Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

luật thơ lục bát

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • luật thơ lục bát

    Làm thơ LỤC_BÁT thì các bạn ai cũng biết hết rùi. Nhưng học rồi ko xài để lâu quá nó lục nghề. hôm nay tui xin mạo mụi đăng lại trong thơ LỤC_BÁT nha. có gì thiếu xót thì bỏ qua cho, và có thể thì bổ sung dùm luôn, rất cảm ơn. (cái này tui chỉ coppy lại của người ta thôi)

    Để bắt đầu tập làm thơ , các bạn nên học thơ LỤC BÁT trước . Thể thơ này là thơ chính tông của Việt nam nước ta . Khác với thơ của Trung Hoa, vì thơ Trung Hoa chỉ có vần cuối câu mà thôi . Trong khi đó thơ lục bát của dân tộc ta có vần ở giữa câu .

    Thơ Lục Bát nghĩa là câu thơ đầu có sáu chữ , câu thơ kế có tám chữ , câu tiếp theo là sáu chữ và câu kế tiếp phải là tám chữ và cứ như vậy cho đến khi không còn ý để viết bài thơ .

    Phần 1
    Khi làm thơ bạn phải biết luật Bằng Trắc của thơ

    Những chữ nào có các dấu sắc ' , dấu hỏi ? , dấu ngã ~ và dấu nặng .
    thì người ta gọi là TRẮC .

    Chữ nào có dấu huyền ` và chữ không có dấu nào hết người ta gọi là BẰNG

    Luật của thơ Lục Bát thông thường được định như sau:

    b B t T b B
    b B t T b B t B

    Bằng viết tắc là B
    Trắc viết tắc là T
    Chữ b và chữ t không có viết hoa ở đây nghĩa là chữ này vần Bằng hay vần Trắc cũng được


    Bạn có thể nhớ Luật Bằng Trắc của Thơ Lục Bát như sau:

    Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát , không cần theo luật Trắc hay Bằng
    Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Bằng
    Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Trắc

    Ví dụ 2 câu thơ sau đây:

    Nhiễu ĐIỀU phũ LẤY giá GƯƠNG
    Người TRONG một NƯỚC phải THƯƠNG nhau CÙNG

    Những chữ viết HOA ở đây là theo Luật Bằng, Trắc
    Những chữ viết thường không cần theo luật

    Phần 2
    Khi làm thơ thì phải có ÂM VẦN thì bài thơ mới suôn
    Âm Vần là những phụ âm cuối của các chữ

    Ví dụ:
    ung ùng , ương ường , iu iều .v . v..


    Vần trong câu thơ:
    Chữ cuối của câu Lục , phải vần với chữ thứ Sáu của câu Bát
    Chữ cuối của câu Bát đó, phải vần với chữ cuối của câu Lục kế tiếp
    cứ như vậy làm hoài .

    Ví dụ 2 câu thơ Lục Bát sau đây:

    Bầu ơi thương lấy bí CÙNG
    Tuy rằng khác giống nhưng CHUNG một giàn

    Chữ CÙNG và chữ CHUNG viết hoa ở đây có cùng âm vần đó các bạn


    Chú ý: Trong câu BÁT , chữ thứ 6 là KHÔNG DẤU thì chữ thứ 8 phải là dấu HUYỀN
    Nếu chữ thứ 6 la`dấu HUYỀN thì chữ thứ 8 phải là KHÔNG DẤU
    Khi làm thơ , ngoài luật Bằng Trắc và Âm Vần , còn có ý của lời thơ phải bổ túc cho nhau

    Đó là căn bản Luật Bằng Trắc và Âm Vần của thơ Lục Bát .


    Hôm nay tôi học làm thơ
    Ðọc xong bài luật muốn mờ mắt luôn
    Khi làm thơ phải cho suôn
    Luật thơ bằng trắc vô khuôn âm vần
    Làm thơ cũng phải chuyên cần
    Ngày đêm mài bút dần dần hay thôi


    Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
    Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
    Tương lai nào dám nghĩ xa
    xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường






  • #2
    Evo chẳng biết làm thơ
    Viết đi viết lại muốn đờ người luôn


    Je suis comme je suis
    Je suis faite comme ça
    Que voulez-vous de plus?
    Que voulez-vous de moi?

    Comment


    • #3
      cám on tinh.nhi nhé.

      Comment

      Working...
      X