75. Thiên mạt hoài Lí Bạch - Đỗ Phủ
Thiên mạt hoài Lí Bạch
Lương phong khởi thiên mạt,
Quân tử ý như hà ?
Hồng nhạn kỷ thời đáo,
Giang hồ thu thuỷ đa.
Văn chương tăng mệnh đạt,
Si mị hỉ nhân qua.
Ứng cộng oan hồn ngữ,
Đầu thi tặng Mịch La.
Cuối trời nhớ Lí Bạch
Cuối trời gió lạnh bốc lên rồi,
Ý người quân tử lúc này ra sao ?
Chim hồng, chim nhạn bao giờ đến ?
Sông hồ nước thu tràn đầy.
Văn chương ghét người gặp vận,
Ma quỷ thích (trêu) người đi qua .
Để nói chuyện với hồn người thác oan,
(LBạch) đã ném thơ tặng sông Mịch La !
Dịch thơ :
Bên trời nổi gió lạnh,
Quân tử nghĩ sao đây ?
Hồng nhạn bao giờ đến ?
Sông biển nước thu đầy.
Văn chương ghen gặp vận,
Ma quỷ thích trêu người.
Cùng oan hồn nói chuyện,
Sông Mịch chuyển thơ này.
(Hoàng Tạo dich)
Chú thích : Để hiểu ba câu thơ cuối bài, cần nghĩ đến phong tục lễ hội đua thuyền vùng sông Mịch La ngày 5.5 âm lịch . Ngày đó vừa là Tết Đoan ngọ vừa tưởng niệm nhà thơ Khuất Nguyên trầm mình trên sông này thời Chiến quốc khi ông nghe tin kinh đô nước Sở rơi vào ta quân Tần. Người đua thuyền vừa chèo vừa ném cơm xuống sông cho cá ăn, mong chúng khỏi rỉa xác nhà thơ. Trong bài thơ, Đỗ Phủ nghĩ có lẽ Lí Bạch cũng ném thơ xuống sông Mịch La bởi Lý Bạch từng làm thơ ca ngợi thương tiếc Khuất Nguyên .
Bản Thơ Đường 2 tập ( Nxb Văn học 1987- nhóm soạn giả) in sai như sau : “si mị “( ma quỉ núi rừng) in sai thành “ ly vị”,” đầu thi” in sai thành “ đầu thư”, “ứng cộng” thành “ưng cộng” (P.H.N)
ST
Thiên mạt hoài Lí Bạch
Lương phong khởi thiên mạt,
Quân tử ý như hà ?
Hồng nhạn kỷ thời đáo,
Giang hồ thu thuỷ đa.
Văn chương tăng mệnh đạt,
Si mị hỉ nhân qua.
Ứng cộng oan hồn ngữ,
Đầu thi tặng Mịch La.
Cuối trời nhớ Lí Bạch
Cuối trời gió lạnh bốc lên rồi,
Ý người quân tử lúc này ra sao ?
Chim hồng, chim nhạn bao giờ đến ?
Sông hồ nước thu tràn đầy.
Văn chương ghét người gặp vận,
Ma quỷ thích (trêu) người đi qua .
Để nói chuyện với hồn người thác oan,
(LBạch) đã ném thơ tặng sông Mịch La !
Dịch thơ :
Bên trời nổi gió lạnh,
Quân tử nghĩ sao đây ?
Hồng nhạn bao giờ đến ?
Sông biển nước thu đầy.
Văn chương ghen gặp vận,
Ma quỷ thích trêu người.
Cùng oan hồn nói chuyện,
Sông Mịch chuyển thơ này.
(Hoàng Tạo dich)
Chú thích : Để hiểu ba câu thơ cuối bài, cần nghĩ đến phong tục lễ hội đua thuyền vùng sông Mịch La ngày 5.5 âm lịch . Ngày đó vừa là Tết Đoan ngọ vừa tưởng niệm nhà thơ Khuất Nguyên trầm mình trên sông này thời Chiến quốc khi ông nghe tin kinh đô nước Sở rơi vào ta quân Tần. Người đua thuyền vừa chèo vừa ném cơm xuống sông cho cá ăn, mong chúng khỏi rỉa xác nhà thơ. Trong bài thơ, Đỗ Phủ nghĩ có lẽ Lí Bạch cũng ném thơ xuống sông Mịch La bởi Lý Bạch từng làm thơ ca ngợi thương tiếc Khuất Nguyên .
Bản Thơ Đường 2 tập ( Nxb Văn học 1987- nhóm soạn giả) in sai như sau : “si mị “( ma quỉ núi rừng) in sai thành “ ly vị”,” đầu thi” in sai thành “ đầu thư”, “ứng cộng” thành “ưng cộng” (P.H.N)
ST
Comment