Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thơ Haiku trên thế giới (Lê Minh Uyên chọn & dịch)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thơ Haiku trên thế giới (Lê Minh Uyên chọn & dịch)

    Thơ Haiku trên thế giới
    (Lê Minh Uyên chọn & dịch)


    Jean Antonini (Pháp)
    Lá chết
    trong ánh sáng mùa thu
    lặng lẻ

    (Feuilles mortes
    dans la lumière d'automne
    tranquillement)



    Garry Gay (Mỹ)
    Tôi lang thang
    trong rừng hoang
    với gió thu

    (I wander
    the backwoods
    with the autumn wind)



    George Marsh (Anh)
    Trong bóng tối
    ngồi với cây cao su
    nghe mưa rơi

    (In the dark
    sitting with my rubber plant
    listening to the rain)



    Humberto Del Maestro (Ba Tây)
    Trăng mỏi mệt
    ngủ một chốc
    trong lòng sông

    (A lua, cansada,
    adormeceu por instantes
    no leito do rio)



    María Pilar Alberdi ( Tây Ban Nha)
    Dưới lòng đất
    vươn lên một cánh huệ
    tạo chiếc bóng

    (Bajo la tierra
    crece un lirio que
    ser asombro)



    Zoi Savina ( Hi Lạp)
    Tôi sẽ là nước
    trôi khắp nơi
    vào tận môi em

    (Je serai l'eau
    coulant partout
    jusqu'à tes lèvres)



    Hiryoshi Tagawa (Nhật)
    Chớp lóe xa xăm
    là dấu hiệu
    phải đọc thánh kinh

    (Seisho yome
    to sasou haruka
    na inazuma-wa )



    Alexey Andreyev ( Nga)
    Những giọt nước mưa
    trên mắt kính
    là mùa xuân đã qua

    (Kapli dozhdya
    na steklax ee ochkov: vesna
    uzhe nedaleko )



    Georges Hartmann (Ðức)
    Môi đỏ thắm
    váy ngắn củn cởn
    đấy là mùa xuân

    (Knallrote Lippen,
    Minirock und Netzstrümpfe,
    das nenn ich Frühling)



    Krzysztof Karwowski ( Ba Lan)
    Ðêm. Hai cây
    hai người
    thì thầm?

    (Noc. Dwa drzewa -
    dwie postacie...
    rozmawiaja?)



    Ertore José Palmero (Á Căn Ðình)
    Từ ngọn đồi
    nhìn ra biển cả, xóm thôn
    và vầng trăng mới lên

    (From the hill top,
    view the sea, the hamlet
    and the new moon.)



    Janice M. Bostok (Úc)
    Một giọt nước
    đọng trong tách trà
    ánh sáng mùa đông

    (A little liquid
    in the tea cup gathers in
    the winter light)



    Ernst Ferstl (Áo)
    Cỏ thở luồng khí mới
    đêm cạn giòng nước mắt
    trên đôi má của mây

    (Gräser atmen auf
    Die Nacht hat sich ausgeweint
    an Wolkenwangen)



    Cyril Childs ( Tân Tây Lan)
    Sau ngày nghỉ
    hột cát
    trong túi tôi

    (after the holiday -
    sand...
    in my pocket)



    Harsangeet Kaur Bhullar (Tân Gia Ba)
    Hồ sao sáng
    ánh trăng phản chiếu
    lay động cùng em

    (starlit pool
    the moon's reflection
    shifting with you )



    Mirjana Bozin (Nam Tư)
    Ngửng đầu
    hái một trái táo
    chợt thấy vầng trăng

    (Podigoh glavu
    da uberem jabuku
    ugledah Mesec)

  • #2
    Haiku (Từ Wikipedia)

    Haiku


    Haiku (tiếng Nhật: 俳句) (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu (発句 hokku, phát cú) của những bài renga (連歌 liên ca) có tính trào phúng gọi là renga no haikai (連歌の俳諧) mà sau gọi tắt là haikai (俳諧 bài hài).



