Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Truyện Kiều phần 1: Kiều trước khi gia đình gặp biến cố-Thu Hiền diễn đọc

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Truyện Kiều phần 1: Kiều trước khi gia đình gặp biến cố-Thu Hiền diễn đọc

    Bắt đầu từ hôm nay Hiền sẽ khởi đăng Truyện Kiều của Nguyễn Du do Hiền diễn đọc. Truyện Kiều bao gồm 3254 câu, để thuận tiện cho việc thâu tiếng tác phẩm sẽ được tạm chia ra làm 7 phân đoạn lớn và 52 trích đoạn nhỏ (tương ứng với 7 topic và 52 lần đăng bài).
    Mời các bạn đón nghe nhé !

    Để thuận tiện cho việc theo dõi diễn biến câu truyện, dưới đây là bảng tiêu đề các phân đoạn lớn và các trích đoạn nhỏ cùng với số câu như sau:



    I Kiều trước khi gia đình gặp biến cố 1 568 568
    1 Đoạn mở đầu 1 38 38
    2 Kiều viếng mộ Đạm Tiên 39 132 94
    3 Kiều gặp Kim Trọng 133 182 50
    4 Đạm Tiên về báo mộng 183 242 60
    5 Kim Trọng tương tư 243 286 44
    6 Kim Kiều trao vật làm tin 287 368 82
    7 Kiều lén gặp Kim Trọng lần đầu 369 428 60
    8 Kiều lén gặp Kim Trọng lần thứ hai 429 528 100
    9 Kim Trọng về chịu tang chú 529 568 40

    II Kiều bán mình chuộc cha 569 910 342
    1 Gia đình Kiều bị vu oan 569 598 30
    2 Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh 599 652 54
    3 Kiều chuộc cha về 653 692 40
    4 Kiều nhờ em đáp tình Kim Trọng 693 776 84
    5 Kiều xuất giá 777 866 90
    6 Kiều theo Mã Giám Sinh về Lâm Truy 867 910 44

    III Kiều sa vào lầu xanh và gặp Thúc Sinh 911 1526 616
    1 Kiều quyên sinh tại lầu xanh của Tú Bà 911 1000 90
    2 Những ngày đầu tiên ở Lầu Xanh 1001 1054 54
    3 Kiều gặp Sở Khanh 1055 1116 62
    4 Kiều mắc lừa Tú Bà và Sở Khanh 1117 1198 82
    5 Kiều bắt đầu sống kiếp lầu xanh 1199 1274 76
    6 Kiều gặp Thúc Sinh 1275 1306 32
    7 Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh 1307 1384 78
    8 Thúc Ông thưa Kiều ra công đường 1385 1472 88
    9 Kiều khuyên Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư 1473 1526 54

    IV Kiều và Hoạn Thư 1527 2033 507
    1 Chân dung Hoạn Thư 1527 1564 38
    2 Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư 1565 1626 62
    3 Kiều bị Ưng, Khuyển bắt đi 1627 1704 78
    4 Kiều trở thành gia nô 1705 1790 86
    5 Thúc Sinh giáp mặt Kiều tại nhà Hoạn Thư 1791 1870 80
    6 Kiều xuất gia tại nhà Hoạn Thư 1871 1932 62
    7 Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư 1933 2033 101

    V Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư và gặp Từ Hải 2034 2438 405
    1 Kiều quy y 2034 2080 47
    2 Kiều bị Bạc Bà lừa vào lầu xanh 2081 2164 84
    3 Kiều gặp Từ Hải 2165 2212 48
    4 Từ Hải tạo dựng nghiệp bá 2213 2288 76
    5 Kiều báo ân 2289 2348 60
    6 Kiều báo oán 2349 2396 48
    7 Giác Duyên hẹn tái ngộ 2397 2438 42

    VI Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến và đi tu 2439 2966 528
    1 Hồ Tôn Hiến mua chuộc Kiều 2439 2486 48
    2 Từ Hải tử trận 2487 2564 78
    3 Kiều sa vào tay Hồ Tôn Hiến 2565 2600 36
    4 Kiều tự vẫn trên sông Tiền Đường 2601 2648 48
    5 Kiều được Giác Duyên cứu 2649 2738 90
    6 Kim Trọng quay lại tìm Kiều 2739 2818 80
    7 Kim Trọng gá nghĩa với Thúy Vân 2819 2858 40
    8 Kim Trọng điều tra tung tích Kiều 2859 2926 68
    9 Kim Trọng hay tin Kiều thác trên sông Tiền Đường 2927 2966 40

    VII Kiều sum họp gia đình 2967 3254 288
    1 Kiều gặp lại gia đình 2967 3014 48
    2 Kiều theo gia đình trở về nhà 3015 3060 46
    3 Kiều làm lễ giao bái với Kim Trọng 3061 3134 74
    4 "Lọ là chăn gối, mới ra sắt cầm" 3135 3218 84
    5 Đoạn kết 3219 3254 36




  • #2
    Tóm lược Truyện Kiều:

    Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (chữ Hán: 斷腸新聲) của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, truyện được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền thì Phạm Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825. Bản khắc in đó nay không còn nữa. Tác phẩm này được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Hiện nay, ở Việt Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Bản nôm cổ nhất còn lưu giữ là bản "Liễu Văn Đường" khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866), mới phát hiện ở tỉnh Nghệ An [1].
    Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thúy Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là "Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi"). Ngày nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các du khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.
    Truyện Kiều đã từng được in ngược bởi Nhà xuất bản Thanh Niên để có thể đọc mạch truyện ngược chiều thời gian từ "tái hồi Kim Trọng" trở về đoạn mở đầu truyện lúc hai người còn chưa biết nhau.

    Hoàn cảnh ra đời
    Theo Giáo sư Nguyễn Lộc ("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang 455 viết: "Đoạn trường tân thanh là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận"

    Nội dung chính
    Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái "sắc nước hương trời" và có tài "cầm kỳ thi họa".
    Theo kịch tính của tác phẩm, có thể chia truyện thành 13 phần nhỏ như sau:

    Mở bài
    Nguyễn Du đem thuyết "tài mệnh tương đố" (tài và mệnh ghét nhau) làm luận đề cuốn truyện. Sau đó tác giả nói về gia thế và tả tài sắc hai chị em Vân - Kiều.
    Trăm năm trong cõi người ta,
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
    Trải qua một cuộc bể dâu,
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
    Lạ gì bỉ sắc tư phong
    Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.


    Kiều thăm mộ Đạm Tiên
    Vào khoảng thời vua Minh Thánh Tông (1522-1566), trong một gia đình viên ngoại họ Vương có 3 người con, con cả là Vương Thúy Kiều, sau là Thúy Vân và Vương Quan là cậu út. Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân thì "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười", nhưng "so bề tài, sắc" thì Thúy Kiều lại hơn hẳn cô em. Trong một lần đi tảo mộ vào tiết Thanh minh, khi đi qua mộ Đạm Tiên, một "nấm đất bên đàng", Kiều đã khóc thương và không khỏi cảm thấy ái ngại cho một "kiếp hồng nhan" "nổi danh tài sắc một thì" mà giờ đây "hương khói vắng tanh". Vốn là một con người giàu tình cảm và tinh tế nên Kiều cũng đã liên cảm tới thân phận của mình và của những người phụ nữ nói chung:
    Đau đớn thay phận đàn bà
    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung


    Kiều gặp Kim Trọng
    Cũng trong ngày hôm đó, Kiều đã gặp Kim Trọng, là một người "vốn nhà trâm anh", "đồng thân" với Vương Quan, từ lâu đã "trộm nhớ thầm yêu" nàng. Bên cạnh đó thì Kim Trọng cũng là người "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Tuy chưa kịp nói với nhau một lời nhưng sau cuộc gặp gỡ này thì hai người "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Tiếp sau lần gặp gỡ ấy là mối tương tư:
    Người đâu gặp gỡ làm chi
    Trăm năm biết có duyên gì hay không

    Kim Trọng vì tương tư Kiều nên đã quên hết cả thú vui hàng ngày, tìm cách chuyển đến ở gần nhà Kiều. Sau đó mấy tuần trăng thì Kim Kiều đã gặp nhau, Kiều đã nhận lời Kim Trọng và họ đã trao đổi kỷ vật cho nhau. Nhiều lần Kim Trọng cũng muốn "vượt rào" nhưng Thúy Kiều là một người sắc sảo, cô đã thuyết phục được Kim Trọng:
    Vội chi liễu ép hoa nài,
    Còn thân ắt lại đền bồi có khi!
    Thấy lời đoan chính dễ nghe,
    Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân


    Kiều bán mình chuộc cha
    Tai họa đã đột ngột ập đến Vương gia trong lúc người thiếu nữ còn đang thổn thức với mối tình đầu. Bọn sai nha đầu trâu, mặt ngựa đã đánh đập cha và em nàng một cách tàn nhẫn trong nỗi oan kêu trời không thấu. Trong hoàn cảnh bi đát như vậy, Kiều đành phải đi đến quyết định bán mình để chuộc cha, nhưng nàng không quên lời hẹn ước "trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai" với Kim Trọng trước khi chàng về Liêu Dương để thọ tang chú. Thúy Kiều đã nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả lời hẹn ước với Kim Trọng:
    Cậy em, em có chịu lời
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

    Trao duyên cho em xong, nàng cảm thấy xót thương cho thân phận của chính mình:
    Phận sao phận bạc như vôi
    Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
    Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!'
    Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây

    Do đau thương quá nên Thúy Kiều đã ngất đi trên tay người thân.

    Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú bà
    Mã Giám Sinh vốn là "một đứa phong tình đã quen" cùng với Tú bà mở hàng "buôn phấn bán hương", chuyên đi mua gái ở các chốn về "lầu xanh". Thấy Thúy Kiều như là một món hàng ngon, nhất quyết mua về, lấy tiếng là làm vợ nhưng sau khi "con ong đã tỏ đường đi lối về", Thúy Kiều đã bị Tú bà bắt phải tiếp khách. Nàng nhất quyết không chịu, tự vẫn bằng dao nhưng không chết. Tú bà đành nhượng bộ cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích. Ở nơi này, nỗi nhớ người thân luôn luôn ấp ủ trong lòng:
    Xót người tựa cửa hôm mai
    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.

    Và nỗi buồn của người thiếu nữ được thể hiện qua những câu thơ chất chứa đầy cảm xúc:
    Buồn trông cửa bể chiều hôm
    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
    Buồn trông ngọn nước mới sa
    Hoa trôi man mác biết là về đâu
    Buồn trông nội cỏ dàu dàu
    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
    Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi


    Kiều mắc lừa Sở Khanh
    Sống một mình giữa không gian mênh mông xa vắng đó nên khi gặp Sở Khanh, một gã có "hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng" và cũng khá "văn vẻ", cô như người đang sắp chết đuối vớ được cọc mà không còn bình tĩnh nhận ra lời lường gạt sáo rỗng của Sở Khanh.
    Than ôi! sắc nước hương trời,
    Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?

    Kiều vội vàng trao thân cho Sở Khanh và cùng Sở Khanh trốn thoát khỏi lầu Ngưng Bích. Cô nào ngờ mình đã rơi vào lưới do Tú bà giăng sẵn để giữ cô lại vĩnh viễn ở lầu xanh. Chưa kịp cao chạy xa bay thì Tú bà đến và lúc này nàng mới rõ bản chất con người Sở Khanh:
    Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh,
    Một tay chôn biết mấy cành phù dung!

    Đến lúc này, nàng đành phải chịu quy phục, mặc cho thể xác "đến phong trần, cũng phong trần như ai" và cảm thấy xót xa cho chính bản thân mình:
    Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
    Giật mình, mình lại thương mình xót xa


    Kiều gặp Thúc Sinh
    Thúc Sinh tuy đã có vợ là Hoạn Thư nhưng cũng là người "mộ tiếng Kiều nhi" từ lâu. Thúc Sinh trong tác phẩm này có lẽ là có diễn biến tình cảm, tâm tư mang tính của con người trong "đời thường" nhất, chứ không cách điệu nhiều như những nhân vật khác trong tác phẩm. Thế giới của Thúc Sinh là thế giới của đam mê và là sứ giả phong lưu của tình dục. Chưa có một "đấng nam nhi" nào trong truyện Kiều có cách nhìn nâng tấm thân đầy nhục dục của Kiều lên tầm thẩm mỹ như Thúc Sinh
    Rõ màu trong ngọc trắng ngà!
    Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

    Do vậy Kiều đã ham sống và tự tin hơn về tương lai số phận của mình. Hai người vui vẻ bên nhau "ý hợp tâm đầu".
    Khi hương sớm khi trà trưa,
    Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn.

    Thúc Sinh đã chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh, chàng yêu Thúy Kiều bằng một tình yêu chân thực và trân trọng cô, điều này thể hiện tính nhân văn của truyện Kiều.
    Tuy nhiên, vì là gái lầu xanh Kiều đã không được Thúc Ông (bố của Thúc Sinh) thừa nhận. Thúc Ông đã đưa Kiều lên quan xét xử:
    Phong lôi nổi trận bời bời,
    Nặng lòng e ấp tính bài phân chia.
    Quyết ngay biện bạch một bề,
    Dạy cho má phấn lại về lầu xanh!

    Kiều quyết tâm dan díu với Thúc Sinh không chịu quay về lầu xanh nên lại thêm một lần khốn khổ:
    Dạy rằng: Cứ phép gia hình!
    Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.
    Phận đành chi dám kêu oan,
    Đào hoen quẹn má liễu tan tác mày.
    Một sân lầm cát đã đầy,
    Gương lờ nước thủy mai gầy vóc sương.

    May thay vị quan đó tuy tỏ ra nghiêm khắc nhưng cũng có tình người. Thấy Thúc Sinh đau khổ khi thấy Kiều vì mình mà gặp nạn, ông đã cho Kiều làm một bài thơ bày tỏ nỗi niềm. Đọc thơ của Kiều, vị quan khen ngợi rồi khuyên Thúc Ông nên rộng lượng chấp nhận Kiều lại cho đồ sính lễ cưới xin. Nhờ thế Kiều thoát kiếp thanh lâu nhưng chưa được bao lâu thì nàng lại mắc vạ với Hoạn Thư, vợ chính của Thúc Sinh.

    Kiều và Hoạn Thư
    Khi biết chuyện, cha mẹ Thúc Sinh nổi giận đòi trả Kiều trở về chốn cũ, nhưng khi biết Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, có tài làm thơ, bố của Thúc Sinh đã phải thốt lên:
    Thương vì hạnh trọng vì tài
    Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba

    Kiều đã ở cùng Thúc Sinh suốt 1 năm ròng và vẫn luôn khuyên Thúc Sinh về thăm vợ cả Hoạn Thư, họ vẫn chưa có con chung sau nhiều năm sống cùng nhau. Sau chuyến đi thăm và quay trở lại gặp Kiều, Thúc Sinh không ngờ rằng Hoạn Thư đã sai gia nhân đi tắt đường biển để bắt Thúy Kiều về tra hỏi. Thúy Kiều bị tưới thuốc mê bắt mang đi, còn mọi người trong nhà lúc đó cứ ngỡ cô bị chết cháy sau trận hỏa hoạn. Kiều trở thành thị tì nhà Hoạn Thư với cái tên là Hoa Nô. Lúc Thúc Sinh về nhà, nhìn thấy Thúy Kiều bị bắt ra chào mình, "phách lạc hồn xiêu", chàng nhận ra rằng mình mắc lừa của vợ cả. Hoạn Thư đã bắt Kiều phải hầu hạ, đánh đàn cho bữa tiệc của hai vợ chồng. Đánh đàn mà tâm trạng của Kiều đau đớn:
    Bốn giây như khóc như than
    Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng
    Cùng trong một tiếng tơ đồng
    Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm

    Thế rồi, do thấy Kiều khóc nhiều, Hoạn Thư bảo Thúc Sinh tra khảo vì lý do gì. Thúy Kiều viết tờ khai nói rằng vì cha bị oan khiên, phải bán mình và bị lừa vào lầu xanh, sau đó có người chuộc ra làm vợ, rồi chồng đi vắng, nàng bị bắt đưa vào cửa nhà quan... rất tủi nhục, bây giờ chỉ mong được vào chùa tu cho thoát nợ trần. Đọc tờ khai xong, Hoạn Thư đồng ý cho Hoa Nô vào Quan Âm các sau vườn để chép kinh.
    Thực ra, Hoạn Thư đánh kiều rất nhiều, Nguyễn Du miêu tả về "đòn ghen" của Hoạn Thư là "nhẹ như bấc, nặng như chì". Hoạn Thư đã ứng xử theo thường tình hiện hữu của dân gian, là "chút dạ đàn bà, ghen tưông thì cũng người ta thường tình!", "Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai". Hoạn Thư khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc Sinh, làm Kiều ra đi một cách tự nguyện.
    Kiều trốn khỏi Quan Âm các và đã gặp Sư trưởng Giác Duyên (duyên giác ngộ?). Bà đã cho Kiều sang ở tạm nhà Bạc Bà, một Phật tử thường hay lui tới chùa. "Ai ngờ Bạc Bà cùng với Tú Bà đồng môn", Bạc Bà đã khuyên kiều lấy cháu mình là Bạc Hạnh. Qua tay Bạc Hạnh, một lần nữa Kiều lại bị bán vào lầu xanh.

