Giới thiệu
(Trích bài giới thiệu của nhà thơ Phan-xi-păng -Mạng TTVNFPT cũ)
Từ thể cổ phong và thể Đường luật, các thi sỹ Trung Hoa và Việt Nam trước kia từng sáng tạo thêm một số thể thơ đặc biệt quái chiêu như "song điệp", "tập danh", "khoán thủ", "hồi văn", "triệt hạ", và... "yết hậu", "liên ngâm", "thủ vĩ ngâm"... Ở đây chỉ đề cập về thơ Yết Hậu.
Yết hậu, nghĩa nôm na là "cụt ở sau". Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh định nghĩa: "Yết hậu thi là thể thơ tuyệt cú khôi hài, câu sau chót chỉ có một, hai chữ". Như thế, thơ Yết hậu là thể thơ 4 câu, mỗi câu 5 chữ (ngũ ngôn) hoặc 7 chữ ( thất ngôn). Riêng câu thứ 4 lại chỉ rút gọn một hoặc hai chữ nhưng cực kỳ hàm súc. Thông thường, thơ Yết hậu thiên về vui nhộn, đùa tếu, trào phúng một cách thông minh, tài hoa.
Nức tiếng về thơ Yết hậu ở nước ta, có lẽ là Phạm Thái (1777-1813). Nhà thơ nổi tiếng "lãng mạn-phóng túng-độc đáo" này còn có tên là Phạm Phượng Sinh, tự Đan Phượng, đạo hiệu Phổ Chiêu Thiền sư, tục gọi là Chiêu Lỳ. Tác phẩm của ông thường được lưu truyền là: "Chiến tụng Tây Hồ phú", truyện Nôm "Sơ kính tân trang" và nhiều áng thơ nổi tiếng - mà các bài Yết hậu đến nay mọi người vẫn hay nhắc đến. Ví dụ bài thất ngôn tuyệt cú :
Anh nghiện rượu
Sống ở dương gian đánh chén chè
Chết về âm phủ cắp kè kè
Diêm vương phán hỏi rằng: chi đó ?
Be ! (*)
(*) Be: loại bình thường được dùng để đựng rượu
Hoặc chùm thơ ngũ ngôn pha lục ngôn dưới đây :
Cảnh cha con rượu chè, bài bạc
Ác lặn xăm xăm tới
Gà kêu lẻn lẻn về
Quan ngắn hết, quan dài hết
Ghê !
Một năm mười hai tháng
Một tháng ba mươi ngày
Hũ lớn cạn, hũ bé cạn
Say !
Trông lên nhà đổ đoạn
Trông xuống vách tan rồi
Cha thế ấy, con thế ấy
Thôi !
Nhà thơ lừng danh tài hoa phong nhã Nguyễn Công Trứ (1778-1858), đồng thời với Chiêu Lỳ, cũng rất giỏi thơ Yết hậu. Tương truyền, thuở còn hàn nho, một đêm rằm nọ, Nguyễn tiên sinh mò vào miếu Long thần, ung dung lấy rượu thịt thiên hạ bày cúng mà tì tì đánh chén. Xỉn, ông nâng ly mời Long thần... "dzô 100%" ! Thấy pho tượng chẳng nhúc nhích, Nguyễn Công Trứ bực mình, quật ngửa tượng ra, đổ rượu vào mồm rồi giáng cho mấy tát, xong chân nam đá chân chiêu về nhà... Sáng mai tỉnh dậy, nhớ chuyện, lấy làm hối hận, ông bèn viết ngay một bài Yết hậu đem dán ngay trước cửa Long miếu :
Tạ lỗi Long thần
Hôm qua trời tối đến chơi đây
Đánh phải Long thần mấy cẳng tay
Khi tỉnh thì nào ai có dám !
Say !
Lại một hôm nhác thấy có bà lớn cùng đám tùy tùng đang đi dạo, ông buông ngay một bài Yết hậu cốt ý để bà lớn nghe thấy :
Buổi chiều gió dịu êm
Có bà lớn dạo xem
Phong tư nhường chị Nguyệt
Đâm thèm !
Thoạt nghe 3 câu đầu, phu nhân khoái lắm. Nhưng khi nghe đến 2 chữ kết, bà nổi giận, quay gót vào nội phủ, kể cho chồng là quan tri phủ, hiệu là Tây Pha, nghe...