    Sự ra đời

    Thể thơ haiku được ra đời vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 - 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson, Masaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay. Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác, nhưng thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi, 3 câu trong cú pháp haiku cũng thường được viết thành một dòng). Chẳng hạn bài thơ con ếch nổi tiếng sau đây của Matsuo Bashō trong tập Xuân nhật (Haru no hi, 1686) viết chung với đồ đệ, có cú pháp 5+7+5 âm tiết:

    古池や Furuikeya (Phư-rư-i-kê-ia)
    蛙飛び込む Kawazu tobikomu (Ka-oa-dư-tô-bi-kô-mu)
    水の音 Mizu no oto (Mi-dư-nô-ô-tô)



    Sự ra đời

    Thể thơ haiku được ra đời vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 - 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson, Masaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay. Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác, nhưng thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi, 3 câu trong cú pháp haiku cũng thường được viết thành một dòng). Chẳng hạn bài thơ con ếch nổi tiếng sau đây của Matsuo Bashō trong tập Xuân nhật (Haru no hi, 1686) viết chung với đồ đệ, có cú pháp 5+7+5 âm tiết:

    古池や Furuikeya (Phư-rư-i-kê-ia)
    蛙飛び込む Kawazu tobikomu (Ka-oa-dư-tô-bi-kô-mu)
    水の音 Mizu no oto (Mi-dư-nô-ô-tô)

    Nội dung thơ Haiku

    Về nội dung có luật cơ bản sau : không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường chỉ diển tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.

    Ôi những hạt sương ( sự kiện hiện tại)
    Trân châu từng hạt (ý nghĩ thứ 1)
    Hiện hình cố hương (ý nghĩ thứ 2)

    Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh.Trong thơ bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa ( không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng ,tuyết trắng ... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).

    Tiếng ve kêu râm ran ( tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
    Như tan vào trong than trong đá
    Ôi, sao tĩnh lặng quá!

    Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả dường như chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện đã quan sát được.

    Cỏ hoang trong đồng ruộng
    Dẫy xong bỏ tại chỗ
    Phân bón!
    Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên.
    Thế giới này như giọt sương kia
    Có lẽ là một giọt sương
    Tuy nhiên, tuy nhiên...
    Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Thông thường trong thơ đưa ra hai hình ảnh : một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn.
    Trăng soi (hình ảnh trừu tượng)
    Một bầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể)
    Khóc than đáy nồi (nơi chốn cụ thể)
    Nhà thơ không giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh nầy, chỉ diễn tả sự vật theo bản chất tự nhiên của nó . Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ , lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới . Một bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn , cảm nhận .
    Chim vân tước bay
    Thở ra sương gió
    Dẫm lướt từng mây
    Thơ như một bài kệ, sàn lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là - "đương hạ tức thị". Nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nẩy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau. Một diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của riêng mình . Kỷ xảo của thơ Haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc . Không có người làm thơ và kẻ đọc thơ, cả hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.

    Thiền tính trong thơ Haiku

    Thơ Thiền Nhật ban đầu cũng chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa, nhưng đến thế kỷ thứ 17 thì thể thơ Haiku ra đời và phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 19 . Người sáng lập loại thơ này là Thiền sư Matsuo Basho. Năm 1680, Matsuo Basho viết bài thơ Con ếch theo lối Haikai - một thể thơ mới (theo thời điểm bấy giờ) mở đường cho thể thơ Haiku. Các bài Haikai của Basho ngắn, gọn, súc tích từ chữ đến ý, cho thấy cái nhìn và thi tứ của nhà thơ. Những người ngưỡng mộ ông tập làm lối thơ này, và thể Haikai trở nên nghiêm trang, chín chắn hơn để dần trở thành thể Haiku, nói lên cái quan niệm và ghi lại sự rung động của nhà thơ. Sau Basho, có ba nhà thơ lớn của Haiku lần lượt xuất hiện, hợp cùng Basho thành tứ trụ của Haiku Nhật Bản: Basho , Buson , Issa , Shiki .

    Trong bài thơ sau đây của Basho :

    Fu ru i ke ya Trong ao xưa
    Ka e ru to bi ko mu Con ếch nhảy vào
    Mi zu no o to Tiếng nước khua

    Chỉ vài chữ : một ao nước, một con ếch nhảy , một tiếng nước khua động cũng diễn tả đầy đủ cảnh vật , không dông dài , nhưng luôn luôn đủ ý .Như vậy Haiku là một loại thơ thiền , một cách tập nhìn sự vật đơn giản , thuần khiết . Ðây là một quan hệ biện chứng giữa tĩnh và động như một công án, một tiếng chuông chiêu mộ thức tỉnh ngộ tính con người.