    Kiều gặp Từ Hải
    Ở lầu xanh, Kiều "ngậm đắng nuốt cay" sóng cuộc sống ô nhục. Một ngày đẹp trời, có mọt người khách ghé qua chơi, đó là Từ Hải, một hải tặc lừng danh thời đó: "Râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao", tài năng phi thường "đường đường một đấng anh hào, côn quyền hơn sức lược thao gồm tài". Hai bên đã phải lòng nhau và Từ Hải chuộc Kiều về chốn lầu riêng. Sống với nhau được nửa năm, Từ Hải lại "động lòng bốn phương", muốn ra nơi biên thuỳ chinh chiến. Thúy Kiều muốn xin đi cùng nhưng Từ Hải không cho đi:
    Nàng rằng phận gái chữ tòng
    Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
    Từ rằng tâm phúc tương tri
    Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

    Trong lúc Từ Hải đi chinh chiến, nàng ở nhà nhớ tới bố mẹ chắc đã "da mồi tóc sương", còn em Thúy Vân chắc đang "tay bồng tay mang" vui duyên với Kim Trọng.
    Từ Hải sau đó đã chiến thắng trở về, mang binh tướng tới đón Kiều làm lễ vu quy

    Kiều báo thù
    Lúc vui mừng cũng là lúc Thúy Kiều nghĩ đến những ngày "hàn vi", nàng kể hết mọi chuyện cho Từ Hải và muốn có sự "ân đền oán trả". Những Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh,... đều bị chịu gia hình, còn những vị sư đã giúp đỡ Kiều trong cơn hoạn nạn đều được thưởng. Riêng Hoạn Thư nhờ khéo nói "Rằng tôi chút phận đàn bà. Ghen tuông thì cũng người ta thường tình" nên được tha. Sau đó Kiều có gặp sư Giác Duyên, được bà báo rằng 5 năm nữa hai người sẽ gặp nhau vì Kiều còn phải trải qua nhiều lận đận nữa.

    Kiều tự vẫn
    Hồ Tôn Hiến bấy giờ là một quan tổng đốc của triều đình, mang nhiệm vụ đến khuyên giải Từ Hải đầu hàng và quy phục triều đình. Hồ Tôn Hiến đã bày mưu mua chuộc Thúy Kiều, đánh vào ham muốn có một cuộc sống "an bình" của phụ nữ, nàng đã thật dạ tin người và xiêu lòng nghe theo lời Hồ Tôn Hiến về thuyết phục Từ Hải ra hàng:
    Trên vì nước dưới vì nhà,
    Một là đắc hiếu hai là đắc trung.

    Sau đó, Hồ Tôn Hiến đã thừa cơ bao vây, nhìn thấy Từ Hải, Thúy Kiều định lao tới để tự vẫn nhưng chàng bị mắc mưu và đã "chết đứng giữa đàng". Thúy Kiều cảm thấy hối tiếc và dằn vặt bản thân:
    Mặt nào trông thấy nhau đây?
    Thà liều sống thác một ngày với nhau!

    Hồ Tôn Hiến đang đà thắng đã ép Kiều phải "thị yến dưới màn", Thúy Kiều đã khóc thương và xin được mang Từ Hải đi chôn cất. Hồ Tôn Hiến đã chấp nhận cho "cảo táng di hình bên sông". Biết nàng giỏi đàn, Hồ Tôn Hiến bắt nàng phải chơi đàn, Kiều đã thể hiện nỗi lòng mình qua tiếng đàn:
    Một cung gió thảm mưa sầu,
    Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
    Ve ngâm vượn hót nào tày,
    Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.

    Sáng hôm sau, để tránh lời đàm tiếu về mình, Hồ Tôn Hiến đã gán ngay Kiều cho người Thổ quan. Trên con thuyền, Kiều nhớ tới lời của Đạm Tiên xưa đã nói với mình trong mộng "Sông Tiền đường sẽ hẹn hò về sau", nàng đã quyết định nhảy xuống sông tự vẫn.

    Kim Trọng đi tìm Kiều
    Về phần Kim Trọng, sau khi hộ tang chú xong, quay trở lại thì biết tin gia đình Kiều gặp nạn, Kiều đã bán mình chuộc cha. Kim Trọng đau xót:
    Vật mình, vẫy gió, tuôn mưa
    Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai
    Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi
    Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê

    Mọi người trong nhà khuyên can hết lẽ, chàng nghe theo lời dặn của Kiều và đón cha mẹ Kiều cùng Thúy Vân sang nhà chăm lo phụng dưỡng, đồng thời vẫn đưa tin tìm kiếm nàng khắp nơi. Tuy "âu duyên mới" nhưng chàng lại "càng dào tình xưa". Vương Quan và Kim Trọng sau đó đều đỗ đạt và làm quan. Sau nhiều ngày tháng tìm kiếm thì hai người mới dò la được thông tin của Thúy Kiều là đã trầm mình dưới sông Tiền Đường. Ra đến sông, mọi người gặp sư Giác Duyên ở đó, được biết là Thúy Kiều đã được bà cứu mang về cưu mang. Sau đó, mọi người được dẫn về gặp lại nàng Kiều, "mừng mừng tủi tủi".

    Tái hồi Kim Trọng
    Sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều đã trở về đoàn viên với gia đình. Nhưng nàng chính là người sợ việc đoàn viên hơn ai cả. Trong việc tái ngộ này, Thúy Vân chính là người đầu tiên đã lên tiếng vun vào cho chị. Nhưng trong đêm gặp lại ấy, Thúy Kiều đã tâm sự với Kim Trọng:
    Thân tàn gạn đục khơi trong
    Là nhờ quân tử khác lòng người ta

    Nàng ghi nhận tấm lòng của Kim Trọng nhưng tự thấy mình không còn xứng đáng với chàng nữa. Hai người trở thành bạn "chẳng trong chăn gối, cũng ngoài cầm thơ".
    Nguyễn Du đã gửi gắm toàn bộ thế giới quan của mình về xã hội phong kiến lúc đó qua các câu thơ nhận xét về cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều:
    Ngẫm hay muôn sự tại trời
    Trời kia đã bắt làm người có thân.
    Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao



    Theo Wikipedia



    Comment


    • #3
      Nhận xét về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều:

      Ca dao:
      Đàn ông chớ kể Phan Trần
      Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều


      Huỳnh Thúc Kháng: "(Truyện Kiều) về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong đựng những vật có chất độc..."

      Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân: "... Xem chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn duyên vẫn gỡ chưa rồi; khúc đàn bạc mệnh gảy xong mà oán hận vẫn còn chưa hả, thì dẫu đời xa người khuất, không được mục kích tận nơi, nhưng lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thắm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột. Thế thì gọi tên là Đoạn Trường Tân Thanh cũng phải.
      "Ta nhân lúc đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: Tố Như sử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy..."
      Phong Tuyết chủ nhân: "Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậy..."

      Phạm Quỳnh: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn..."

      Dương Quảng Hàm: "trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ, ai cũng thích đọc, thích ngâm và thuộc được ít nhiều..."

      Ca dao:
      Làm trai biết đánh tổ tôm
      Uống chè Mạn Hảo, xem Nôm Thúy Kiều


      Georges Boudarel: "Ít nhà thơ trên thế giới có khả năng đạt được tiếng vang sâu đậm trong dân chúng của mình như Nguyễn Du ở Việt Nam. Truyện Kiều của ông là cuốn sách kinh điển của văn chương Việt Nam nhưng là một thứ kinh điển mọi người đều biết, không có ai là ngoại lệ."

      Theo Wikipedia



      Comment


      • #4
        Đoạn mở đầu

        Truyện Kiều

        Tác giả: Nguyễn Du
        Diễn đọc: Thu Hiền



        Đoạn Mở đầu


        Download


        Trăm năm trong cõi người ta,
        Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
        Trải qua một cuộc bể dâu,
        Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
        5./ Lạ gì bỉ sắc tư phong,
        Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
        Cảo thơm lần giở trước đèn,
        Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
        Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
        10./ Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
        Có nhà viên ngoại họ Vương,
        Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.
        Một trai con thứ rốt lòng,
        Vương Quan là chữ nối dòng nho gia.
        15./ Đầu lòng hai ả tố nga,
        Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
        Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
        Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
        Vân xem trang trọng khác vời,
        20./ Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
        Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
        Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
        Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
        So bề tài, sắc lại là phần hơn.
        25./ Làn thu thủy, nét xuân sơn,
        Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
        Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
        Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
        Thông minh vốn sẵn tính trời,
        30./ Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
        Cung thương làu bậc ngũ âm,
        Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
        Khúc nhà tay lựa nên xoang,
        Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
        35./ Phong lưu rất mực hồng quần,
        Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
        Êm đềm trướng rủ màn che,
        Tường đông ong bướm đi về mặc ai.



