Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu

    Hoàng Hạc Lâu là bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu (崔顥), một nhà thơ thời nhà Đường. Tương truyền rằng, Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc Lâu định làm thơ, đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút, ngửa mặt than rằng:


    Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
    Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu..


    Dịch nghĩa:
    Trước mắt thấy cảnh không tả được
    Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu


    Chữ Hán
    黃鶴樓

    昔人已乘黃鶴去,
    此地空餘黃鶴樓。
    黃鶴一去不復返,
    白雲千載空悠悠。
    晴川歷歷漢陽樹,
    芳草萋萋鸚鵡洲。
    日暮鄉關何處是,
    煙波江上使人愁。


    Hán-Việt
    Hoàng Hạc Lâu
    Tích nhân[1] dĩ thừa hoàng hạc khứ,
    Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
    Bạch vân thiên tải không du du.
    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
    Phương thảo thê thê Anh Vũ[2] châu.
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.


    Dịch nghĩa
    Lầu Hoàng Hạc
    Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
    Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
    Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
    Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
    Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
    Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
    Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
    Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!


    Chữ "khứ" (去)

    Bấy lâu nay, chữ 去, ta vẫn hay đọc với thanh Trắc (dấu sắc). Có nhiều người đã cho là một bài thơ luật Đường 'phá thể', hoặc 'lạc vận'...Lại có nhiều người cố dịch ra quốc ngữ (abc) bằng cách dùng thinh trắc ở câu Phá (câu thứ nhất).

    Chữ 去, thời của Thôi Hiệu, hay vùng miền của ông có khi đọc ra la "Khư", hoặc "Khu". Trong Hán Việt Từ Điển - Thiều Chửu, cũng cho biết như thế:

    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khu/khâu
    Thử địa không dư hoàng hạc lâu.

    Tiếng Việt

    Cho đến nay tại Việt Nam đã có nhiều người dịch Hoàng Hạc lâu ra tiếng Việt. Tản Đà là một trong những người dịch đầu tiên và tài năng của ông đã giúp cho bài thơ trở nên quen thuộc với người Việt Nam. Ngoài ra, có thể kể đến những bản dịch của Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố, Vũ Hoàng Chương...


    Bản dịch của Tản Đà
    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
    Hạc vàng đi mất từ xưa
    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
    Hán Dương sông tạnh cây bày
    Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
    Quê hương khuất bóng hoàng hôn
    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai


    Bản dịch của Ngô Tất Tố
    Người xưa cưỡi hạc đã cao bay
    Lầu hạc còn suông với chốn này
    Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
    Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay
    Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng
    Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dầy
    Hoàng hôn về đó quê đâu tá?
    Khói sóng trên sông nảo dạ người.


    Bản dịch của Vũ Hoàng Chương
    Xưa cánh hạc bay vút bóng người
    Nay Lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
    Vàng tung cánh hạc, bay bay mãi
    Trắng một mầu mây, vạn vạn đời
    Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
    Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
    Gần xa chiều xuống, đâu quê quán?
    Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!


    Bản dịch của Trần Trọng Kim
    Người đi cưỡi hạc từ xưa
    Đất này Hoàng Hạc còn lưu một lầu
    Hạc vàng đi mất đã lâu
    Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
    Hán Dương cây bóng lòng sông
    Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì
    Chiều hôm lai láng lòng quê
    Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.


    Bản dịch của Khương Hữu Dụng
    Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút,
    Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi!
    Hạc vàng một đã đi, đi biệt,
    Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.
    Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
    Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.
    Hoàng hôn về đó, quê đâu tá?
    Khói sóng trên sông não dạ người.[3]


    Bản dịch của Nguyễn Khuê
    Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu
    Còn đây Hoàng Hạc chỉ trơ lầu
    Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy
    Mây trắng lững lờ đứng mãi sau
    Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng
    Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu
    Chiều buồn quê cũ nơi nào nhỉ
    Khói sóng trên sông giục khách sầu.