    Thi nhân ghi lại những bức xúc của mình đối với sự biến chuyển trong khoảnh khắc của thiên nhiên đang xảy ra trước mặt. Vạn vật thì thường trôi nổi lững lờ đối với kẻ vô tình mà thật ra đang nói muôn triệu điều trong từng mỗi khắc giây. Người không thấy, người không nghe vì người không chịu nhìn, chịu nghe hay người không biết đấy thôi.

    Haiku là một nghệ thuật tổng hợp tinh tế tuyệt vời giữa Phật giáo và Lão Giáo trong thế giới Thiền thi, giữa cụ thể và trừu tượng, giữa ẩn dụ và phân tích, giữa thiên nhiên vũ trụ và nội tâm con người . Vạn vật và vũ trụ đều có nguồn gốc từ Đạo, theo sự sinh hóa vô thường và kiếp người cũng chỉ là phù sinh hư ảo . Điều nói ra được thì hữu hạn, mà ý lại vô hạn . Ðiều mà thơ muốn mọi người lãnh hội chẳng phải là điều có thể nói được mà là những điều mà thơ chưa nói ra . Cái tiểu vương quốc của những con chữ gò bó chải chuốt bỗng vươn mình ảo hóa trở thành một vũ trụ siêu hình .Trong thơ Haiku có sự dung hợp giữa Thiền và Thơ, vì thơ biểu lộ tình cảm và thơ có thể tải đạo . Thơ Haiku đi từ một sự vật cụ thể thật nhỏ nhoi tầm thường để dẫn dắt người đọc đi vào cõi mênh mông bát ngát không hình tượng , như một thiền sư đã nói : "Gom góp tất cả lời nói để hoàn thành một câu, vò cả đại thiên thế giới thành một hạt bụi" . Nhà thơ William Blake cũng có nói : “Cả vũ trụ trong một hạt cát (a world in a grain of sand)”.

    "Từ trong hạt bụi ngu ngơ ấy
    Mưa nắng vô thường sây sát nhau ."

    Ðể cuối cùng người thơ đốn ngộ được :

    "Từ trong hạt cát hằng sa đó
    Vũ trụ Chân Như sáng nhiệm mầu ."

    Với dân tộc Nhật Bản, haiku được xem như tinh hoa của văn hóa dân tộc. Dưới góc nhìn của Thiền tông, haiku là thể thơ đặc biệt có thể hàm chứa được thực tại nhiệm mầu trong vỏn vẹn 17 âm tiết, vừa sâu lắng uyên thâm, lại vừa đơn sơ giản dị, nhiều khi trở thành phương tiện hữu hiệu truyền tải một công án để các môn sinh tu tập Thiền. Chủ đề của thơ haiku thường lồng vào khung cảnh của bốn mùa.
    [sửa] Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku

    Ngoài những đề tài về thiên nhiên, Haiku còn có đề tài về mẹ. Hình ảnh nầy thường thấy ở trong thơ Issa và Basho. Mẹ là thơ. Mẹ và thơ mãi khắn khít nhau như hình với bóng. Hình ảnh mẹ càng cần cù, mộc mạc bao nhiêu lại càng nên thơ bấy nhiêu. Trong ngôn ngữ thi ca của thế giới, dân tộc nào cũng có những vần thơ chứa chan tình mẹ. Mẹ hiển hiện trên đường về, trên từng ngõ hồn sâu kín. Mẹ là chất liệu kết tinh của tất cả những thiên anh hùng ca, những đại sử thi, những trường thiên tình sử và cả trong những vần thơ Haiku đơn sơ, thâm thúy. Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku lại càng bát ngát, phiêu diêu hơn bao giờ hết:

    Đến đây nào, với tôi cùng chơi đùa chim sẻ không còn mẹ trên đời. Issa

    Mẹ yêu ơi ! mỗi khi nhìn thấy biển khi thấy biển khơi. Issa

    Tóc mẹ còn đây tan trong lệ nóng sương mùa thu bay. Issa

    Hoa trong thơ Haiku Qua bài "Cánh hoa anh đào muôn thuở" Busho đề cập đến vấn đề vô thường:

    Nhiều chuyện
    làm nhớ lại
    Hoa anh đào

    Hoa anh đào đối với người Nhật có ý nghĩa đặc biệt, nhìn hoa anh đào khiến người ta chợt nhớ bao mùa hoa anh đào trong quá khứ. Còn nói theo ngôn ngữ nhà Phật, hoa anh đào là biểu tượng của sự vô thường trong cuộc đời.