        Chú giải:

        20. Khuông trăng: Khuôn mặt đầy đặn, tròn trĩnh, xinh xắn như mặt trăng. Nét ngài: nét lông mày.
        21. Thốt: Tiếng cổ có nghĩa là nói.
        Hoa cười, ngọc thốt: cười tươi như hoa, nói đẹp như ngọc.
        25. Thu thủy: Nước mùa thu, Xuân sơn: Núi mùa xuân. Câu nói này ví mắt Kiều trong sáng như làn nước mùa thu, lông mày xinh đẹp như rặng núi mùa xuân.
        27. Bài ca của Lý Diên Niên, đời Hán, ca ngợi sắc đẹp của một mỹ nhân có câu:
        Nhất cố khuynh nhân thành
        Tái cố khuynh nhân quốc

        Nghĩa là:
        Quay lại nhìn một lần thì làm nghiêng thành người
        Quay lại nhìn lần nữa thì làm nghiêng nước người.
        Do đó, người sau thường dùng chữ nghiêng nước (khuynh quốc), nghiêng thành (khuynh thành) để chỉ sắc đẹp phi thường của người phụ nữ.
        Hai chữ một hai trong câu này dịch mấy chữ nhất cố, tái cố ở trên.
        28. Câu này có nghĩa là về "sắc" thì chỉ có một mình Kiều là nhất, về "tài" thì họa may ra còn có người thứ hai nữa.
        31. Cung, thương: Hai âm đứng đầu ngũ âm trong cung bậc nhạc cổ của Trung Quốc: Cung, thương, giốc, trủy, vũ.
        Làu bậc: Làu thông cung bậc.
        32. Hồ cầm: Một loại đàn tỳ bà.
        Hồ cầm một trương: Một cây đàn hồ cầm.
        34. Bạc mệnh: Tên bản đàn do Thuý Kiều sáng tác. "Bạc mệnh" nghĩa là số mệnh bạc bẽo, mỏng manh.
        Não nhân: Làm cho người ta nghe mà não lòng.
        35. Hồng quần: Cái quần màu hồng, hai chữ này được dùng để chỉ nữ giới.
        36. Cặp kê: Đến tuổi cài trâm (Kê nghĩa là cài trâm). Theo lễ cổ Trung Quốc, con gái 15 tuổi đến thì hứa gả chồng cho nên bắt đầu búi tóc cài trâm.
        38. Tường đông: Bức tường ở phía đông. Thời xưa con gái thường ở nhà phía đông. Đây dùng chữ "tường đông" để chỉ chỗ có con gái đẹp ở.



        Last edited by Thu Hiền; 13-07-2008, 10:44 AM.

        Comment


        • #5
          Kiều viếng mộ Đạm Tiên

          Truyện Kiều

          Tác giả: Nguyễn Du
          Diễn đọc: Thu Hiền



          Đoạn Kiều viếng mộ Đạm Tiên


          Download


          Ngày xuân con én đưa thoi,
          40./ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
          Cỏ non xanh tận chân trời,
          Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
          Thanh minh trong tiết tháng ba,
          Lễ là tảo mộ, hội là đạp Thanh.
          45./ Gần xa nô nức yến anh,
          Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
          Dập dìu tài tử, giai nhân,
          Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
          Ngổn ngang gò đống kéo lên,
          50./ Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
          Tà tà bóng ngả về tây,
          Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
          Bước dần theo ngọn tiểu khê,
          Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
          55./ Nao nao dòng nước uốn quanh,
          Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
          Sè sè nấm đất bên đường,
          Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
          Rằng: "Sao trong tiết thanh minh,
          60./ "Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?"
          Vương Quan mới dẫn gần xa:
          "Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.
          "Nổi danh tài sắc một thì,
          "Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.
          65./ "Kiếp hồng nhan có mong manh,
          "Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
          "Có người khách ở viễn phương,
          "Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi.
          "Thuyền tình vừa ghé tới nơi,
          70./ "Thì đà trâm gẫy bình rơi bao giờ.
          "Buồng không lạnh ngắt như tờ,
          "Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.
          "Khóc than khôn xiết sự tình,
          "Khéo vô duyên bấy là mình với ta.
          75./ "Đã không duyên trước chăng mà,
          "Thì chi chút ước gọi là duyên sau.
          "Sắm xanh nếp tử xe châu,
          "Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa.
          "Trải bao thỏ lặn ác tà,
          80./ "Ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm!"
          Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
          Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa:
          "Đau đớn thay phận đàn bà!
          "Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
          85./ "Phũ phàng chi bấy hoá công,
          "Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
          "Sống làm vợ khắp người ta,
          "Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.
          "Nào người phượng chạ loan chung,
          90./ "Nào người tiếc lục tham hồng là ai?
          "Đã không kẻ đoái người hoài,
          "Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.
          "Gọi là gặp gỡ giữa đường,
          "Họa là người dưới suối vàng biết cho."
          95./ Lầm dầm khấn khứa nhỏ to,
          Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.
          Một vùng cỏ áy bóng tà,
          Gió hiu hiu thổi một và bông lau.
          Rút trâm sẵn giắt mái đầu,
          100./ Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần.
          Lại càng mê mẩn tâm thần
          Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.
          Lại càng ủ dột nét hoa,
          Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài.
          105./ Vân rằng: "Chị cũng nực cười,
          "Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!"
          Rằng: "Hồng nhan tự nghìn xưa,
          "Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?
          "Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
          110./ "Thấy người nằm đó biết sau thế nào?"
          Quan rằng: "Chị nói hay sao,
          "Một lời là một vận vào khó nghe.
          "Ở đây âm khí nặng nề,
          "Bóng chiều đã ngả dặm về còn xa".
          115./ Kiều rằng: "Những đấng tài hoa,
          "Thác là thể phách, còn là tinh anh,
          "Dễ hay tình lại gặp tình,
          "Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ."
          Một lời nói chửa kịp thưa,
          120./ Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.
          Ào ào đổ lộc rung cây,
          Ở trong dường có hương bay ít nhiều.
          Đè chừng ngọn gió lần theo,
          Dấu giày từng bước in rêu rành rành.
          125./ Mặt nhìn ai nấy đều kinh,
          Nàng rằng: "Này thực tinh thành chẳng xa.
          "Hữu tình ta lại gặp ta,
          "Chớ nề u hiển mới là chị em".
          Đã lòng hiển hiện cho xem,
          130./ Tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời.
          Lòng thơ lai láng bồi hồi,
          Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.



          Chú giải:

          39. Con én đưa thoi: Chim én bay đi bay lại như chiếc thoi đưa.
          40. Thiều quang: ánh sáng tươi đẹp, chỉ tiết mùa xuân. Mùa xuân có 90 ngày (ba tháng), mà đã ngoài 60, tức là đã bước sang tháng ba.
          43. Thanh minh: Là tiết đầu của mùa xuân nhằm vào đầu tháng ba.
          44. Tảo mộ: Quét mồ. Theo tục cổ, đến tiết Thanh minh con cháu đi viếng và sửa sang lại phần mộ của cha mẹ tổ tiên.
          Đạp thanh: Dẫm lên cỏ xanh, chỉ việc trai gái đi chơi xuân, dẫm lên cỏ xanh ngoài đồng, do đó mà gọi hội Thanh minh là hội Đạp thanh.
          45. Yến anh: Chim yến (én), chim anh (có khi đọc là oanh), hai loài chim về mùa xuân, thường hay ríu rít từng đàn. Đây ví với cảnh những đoàn người rộn ràng đi chơi xuân.
          48. Ngựa xe như nước: Ngựa xe qua lại như nước chảy, hết lớp này đến lớp khác.
          áo quần như nêm: ý nói người đông đúc, chen chúc.
          49. Ngổn ngang gò đống kéo lên: Những đoàn người ngổn ngang kéo nhau lên nơi gò đống.
          50. Vàng - vó: Một loại vàng giấy, dùng trong việc đưa ma hoặc lễ hội.
          53. Tiểu khê: Ngòi nước nhỏ.
          62. Ca nhi: Con hát.
          65. Hồng nhan: Má hồng, chỉ người đẹp.
          66. Cành thiên hương: Cành hoa thơm của trời, ví với người đẹp.
          70. Trâm gãy bình rơi: ý nói người đẹp đã chết.
          72. Dấu xe ngựa: Dấu vết xe ngựa của những khách đến chơi bời trước đấy.
          74. Bấy: Biết bao nhiêu.
          77. Nếp tử, xe châu: Quan tài bằng gỗ tử và xe đưa đám tang có rèm hạt châu. Ý nói người khách mua quan tài và thuê xe tang chôn cất Đạm Tiên một cách chu đáo.
          78. Bụi hồng: do chữ hồng trần, nghĩa là đám bụi đỏ.
          Đây muốn ám chỉ nấm mộ nằm bên đường, một nấm mồ lưu lại trong cõi trần gió bụi.
          79. Thỏ bạc, ác vàng: Người xưa cho rằng trong mặt trăng có con thỏ giã thuốc, trong mặt trời có con quạ vàng ba chân.
          82. Châu: Hạt ngọc châu, đây chỉ nước mắt.
          85. Hóa công: Thợ tạo hoá, tức là trời.
          86. Phượng: Chim phượng trống. Loan: Chim phượng mái. Trong văn cổ, loan phượng dùng để chỉ đôi lứa vợ chồng. Ở đây chỉ những khách làng chơi đi lại, chung chạ ái ân với Đạm tiên, ngày trước.
          90. Tiếc lục tham hồng: ý nói luyến tiếc, ham sắc đẹp của giai nhân.
          94. Suối vàng: Do chữ Hoàng tuyền ở dưới đất có mạch suối, mà đất thuộc màu vàng, nên gọi là hoàng tuyền.
          97. Áy: Vàng úa.
          112. Vận vào: ý nói lời nào cũng như ám chỉ vào mình.
          113. Âm khí: Cái khí cõi âm, cõi chết, ở đây chỉ không khí bãi tha ma.
          116. Thể: Thể xác (hữu hình). Phách: Chỉ những cái gì vô hình chỉ dựa vào thể xác mà tồn tại.
          118. Hiển linh: Tỏ sự linh thiêng cho mọi người biết.
          126. Tinh thành: Lòng thành thuần khiết, lòng chí thành.
          128. U hiển: U là tối, chỉ cõi chết. Hiển là sáng rõ, chỉ cõi sống. ý nói: chớ nề kẻ sống, người chết, kẻ cõi âm, người cõi dương.



