Đằng vương các tự - Vương Bột
Lạc hà dữ cô vụ tế phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc
( . . . )
Đằng vương cao các lâm giang chử
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Hoạ đống triêu phi Nam phố vân
Châu liêm mộ quyển Tây sơn vũ
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du
Vật hoán tinh di kỉ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại ?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu
Dịch nghĩa :
Ráng chiều với cánh cò lẻ cùng bay
Nước thu cùng trời dài một sắc
( . . . )
Toà lầu Đằng Vương cao ngất bên bãi sông
Đeo ngọc rung chuông ngừng hát múa
Buổi sớm mây từ của bể Nam bay quanh nóc nhà chạm vẽ
Buổi chiều, rèm son cuốn , (thấy) cảnh mưa ở núi phía Tây
Mây lơ lửng, đầm lồng bóng, chuỗi ngày dài dặc trôi
Vật đổi sao dời, thu qua bao độ ?
Con vua trong gác nay thấy đâu ?
Ngoài hiên, sông dài cứ chảy hoài .
Chú thích : Đằng Vương là tước hiệu của Lí Nguyên Anh, con vua Đường Cao Tổ, Lí đã dựng một toà lầu ở Nam Xương, bên sông Tầm Dương, gọi tên là Đằng Vương các (các= gác= lầu)
dịch thơ :
Gác Đằng cao ngất bãi sông thu
Ngọc múa vàng reo nay thấy đâu ?
Nam phố mây mai quanh nóc vẽ
Tây sơn mưa tối, cuốn rèm châu
Đầm nước mây vờn ngày tháng trôi
Mấy phen vật đổi với sao dời
Đằng Vương thuở trước giờ đâu tá ?
Sông lớn ngoài hiên luống chảy hoài !
(Tương Như dịch)
Chú thích : Đằng Vương là tước hiệu của Lí Nguyên Anh, con vua Đường Cao Tổ, Lí đã dựng một toà lầu ở Nam Xương, bên sông Tầm Dương, gọi tên là Đằng Vương các (các= gác= lầu)
dịch thơ :
Gác Đằng cao ngất bãi sông thu
Ngọc múa vàng reo nay thấy đâu ?
Nam phố mây mai quanh nóc vẽ
Tây sơn mưa tối, cuốn rèm châu
Đầm nước mây vờn ngày tháng trôi
Mấy phen vật đổi với sao dời
Đằng Vương thuở trước giờ đâu tá ?
Sông lớn ngoài hiên luống chảy hoài !
(Tương Như dịch)
Lai lịch và giai thoại Vương Bột :
Vương Bột tự là Tử An , 16,17 tuổi đã nổi tiếng thần đồng, hạ bút thành thơ. Cha Vương Bột làm thứ sử Giao Châu (Việt Nam), anh đi thăm cha , bị đắm thuyền chết ngoài biển, yểu thọ với 29 tuổi.
Bài thơ trên trích ra từ bài phú thể biền ngẫu (cũng gọi là bài “Tự” hoặc Tựa) là “ Đằng Vương các tự” nhân dịp một bữa tiệc lớn được tổ chức ở Đằng vương các. Vương Bột đọc theo yêu cầu của chủ nhân. Bài phú được mọi người tán thưởng, thán phục tài hoa của chàng thi sĩ trẻ . Nhưng về sau có người chê rằng “hai câu thơ đầu còn có chỗ dở”. . . Truyền thuyết kể rằng sau khi chết, hồn Vương Bột còn uất ức vì chưa hiểu tại sao người ta chê thơ mình nên đêm khuya thanh vắng thường hiện hình trên bãi biển, níu áo những văn nhân sĩ tử qua đường, miệng ngâm hai câu thơ trên và hỏi “ta dốt ở chỗ nào xin chỉ giúp” . Nhưng ai cũng chỉ khen hay. Hồn Vương không hài lòng, mắng sĩ tử kia còn dốt hơn, đi thi khoa này ắt không đậu . Quả thật mấy người bị mắng đều thi rớt . Hồn Vương Bột sau đấy vẫn cứ dật dờ trên bãi biển.
