Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

LuẬt ThƠ !

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Làng tôi đất bán sạch rồi

    Làng tôi đất bán sạch rồi

    Còn chăng là lớp bùn bồi ven sông…
    Ông tôi mỗi sáng lưng còng
    Đi gieo hạt lệ xuống đồng “thổ cư”
    Còn cha ngơ ngác ậm ừ
    Nhìn nhà máy cứ từ từ mọc lên
    Mẹ buồn thao thức đêm đêm
    Hỏi đàn cò trắng sao quên không về?

    Làng tôi giờ đã hết quê

    Quán bia với quán cà phê chen đầy
    Ngả nghiêng kẻ tỉnh người say
    Ôm nhau gục nhớ đường cày ngày xưa
    Con trâu thuở ấy đi bừa
    Bao câu hò vọng hẹn mùa lúa thơm…
    Bàng hoàng nắng quái chiều hôm
    Làng giờ hoá phố cọng rơm chẳng còn…

    (Giải nhất Thơ lục bát Văn Hóa Nghệ Thuật Đất Đứng năm 2009-2010)


    Thanh Trắc Nguyễn Văn


    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

    Comment


    • #32
      Phụ lục bài 10:

      Thơ lục bát tứ tuyệt cách điệu thành thơ tự do

      Nhớ

      Huế giờ tím nhớ
      Tím thương
      Em đi tím cả bốn phương nắng chiều.

      Lá vàng
      Hỏi
      Rụng bao nhiêu
      Để tôi nối lá
      Thả diều
      Tìm em?

      (Giải nhất Thơ Nam Định Online 2007)

      Thanh Trắc Nguyễn Văn


      --------------------------------------------------------------------------
      Bài thơ Nhớ nếu viết theo dạng tứ tuyệt lục bát sẽ là :

      Nhớ (bản lục bát)

      Huế giờ tím nhớ tím thương
      Em đi tím cả bốn phương nắng chiều
      Lá vàng hỏi rụng bao nhiêu
      Để tôi nối lá thả diều tìm em?

      (Tập thơ Quà Tặng Mùa Đông - NXB Văn Nghệ 2007)

      Thanh Trắc Nguyễn Văn

      nếu viết như trên rõ ràng âm điệu của bài thơ sẽ bị sút giảm rất nhiều


      Mời các bạn tham quan nhà riêng:
      Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

      Comment


      • #33
        Phụ lục bài 10:

        Thơ lục bát điệp từ

        Sông ca

        nhớ Khả Tú

        Bến Tre lắm bến nhiều dừa
        Xuồng ai vừa đến để vừa quen nhau
        Câu mời con nước nao nao
        Xuống xuồng xuồng cũng lao chao tiếng cười.

        Cùng chèo chèo vọng mùa vui
        Thấy ta lóng lánh,thấy người lung linh
        Một mình hát với một mình
        Lục bình xuôi với lục bình sóng đôi.

        Bềnh bềnh một áng mây trôi
        Bồng bồng một cánh chim trời hữu duyên
        Em về nón lá nghiêng nghiêng
        Hoàng hôn tím tím ngả miền chiêm bao.

        Đường bờ cao thấp thấp cao
        Có hay không có nẻo vào tương tư?
        Vườn chiều chiều lá sang thu
        Vẩy trăng mười tám thả từ từ lên.

        (Tuyển tập thơ Khúc Xạ Mùa Thương - NXB Thanh Niên 2006)

        Thanh Trắc Nguyễn Văn


        --------------------------------------------------------------------------

        Trong mỗi câu thơ lục bát điệp từ (câu lục hoặc câu bát) đều phải có ít nhất hai từ giống hệt nhau.Ví dụ:

        Cùng chèo chèo vọng mùa vui
        Thấy ta lóng lánh,thấy người lung linh
        Một mình hát với một mình
        Lục bình xuôi với lục bình sóng đôi.

        Mời các bạn tham quan nhà riêng:
        Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

        Comment


        • #34
          Phụ lục bài 10:

          Thơ lục bát cách điệu thành thơ tự do

          Nửa đời

          Nửa đời
          Nhỏ lệ làm sông
          Thuyền yêu chèo mãi
          Vẫn không thấy bờ .

          Nửa đời
          Xếp chữ làm thơ
          Chữ “tình” đi mất
          Bỏ “khờ” chèo queo .

          Nửa đời
          Bán mảnh trăng treo
          Tháng năm rơi trắng
          Cái nghèo còn mang .

          Nửa đời
          Nhặt giấc mơ hoang
          Một đêm vấp nhớ
          Bàng hoàng tìm em .


          Thanh Trắc Nguyễn Văn

          ----------------------------------------------------------------------

          Bình thơ:
          Đọc bài thơ Nửa đời của Thanh Trắc Nguyễn Văn


          Tôi biết Thanh Trắc Nguyễn Văn hơn 10 năm nay! Rồi gặp anh với 2 nhà thơ Trần Ngọc Hưởng và Thái Thanh Nguyên năm 2006 tại thành phố Hồ Chí Minh. Lần gặp ấy, ba thi sĩ (hai nam, một nữ) đã để lại trong tôi ấn tượng không thể quên được, nhất là tác giả bài thơ NỬA ĐỜI này!

