Sống tại Âu Mỹ, người Việt Nam mình thường hay bị rắc rối vì cái tên. Theo kiểu của mình thì cái tên luôn luôn phải ở chót, sau cái họ và sau cả chữ lót nữa nếu có. Ở đây, theo kiểu Tây phương thì phải đảo ngược lại, bắt đầu là tên, kế đến là chữ lót, rồi cuối cùng mới là họ.
Nội cái vụ chữ lót không thôi mà đôi khi cũng phải nhức đầu. Tây họ thường hay hỏi mình nó là cái gì vậy? Mà thật ra đôi khi mình cũng không biết tại sao phải cần có chữ lót để làm gì, tại sao có người thì có chữ lót còn người khác thì lại không! Rồi mình lại phải cắt nghĩa vòng vo Tam Quốc cho họ hiểu, mà cũng không chắc họ hiểu gì cho lắm đâu...Thôi thì bỏ quách chữ lót cho nó nhứt cử lưỡng tiện. Có nhiều người còn có tên đôi tên kép nữa! Có tên thì dài ngoằng dài ngoèn một hơi bốn năm chữ, cho nên mỗi khi phải điền vào hồ sơ hay giấy tờ thì gặp rất nhiều khó khăn, vì không đủ chỗ viết, mà cũng không biết điền biết viết vào hàng nào cho nó đúng tên đúng họ của mình!
Các con em VN sống tại Canada và Hoa Kỳ thường được cha mẹ đặt thêm tên Tây tên Mẽo cho bạn bè, thầy cô của chúng nó dễ kêu, nhưng người mình thường hay có thói quen sửa lại thành tên mít hết cho dễ gọi, thí dụ như thằng Lít (Philippe), con Ri (Marie), con Rết (Henriette), thằng Na (Bernard), thằng Ni (Tony), thằng Tôm (Tommy) vv... Lại còn cái vụ tên VN ở đây mình không được bỏ dấu theo kiểu việt ngữ cũng gây rất nhiều phiền toái hết sức, vì không biết gọi sao cho đúng tên cúng cơm của người ta chớ không thì kỳ chết đi, mích lòng lắm... Tên Việt Nam mà dịch ra tiếng ngoại quốc cũng ngon lành lắm chớ bộ, thí dụ như Thắng là Frein hoặc Victoire, Bạch Tuyết là Blanche Neige, White Snow, Tốt là Bon, Good, Tân là Nouveau, New, Thu là Automne, Fall, Xuân là Printemps, Spring. Giàu hay Phú là Riche, Đức là Allemand, Lễ là Fête, Lan là Orchidée, Thơm là Good Smell hay Pineapple, Mai là Demain, Tomorrow...
Còn tên Tây tên Mẽo mà dịch ra tiếng Việt đôi khi cũng thấy ngồ ngộ lắm, như Toronto là Tổ Rồng To, Montreal là Mộng lệ An, San Francisco là Một Trăm Quan Tiền Sáu Cô, Jean Talon là Jean Tà Lởn, Côte des Neiges là Dốc Tuyết, Bush là Bụi Cây, Charette Xe Bò, LeBoeuf Con Bò, Paradis là Thiên Đàng, Bouvier là tên một loài chó, Armstrong là Cánh Tay Mạnh, Pierre, Stone là Đá hay Thạch, Gate Cái Cổng, LeBlanc là Trắng hay Bạch, LaMontagne là Núi, Sơn, PainChaud Bánh mì nóng, Claire Lavoie là Đường trống, LaRivière là Con Sông hay Hà, và Sovo là cái tên quốc tế rất độc đáo của đại đa số đàn ông trên thế giới! Cũng có những cái tên VN rất ư là đẹp đẽ thanh tao, chẳng hạn như Dung, Cao, Vân, Phát vv...nhưng nếu phát âm theo kiểu Anh kiểu Mẽo thì kẹt lắm vì nó sẽ có ý nghĩa không mấy đẹp đẽ gì cho lắm!!
Còn cái vụ nói lái nữa chớ... Chỉ cần thêm một vài chữ sau cái tên cúng cơm là nó sẽ trở thành một cái tên mới thật ác liệt lắm, thí dụ như các tên Hậu, Thu, Đạm, Lan, Công, Tốt, Tôn, Môn, Paul, Đức, Đậu, Bồn, Dũ, Đệ, Tu, Cự, Đạo, Bắc, Mao, Thái, Lài, Đại, Hai, Hải vv...Cũng có một số tên rất tương khắc lẫn nhau, nếu cặp đôi lại thì nghe kỳ lắm như Bà Lê thị Sướng, Trần văn Lâu, Ông Nguyễn văn Chơi, Ông Tôn thất Nghiệp, Ông Lê văn Giàu... Rồi còn vụ gán thêm cái bí danh vào tên cúng cơm làm cho nó càng thêm rõ nghĩa, thêm đậm nét nữa chớ, chẳng hạn như Tuấn mập, Minh cò (vì ốm nhom ốm nhách và cao như con cò), Lộc bụng (vì có mang thùng nước lèo khá đồ sộ ở đằng trước), Phước lùn, Tâm rổ (mặt đầy xẹo vì bị té trong thùng đinh lúc còn nhỏ), Cô Hồng coi bói, Cô Xuân bánh cuốn, Con Thủy áo dài (vì chuyên may áo dài), Đức garage (chuyên sửa xe)...Hồi còn đi học, thì nhứt quỉ, nhì ma thứ ba là học trò, nên thầy cô gì cũng đều bị học trò đặt thêm cho một cái tên hết.... Nghĩ lại thấy cũng vui vui.
