Có người ví "Thơ giống như người con gái". Một người con gái, không những chỉ cần cái đẹp hình thức, mà còn phải đẹp luôn cả cốt cách. Thơ cũng vậy, một bài thơ hay thì phải có ý hay và lời hay. Ngoài ra, giá trị của một bài thơ, thi từ giữ vai trò rất quan trọng.
A - THI LUẬT
I. ÂM
1. Nguyên âm: gốc của một chữ hay nhiều chữ
- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, y, e, ê
- oa, ua, ưa, ue, uê, uy, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, oai, ui, ưi, ươi, uôi, êu, iêu, yêu, iu, ...
2. Phụ âm: những chữ khác nguyên âm
- b, c, d, g, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
- ch, gh, kh, th, nh, ng, ....
II. Thanh
Sự phối trí thanh và âm
Loại thanh Tên các thanh Dấu chỉ thanh Chua thêm
Bằng phù bình thanh
trầm thượng thanh không có dấu
dấu huyền
Trắc phù thương thanh
trầm thương thanh
phù khứ thanh
trầm khứ thanh ngã (~)
hỏi (?)
sắc (')
nặng (.)
phù nhập thanh
trầm nhập thanh sắc (')
nặng (.) riêng cho các tiếng
đằng sau có phụ âm
ch, p, và t
Hệ thống thanh trong tiếng Việt (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm)
Bình là bằng phẳng, đều đều, bình thường.
Trắc là nghiêng lệch.
=> Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh).
Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.
1. VẦN CÓ 2 THỨ :
a. bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — hai, hài
b. trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — hải, hãi, hái, hại
Tiếng bình không vần với tiếng trắc: hai không vần với hải.
Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?
=> Những tiếng "thấy", "mấy" cùng phát ra một âm "ây" cùng gieo trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" tương tự, cùng gieo bình thanh. Tất cả từng cặp một như thế gọi là vần với nhau.
2. VẦN CÓ THỂ GIÀU HAY NGHÈO :
a. vần giàu: những tiếng có cùng âm và thanh
Phương, sương, cường, trường — vần trắc giàu
Thánh, cảnh, lãnh, ánh — vần bằng giàu
b. vần nghèo: đồng thanh nhưng với âm tương tự
Minh, khanh, huỳnh, hoành — vần bằng nghèo
Mến, lẽn, quyện, hển — vần trắc nghèo
3. TRONG THƠ VIỆT, CÓ 2 CÁCH GIEO VẦN.
a. Gieo vần ở giữa câu: Tiếng cuối của câu trên vần với một tiếng nằm bên trong câu dưới. Như trong thể thơ lục bát, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát theo sau.
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không.
Nguyễn Du
b. Gieo vần ở cuối câu: Các tiếng cuối câu vần với nhau.
Vần tiếp: các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau
Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.
Xuân Diệu
Vần tréo: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với câu 3 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 4
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua .
Vũ Ðình Liên
Nhiều khi chỉ cần tiếng cuối câu 2 vần với câu 4 thôi.
Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?
Quang Dũng
Vần ôm: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với tiếng thứ 4 của câu 2 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 3. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại.
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Nguyên Sa
Vần ba tiếng: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1, 2 và 4 vần với nhau. Câu 3 khác vần.
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
Thâm Tâm
Sau đây là tóm lược các quy luật của những thể thơ mới:
thơ lục bát
thơ song thất lục bát
thơ bốn chữ
thơ năm chữ
thơ sáu chữ
thơ bảy chữ
thơ tám chữ
Sách báo tham khảo:
Luật Thơ Mới, Nguyễn Đình Tuyến
Nghĩ Về Thơ, Nguyễn Hưng Quốc
Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh & Hoài Chân
Tiếng Việt Tuyệt Vời, Đỗ Quang Vinh
Tìm Thơ Trong Tiếng Nói, Đỗ Quý Toàn
Văn Học Việt Nam
A - THI LUẬT
I. ÂM
1. Nguyên âm: gốc của một chữ hay nhiều chữ
- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, y, e, ê
- oa, ua, ưa, ue, uê, uy, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, oai, ui, ưi, ươi, uôi, êu, iêu, yêu, iu, ...
2. Phụ âm: những chữ khác nguyên âm
- b, c, d, g, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
- ch, gh, kh, th, nh, ng, ....
II. Thanh
Sự phối trí thanh và âm
Loại thanh Tên các thanh Dấu chỉ thanh Chua thêm
Bằng phù bình thanh
trầm thượng thanh không có dấu
dấu huyền
Trắc phù thương thanh
trầm thương thanh
phù khứ thanh
trầm khứ thanh ngã (~)
hỏi (?)
sắc (')
nặng (.)
phù nhập thanh
trầm nhập thanh sắc (')
nặng (.) riêng cho các tiếng
đằng sau có phụ âm
ch, p, và t
Hệ thống thanh trong tiếng Việt (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm)
Bình là bằng phẳng, đều đều, bình thường.
Trắc là nghiêng lệch.
=> Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh).
Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.
1. VẦN CÓ 2 THỨ :
a. bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — hai, hài
b. trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — hải, hãi, hái, hại
Tiếng bình không vần với tiếng trắc: hai không vần với hải.
Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?
=> Những tiếng "thấy", "mấy" cùng phát ra một âm "ây" cùng gieo trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" tương tự, cùng gieo bình thanh. Tất cả từng cặp một như thế gọi là vần với nhau.
2. VẦN CÓ THỂ GIÀU HAY NGHÈO :
a. vần giàu: những tiếng có cùng âm và thanh
Phương, sương, cường, trường — vần trắc giàu
Thánh, cảnh, lãnh, ánh — vần bằng giàu
b. vần nghèo: đồng thanh nhưng với âm tương tự
Minh, khanh, huỳnh, hoành — vần bằng nghèo
Mến, lẽn, quyện, hển — vần trắc nghèo
3. TRONG THƠ VIỆT, CÓ 2 CÁCH GIEO VẦN.
a. Gieo vần ở giữa câu: Tiếng cuối của câu trên vần với một tiếng nằm bên trong câu dưới. Như trong thể thơ lục bát, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát theo sau.
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không.
Nguyễn Du
b. Gieo vần ở cuối câu: Các tiếng cuối câu vần với nhau.
Vần tiếp: các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau
Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.
Xuân Diệu
Vần tréo: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với câu 3 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 4
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua .
Vũ Ðình Liên
Nhiều khi chỉ cần tiếng cuối câu 2 vần với câu 4 thôi.
Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?
Quang Dũng
Vần ôm: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với tiếng thứ 4 của câu 2 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 3. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại.
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Nguyên Sa
Vần ba tiếng: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1, 2 và 4 vần với nhau. Câu 3 khác vần.
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
Thâm Tâm
Sau đây là tóm lược các quy luật của những thể thơ mới:
thơ lục bát
thơ song thất lục bát
thơ bốn chữ
thơ năm chữ
thơ sáu chữ
thơ bảy chữ
thơ tám chữ
Sách báo tham khảo:
Luật Thơ Mới, Nguyễn Đình Tuyến
Nghĩ Về Thơ, Nguyễn Hưng Quốc
Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh & Hoài Chân
Tiếng Việt Tuyệt Vời, Đỗ Quang Vinh
Tìm Thơ Trong Tiếng Nói, Đỗ Quý Toàn
Văn Học Việt Nam
Comment