          Last edited by Thu Hiền; 13-07-2008, 10:46 AM.

          Comment


          • #6
            Tuyệt vời....trên cả tuyệt vời...Cám ơn Thu Hiền nhiều nhiều lắm nha...giọng đọc thật rõ ràng và truyền cảm....lại có đàn nhạc phụ hoạ nữa....hay quá sức là hay hihi.....



            Thân,
            Nahoku
            Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

            Comment


            • #7
              Nguyên Văn Bài Viết Của nahoku View Post
              Tuyệt vời....trên cả tuyệt vời...Cám ơn Thu Hiền nhiều nhiều lắm nha...giọng đọc thật rõ ràng và truyền cảm....lại có đàn nhạc phụ hoạ nữa....hay quá sức là hay hihi.....



              Thân,
              Nahoku
              Huynh khen nhiệt tình ghê làm Hiền cứ tưởng đang ở trên mây chứ . Cám ơn huynh đã có lời khen động viên Hiền nhé !

              Comment


              • #8
                Kiều gặp Kim Trọng

                Truyện Kiều

                Tác giả: Nguyễn Du
                Diễn đọc: Thu Hiền



                Đoạn Kiều gặp Kim Trọng


                Download


                Dùng dằng nửa ở nửa về,
                Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.
                135./ Trông chừng thấy một văn nhân,
                Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
                Đề huề lưng túi gió trăng,
                Sau chân theo một vài thằng con con.
                Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
                140./ Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
                Nẻo xa mới tỏ mặt người,
                Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
                Hài văn lần bước dặm xanh,
                Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.
                145./ Chàng Vương quen mặt ra chào,
                Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.
                Nguyên người quanh quất đâu xa,
                Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
                Nền phú hậu, bậc tài danh,
                150./ Văn chương nết đất, thông minh tính trời.
                Phong tư tài mạo tót vời,
                Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.
                Chung quanh vẫn đất nước nhà,
                Với Vương Quan trước vốn là đồng thân.
                155./ Trộm nghe thơm nức hương lân,
                Một nền Đồng-tước khoá xuân hai Kiều.
                Nước non cách mấy buồng thêu,
                Những là trộm nhớ thầm yêu chốc mòng.
                May thay giải cấu tương phùng,
                160./ Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa.
                Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
                Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
                Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
                Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
                165./ Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.
                Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.
                Bóng tà như giục cơn buồn,
                Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo.
                Dưới cầu nước chảy trong veo,
                170./ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.



                Chú giải:

                136. Tay khấu: Tay cầm cương ngựa. ý nói, buông lỏng dây cương cho ngựa đi thong thả.
                Dặm băng: Như nói dặm đường đi. Băng là lướt đi.
                137. Lưng túi gió trăng: Tức là lưng túi thơ. Những nhà thơ thời xưa hay ngâm phong vịnh nguyệt, nên người ta gọi thơ là phong nguyệt (gió trăng).
                139. Câu: con ngựa non trẻ, xinh đẹp.
                142. Tự tình: Chuyện trò, bày tỏ tâm tình.
                143. Hài văn: Thứ giày thêu mà nho sĩ thời xưa thường dùng.
                Dặm xanh: Dặm cỏ xanh.
                144. Cây quỳnh, cành giao: Cây ngọc quỳnh và cây ngọc giao. Ý nói vẻ khôi ngô tuấn tú của Kim Trọng như làm cho cả một vùng cũng hoá thành đẹp.
                146. Hai Kiều: Hai người con gái xinh đẹp, tức hai chị em Thuý Kiều.
                148. Trâm anh: Trâm là cái trâm để cài búi tóc. Anh là cái dải mũ, hai thứ dùng trang sức cho cái mũ của người sĩ tử, quan chức. Nhà trâm anh: Chỉ những nhà thế tộc phong kiến, có người đỗ đạt, làm quan.
                149. Phú hậu: Giàu có.
                150. Nết đất: Theo lối nhà, theo dòng dõi trong nhà, mạch đất đó có truyền thống văn chương.
                151. Phong tư: Dáng điệu.
                Tài mạo: Tài hoa và dung mạo.
                152. Phong nhã: Phong lưu nho nhã. Hào hoa: Sang trọng phong cách có vẻ quí phái. Vào trong là ở trong nhà, Ra ngoài là ra giao thiệp với đời.
                154. Đồng thân: Bạn cùng học.
                155. Hương lân: Làng xóm, ý nói: vẫn nghe tiếng khen đồn đại ở vùng lân cận.
                156. Đồng tước: Đời tam quốc, Tào Tháo đào sông Chương Hà, bắt được đôi chim sẻ đồng, bèn cho xây ở gần đó một tòa lâu đài, đặt tên là đài Đồng Tước (sẻ đồng), và định hễ đánh thắng Đông Ngô thì bắt hai chị em Đại Kiều và Tiểu Kiều (là vợ Tôn sách và vợ Chu Du) đem về đấy để vui thú cảnh già. Khoá xuân ở đây là khoá kín tuổi xuân, tức cấm cung, tác giả mượn điển cũ để nói lóng rằng: nhà họ Vương có hai cô gái đẹp cấm cung.
                157. Buồng thêu: Buồng người con gái.
                158. Chốc mòng: Tiếng cổ, nghĩa là bấy lâu, bấy nay.
                159. Giải cấu tương phùng: Cuộc gặp gỡ tình cờ.
                160. Đố lá: Hội đố lá, còn gọi là diệp hý, một tục chơi xuân có từ đời nhà Đường. Vào khoảng tháng ba, trai gái đi du xuân, bẻ một cành cây rồi đố nhau xem số lá chẵn hay lẻ để đoán việc may rủi. Đây là dịp để họ làm quen và tìm hiểu nhau.
                161. Bóng hồng: Bóng người con gái. Phụ nữ Trung Quốc thời xưa hay mặc quần đỏ nên gọi là bóng hồng.
                162. Xuân lan, thu cúc: Hai chị em Kiều, mỗi người có một vẻ đẹp riêng, người như lan mùa xuân, người như cúc mùa thu.
                163. Quốc sắc: Sắc đẹp nhất nước, chỉ Thuý Kiều.
                166. Chỉn: Tiếng cổ. Chỉn khôn: chẳng xong, không xong.



                Last edited by Thu Hiền; 13-07-2008, 10:50 AM.

                Comment


                • #9
                  Ây da, cái này hay lắm à nha, quá là công phu, chờ TH làm xong, MM sẽ cho ra Album
                  Mến,
                  MM.

                  Comment


                  • #10
                    Cho mình xin đăng ký một album trước nha......mình thích Kiều từ hồi còn bé , nhưng chỉ đọc thôi chứ không thuộc lòng như mẹ mình.....đã từng mua tới...vài cuốn Kiều rùi hihi....hiện giờ thì nhà chỉ còn có một cuốn thôi , Có một điều nhờ TH giúp là cho mình xin nguyên bài với giọng đọc của TH để mình cài vô máy nghe tai nha ( cho mình xin link download), nếu có thể .
                    Cám ơn TH nhiều lắm.


                    Thân,
                    Nahoku
                    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên Văn Bài Viết Của Minh Mẫn View Post
                      Ây da, cái này hay lắm à nha, quá là công phu, chờ TH làm xong, MM sẽ cho ra Album
                      Mến,
                      MM.
                      Ây da, sao mà tiên sinh khôn quá hà

                      Nguyên Văn Bài Viết Của nahoku View Post
                      Cho mình xin đăng ký một album trước nha......mình thích Kiều từ hồi còn bé , nhưng chỉ đọc thôi chứ không thuộc lòng như mẹ mình.....đã từng mua tới...vài cuốn Kiều rùi hihi....hiện giờ thì nhà chỉ còn có một cuốn thôi , Có một điều nhờ TH giúp là cho mình xin nguyên bài với giọng đọc của TH để mình cài vô máy nghe tai nha ( cho mình xin link download), nếu có thể .
                      Cám ơn TH nhiều lắm.


