Phải có một cuốn từ điển mới cho tiếng Việt. Ngôn ngữ thời nay quá đa nghĩa. Ý nghĩ này đã ấp ủ trong tôi từ lâu nhưng chỉ mới bùng phát trở lại hôm qua khi con tôi trình phiếu liên lạc. Khốn nỗi tháng này cu cậu chỉ xếp loại trung bình. Việc không có gì mà ầm ĩ cả nếu lúc đó không có nàng. Và cũng không có gì ầm ĩ nếu...
- Không biết giống ai, chỉ giỏi ăn chơi!
Chắc chắn là chẳng giống nàng rồi. Mà nhà này còn ai... Tôi đằng hắng:
- Con nó học thế thì cũng bình thường thôi, trung bình là được rồi. Ngày xưa anh cũng chỉ thế có sao đâu.
- Ngày xưa khác, bây giờ khác! Gớm... “Trung bình”! Người ta là nhà giáo nên phê thế. Chẳng nhẽ nói thẳng ra là con ông bà dốt nặng quá, nâng chẳng nổi hay sao...
Sau khi được nàng giúp định vị cái trung bình ở thì hiện tại, tôi mới ngộ ra bây giờ ngôn ngữ phức tạp quá, nói vậy mà không phải vậy. Nhất định phải có một cuốn từ điển mới thôi.
Sau ba tháng vật lộn, cuối cùng tôi cũng hờm hờm hoàn tất cuốn Tân từ điển tiếng Việt. Thật ra chẳng có gì cực nhọc đối với một người sống bằng nghề viết. Cứ tìm một cuốn chuẩn chua thêm nghĩa mới vào các từ là xong thôi.
Đương nhiên soạn từ điển là một việc khoa học, chẳng phải làm thơ mà ai hiểu sao cũng được. Phải đối chiếu kỹ lưỡng.
Chẳng hạn như từ “bản lĩnh” sau khi xem xét kỹ, tôi chua thêm nghĩa “có khả năng uống bia”; “công thự“ là thì quá khứ của “tư dinh”; “quyết tâm” đồng nghĩa với “vô kế hoạch”; “đối tượng ưu tiên...” hiểu ngầm “cán bộ chủ chốt”; “cống hiến” có thể sử dụng như “vật thế thân”; “bằng cấp” có nghĩa “năng lực” mà “năng lực” rất dễ biến đổi khi đề bạt hoặc hầu tòa...
Đấy mới chỉ lĩnh vực xã hội, còn nghệ thuật cũng chả kém phong phú... “Nghệ sĩ” bất kể tân cổ, tấu hài, già trẻ, lớn bé, con cháu, lạ quen... tất cả đều có nghĩa là “sao”. “Bi kịch” phải “phì cười khi đang khóc”, còn “hài kịch” phải “phát khóc khi đang cười”. “Đóng phim” là “diễn thuyết” còn “diễn thuyết” thường đồng nghĩa với “đóng phim”...
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, chẳng hạn âm nhạc, được đo lường bằng cách xem nó đã đi vào lòng công chúng bằng “tai” hay bằng “tiếng”. Còn giá trị của một sản phẩm khoa học phải được thực nghiệm đúng đắn.
Hôm nay tôi quyết định sử dụng nghĩa mới của các từ để giao tiếp với vợ mình. Có thể xem đây là mẫu đại diện của đa số công chúng ưa chuộng cái mới. Chắc chắn là thế, nếu không cả ngày nàng mất thời gian ở các cửa hàng thời trang làm gì.
- Anh ơi! Em mặc cái áo này có đẹp không?
Sự chính xác của một nhà khoa học xã hội không cho phép tôi trả lời bừa:
- Cái áo hay... em?
Linh cảm nhạy bén của một phụ nữ khiến nàng đảo mắt:
- Em hỏi cái áo. Model mới nhất đó!
“Model” là gì nhỉ?! Tôi cố nặn óc nghĩ lại nghĩa mới của từ này trong cuốn từ điển... Trong lúc nàng đang xoay xoay với cái áo đầm trên xa trời dưới xa đất. Phải rồi! “Cứu tinh của cái đẹp khi đánh chết cái nết”. Tôi lúng túng:
- Đẹp!... Nhưng anh nghĩ ở tuổi em...
- Cái gì?! Anh chê em già ư? Còn chối hả? Trả lời coi, em có đẹp không?
Tôi nhăn mày moi móc, rõ ràng trong cuốn “Tân từ điển” có một cụm từ chỉ người đẹp mà nàng thường tặng cho các cô hoa hậu, người mẫu... Rồi! Tôi thầm thì:
- Đẹp! Em đẹp thấy gớm! Nhìn là phát...