Ngày nọ có một văn nhân đi ngang qua đấy, hồn ma Vương Bột lại hiện hình níu áo hỏi . Chàng văn nhân cười bảo : “ Nhà người từng nổi tiếng “tứ kiệt Sơ Đường” mà bao năm không nhận ra cái dốt của mình ư ? ” . Nói xong dứt áo quay đi . Hồn Vương tha thiết nài nỉ khách giải thích . Khách văn nhân nghĩ chẳng đành phụ lòng cố thi nhân họ Vương bèn nói : “ Hai câu thơ thừa chữ “ dữ” (với) và “ cộng” (cùng) . Nếu bỏ hai chữ ấy thì câu thơ thật tuyệt, gọn và thanh thoát lại liền mạch :
Lạc hà cô vụ tề phi
Thu thuỷ tràng thiên nhất sắc
Hồn Vương Bột ngẩn người hiểu ra, bèn bái tạ vị khách qua đường … Từ đó không ai còn nhìn thấy bóng ma nhà thơ trẻ tài hoa Vương Bột xuất hiện nữa.
Lời bàn:
Chao ôi, sao lại có câu chuyện luỵ văn chương bi thiết mà thú vị đến thế !
Vì sao bao người khen bài thơ hay mà không nhận ra hai từ dư thừa. ? Người chê Vương Bột sao lại chẳng chịu nói ra ? Bỉ nhân cho rằng cái tài năng lập ý, chọn cảnh vật đã cao siêu đến nỗi nó lấn át hai giới từ dư thừa (dữ, cộng) khiến nhiều người không biết. Cho hay, văn chương chẳng biết đâu là bến bờ hoàn hảo. Thi sĩ Vương Bột chết thành ma vẫn trăn trở không thể siêu thoát được. Hồn ma ông vẫn muốn làm cho câu thơ được toàn bích. Câu chuyện sáng tạo văn chương công phu như thế thực là kỳ thú lắm !
ST
Lạc hà dữ cô vụ tế phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc
( . . . )
Đằng vương cao các lâm giang chử
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Hoạ đống triêu phi Nam phố vân
Châu liêm mộ quyển Tây sơn vũ
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du
Vật hoán tinh di kỉ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại ?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu
Dịch nghĩa :
Ráng chiều với cánh cò lẻ cùng bay
Nước thu cùng trời dài một sắc
( . . . )
Toà lầu Đằng Vương cao ngất bên bãi sông
Đeo ngọc rung chuông ngừng hát múa
Buổi sớm mây từ của bể Nam bay quanh nóc nhà chạm vẽ
Buổi chiều, rèm son cuốn , (thấy) cảnh mưa ở núi phía Tây
Mây lơ lửng, đầm lồng bóng, chuỗi ngày dài dặc trôi
Vật đổi sao dời, thu qua bao độ ?
Con vua trong gác nay thấy đâu ?
Ngoài hiên, sông dài cứ chảy hoài .
Chú thích : Đằng Vương là tước hiệu của Lí Nguyên Anh, con vua Đường Cao Tổ, Lí đã dựng một toà lầu ở Nam Xương, bên sông Tầm Dương, gọi tên là Đằng Vương các (các= gác= lầu)
dịch thơ :
Gác Đằng cao ngất bãi sông thu
Ngọc múa vàng reo nay thấy đâu ?
Nam phố mây mai quanh nóc vẽ
Tây sơn mưa tối, cuốn rèm châu
Đầm nước mây vờn ngày tháng trôi
Mấy phen vật đổi với sao dời
Đằng Vương thuở trước giờ đâu tá ?
Sông lớn ngoài hiên luống chảy hoài !
(Tương Như dịch)
Chú thích : Đằng Vương là tước hiệu của Lí Nguyên Anh, con vua Đường Cao Tổ, Lí đã dựng một toà lầu ở Nam Xương, bên sông Tầm Dương, gọi tên là Đằng Vương các (các= gác= lầu)
dịch thơ :
Gác Đằng cao ngất bãi sông thu
Ngọc múa vàng reo nay thấy đâu ?