    Một bài thơ Haiku khác nói lên hình ảnh của một loài hoa mong manh, mang kiếp sống phù du, giữa màn đêm sương khói huyền ảo, âm thầm lặng lẽ hé nở những cánh mỏng lụa là, như đem sức sống cuộn trào vào từng hơi thở của người thưởng ngoạn, phải chăng đó là một niềm hy vọng bí ẩn, khó hiểu của một loài hoa kiều diễm mang tên Nữ Hoàng Đêm. Người thơ hình như đã nhập thân vào loài hoa khêu gợi đó, để từ đó chiêm nghiệm được quá trình nở hoa " sinh sinh hoá hóa" từ bên trong : khởi đầu một cành cây trơ … đến một cái gì nhu nhú dưới phiến lá …. rồi xuất hiện một nụ trắng ngà … từ đó nụ tung cánh bung xòe ra… và cuối cùng là hoa mãn khai toàn vẹn với những cánh xinh xắn nõn nà tỏa hương thơm ngan ngát …

    Nữ Hoàng Đêm mảnh khảnh
    Trong âm thầm hé nụ phô hoa
    Niềm tin yêu huyền bí

    Với màu sắc trắng nhợt nhạt biểu tượng cho sự ngây thơ khờ dại, loài hoa đêm lộng lẫy khát khao nầy đang chờ đợi khai hoa nở nhụy…. đâu biết rằng kiếp sống tạm bợ ngắn ngủi đó sẽ đến hồi chấm dứt khi bình minh chợt sáng, chẳng khác gì bóng câu qua cửa sổ, giọt sương hư ảo trên cành … Những thi ảnh trữ tình, những biểu tượng thâm thúy, những tín hiệu bàng hoàng đã thu hút và dẫn dắt tâm tư người đọc vào một thế giới cao siêu để tự suy niệm về kiếp nhân sinh của con người quanh quẩn trong cuộc sống phù trầm đầy oan khiên nghiệp chướng nầy.

    Cánh hoa mềm êm ái
    Thơm ngát, cầm mình giữa bụi gai
    Trước bình minh chịu chết

    Nắng đã lên, những giọt sương mai lãng đãng, đang vắt vẻo trên nhành cây đọt lá . Những cánh hoa tàn úa đang rơi rụng . Một loài hoa đã chết và một ngày mới bắt đầu. Những hình ảnh của loài hoa mờ ảo đó , không sôi động mà vẫn lặng lẽ ẩn mật trong tâm cảm và tư duy của người thưởng ngoạn, để rồi đem lại những cảm giác lạ lẫm đột nhiên bỡ ngỡ, bàng hoàng, sững sốt giữa níu kéo và hoài nghi… " Ta ngỡ mất mà chưa đành đánh mất Bởi mùi hương ngự trị cánh hoa tàn ….." Một bài thơ Haiku, một bông hoa quỳnh nở rồi tàn, một kiếp phù sinh, một giấc mộng hoàng lương… " Phù bào khoảnh khắc vòng sinh diệt Sớm nở đêm tàn tựa kiếp hoa…" Cái sân khấu tuồng đời đầy hỷ nộ ái ố, tham sân si đã hạ màn theo những cánh hoa tàn ,để lại ngơ ngẩn , bần thần và luyến tiếc … (Tham khảo từ: http://www.oldcottage.net/thohaiku/thohaiku.html )
    [sửa] Niêm luật cơ bản của haiku

    Trong thơ haiku bắt buộc phải có kigo (季語, quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động hay những cái gì đó mà mang đặc trưng của một mùa trong năm.
    Một bài thơ haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả", và kết thúc thường không có gì rõ ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc người đọc.
    Mỗi bài thơ thông thường có cấu trúc âm tiết 5 + 7 + 5 trong ba câu. Tuy nhiên, ngay cả tổ sư của haiku Matsuo Basho cũng đôi khi sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn số âm tiết đã nói trên; chẳng hạn như:

    Tịch liêu
    Thấu xuyên vào đá
    Tiếng ve kêu.

    Ngũ trụ haiku của Nhật Bản

    Matsuo Basho (松尾芭蕉) (1644 - 1694)
    Yosa Buson (与謝蕪村) (1716 - 1784)
    Kobayashi Issa (小林一茶) (1763 - 1828?)
    Masaoka Shiki (正岡子規) (1867 - 1902)
    Yoshiko (善子) (1539 - ~)
    Last edited by Sapa2007; 05-09-2011, 12:48 PM.

    Comment

    Working...
    X