Trước Đèn Trước Gió
Nhiều lúc muốn quên mà phải nhớ:
Nhớ mình có một chỗ Dung Thân,
Là Quê Hương dẫu lòng tan nát
Muôn dặm đường xa vẫn thấy gần!
Tuổi trẻ tuốt gươm làm tráng sĩ
Cuối đời đi lạc cõi phù vân!
Ơi bè ơi bạn ơi hoa cỏ
Xin để dành ta một mộ phần...
Mài Gươm Phục Hận
Nhiều lúc muốn quên mà phải nhớ:
Nhớ mình có một chỗ Dung Thân,
Là Quê Hương dẫu lòng tan nát
Muôn dặm đường xa vẫn thấy gần!
Tuổi trẻ tuốt gươm làm tráng sĩ
Cuối đời đi lạc cõi phù vân!
Ơi bè ơi bạn ơi hoa cỏ
Xin để dành ta một mộ phần...
Mài Gươm Phục Hận
Sắt mài rồi cũng thành kim, gươm mài rồi hết muốn tìm thù nhân! Chỉ còn kia, một vầng trăng, đêm nao khuyết tưởng mình cầm gươm khua! Trăng không thắng, trăng không thua, gió lay buồn quá lá cờ chiêm bao!
Việt Nam ơi, nói thế nào, ba người ngồi xuống là tao với mày; ba người đứng dậy, chia tay, khoảng không gian trống rỗng đầy hư không! (*) Bội Châu xưa hẳn đau lòng, nhìn non ngó nước mơ mòng chuyện chi?
Chuyện chi ơi chẳng chuyện gì, bao nhiêu nấm mộ đen xì thời gian! Trời bày ra cuộc tang thương, người bày thêm những con đường phân vân! Đi xa thì muốn về gần, gặp nhau mở miệng đếch cần mày tao! Mỗi người một bệ trên cao, một mình mà cũng ồn ào, thật vui!
Đêm đêm ta hỏi ta hoài: “Tại sao mình phải là người Việt Nam? Lớn lên, đi Lính, làm Quan, ba quân tản lạc mình mang kiếp Tù? Bạn ta, kìa Sĩ Quan Dù, giống ta, mình Bộ Binh, ồ, giống nhau!”. Lá cờ bay mãi chiêm bao, gươm mài đến giọt máu đào cạn khô!
Bạn ta tự nhận Hắc Ô, ta thì như kẻ đội mồ đứng lên! Đã là Lính, chẳng còn Tên, soi gương xóa được vết lem, đỡ buồn? Hỡi ơi trăng khuyết trăng tròn, gươm mài gang thép đã mòn thép gang! Phải chi đừng nhỉ Việt Nam, ta đâu đến nỗi lang thang xứ người! (**)
Chú thích:
(*) Nhà chí sĩ Phan Bội Châu có nhiều câu nói thật hay:
1, “Lập thân tối hạ thị văn chương”, Làm người thấp kém nhất, hèn hạ nhất là...làm thơ, viết văn!
2, “Cứ ba người Việt Nam ngồi lại là thành lập được một cái Đảng”.
3, “Đảng Phái còn thì nước mất, Đảng Phái mất, nước mới còn!”
(**) Quốc hiệu Việt Nam do Tàu áp đặt, vua Gia Long năm 1802 lên ngôi đặt tên nước là Nam Việt (chữ Việt bộ Mễ, dư ăn dư để, phù hợp với nghĩa của chữ Gia Long, tăng gia và thịnh vượng), cho sứ sang Tàu xin cầu phong An Nam Quốc Vương, vua Càn Long của Tàu nhớ lại chuyện Triệu Đà xưng Vương nước Nam Việt, mới đây Quang Trung muốn lấy lại hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (đất của Nam Việt), mãi đến năm 1804 mới chấp thuận cho Gia Long làm An Nam Quốc Vương nhưng tên nước phải đảo lộn ngược, từ Nam Việt thành ra Việt Nam, mà chữ Việt của Việt Nam phải viết bằng bộ Tẩu, có nghĩa là Vượt Thoát, Chạy Trốn...từ đây xuống phía Nam rồi chạy trốn đâu nữa kệ nị! Vua Gia Long không chịu, nhưng vẫn sợ Tàu, giữ lại mỗi một chữ Nam. Năm 1820, Minh Mạng kế nghiệp Gia Long, đổi tên nước thành Đại Nam, quốc hiệu này vẫn được vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng triều Nguyễn gìn giữ cho tới ngày buộc lòng phải thoái vị, năm 1945.
Nước ta là một nước Mạnh và To Lớn, Tiên Hoàng Đế họ Đinh từng đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Triều đại Lê kế tiếp đổi là Đại Việt. Từ năm 1820 trở đi là Đại Nam. Không ai nói chữ Đại là Nhỏ, là Yếu, chẳng hiểu tại sao những bậc thức giả đời nay cứ “khẳng khái” cho nước mình là nước Nhược Tiểu, dân tộc mình là Dân Tộc Nhược Tiểu.
Không lẽ chữ Anh Hùng đồng nghĩa với chữ Anh Hèn?
Nhà Thơ:Trần Vấn Lệ
Tên thật TRẦN VẤN LỆ Bút danh khác Trần Trung Tá, Lê Phụng An, Lê Nhiên Hạo... Sinh ngày 31-05-1942 tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận Trưởng thành và dạy học tại Đà Lạt Hiện định cư tại Los Angeles - Hoa Kỳ
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :
Bay Về Đâu Đó Ở Quê Hương, 1992 Hồn Tan Trong Thơ, 1993 Nắng Rớt Vườn Xuân, 1995 Gửi Em Một Đóa Hoa Hồng, 1998 Gửi Bạn Mừng Xuân Người, 1999 Hỏi Sao Không Buồn Cho Được, 2000 Ta Nhớ Người Xa Cách Núi Sông, 2002 Từ Lúc Đưa Em Về Là Biết Xa Ngàn Trùng, 2003 Nếu Bước Chân Ngà Có Mỏi, 2004 Trăm Năm Để Lại, 2005