Nam phố mây mai quanh nóc vẽ
Tây sơn mưa tối, cuốn rèm châu
Đầm nước mây vờn ngày tháng trôi
Mấy phen vật đổi với sao dời
Đằng Vương thuở trước giờ đâu tá ?
Sông lớn ngoài hiên luống chảy hoài !
(Tương Như dịch)
Lai lịch và giai thoại Vương Bột :
Vương Bột tự là Tử An , 16,17 tuổi đã nổi tiếng thần đồng, hạ bút thành thơ. Cha Vương Bột làm thứ sử Giao Châu (Việt Nam), anh đi thăm cha , bị đắm thuyền chết ngoài biển, yểu thọ với 29 tuổi.
Bài thơ trên trích ra từ bài phú thể biền ngẫu (cũng gọi là bài “Tự” hoặc Tựa) là “ Đằng Vương các tự” nhân dịp một bữa tiệc lớn được tổ chức ở Đằng vương các. Vương Bột đọc theo yêu cầu của chủ nhân. Bài phú được mọi người tán thưởng, thán phục tài hoa của chàng thi sĩ trẻ . Nhưng về sau có người chê rằng “hai câu thơ đầu còn có chỗ dở”. . . Truyền thuyết kể rằng sau khi chết, hồn Vương Bột còn uất ức vì chưa hiểu tại sao người ta chê thơ mình nên đêm khuya thanh vắng thường hiện hình trên bãi biển, níu áo những văn nhân sĩ tử qua đường, miệng ngâm hai câu thơ trên và hỏi “ta dốt ở chỗ nào xin chỉ giúp” . Nhưng ai cũng chỉ khen hay. Hồn Vương không hài lòng, mắng sĩ tử kia còn dốt hơn, đi thi khoa này ắt không đậu . Quả thật mấy người bị mắng đều thi rớt . Hồn Vương Bột sau đấy vẫn cứ dật dờ trên bãi biển.
Ngày nọ có một văn nhân đi ngang qua đấy, hồn ma Vương Bột lại hiện hình níu áo hỏi . Chàng văn nhân cười bảo : “ Nhà người từng nổi tiếng “tứ kiệt Sơ Đường” mà bao năm không nhận ra cái dốt của mình ư ? ” . Nói xong dứt áo quay đi . Hồn Vương tha thiết nài nỉ khách giải thích . Khách văn nhân nghĩ chẳng đành phụ lòng cố thi nhân họ Vương bèn nói : “ Hai câu thơ thừa chữ “ dữ” (với) và “ cộng” (cùng) . Nếu bỏ hai chữ ấy thì câu thơ thật tuyệt, gọn và thanh thoát lại liền mạch :
Lạc hà cô vụ tề phi
Thu thuỷ tràng thiên nhất sắc
Hồn Vương Bột ngẩn người hiểu ra, bèn bái tạ vị khách qua đường … Từ đó không ai còn nhìn thấy bóng ma nhà thơ trẻ tài hoa Vương Bột xuất hiện nữa.
Lời bàn:
Chao ôi, sao lại có câu chuyện luỵ văn chương bi thiết mà thú vị đến thế !
Vì sao bao người khen bài thơ hay mà không nhận ra hai từ dư thừa. ? Người chê Vương Bột sao lại chẳng chịu nói ra ? Bỉ nhân cho rằng cái tài năng lập ý, chọn cảnh vật đã cao siêu đến nỗi nó lấn át hai giới từ dư thừa (dữ, cộng) khiến nhiều người không biết. Cho hay, văn chương chẳng biết đâu là bến bờ hoàn hảo. Thi sĩ Vương Bột chết thành ma vẫn trăn trở không thể siêu thoát được. Hồn ma ông vẫn muốn làm cho câu thơ được toàn bích. Câu chuyện sáng tạo văn chương công phu như thế thực là kỳ thú lắm !
ST
Comment