                      Thân,
                      Nahoku
                      Vậy ra huynh cũng là người mê Kiều ha, Hiền thích Kiều là do cô giáo dạy văn của Hiền giảng Kiều rất hay. Năm đó mới học lớp 9 mà ngay sau khi được học Kiều, Hiền thích quá nên chạy đi mua quyển Kiều nhưng đọc chẳng hiểu gì cả vì Nguyễn Du dùng nhiều điển tích cổ quá. Rồi sau đó cứ mỗi lần đọc lại Kiều lại thấy mình hiểu thêm được một chút. Càng hiểu càng thấy thấm, thấy hay.

                      Do Hiền thu 52 file theo những phân đoạn như Hiền đã chia từ đầu nên Hiền cũng không có 1 file nguyên vẹn từ đầu đến cuối. Vậy từ bây giờ sau mỗi lần đăng Hiền sẽ để link download ngay bên dưới để huynh và các bạn có thể đem về máy nghe nếu thích.



                      Comment


                      • #12
                        Đạm Tiên về báo mộng

                        Truyện Kiều

                        Tác giả: Nguyễn Du
                        Diễn đọc: Thu Hiền



                        Đoạn Đạm Tiên về báo mộng


                        Download


                        Kiều từ trở gót trướng hoa,
                        Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.
                        Gương nga chênh chếch dòm song,
                        Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.
                        175./ Hải đường lả ngọn đông lân,
                        Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà.
                        Một mình lặng ngắm bóng nga,
                        Rộn đường gần với nỗi xa bời bời:
                        "Người mà đến thế thì thôi,
                        180./ "Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!
                        "Người đâu gặp gỡ làm chi,
                        "Trăm năm biết có duyên gì hay không?"
                        Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
                        Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.
                        185./ Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,
                        Tựa nương bên triện một mình thiu thiu.
                        Thoắt đâu thấy một tiểu kiều,
                        Có chiều thanh vận, có chiều thanh tân.
                        Sương in mặt tuyết pha thân,
                        190./ Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
                        Chào mừng đón hỏi dò la:
                        "Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây ?"
                        Thưa rằng: "Thanh khí xưa nay,
                        "Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên.
                        195./ "Hàn gia ở mé tây thiên,
                        "Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu.
                        "Mấy lòng hạ cố đến nhau,
                        "Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng.
                        "Vâng trình hội chủ xem tường,
                        200./ "Mà sao trong sổ đoạn trường có tên.
                        "Âu đành quả kiếp nhân duyên,
                        "Cũng người một hội, một thuyền đâu xa!
                        "Này mười bài mới mới ra,
                        "Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời."
                        205./ Kiều vâng lĩnh ý đề bài,
                        Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm.
                        Xem thơ nức nở khen thầm:
                        "Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường
                        "Ví đem vào tập đoạn Trường
                        210./ "Thì treo giải nhất chi nhường cho ai."
                        Thềm hoa khách đã trở hài,
                        Nàng còn cầm lại một hai tự tình.
                        Gió đâu sịch bức mành mành,
                        Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao.
                        215./ Trông theo nào thấy đâu nào
                        Hương thừa dường hãy ra vào đâu đây.
                        Một mình lưỡng lự canh chầy,
                        Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.
                        Hoa trôi bèo dạt đã đành,
                        220./ Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi !
                        Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi,
                        Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn.
                        Giọng Kiều rền rĩ trướng loan,
                        Nhà Huyên chợt tỉnh hỏi cơn cớ gì:
                        225./ "Cớ sao trằn trọc canh khuya,
                        "Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa ?"
                        Thưa rằng: "Chút phận ngây thơ,
                        "Dưỡng sinh đôi nợ tóc tơ chưa đền.
                        "Buổi ngày chơi mả Đạm Tiên,
                        230./ Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao.
                        "Đoạn trường là số thế nào,
                        "Bài ra thế ấy, vịnh vào thế kia.
                        "Cứ trong mộng triệu mà suy,
                        "Thân con thôi có ra gì mai sau!"
                        235./ Dạy rằng: "Mộng huyễn chắc đâu,
                        "Bỗng không mua não chuốc sầu nghĩ nao!"
                        Vâng lời khuyên giải thấp cao,
                        Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương.
                        Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,
                        240./ Nách tường bông liễu bay ngang trước mành.
                        Hiên tà gác bóng chênh chênh,
                        Nỗi riêng, riêng chạnh tấc riêng một mình.



                        Chú giải:

                        173. Gương nga: Theo truyền thuyết trong cung trăng có chị Hằng Nga, nên thường gọi trăng là "gương nga".
                        174. Vàng gieo ngấn nước: ánh trăng vàng dọi xuống ngấn nước.
                        175. Đông lân: Xóm bên đông, nơi có con gái đẹp ở, cũng giống nghĩa chữ "tường đông" (xem chú thích 38).
                        Hải đường lả ngọn đông lân: Cây hải đường ở xóm đông ngả ngọn xuống.
                        177. Bóng nga: Bóng trăng.
                        179. Người mà: Chỉ Đạm Tiên.
                        181. Người đâu: Chỉ Kim Trọng.
                        186. Triện: Lan can.
                        187. Tiểu Kiều: Xem chú thích 146.
                        188. Phong vận: Yểu điệu.
                        Thanh tân: Thanh tú tưới tắn.
                        189. Sương in mặt tuyết pha thân: ý nói mặt và thân hình người tiểu kiều đó như có sự và tuyết in phủ lấy.
                        190. Sen vàng: Chỉ gót chân người đẹp. Đông Hôn Hầu, đời Tề (Nam Bắc Triều), rất yêu quí phi họ Phan, từng đúc hoa sen bằng vàng lát xuống nền nhà, để cho nàng đi lên rồi khen rằng: "Bộ bộ sinh liên hoa" (mỗi bước đi nở ra một hoa sen).
                        Lãng đãng: Tiếng cổ, có nghĩa là đi từ từ chậm chậm, chập chờn mờ tỏ.
                        192. Đào nguyên: Đời Tần có một người đánh cá chèo thuyền ngược theo một dòng suối đi mãi tới một khu rừng trồng toàn đào, thấy nơi đó có một cảnh sống tuyệt đẹp như nơi tiên ở. Người sau dùng chữ "nguồn đào" hay "động đào" để chỉ cảnh tiên.
                        193. Thanh khí: "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" (cùng một thứ tiếng thì ứng với nhau, cùng một loại khí thì tìm đến nhau).
                        195. Hàn gia: Hèn là nghèo, gia là mọn, nhà xoàng, lạnh lẽo, nói khiêm tốn.
                        Tây thiên: Phía trời đàng tây, hoặc cánh đồng phía tây.
                        197. Hạ cố: Trông xuống, chiếu cố đến nhau.
                        198. Hạ tứ: Ban xuống, ban cho. Cả câu: Hai bài thơ của Kiều lời đẹp ý hay, thật quý báu như là ném cho những hạt châu, gieo cho những thỏi vàng vậy.
                        200. Đoạn trường: Đứt ruột, chỉ sự đau đớn bi thương. Số đoạn trường: Sổ ghi tên những người phụ nữ bạc mệnh.
                        201. Quả kiếp nhân duyên: Quả là kết quả. Nhân là nguyên nhân, ý nói duyên (tốt) hay kiếp (xấu) cũng là có nhân với quả cả.
                        208. Tú khẩu, cẩm tâm: Miệng thêu, lòng gấm. Ý nói thơ Kiều làm rất hay.
                        222. Đòi cơn: Nhiều cơn.
                        223. Trướng loan: Màn có thêu chim loan.
                        224. Nhà huyên: chỉ vào bà mẹ. Huyên là cây hoa hiên, theo thuyết cổ, có tính chất làm quên sự lo phiền.
                        226. Hoa lê: Ví với người đẹp, giọt mưa ví với giọt nước mắt.
                        228. Dưỡng sinh: Nuôi dưỡng và sinh ra, chỉ công ơn cha mẹ.
                        238. MạchTương: Dòng nước mắt. Tương là tên một con sông ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) chảy vào hồ Động Đình. Ngày xưa, vua Thuấn đi tuần thú, chết ở phương xa, hai người vợ vua là Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm, đến ngồi trên bờ sông Tương, khóc rất thảm thiết, nước mắt vẩy ra những khóm trúc xung quanh, làm cho trúc đó hoá thành những điểm lốm đốm. Về sau, các nhà văn thường dùng chữ mạch Tương, giọt Tương để chỉ nước mắt phụ nữ.



                        Last edited by Thu Hiền; 13-07-2008, 10:54 AM.