    Bản dịch của Nhật Chiêu
    Chở tiên đi, cánh hạc vàng
    Bỏ hư không lại còn Hoàng Hạc Lâu
    Hạc vàng mất hút thiên thu
    Để ngàn năm trắng mây từ từ trôi
    Sông tình, cây Hán Dương tươi
    Bờ Anh Vũ cỏ xanh ngời ngời xa
    Quê hương đâu, bóng dương tà?
    Trên sông khói sóng còn ta với sầu.

    Bản dịch của Thích Quảng Sự
    Người xưa đã cỡi hạc đi xa
    Nay chỉ lầu trơ xơ xác hoa.
    Muôn thuở hạc vàng không trở lại
    Nghìn năm mây trắng vẫn hằng qua.
    Hán Dương sông tạnh cây rờ rỡ
    Anh Vũ bãi thơm cỏ mượt mà.
    Chiều xuống quê nhà đâu chẳng thấy!?
    Sông tràn khói sóng chạnh lòng ta.

    Bản dịch của Trần Dương Hân
    Hạc vàng nay đã xa vời
    Lầu cao Hoàng Hạc bên trời chơ vơ
    Hạc bay bay mãi chẳng chờ
    Theo vầng mây trắng muôn đời còn bay
    Cỏ xanh Anh Vũ mướt dày
    Hàng cây soi bóng bên này Hán Dương
    Chiều về chạnh nhớ cố hương
    Sông vương khói sóng người vương nỗi lòng

    Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu
    Mái lầu Hoàng Hạc còn trơ đó
    Đã khuất người xưa cưỡi hạc vàng
    Một thủa hạc vàng đi, đi mãi
    Muôn đời mây trắng nổi mang mang...
    Hán Dương sông tạnh cây san sát
    Anh Vũ cồn thơm cỏ mỡ màng
    Quê cũ chiều nay đâu đó nhỉ
    Trên sông sóng khói gợi sầu thương

    Bản dịch của Nguyễn Thủy Nam
    Người xưa cỡi Hạc đi rồi,
    Trống trơ lầu Hạc chơi vơi chốn nầy.
    Hạc vàng biền biệt xa bay
    Bâng khuâng mây trắng chở đầy thiên thu.
    Cỏ thơm Anh Vũ xanh màu,
    Tạnh mưa cây rủ bóng sầu Hán Dương.
    Chiều tà mờ mịt quê hương,
    Sóng xao, khói tỏa gợi buồn lòng ta


    Bản dịch của Anh Nguyên
    Hạc vàng người cỡi đi rồi,
    Nơi đây, lầu Hạc bên trời bơ vơ.
    Hạc đi, trở lại bao giờ,
    Nghìn năm mây trắng hững hờ còn bay.
    Hán-Dương sông bóng hàng cây,
    Bãi Anh-Vũ vẫn xanh đầy cỏ thơm.
    Quê hương đâu lúc hoàng hôn,
    Trên sông khói sóng khiến buồn lòng ta!...


    Bản dịch của Đông Hoài
    Người xưa cưỡi hạc vàng bay đi
    Hạc đã một đi không trở về
    Chốn ấy còn trơ lầu hạc vắng
    Nghìn năm mây bạc vờn lê thê
    Hán Dương sông tạnh cây in bóng
    Anh Vũ cỏ thơm bờ xanh rì
    Ngày đã hoàng hôn đâu cố quận
    Trên sông khói sóng lòng sầu bi

    Tiếng Anh

    "Home Longings" của H.A. Giles
    Here a mortal once sailed up to Heaven on a crane,
    And the Yellow-Crane Kiosque will for ever remain;
    But the bird flew away and will come back no more.
    Though the white clouds are there as the white clouds of yore.
    Away to the east lie fair forests of trees,
    From the flowers on the west comes a scent-laden breeze,
    Yet my eyes daily turn to their far-away home,
    Beyond the broad River, its waves, and its foam.[4]



    bài ni của tui sưu tầm đó hè


    Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
    Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
    Tương lai nào dám nghĩ xa
    xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





Working...
X