ST !
Nội cái vụ chữ lót không thôi mà đôi khi cũng phải nhức đầu. Tây họ thường hay hỏi mình nó là cái gì vậy? Mà thật ra đôi khi mình cũng không biết tại sao phải cần có chữ lót để làm gì, tại sao có người thì có chữ lót còn người khác thì lại không! Rồi mình lại phải cắt nghĩa vòng vo Tam Quốc cho họ hiểu, mà cũng không chắc họ hiểu gì cho lắm đâu...Thôi thì bỏ quách chữ lót cho nó nhứt cử lưỡng tiện. Có nhiều người còn có tên đôi tên kép nữa! Có tên thì dài ngoằng dài ngoèn một hơi bốn năm chữ, cho nên mỗi khi phải điền vào hồ sơ hay giấy tờ thì gặp rất nhiều khó khăn, vì không đủ chỗ viết, mà cũng không biết điền biết viết vào hàng nào cho nó đúng tên đúng họ của mình!
Các con em VN sống tại Canada và Hoa Kỳ thường được cha mẹ đặt thêm tên Tây tên Mẽo cho bạn bè, thầy cô của chúng nó dễ kêu, nhưng người mình thường hay có thói quen sửa lại thành tên mít hết cho dễ gọi, thí dụ như thằng Lít (Philippe), con Ri (Marie), con Rết (Henriette), thằng Na (Bernard), thằng Ni (Tony), thằng Tôm (Tommy) vv... Lại còn cái vụ tên VN ở đây mình không được bỏ dấu theo kiểu việt ngữ cũng gây rất nhiều phiền toái hết sức, vì không biết gọi sao cho đúng tên cúng cơm của người ta chớ không thì kỳ chết đi, mích lòng lắm... Tên Việt Nam mà dịch ra tiếng ngoại quốc cũng ngon lành lắm chớ bộ, thí dụ như Thắng là Frein hoặc Victoire, Bạch Tuyết là Blanche Neige, White Snow, Tốt là Bon, Good, Tân là Nouveau, New, Thu là Automne, Fall, Xuân là Printemps, Spring. Giàu hay Phú là Riche, Đức là Allemand, Lễ là Fête, Lan là Orchidée, Thơm là Good Smell hay Pineapple, Mai là Demain, Tomorrow...
Còn tên Tây tên Mẽo mà dịch ra tiếng Việt đôi khi cũng thấy ngồ ngộ lắm, như Toronto là Tổ Rồng To, Montreal là Mộng lệ An, San Francisco là Một Trăm Quan Tiền Sáu Cô, Jean Talon là Jean Tà Lởn, Côte des Neiges là Dốc Tuyết, Bush là Bụi Cây, Charette Xe Bò, LeBoeuf Con Bò, Paradis là Thiên Đàng, Bouvier là tên một loài chó, Armstrong là Cánh Tay Mạnh, Pierre, Stone là Đá hay Thạch, Gate Cái Cổng, LeBlanc là Trắng hay Bạch, LaMontagne là Núi, Sơn, PainChaud Bánh mì nóng, Claire Lavoie là Đường trống, LaRivière là Con Sông hay Hà, và Sovo là cái tên quốc tế rất độc đáo của đại đa số đàn ông trên thế giới! Cũng có những cái tên VN rất ư là đẹp đẽ thanh tao, chẳng hạn như Dung, Cao, Vân, Phát vv...nhưng nếu phát âm theo kiểu Anh kiểu Mẽo thì kẹt lắm vì nó sẽ có ý nghĩa không mấy đẹp đẽ gì cho lắm!!
Còn cái vụ nói lái nữa chớ... Chỉ cần thêm một vài chữ sau cái tên cúng cơm là nó sẽ trở thành một cái tên mới thật ác liệt lắm, thí dụ như các tên Hậu, Thu, Đạm, Lan, Công, Tốt, Tôn, Môn, Paul, Đức, Đậu, Bồn, Dũ, Đệ, Tu, Cự, Đạo, Bắc, Mao, Thái, Lài, Đại, Hai, Hải vv...Cũng có một số tên rất tương khắc lẫn nhau, nếu cặp đôi lại thì nghe kỳ lắm như Bà Lê thị Sướng, Trần văn Lâu, Ông Nguyễn văn Chơi, Ông Tôn thất Nghiệp, Ông Lê văn Giàu... Rồi còn vụ gán thêm cái bí danh vào tên cúng cơm làm cho nó càng thêm rõ nghĩa, thêm đậm nét nữa chớ, chẳng hạn như Tuấn mập, Minh cò (vì ốm nhom ốm nhách và cao như con cò), Lộc bụng (vì có mang thùng nước lèo khá đồ sộ ở đằng trước), Phước lùn, Tâm rổ (mặt đầy xẹo vì bị té trong thùng đinh lúc còn nhỏ), Cô Hồng coi bói, Cô Xuân bánh cuốn, Con Thủy áo dài (vì chuyên may áo dài), Đức garage (chuyên sửa xe)...Hồi còn đi học, thì nhứt quỉ, nhì ma thứ ba là học trò, nên thầy cô gì cũng đều bị học trò đặt thêm cho một cái tên hết.... Nghĩ lại thấy cũng vui vui.
ST !