                        Comment


                        • #13
                          Kim Trọng tương tư

                          Truyện Kiều

                          Tác giả: Nguyễn Du
                          Diễn đọc: Thu Hiền



                          Đoạn Kim Trọng tương tư


                          Download


                          Cho hay là giống hữu tình,
                          Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong.
                          245./ Chàng Kim từ lại thư song,
                          Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
                          Sầu đong càng lắc càng đầy,
                          Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
                          Mây Tần khóa kín song the,
                          250./ Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao.
                          Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
                          Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
                          Buồng văn hơi giá như đồng,
                          Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.
                          255./ Mành Tương phất phất gió đàn,
                          Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.
                          Ví chăng duyên nợ ba sinh,
                          Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.
                          Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người,
                          260./ Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi.
                          Một vùng cỏ mọc xanh rì,
                          Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu !
                          Gió chiều như giục cơn sầu,
                          Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu.
                          265./ Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều,
                          Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang.
                          Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
                          Cạn dòng lá thắm đứt đường chim xanh.
                          Lơ thơ tơ liễu buông mành,
                          270./ Con oanh học nói trên cành mỉa mai.
                          Mấy lần cửa đóng then cài,
                          Dẫy thềm hoa rụng, biết người ở đâu ?
                          Tần ngần đứng suốt giờ lâu,
                          Dạo quanh chợt thấy mái sau có nhà.
                          275./ Là nhà Ngô Việt thương gia,
                          Buồng không để đó người xa chưa về.
                          Lấy điều du học hỏi thuê,
                          Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang.
                          Có cây, có đá sẵn sàng,
                          280./ Có hiên Lãm thúy, nét vàng chưa phai.
                          Mừng thầm chốn ấy chữ bài,
                          Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây.
                          Song hồ nửa khép cánh mây,
                          Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông.
                          285./ Tấc gang động khóa nguồn phong,
                          Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra.



                          Chú giải:

                          244. Tơ mành: Sợi tơ mong manh. Hai chữ này chỉ chung Kiều và Kim Trọng để kết thúc đoạn nói về Kim Trọng.
                          245. Thư song: Chỗ cửa sổ phòng đọc sách.
                          246. Biếng khuây: Không khuây.
                          247. Sầu đong càng lắc càng đầy: ý nói mối sầu tương tư, càng ngày càng chồng chất lên mãi.
                          249. Mây Tần khóa kín song the: Mây che kín cửa sổ phòng Kiều.
                          251. Tuần trăng khuyết: Khuyết hết cả một tuần trăng (cứ mỗi kì trăng tròn, gọi là một tuần trăng). Chỉ thời gian suốt cả tháng.
                          Đĩa dầu hao: Đĩa dầu hao cạn (vì đèn bị thắp khuya).
                          254. Ý cả câu: Bút để lâu không viết đến ngọn bị khô đi, đàn để lâu không gẩy đến dây bị chùng lại. Ý nói Kim Trọng buồn trong tương tư, bỏ cả việc học hành và gẩy đàn.
                          255. Mành Tương: Mành làm bằng trúc núi Tương.
                          257. Ba sinh: Do chữ Tam sinh, nghĩa là ba kiếp luân chuyển: "Quá khứ", "hiện tại" và "vị lai" của con người.
                          260. Kỳ ngộ: Sự gặp gỡ kì lạ.
                          264. Vi lô: Cây lau, cây sậy.
                          266. Lam Kiều: Vùng đất thuộc Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Bùi Hàng, đời Đường, khi thi hỏng về, gặp Vân Kiều tặng bài thơ, có câu: "Lam Kiều tiện thị thần tiên quật, hà tất khi (kì) khu thướng ngọc kinh" (cầu Lam là cái tổ tiên đó, hà tất phải vất vả lên đế đô để thi cử làm gì). Về sau, Hàng đi qua một nơi, gọi là Lam Kiều, khát nước, vào xin nước một nhà bà lão gần đấy thấy Vân Anh, (em Vân Kiều), cháu gái bà, người tuyệt đẹp, Hàng ngỏ ý cầu hôn, bà lão bảo: Bà cần dùng cối ngọc và chày ngọc để giã thuốc huyền sương (thứ thuốc tiên), nếu có những thứ ấy làm sính lễ sẽ gả con cho. Hàng về tìm được cối và chày ngọc đưa đến, lại ở đấy giã thuốc cho bà lão một trăm ngày, rồi lấy Vân Anh và sau hai vợ chồng cùng lên cõi tiên. Ở đây, Lam Kiều chỉ chỗ nhà ở của Kiều.
                          268. Lá thắm: Do chữ Hồng diệp. Vu Hựu, đời Đường, một hôm đi chơi, bắt được chiếc lá đỏ trôi trên ngòi nước từ cung vua chảy ra. Trên lá có đề một bài thơ, Vu Hựu bèn để lại hai câu thơ vào chiếc lá đỏ khác, rồi đem thả nơi đầu ngòi nước, cho trôi vào cung vua. Hàn thị, người cung nữ thả lá đỏ khi trước, lại bắt được lá đỏ của Vu Hựu. Về sau, nhờ dịp vua phóng thích cung nữ, Vu Hựu lấy được Hàn thị.
                          Chim xanh: Người ta thường gọi sứ giả đưa tin là "chim xanh" (thanh điểu). Câu này ý nói: Khó thông tin tức mối manh với Thuý Kiều.
                          275. Ngô Việt thương gia: Nhà đi buôn ở nước Ngô, nước Việt (đi buôn xa, nay Ngô, mai Việt).
                          279. Đá: Đây chỉ núi giả (ta thường gọi là núi non bộ) do những tảng đá xếp thành.
                          280. Lãm Thúy: tên cái hiên của nhà Ngô Việt thương gia. Vì có chữ Thúy trùng với một chữ trong tên Kiều nên Kim Trọng mới mừng thầm là có duyên số tiền định.
                          281. Bài: Bày ra, xếp đặt sẵn, do chữ "an bài".
                          283. Song hồ: Cửa sổ dán giấy. Cánh mây: Cánh cửa sổ.
                          285-286. Ý nói: Cửa động bị khoá, cửa nguồn bị ngăn, cho nên tuy nhà Kiều gần có gang tấc, mà vẫn là xa xôi cách trở.



                          Last edited by Thu Hiền; 13-07-2008, 10:59 AM.

                          Comment


                          • #14
                            Kim Kiều trao vật làm tin

                            Truyện Kiều

                            Tác giả: Nguyễn Du
                            Diễn đọc: Thu Hiền



                            Đoạn Kim Kiều trao vật làm tin


                            Download


                            Nhẫn từ quán khách lân la,
                            Tuần trăng thấm thoắt nay đà thèm hai.
                            Cách tường phải buổi êm trời,
                            290./ Dưới đào dường có bóng người thướt tha.
                            Buông cầm xốc áo vội ra,
                            Hương còn thơm nức, người đà vắng tanh.
                            Lần theo tường gấm dạo quanh,
                            Trên đào nhác thấy một cành kim thoa.
                            295./ Giơ tay với lấy về nhà:
                            "Này trong khuê các đâu mà đến đây?
                            "Gẫm âu người ấy báu này,
                            "Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!"
                            Liền tay ngắm nghía biếng nằm,
                            300./ Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai.
                            Tan sương đã thấy bóng người,
                            Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ.
                            Sinh đà có ý đợi chờ,
                            Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng:
                            305./ "Thoa này bắt được hư không,
                            "Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?"
                            Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:
                            "Ơn lòng quân tử sá gì của rơi.
                            "Chiếc thoa nào của mấy mươi
                            310./ "Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!"
                            Sinh rằng: "Lân lý ra vào
                            "Gần đây nào phải người nào xa xôi.
                            "Được rày nhờ chút thơm rơi
                            "Kể đà thiểu não lòng người bấy nay!
                            315./ "Bấy lâu mới được một ngày
                            "Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là."
                            Vội về thêm lấy của nhà
                            Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông.
                            Bậc mây rón bước ngọn tường
                            320./ Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe?
                            Sượng sùng giữ ý rụt rè
                            Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu.
                            Rằng: "Từ ngẫu nhĩ gặp nhau.
                            "Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn.
                            325./ "Xương mai tính đã rũ mòn
                            "Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay!
                            "Tháng tròn như gởi cung mây
                            "Trần trần một phận ấp cây đã liều!
                            "Tiện đây xin một hai điều
                            330./ "Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?"
                            Ngần ngừ nàng mới thưa rằng:
                            "Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong,
                            "Dù khi lá thắm chỉ hồng
                            "Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
                            335./ "Nặng lòng xót liễu vì hoa
                            "Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa!"
                            Sinh rằng: "Rày gió mai mưa
                            "Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi!
                            "Dù chăng xét tấm tình si
                            340./ "Thiệt đây mà có ích gì đến ai?
                            "Chút chi gắn bó một hai
                            "Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh.
                            "Khuôn thiêng dù phụ tấc thành
                            "Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời.
                            345./ "Lượng xuân dù quyết hẹp hòi
                            "Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!"
                            Lặng nghe lời nói như ru
                            Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng.
                            Rằng: "Trong buổi mới lạ lùng
                            350./ "Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang!
                            "Đã lòng quân tử đa mang
                            "Một lời vàng tạc đá vàng thủy chung."
                            Được lời như cởi tấm lòng
                            Giở kim hoàn với khăn hồng trao tay.
                            355./ Rằng: "Trăm năm cũng từ đây
                            "Của tin gọi một chút này làm ghi."
                            Sẵn tay khăn gâm quạt quỳ
                            Với cành thoa ấy tức thì đổi trao.
                            Một lời vừa gắn tất giao
                            360./ Mái sau dường có xôn xao tiếng người.
                            Vội vàng lá rụng hoa rơi
                            Chàng về viện sách nàng dời lầu trang.
                            Từ phen đá biết tuổi vàng
                            Tình càng thấm thía dạ càng ngẩn ngơ.
                            365./ Sông Tương một dải nông sờ
                            Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia.
                            Một tường tuyết trở sương che
                            Tin xuân đâu dễ đi về cho năng.



