ngoài ra cho ăn thêm 10 % rau muống.

     Công thức II: Thức ăn tinh gồm
     Cám mịn: 50 %
     Bột cá: 30 %
     Bánh dầu: 10 %
    Khẩu phần ăn: 5 - 7 %/trọng lượng cá/ngày.
    Ngoài ra cho ăn thêm 5 % rau muống.

     Công thức III: Thức ăn tinh gồm

     Cám mịn: 40 %
     Bột cá: 30 %
     Bột đậu nành: 30 %

    Khẩu phần ăn: 5 %/trọng lượng cá/ngày.
    Ngoài ra cho ăn thêm 5 % rau muống.

    Cần làm sàng đặt ở độ sâu 40 - 50 cm so với mặt nước để đặt thức ăn, giúp chúng ta theo dõi hoạt động ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

    3. Cá bố mẹ

    Cá bố mẹ có thể nuôi chung hoặc nuôi riêng. Hình thức nuôi chung đực cái được áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn vì nó tận dụng được diện tích mặt nước, đở tốn công đánh bắt và chọn lựa cá. Tỷ lệ đực : cái = 1 : 1 hoặc 2 : 3.

    Cá chọn nuôi phải là cá khõe mạnh, vẩy đều, láng bóng, cá phải đồng cở về kích thước và về lứa tuổi. Cá đẻ tốt phải đạt trên 3 năm tuổi, trọng lượng từ 1,5 - 2 kg/con. Khi còn nhỏ rất khó phân biệt đực, cái. Đối với cá trưởng thành ta có thể phân biệt dựa vào các đặc điểm sau

    Đặc điểm phân biệt Cá đực Cá cái
    Trán
    Gốc vây ngực
    Hàm dưới
    Vi lưng và vi đuôi Có khối u to
    Màu trắng
    Dày hơn
    Nhọn Nhỏ hoặc không có khối u
    Có chấm đen hay xám
    Mỏng hơn
    Tròn


    Cá bố mẹ tốt phải đạt các yêu cầu sau
    • Cá đực: Môi và trán có màu hồng do nhiều mạch máu phân bố, bụng màu vàng nhạt, lổ sinh dục có màu phớt hồng (vuốt nhẹ có sẹ trắng chảy ra).

    • Cá cái: Bụng hơi to, lổ sinh dục lồi màu hồng, trứng tròn, đều, rời và có màu vàng cam.

    4. Cho cá sinh sản

    Vật liệu làm tổ là một yêu cầu sinh thái không thể thiếu đối với cá tai tượng khi sinh sản, các vật liệu phải đãm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

    Tổ cá: được làm bằng tre, có chiều dài 70 - 90 cm, phần chính dài 40 - 50 cm, đường kính miệng tổ 25 - 30 cm. Đặt tổ chúc xuống một góc 15 - 20o và cách mặt nước 15 - 20 cm.
    Xơ: được làm từ xơ dừa hay cau đã xử lý, chiều dài xơ 20 - 40 cm, xơ được đặt gần tổ để cá dể dàng kéo khi bắt cặp xây tổ. Số tổ bằng 1/2 - 2/3 số cá cái, khoảng cách giũa các tổ là 2 - 3 m.

     Thu trứng

    Cá tai tượng kéo tổ mạnh nhất vào lúc trưa nắng khi nhiệt độ nước khoảng 30 - 33oC. Trước khi sinh sản, xơ được xếp thành từng lớp đến khi tổ có dạng hình phểu thì bắt đầu đẻ trứng. Thường cá đẻ từ 3 - 6 đợt, mỗi đợt một lớp trứng, lớp này cách lớp kia bằng một lớp xơ. Thời gian sinh sản thường kéo dài từ 1 - 3 giờ.

    Nên thăm tổ cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát, tránh thăm tổ vào buổi trưa nắng sẻ ảnh hưởng đến hoạt động làm tổ và sinh sản của cá. Thường mỗi ngày thăm tổ một lần để thu trứng kịp thời khi cá đã đẻ xong. Khi thu trứng cần thao tác nhẹ nhàng, cho tổ vào dụng cụ thu trứng như thau, xô có mức nước ngập tổ rồi gở lớp xơ ra, tách trứng đưa vào dụng cụ ấp.

    Cách nhận biết cá đã sinh sản: Khi cá sinh sản xong thì miệng tổ được lấp kín, có nhiều trứng rơi vãi hoặc váng dầu nỗi xung quanh tổ, cá bố mẹ canh giữ tổ và quạt nước cho trứng trong tổ.