Nghe xong, quan tri phủ cũng rất cáu nhưng để bụng, đợi gặp dịp sẽ trị thằng ranh con lếu láo. Và dịp ấy xảy ra...
Số là suốt mấy tháng ròng, phủ nhà hạn hán. Quan tri phủ cho lập đàn cầu đảo liên tục mấy ngày mấy đêm vẫn chẳng thấy mưa rơi. Cậu học trò thấy chuyện bày vẽ quá tốn kém mà không hiệu quả gì, bèn viết một bài Yết hậu, đem dán ngay chỗ thiết đàn.
Bài thơ như sau :
Tri phủ cầu mưa rơi
Dân chúng sướng mê tơi
Nửa đêm mở cửa thấy
Trăng soi !
Tri phủ Tây Pha sai lính bắt anh học trò tới công đường, quát :
- Này, thằng ôn ! Ngươi là ai mà dám dán thơ lung tung thế hả ?
Anh học trò đáp tỉnh queo:
- Thưa, tôi là "Vua thơ 17 chữ", là học trò giỏi nhất vùng này. Có lẽ ngài không đi học nên không biết đấy thôi !
- A, thằng láo tợn ! Ngươi tự xưng là học trò, là "vua thơ 17 chữ" nữa, vậy ta ra đề, ngươi phải làm ngay một bài 17 chữ thật đàng hoàng thì ta tha cho, bằng không thì ốm đòn ! Được chứ ?
- Thưa, người xưa thất bộ thành thi, học trò chỉ nhất bộ thành thi thôi ạ. Xin ngài ra đề nhanh nhanh cho !
Quan tri phủ nhìn quanh, thấy bức hoành phi chạm nổi 2 chữ "Tây Pha" của mình, bèn lấy đó làm đề. "Vua thơ 17 chữ" đọc liền một mạch :
Ngày xưa có Đông Pha
Ngày nay có Tây Pha...
Nghe qua 2 câu, quan đắc ý lắm ! Thằng này ví mình với Tô Thúc (1037-1101), nhà thơ kiêm nhà đạo học có hiệu là Đông Pha lừng lẫy đời Tống bên Trung quốc đây.
Chợt, quan giật bắn người khi nghe tiếp đôi câu cuối :
Hai người đem sánh lại :
Khác xa !
Thế này thì quá quắt, chỉ hai chữ thôi mà thằng ranh đã xoay chuyển cả ý nghĩa bài thơ một cách bất ngờ và ... hỗn láo ! Quan tri phủ giận tái mặt, lệnh cho lính nọc anh học trò ra mà quất 17 trượng quắn mông để y nhớ đời. Rồi hằn học :
- Thằng học trò láo toét ! Bị đòn xong, xem ngươi còn đủ sức thơ thẩn nữa không ?
Anh học trò lồm cồm đứng dậy, vừa xoa mông, vừa hít hà, vừa xuất khẩu thành thi :
Làm thơ mười bảy chữ
Bị đánh mười bảy hèo
Huống hồ hàng vạn chữ
Đi teo !
Chà chà ! Vẫn máu ngang ngạnh ! Quan tri phủ bèn sức về lý trưởng quê anh, buộc phải tống cổ thằng học trò ly hương biệt xứ ! Chao ôi ! Xưa kia bị phạt phải rời bỏ làng quê là tủi hổ nhục nhã vô cùng ! Khổ hơn nữa, lý trưởng lại chính là chú ruột của anh. Ông này rất thương cháu nhưng phải chấp hành lệnh quan trên. Ngày tiễn cháu, ông chú cho cháu bộn bề tiền bạc làm lộ phí. Hai chú cháu ôm nhau khóc sướt mưót ]trên quãng đường làng. Chợt chú bảo :
- Cháu thấy chưa ? "Có tài mà cậy chi tài ? Chữ tài liền với chữ tai một vần !". Khi nào cháu cũng tự xưng là vua thơ 17 chữ, phút này sao không giỏi làm thơ 17 chữ nữa đi !
Anh học trò tức thì gạt lệ, ứng tác ngay bài tống biệt :
Làm thơ, bị đuổi làng
May gặp chú giữa đàng
Đôi ta cùng lệ nhỏ
ba hàng !
Ông chú lý trưởng đành... cấm khẩu. Bởi ông bị chột một mắt ! Đến nước này mà "Vua thơ 17 chữ" vẫn còn xỏ ngọt như thế thì quá ư... hết ý !!!