                            Chú giải:

                            287. Nhẫn từ: Kể từ khi (tiếng cổ).
                            293. Tường gấm: Do chữ cẩm tường, bức tường gạch có vẽ hoa như gấm (một cách tô điểm văn hoa).
                            294. Kim thoa: Cái thoa gài tóc bằng vàng.
                            296. Khuê các: Buồng lầu, nơi ở của con gái nhà sang trọng.
                            305. Hư không: Bỗng không, tự nhiên.
                            306. Hợp phố: Tên một quận, trước thuộc Giao châu, nay thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Theo Hán sử: Nguyên xưa, ven bể quận Hợp Phố có loại trai sinh ra một loại ngọc quý, nhưng vì bọn quan tước tham nhũng, bắt nhân dân đi mò ngọc cho chúng, dân tình khổ cực, nên ngọc trai biến đi nơi khác hết. Về sau, có vị quan thanh liêm là Mạnh Thường đến nhận chức, cải cách chính sự, bãi lệnh mò ngọc, thì ngọc trai lại dần dần trở về. Do đó, người ta thường nói "Châu về Hợp Phố" (Hợp Phố châu hoàn), để chỉ những trường hợp vật báu đã bị mất lại trở về với chủ cũ.
                            311. Lân lý: Nguyên nghĩa là xóm và làng, đây dùng như nghĩa bà con láng giềng.
                            316. Niềm tây: Nỗi lòng, chút tâm sự riêng.
                            320. Người hôm nọ: Người gặp gỡ hôm đi thanh minh.
                            Chăng nhe: (từ cổ) phải chăng là.
                            322. Kẻ: Chỉ Kim Trọng. Người: Chỉ Kiều. Kim Trọng nhìn tỏ mặt Kiều, mà Kiều thì e thẹn cúi đầu.
                            323. Ngẫu nhĩ: Tình cờ, cũng như "ngẫu nhiên".
                            324. Chồn: Mệt mỏi, ý nói sốt ruột lắm.
                            325. Xương mai: Xương vóc gầy. Cây mai, thân và cành nhỏ bé, nên người ta thường gọi những người xương vóc gầy là mai cốt (xương mai).
                            Rũ mòn: Gầy mòn, ý nói tương tư mà gầy mòn đi.
                            327-328: ý nói suốt tháng tâm thần như gửi ở cung trăng.
                            330. Đài gương: Giá cao, trên mặt chiếc gương lớn và hộp đựng đồ trang sức của phụ nữ. Trong văn cổ, thường mượn chữ đài gương để chỉ người phụ nữ.
                            Dấu bèo: ý nói thân phận hèn mọn như cánh bèo trôi nổi mặt nước. Ở đây là lời Kim Trọng tự nói khiêm.
                            332. Băng tuyết: ý nói trong sạch, thanh bạch. Chất hằng: Một thể chất lúc nào cũng như thế.
                            Phỉ phong: Hai thứ rau, người ta dùng lá và củ nấu canh hoặc muối dưa làm món ăn hàng ngày. Ý cả câu: Gia đình vốn thanh bạch, mà tư chất thì cũng bình thường, không có tài sắc gì, lời Kiều tự khiêm (Bốn chữ trên nói gia đình, bốn chữ dưới nói bản thân).
                            333. Lá thắm: đã giảng ở câu 268.
                            Chỉ hồng: Do chữ xích thằng (sợi dây đỏ) theo sách Tục U quái lục: Vi Cố, người đời Đường, đi cầu hôn, vào nghỉ quán trọn, gặp một ông già ngồi dưới bóng trăng, mở cái túi vải, đang kiểm sổ sách. Vi Cố hỏi, ông già trả lời: Đây là sổ sách hôn nhân, và chiếc túi vải này dùng đựng những dây đỏ (xích thằng) dùng để buộc chân đôi vợ chồng. Do điển này mà có những danh từ: "chỉ hồng", "tơ hồng" để chỉ việc nhân duyên vợ chồng, và "Nguyệt lão" (ông già dưới trăng), "Trăng già", "ông Tơ", để chỉ người làm mối mai. Tục xưa: khi cưới vợ, thường làm lễ Tơ hồng, tức là tế ông Nguyệt lão xe dây đỏ đó.
                            339. Dù chăng: Dù chẳng, nếu không.
                            343. Khuôn thiêng: Khuôn tạo hóa, chỉ trời. Khuôn do chữ quân, tức là cái khuôn dùng để nặn đồ gốm. Người xưa ví tạo hoá đúc nặn ra muôn vật như cái khuôn nặn ra các đồ gốm, nên gọi Tạo hoá là Hồng quân, Thiên quân, (khuôn trời).
                            Tấc thành: Tấc lòng chân thành, thành thực.
                            345. Lượng xuân: Nguyên nghĩa là tấm lòng tốt đẹp như mùa xuân. Còn có thể giải là tấm lòng của người phụ nữ trẻ tuổi, xinh đẹp.
                            348. Chiều xuân: Như nói tứ xuân (Xuân tứ).
                            Nét thu: Nét thu ba, nét sóng thu, tức con mắt.
                            352. Đá vàng: Do chữ kim thạch. Kim đây là loài đồng, chỉ chuông đồng, vạc đồng; thạch là đá, chỉ bia đá. Thời xưa, những việc lớn, những công đức hay châm ngôn, thường được người ta khắc vào chuông đồng, bia đá, để lưu truyền thiên cổ. Do đó, người ta thường dùng danh từ kim thạch để chỉ cái gì có tính cách vĩnh cửu bền vững, không thay đổi được, như ghi tạc vào vàng đá. Đây nói: Kiều nhận lời gắn bó với Kim Trọng, và xin ghi tạc lời đó, như ghi tạc vào vàng đá.
                            357. Quạt quỳ: Chiếc quạt bằng lá quỳ vẽ hoa.
                            359. Tất giao: Sơn và keo, chỉ tình nghĩa gắn bó bền chặt với nhau như hai chất keo và sơn.
                            362. Lầu trang: Lầu trang điểm, chỉ dùng lầu ở của phụ nữ.
                            363. Đá biết tuổi vàng: Muốn xem vàng bao nhiêu tuổi, xấu tốt thế nào, người ta thường dùng thứ đá cuội đen để thử, gọi là hòn đá thử vàng. Qua sự trao đổi, Kim-Kiều đã hiểu biết và yêu nhau, như đá biết rõ tuổi vàng.
                            365. Sông Tương: Hai câu này lấy ý ở bài thơ trong Tình sử:
                            " Quân tại Tương giang đầu,
                            Thiếp tại Tương giang vĩ,
                            Tương tư bất tương kiến,
                            Đồng ẩm Tương giang thủy"

                            Dịch nghĩa:
                            Chàng ở đầu sông Tương,
                            Thiếp ở cuối sông Tương,
                            Nhớ nhau mà chẳng thấy nhau,
                            Cùng uống nước sông Tương.
                            367. Tuyết trở sương che: ý nói bức tường của nhà Kiều với nhà Kim Trọng như có tuyết sương ngăn trở, che khuất khiến cho hai người khó gặp gỡ trao đổi tin tức.



                            Last edited by Thu Hiền; 13-07-2008, 11:04 AM.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên Văn Bài Viết Của Thu Hiền View Post
                              Ây da, sao mà tiên sinh khôn quá hà



                              Vậy ra huynh cũng là người mê Kiều ha, Hiền thích Kiều là do cô giáo dạy văn của Hiền giảng Kiều rất hay. Năm đó mới học lớp 9 mà ngay sau khi được học Kiều, Hiền thích quá nên chạy đi mua quyển Kiều nhưng đọc chẳng hiểu gì cả vì Nguyễn Du dùng nhiều điển tích cổ quá. Rồi sau đó cứ mỗi lần đọc lại Kiều lại thấy mình hiểu thêm được một chút. Càng hiểu càng thấy thấm, thấy hay.

                              Do Hiền thu 52 file theo những phân đoạn như Hiền đã chia từ đầu nên Hiền cũng không có 1 file nguyên vẹn từ đầu đến cuối. Vậy từ bây giờ sau mỗi lần đăng Hiền sẽ để link download ngay bên dưới để huynh và các bạn có thể đem về máy nghe nếu thích.



                              Cám ơn TH nhiều lắm , nhưng sao mình không download được.........


                              Thân,
                              Nahoku
                              Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                              Comment

                              Working...
                              X