Đó là các loại cây rừng như: Lộc vừng, Cà na, Trường, Ngũ trảo, Duối nhám và Ngũ gia bì.
Cây ngũ gia bì gai
Sáu loại cây này đã được Th.S Nguyễn Thành (Trung tâm khuyến nông TP.HCM) chọn lọc và nhân giống làm nguyên liệu để sản xuất cây kiểng trong đề tài “Chọn lọc và nhân giống một só loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất cây kiểng”.
Ngày 16/1, Th.S Nguyễn Thành đã trình bày đề tài này tại Sở khoa học Công nghệ TP.HCM. Th.S Thành cho biết đã tiến hành khảo sát một số vườn cây lâm nghiệp và khu vực phân bố của các cây rừng nói trên tại các tỉnh thuộc khu vực miền Đông, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long trước khi đưa về làm thí nghiệm.
Hai phương pháp thí nghiệm được thực hiện là: thí nghiệm tại vườn và thí nghiệm trong nội thất (bóng râm). Cả hai thí nghiệm loại trên đều được bố trí theo dạng trắc nghiệm để xác định tỷ lệ sống cao nhất qua từng thời kì cũng như tính chịu bóng của cây. Khu vực bố trí thí nghiệm là trại giống Trúc Đào thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Sau khi tiến hành thí nghiệm, Th.S Thành đề xuất 4 trong 6 loại cây nói trên gồm: Cây duối nhám (họ dâu tằm); cây Ngũ trảo (Họ cỏ roi ngựa); cây Cà na (Họ cơm); cây Lộc vừng (Họ lộc vừng) có thể dùng làm cây Bonsai. Hai loài còn lại là cây Ngũ gia bì, Trường có thể dùng làm cây kiểng nột thất.
Th.Sỹ Thành cho biết lí do chọn lựa 6 loài cây rừng nói trên dùng làm nguyên liệu sản xuất cây kiểng là do chúng có bộ rễ đẹp và khỏe với gốc cây thuôn đều, vỏ cây màu sắc sáng. Ngoài ra, cành của chúng có cấu trúc hợp lý, cành lớn nằm phía dưới, các cành khác mọc xoay tròn lên dần tới ngọn; lá cây có kích thước tương xứng…
Th.S Thành đề xuất cần nhanh chóng triển khai đề tài nói trên ra các hộ dân trồng cây kiểng bằng hệ thống khuyến nông, phục vụ cho các chương trình phát triển hoa, cây kiểng của thành phố.
Mai Loan
Cây ngũ gia bì gai
Sáu loại cây này đã được Th.S Nguyễn Thành (Trung tâm khuyến nông TP.HCM) chọn lọc và nhân giống làm nguyên liệu để sản xuất cây kiểng trong đề tài “Chọn lọc và nhân giống một só loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất cây kiểng”.
Ngày 16/1, Th.S Nguyễn Thành đã trình bày đề tài này tại Sở khoa học Công nghệ TP.HCM. Th.S Thành cho biết đã tiến hành khảo sát một số vườn cây lâm nghiệp và khu vực phân bố của các cây rừng nói trên tại các tỉnh thuộc khu vực miền Đông, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long trước khi đưa về làm thí nghiệm.
Hai phương pháp thí nghiệm được thực hiện là: thí nghiệm tại vườn và thí nghiệm trong nội thất (bóng râm). Cả hai thí nghiệm loại trên đều được bố trí theo dạng trắc nghiệm để xác định tỷ lệ sống cao nhất qua từng thời kì cũng như tính chịu bóng của cây. Khu vực bố trí thí nghiệm là trại giống Trúc Đào thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Sau khi tiến hành thí nghiệm, Th.S Thành đề xuất 4 trong 6 loại cây nói trên gồm: Cây duối nhám (họ dâu tằm); cây Ngũ trảo (Họ cỏ roi ngựa); cây Cà na (Họ cơm); cây Lộc vừng (Họ lộc vừng) có thể dùng làm cây Bonsai. Hai loài còn lại là cây Ngũ gia bì, Trường có thể dùng làm cây kiểng nột thất.
Th.Sỹ Thành cho biết lí do chọn lựa 6 loài cây rừng nói trên dùng làm nguyên liệu sản xuất cây kiểng là do chúng có bộ rễ đẹp và khỏe với gốc cây thuôn đều, vỏ cây màu sắc sáng. Ngoài ra, cành của chúng có cấu trúc hợp lý, cành lớn nằm phía dưới, các cành khác mọc xoay tròn lên dần tới ngọn; lá cây có kích thước tương xứng…
Th.S Thành đề xuất cần nhanh chóng triển khai đề tài nói trên ra các hộ dân trồng cây kiểng bằng hệ thống khuyến nông, phục vụ cho các chương trình phát triển hoa, cây kiểng của thành phố.
Mai Loan
Comment