“Bốp”!...
Cuốn từ điển đó đành phải hi sinh để cứu vãn cương vị của một người chồng!
XUÂN GIANG
- Không biết giống ai, chỉ giỏi ăn chơi!
Chắc chắn là chẳng giống nàng rồi. Mà nhà này còn ai... Tôi đằng hắng:
- Con nó học thế thì cũng bình thường thôi, trung bình là được rồi. Ngày xưa anh cũng chỉ thế có sao đâu.
- Ngày xưa khác, bây giờ khác! Gớm... “Trung bình”! Người ta là nhà giáo nên phê thế. Chẳng nhẽ nói thẳng ra là con ông bà dốt nặng quá, nâng chẳng nổi hay sao...
Sau khi được nàng giúp định vị cái trung bình ở thì hiện tại, tôi mới ngộ ra bây giờ ngôn ngữ phức tạp quá, nói vậy mà không phải vậy. Nhất định phải có một cuốn từ điển mới thôi.
Sau ba tháng vật lộn, cuối cùng tôi cũng hờm hờm hoàn tất cuốn Tân từ điển tiếng Việt. Thật ra chẳng có gì cực nhọc đối với một người sống bằng nghề viết. Cứ tìm một cuốn chuẩn chua thêm nghĩa mới vào các từ là xong thôi.
Đương nhiên soạn từ điển là một việc khoa học, chẳng phải làm thơ mà ai hiểu sao cũng được. Phải đối chiếu kỹ lưỡng.
Chẳng hạn như từ “bản lĩnh” sau khi xem xét kỹ, tôi chua thêm nghĩa “có khả năng uống bia”; “công thự“ là thì quá khứ của “tư dinh”; “quyết tâm” đồng nghĩa với “vô kế hoạch”; “đối tượng ưu tiên...” hiểu ngầm “cán bộ chủ chốt”; “cống hiến” có thể sử dụng như “vật thế thân”; “bằng cấp” có nghĩa “năng lực” mà “năng lực” rất dễ biến đổi khi đề bạt hoặc hầu tòa...
Đấy mới chỉ lĩnh vực xã hội, còn nghệ thuật cũng chả kém phong phú... “Nghệ sĩ” bất kể tân cổ, tấu hài, già trẻ, lớn bé, con cháu, lạ quen... tất cả đều có nghĩa là “sao”. “Bi kịch” phải “phì cười khi đang khóc”, còn “hài kịch” phải “phát khóc khi đang cười”. “Đóng phim” là “diễn thuyết” còn “diễn thuyết” thường đồng nghĩa với “đóng phim”...
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, chẳng hạn âm nhạc, được đo lường bằng cách xem nó đã đi vào lòng công chúng bằng “tai” hay bằng “tiếng”. Còn giá trị của một sản phẩm khoa học phải được thực nghiệm đúng đắn.
Hôm nay tôi quyết định sử dụng nghĩa mới của các từ để giao tiếp với vợ mình. Có thể xem đây là mẫu đại diện của đa số công chúng ưa chuộng cái mới. Chắc chắn là thế, nếu không cả ngày nàng mất thời gian ở các cửa hàng thời trang làm gì.
- Anh ơi! Em mặc cái áo này có đẹp không?
Sự chính xác của một nhà khoa học xã hội không cho phép tôi trả lời bừa:
- Cái áo hay... em?
Linh cảm nhạy bén của một phụ nữ khiến nàng đảo mắt:
- Em hỏi cái áo. Model mới nhất đó!
“Model” là gì nhỉ?! Tôi cố nặn óc nghĩ lại nghĩa mới của từ này trong cuốn từ điển... Trong lúc nàng đang xoay xoay với cái áo đầm trên xa trời dưới xa đất. Phải rồi! “Cứu tinh của cái đẹp khi đánh chết cái nết”. Tôi lúng túng:
- Đẹp!... Nhưng anh nghĩ ở tuổi em...
- Cái gì?! Anh chê em già ư? Còn chối hả? Trả lời coi, em có đẹp không?
Tôi nhăn mày moi móc, rõ ràng trong cuốn “Tân từ điển” có một cụm từ chỉ người đẹp mà nàng thường tặng cho các cô hoa hậu, người mẫu... Rồi! Tôi thầm thì:
- Đẹp! Em đẹp thấy gớm! Nhìn là phát...
“Bốp”!...
Cuốn từ điển đó đành phải hi sinh để cứu vãn cương vị của một người chồng!
XUÂN GIANG