    5. KỸ THUẬT ẤP TRỨNG VÀ ƯƠNG CÁ

    1. Âp trứng

    Dụng cụ ấp trứng cá Tai tượng có thể là thau, chậu, bể nhựa, bể xi măng có diện tích nhỏ. Mật độ ấp 150 - 200 trứng/lít, thay nước ít nhất 1 lần/ngày, nếu có sục khí liên tục có thể ấp 25000 - 50000 trứng/m3. Nơi ấp phải thoáng mát, nhiệt độ nước thích hợp từ 25 - 30oC, pH dao động từ 6 - 7,5, hàm lượng oxygen hòa tan từ 3,5 - 4 mg/lít.

    Thời gian ấp từ 5 - 7 ngày, khi cá tiêu hết noãn hoàn thì chuyển cá đi ương.

    2. Ương cá con

    Dụng cụ ương cá con có thể là bể xi măng, bể lót bạt nilon hay trong ao đất. Trong đó ương cá trên bể xi măng khá phổ biến và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng có thể ương cá giai đoạn đầu trên bể xi măng và giai đoạn sau ương trong ao đất.

    a. Ương trên bể xi măng

    Bể ương nên có mái che mưa, nắng để tránh nhiệt độ tăng giảm đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khõe của cá dể làm cá mắc bệnh.

    Mật độ ương từ 2000 - 3000 con/m2, tuy nhiên để cá lớng nhanh và ít tốn công chăm sóc nên ương cá tai tượng với mật độ 1000 - 1500 con/m2. Cần thay nước và hút cặn thường xuyên và bổ sung sục khí để cung cấp ôxygen cho cá ương.

     Thức ăn cho cá ương

    Sau khi tiêu hết noãn hoàng, thức ăn ưa thích của cá là các sinh vật phù du như : Moina, Daphnia, Cyclops, cá có thể ăn được lòng đỏ trứng luộc bóp nhuyển hoặc tôm tép, cá tạp xay thật nhỏ. Từ ngày 10 - 15 ăn được trùng chỉ, nhưng tốt nhất là phối hợp 2 loại thức ăn trùng chỉ và động vật phù du. Ngoài ra có thể cho cá ăn thêm thức ăn chế biến. Một tháng tuổi cá có thể ăn thêm bèo cám và bèo tấm.

    b. Ương cá trong ao đất

    Điều kiện ao ương: Ao có diện tích 100 - 200 m2, độ sâu 0,8 - 1 m, có ánh nắng trực tiếp ít nhất 6 giờ/ngày, có thể cung cấp và thoát nước dể dàng. Cách cải tạo ao giống như các loài cá nuôi khác. Sau khi cấp nước, thả Moina và cá bột sau 2 ngày tiếp theo. Mật độ ương từ 300 - 500 con/m2, mổi ngày cho cá ăn thêm 100 - 200 gam bột đậu nành.

    Sau một tuần bổ sung thêm trùng chỉ vào khẩu phần ăn của cá (cho cá ăn trên sàn). Tùy theo khả năng ăn mồi của cá mà tăng lượng thức ăn theo ngày tuổi cho phù hợp. Chú ý, định kỳ thay nước mổi Tuần/lần, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá vào lúc sáng sớm nhằm kịp thời phát hiện bệnh hoặc địch hại để tìm cách phòng trị.



    III. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ TAI TƯỢNG


    Thông thường, cá giống sau khi ương khoảng 2 tháng đạt kích cở 3 – 5 cm thì chuyển sang nuôi cá thịt với hệ thống ao nuôi được cải tạo theo qui trình kỹ thuật hòan chỉnh. Trong điều kiện ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cá Tai tượng thường được nuôi ghép chung với một số loài cá khác như: cá Tra, Rô phi, Chép, Mè vinh, Trôi Ấn Độ, cá hường, cá Điêu hồng trong các hệ thống ao nuôi ghép hay nuôi kết hợp với tỷ lệ ghép dao động từ 15 - 20 % trong cơ cấu lòai cá thả nuôi. Mật độ thả nuôi dao động từ 5 – 7 con/m2. Trong trường hợp nuôi chung với cá Tra nên thả cá tai tượng với mật độ ghép là 5 – 10 %. Sau chu kỳ thả nuôi ghép 6 – 8 tháng, trọng lượng cá có thể đạt 250 – 350 gram/con.