Phan-xi-păng
(Trích bài giới thiệu của nhà thơ Phan-xi-păng -Mạng TTVNFPT cũ)
Từ thể cổ phong và thể Đường luật, các thi sỹ Trung Hoa và Việt Nam trước kia từng sáng tạo thêm một số thể thơ đặc biệt quái chiêu như "song điệp", "tập danh", "khoán thủ", "hồi văn", "triệt hạ", và... "yết hậu", "liên ngâm", "thủ vĩ ngâm"... Ở đây chỉ đề cập về thơ Yết Hậu.
Yết hậu, nghĩa nôm na là "cụt ở sau". Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh định nghĩa: "Yết hậu thi là thể thơ tuyệt cú khôi hài, câu sau chót chỉ có một, hai chữ". Như thế, thơ Yết hậu là thể thơ 4 câu, mỗi câu 5 chữ (ngũ ngôn) hoặc 7 chữ ( thất ngôn). Riêng câu thứ 4 lại chỉ rút gọn một hoặc hai chữ nhưng cực kỳ hàm súc. Thông thường, thơ Yết hậu thiên về vui nhộn, đùa tếu, trào phúng một cách thông minh, tài hoa.
Nức tiếng về thơ Yết hậu ở nước ta, có lẽ là Phạm Thái (1777-1813). Nhà thơ nổi tiếng "lãng mạn-phóng túng-độc đáo" này còn có tên là Phạm Phượng Sinh, tự Đan Phượng, đạo hiệu Phổ Chiêu Thiền sư, tục gọi là Chiêu Lỳ. Tác phẩm của ông thường được lưu truyền là: "Chiến tụng Tây Hồ phú", truyện Nôm "Sơ kính tân trang" và nhiều áng thơ nổi tiếng - mà các bài Yết hậu đến nay mọi người vẫn hay nhắc đến. Ví dụ bài thất ngôn tuyệt cú :
Anh nghiện rượu
Sống ở dương gian đánh chén chè
Chết về âm phủ cắp kè kè
Diêm vương phán hỏi rằng: chi đó ?
Be ! (*)
(*) Be: loại bình thường được dùng để đựng rượu
Hoặc chùm thơ ngũ ngôn pha lục ngôn dưới đây :
Cảnh cha con rượu chè, bài bạc
Ác lặn xăm xăm tới
Gà kêu lẻn lẻn về
Quan ngắn hết, quan dài hết
Ghê !
Một năm mười hai tháng
Một tháng ba mươi ngày
Hũ lớn cạn, hũ bé cạn
Say !
Trông lên nhà đổ đoạn
Trông xuống vách tan rồi
Cha thế ấy, con thế ấy
Thôi !
Nhà thơ lừng danh tài hoa phong nhã Nguyễn Công Trứ (1778-1858), đồng thời với Chiêu Lỳ, cũng rất giỏi thơ Yết hậu. Tương truyền, thuở còn hàn nho, một đêm rằm nọ, Nguyễn tiên sinh mò vào miếu Long thần, ung dung lấy rượu thịt thiên hạ bày cúng mà tì tì đánh chén. Xỉn, ông nâng ly mời Long thần... "dzô 100%" ! Thấy pho tượng chẳng nhúc nhích, Nguyễn Công Trứ bực mình, quật ngửa tượng ra, đổ rượu vào mồm rồi giáng cho mấy tát, xong chân nam đá chân chiêu về nhà... Sáng mai tỉnh dậy, nhớ chuyện, lấy làm hối hận, ông bèn viết ngay một bài Yết hậu đem dán ngay trước cửa Long miếu :
Tạ lỗi Long thần
Hôm qua trời tối đến chơi đây
Đánh phải Long thần mấy cẳng tay
Khi tỉnh thì nào ai có dám !
Say !
Lại một hôm nhác thấy có bà lớn cùng đám tùy tùng đang đi dạo, ông buông ngay một bài Yết hậu cốt ý để bà lớn nghe thấy :
Buổi chiều gió dịu êm
Có bà lớn dạo xem
Phong tư nhường chị Nguyệt
Đâm thèm !
Thoạt nghe 3 câu đầu, phu nhân khoái lắm. Nhưng khi nghe đến 2 chữ kết, bà nổi giận, quay gót vào nội phủ, kể cho chồng là quan tri phủ, hiệu là Tây Pha, nghe...