    Ngoài ra cá Tai tượng cũng có thể nuôi chung với nhiều loài cá thả nuôi trong ruộng lúa với tỷ lệ chiếm khoảng 10 - 15 %. Sau 1 chu kỳ nuôi 2 năm, trong lượng cá có thể đạt từ 0.8 kg – 1.2 kg.




    sưu tầm
    ***************

    Comment


    • #3
      Cảm ơn HieuKy rất nhiều ! Mình cũng thích nuôi cá tai tượng !Tình cờ gặp bài này quá hay !Nếu có thể phát triển giống cá này ở Mỹ thì sướng quá ! Maybe phát tài lớn đó !
      (joke !) Muốn chăn nuôi cho kinh doanh kỷ nghệ đại trà , cần phải tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác.....!Chúc vui khoẻ trong mùa Giang sinh và năm mới !!! Thanks !

      Comment


      • #4
        Nguyên Văn Bài Viết Của Tiểu Kính Hỷ View Post
        Cảm ơn HieuKy rất nhiều ! Mình cũng thích nuôi cá tai tượng !Tình cờ gặp bài này quá hay !Nếu có thể phát triển giống cá này ở Mỹ thì sướng quá ! Maybe phát tài lớn đó !
        (joke !) Muốn chăn nuôi cho kinh doanh kỷ nghệ đại trà , cần phải tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác.....!Chúc vui khoẻ trong mùa Giang sinh và năm mới !!! Thanks !

        hong có gì , TKH thấy hữu ích cho bạn Hkỳ cũng dzui gòi , chúc vui and nhiều may mắn.
        ***************

        Comment


        • #5
          [QUOTE=Hiểu Kỳ;254080]

          MV xin bổ túc thêm vài chi tiết nhé.....



          CÁ TAI TƯỢNG
          Tên Việt Nam: cá tai tượng
          Tên Latin: Osphronemus goramy Lacépède, 1801
          Tên tiếng Anh: giant gourami
          Họ: tai tượng Osphronemidae, phân họ tai tượng Osphroneminae
          Bộ: Perciformes
          Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

          Mô tả: kích thước tối đa 70 cm. Gai vây lưng: 12 - 14; tia vây lưng: 10 - 13; gai vây hậu môn: 9 – 13; tia vây hậu môn: 18 – 21; đốt xương sống: 30 – 31. Cá non có 8-10 vạch đứng sậm màu, cá trưởng thành không có vạch và đặc điểm phân biệt giới tính mà tất cả đều có màu xám, số hàng vảy 61/2; số lượng gai vây lưng thường 12-13 (hiếm khi 11 hay 14); phần vây mềm ở vây hậu môn rất lớn và kéo dài đến chóp của đuôi, đuôi luôn rất tròn, không hề có góc cạnh hay phân thùy. Tia vây mềm đầu tiên của vây bụng kéo dài như sợi tua đến hay vượt quá gốc đuôi.

          Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt hay nước lợ, ở tầng giữa; độ pH: 6.5 – 8.0; độ cứng dH: 25; độ sâu: 10 m; nhiệt độ: 20 – 30°C. Loài ăn tạp. Chúng ăn cả động lẫn thực vật bao gồm thực vật thủy sinh, cá, ếch nhái, giun đất và đôi khi ăn cả xác động vật chết. Cá nuôi được cho ăn thức ăn tươi và cám. Cá có khả năng thở trực tiếp từ không khí nên chúng có thể sống mà không cần nước trong một thời gian rất dài, điều này thuận lợi cho việc vận chuyển cá mà không cần phải ướp lạnh.

          Nơi sống và sinh thái: cư trú ở đầm, sông và hồ, tiến vào những vùng bị ngập lũ. Chúng thường sống ở những nhánh sông vừa và nhỏ, những vùng nước đục bao gồm cả những dòng kênh chảy chậm.

          Phân bố:
          Việt Nam: vùng đồng bằng sông Cửu Long.

          Thế giới: lưu vực sông Mekong gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Miến Điện; Indonesia (các đảo Java, Sumatra và Borneo), Malaysia (phần bán đảo nhưng vắng bóng ở Sarawak), Trung Quốc và Pakistan.

          Giá trị sử dụng: loài cá rất có giá trị trong chăn nuôi, ngư nghiệp và cá cảnh.