Nghe xong, quan tri phủ cũng rất cáu nhưng để bụng, đợi gặp dịp sẽ trị thằng ranh con lếu láo. Và dịp ấy xảy ra...
Số là suốt mấy tháng ròng, phủ nhà hạn hán. Quan tri phủ cho lập đàn cầu đảo liên tục mấy ngày mấy đêm vẫn chẳng thấy mưa rơi. Cậu học trò thấy chuyện bày vẽ quá tốn kém mà không hiệu quả gì, bèn viết một bài Yết hậu, đem dán ngay chỗ thiết đàn.
Bài thơ như sau :
Tri phủ cầu mưa rơi
Dân chúng sướng mê tơi
Nửa đêm mở cửa thấy
Trăng soi !
Tri phủ Tây Pha sai lính bắt anh học trò tới công đường, quát :
- Này, thằng ôn ! Ngươi là ai mà dám dán thơ lung tung thế hả ?
Anh học trò đáp tỉnh queo:
- Thưa, tôi là "Vua thơ 17 chữ", là học trò giỏi nhất vùng này. Có lẽ ngài không đi học nên không biết đấy thôi !
- A, thằng láo tợn ! Ngươi tự xưng là học trò, là "vua thơ 17 chữ" nữa, vậy ta ra đề, ngươi phải làm ngay một bài 17 chữ thật đàng hoàng thì ta tha cho, bằng không thì ốm đòn ! Được chứ ?
- Thưa, người xưa thất bộ thành thi, học trò chỉ nhất bộ thành thi thôi ạ. Xin ngài ra đề nhanh nhanh cho !
Quan tri phủ nhìn quanh, thấy bức hoành phi chạm nổi 2 chữ "Tây Pha" của mình, bèn lấy đó làm đề. "Vua thơ 17 chữ" đọc liền một mạch :
Ngày xưa có Đông Pha
Ngày nay có Tây Pha...
Nghe qua 2 câu, quan đắc ý lắm ! Thằng này ví mình với Tô Thúc (1037-1101), nhà thơ kiêm nhà đạo học có hiệu là Đông Pha lừng lẫy đời Tống bên Trung quốc đây.
Chợt, quan giật bắn người khi nghe tiếp đôi câu cuối :
Hai người đem sánh lại :
Khác xa !
Thế này thì quá quắt, chỉ hai chữ thôi mà thằng ranh đã xoay chuyển cả ý nghĩa bài thơ một cách bất ngờ và ... hỗn láo ! Quan tri phủ giận tái mặt, lệnh cho lính nọc anh học trò ra mà quất 17 trượng quắn mông để y nhớ đời. Rồi hằn học :
- Thằng học trò láo toét ! Bị đòn xong, xem ngươi còn đủ sức thơ thẩn nữa không ?
Anh học trò lồm cồm đứng dậy, vừa xoa mông, vừa hít hà, vừa xuất khẩu thành thi :
Làm thơ mười bảy chữ
Bị đánh mười bảy hèo
Huống hồ hàng vạn chữ
Đi teo !
Chà chà ! Vẫn máu ngang ngạnh ! Quan tri phủ bèn sức về lý trưởng quê anh, buộc phải tống cổ thằng học trò ly hương biệt xứ ! Chao ôi ! Xưa kia bị phạt phải rời bỏ làng quê là tủi hổ nhục nhã vô cùng ! Khổ hơn nữa, lý trưởng lại chính là chú ruột của anh. Ông này rất thương cháu nhưng phải chấp hành lệnh quan trên. Ngày tiễn cháu, ông chú cho cháu bộn bề tiền bạc làm lộ phí. Hai chú cháu ôm nhau khóc sướt mưót ]trên quãng đường làng. Chợt chú bảo :
- Cháu thấy chưa ? "Có tài mà cậy chi tài ? Chữ tài liền với chữ tai một vần !". Khi nào cháu cũng tự xưng là vua thơ 17 chữ, phút này sao không giỏi làm thơ 17 chữ nữa đi !
Anh học trò tức thì gạt lệ, ứng tác ngay bài tống biệt :
Làm thơ, bị đuổi làng
May gặp chú giữa đàng
Đôi ta cùng lệ nhỏ
ba hàng !
Ông chú lý trưởng đành... cấm khẩu. Bởi ông bị chột một mắt ! Đến nước này mà "Vua thơ 17 chữ" vẫn còn xỏ ngọt như thế thì quá ư... hết ý !!!
Phan-xi-păng