          Tình trạng: không nằm trong danh sách các loài cần phải bảo vệ.

          Đề nghị biện pháp bảo vệ:

          Tài liệu dẫn: www.fishbase.org


          ---------------



          Osphronemus goramy


          Osphronemus goramy



          Osphronemus goramy



          Osphronemus goramy



          Osphronemus goramy


          Osphronemus goramy


          Osphronemus goramy


























          Astronotus ocellatus


          Astronotus ocellatus



          Astronotus ocellatus



          Astronotus ocellatus




          Astronotus ocellatus



          Picture of Oscar fish - Astronotus ocellatus.


          Oscar fish - Astronotus ocellatus
          Last edited by nahoku; 28-12-2009, 03:42 AM.

          Comment


          • #6
            [QUOTE=Hiểu Kỳ;254080]


            Ba của MV nói ở VN người ta hay nuôi loại cá oscar Astronotus ocellatus và gọi loại này là cá tai tượng ! Nay nghe anh nói loại Giant Gourami mới gọi là cá tai tượng?? Anh có lời bình luận làm sáng tỏ vụ này không? Thanks....

            Comment


            • #7
              [QUOTE=myvan;254294]
              Nguyên Văn Bài Viết Của Hiểu Kỳ View Post


              Ba của MV nói ở VN người ta hay nuôi loại cá oscar Astronotus ocellatus và gọi loại này là cá tai tượng ! Nay nghe anh nói loại Giant Gourami mới gọi là cá tai tượng?? Anh có lời bình luận làm sáng tỏ vụ này không? Thanks....



              Cho mình ké vài lời nghen, hồi đó mình có nuôi cả hai loại Tai tượng và Oscar....nhưng thực ra chỉ nuôi cho vui chứ không rành về cá cho lắm, trong các loại Oscar thì những loại có màu sắc được ưa chuộng hơn cả....và trong loạt hình mà bác MV đã post ở trên thì mình nhận thấy có cả Tai Tượng, có cả Oscar, có cả La Hán.v.v......và tên chính thức của Tai tượng là Osphronemus goramy ( cũng gọi là Giant gouramy)......Tai Tượng cũng có vài loại khác nhau đó...hehehe....nhưng hồi đó mình chỉ có Tai tượng màu xám mà thui.....



              Thân,
              Nahoku
              Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

              Comment


              • #8
                [QUOTE=nahoku;254309]

                _Cảm ơn anh Nahoku đã comment...


                Có người goị loài Astronotus ocellatus là cá tai tượng Phi châu, nuôi làm cá cảnh . Còn loài Osphronemus goramy Lacépède thì họ goị là cá tai tương ta , nuôi để ăn thịt . My Van thấy chả có con nào giống tai voi cả . Chả hiểu sao VN lại goị là cá tai tượng ?



                Coi ca' Tai tượng trên youtube nè các bạn:

                Here is a little video of the Asia section at the Bronx Zoo. This simulated jungle river has a bunch of Giant Gouramis, Tinfoil Barbs, Lemon Barbs, Turtles a...



                ===================================







                Last edited by myvan; 27-12-2009, 04:51 PM.

                Comment


                • #9
                  Thực ra thì hai loại cá trên khác nhau, đặc điểm của cá Tai tượng là có hai cái vi dài nằm dưới ức cá ( giống như cá sặc vậy đó )...còn cá Óscar thì không có.....cá Oscar được tìm thấy trong tự nhiên ở Nam Mỹ, cũng thấy ở các khu vực khác như China, Mỹ, Úc ( tài liệu sưu tầm)...
                  Cá Tai tượng theo mình thấy thì cũng được nuôi để ăn thịt và làm cảnh, và cũng có rất nhiều người nuôi để làm cảnh không riêng ở VN.....Còn nuôi thịt thì nhà bạn mình ở Biên hoà đào ao nuôi cá Tai tượng thịt, có con to và dài khoảng 3-4 gang tay ( như tai voi)....đặc biệt loại cá này khi lớn chỉ ăn các loại thực vật ( rau trái) nhưng lúc còn nhỏ thì ăn tạp lắm...thả vô cái gì là "cháp" cái đó...thậm chí ngón tay bỏ vô trong hồ nó cũng nhào lên đớp....heheheh.....


                  Thân,
                  Nahoku
                  Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                  Comment


                  • #10
                    Nhưng mấy con cá nầy,
                    không đẹp lắm



                    Comment

                    Working...
                    X