          Tôi không loanh quanh kể lại chuyện gặp gỡ xúc động ấy nhưng tôi muốn nhớ lại để chiêm nghiệm với bài thơ mà nhân vật tâm trữ tình chính là tác giả -nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn- một người đã cầm bút hơn 10 năm kể từ “Hoa sứ trắng” (tập thơ đầu tay xuất bản năm 1997)… Thanh Trắc Nguyễn Văn sinh năm 1962 là một nhà giáo yêu văn học (tôi khẳng định như thế vì biết anh đã góp mặt rất nhiều thi tuyển và từ 1997 đến nay đã cho ra mắt độc giả 4 tập thơ riêng) vừa tham gia dạy học và sáng tác thơ, văn đặc biệt thơ anh được chọn vào “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” (NXB Văn học, 2000).

          “Nửa đời” là bài thơ viết cho mình, mang tâm trạng như nhiều thi sĩ khác, viết để giải bày tâm trạng của người làm thơ. Bài thơ viết khi nhà thơ ngoài bốn mươi tuổi- cái tuổi đến độ chín của người thơ, đủ để trải nghiệm, đủ để biểu đạt triết lý ẩn chứa trong ngôn ngữ thi ca... Bằng thể lục bát vắt dòng nhấn ý thể hiện rõ nét tứ- ý , nhấn mạnh nội dung biểu đạt cô và sắc với cách lựa chọn ngôn từ cẩn trọng của một người cầm bút khá lâu:

          Nửa đời
          Nhỏ lệ làm sông
          Thuyền yêu chèo mãi
          Vẫn không thấy bờ .

          Khổ thơ thứ nhất mở đầu bằng cách giới thiệu “Nửa đời nhỏ lệ làm sông/ Thuyền yêu chèo mãi vẫn không thấy bờ…”. Tôi cứ nghĩ mãi hình ảnh “nhỏ lệ làm sông"?! Thi sĩ trời phú cho trái tim đa sầu đa cảm, buồn vui chợt đến, chợt đi để rồi từ trái tim ấy những câu thơ cất lên như xé ruột gan. Biện pháp tu từ nói quá của anh “nhỏ lệ làm sông” chấp nhận, nhưng xét trong mạch cảm, mạch nghĩ với câu thơ sau thì đó chính là gom góp yêu thương của con thuyền tình yêu hành trình trên con đường kiếp người. Viết được câu thơ này chắc hẳn người thơ có sự trải nghiệm trong tình yêu, đổ vỡ trong hôn nhân, xót xa cay đắng trước con đường đi tìm bến hạnh phúc cho tâm hồn mình! Tôi cảm như thế bởi câu thơ thứ hai trong khổ thứ nhất “vẫn không thấy bờ” của anh ngầm truyền vào tôi nỗi xa xót khi kết hợp với “nhỏ lệ làm sông”…

          Khổ thứ hai cũng chỉ hai câu lục tách thành 4 dòng:

          Nửa đời
          xếp chữ làm thơ
          Chữ “tình” đi mất
          bỏ “khờ” chèo queo…

          kéo tôi về với thực tại đắng đót của những người làm thơ. Thật ra có người làm thơ may mắn bởi tri âm tri kỷ, người bạn đời của mình cũng có trái tim đồng cảm sẻ chia thông cảm với họ; nhưng có người khó có sự đồng thuận khi làm thơ với gia đình. Có phải chăng đó là luật bù trừ mà “giời đày” cho các thi sĩ? Hay do sự “tỉnh táo” khác người của người làm thơ mà người thân yêu xa cách? Có phải trong thời buổi mà “cơm áo gạo tiền” đầy vất vả lo toan, khiến cho người vợ khó chấp nhận khi thấy chồng suốt ngày đam mê với văn chương? “Cơm áo không đùa với khách thơ” ? Tôi đã nghe, thấy và chứng kiến nhiều thi sĩ mải đeo đuổi đam mê và cuối cùng phải chia tay với “người bạn trăm năm” trong nỗi niềm đau đớn khắc khoải đến cô độc cháy lòng! Chữ “tình” ở đây, trong khổ thơ này phải chăng là điều ấy? Người đi rồi để lại nỗi cô đơn! Cô đơn ngập tràn đến “khờ” để rồi “chèo queo “ với đời, “chèo queo” với thơ, “chèo queo” khắc khoải giữa đời…..

          Đến khổ thứ ba, chất thi sĩ tài hoa thoắt hiện trong cái “chiêm nghiệm” thực tế phủ phàng:

          Nửa đời
          Bán mảnh trăng treo
          Tháng năm rơi trắng
          Cái nghèo còn mang…

          Hàn Mặc Tử đã từng rao “Ai mua trăng tôi bán trăng cho…” Trăng là hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng! Không riêng ai, không sở hữu của ai phải mua bán! Có “bán” chăng là cách nói của thi sĩ, khát vọng và tình yêu; xót xa và hạnh phúc …tháng năm thi sĩ miệt mài lao động nghệ thuật chưng cất nên những câu thơ góp cho đời những “bông hoa” ngát hương trong “vườn văn học”. Người làm nghệ thuật chân chính, thường họ không nghĩ đến làm kinh tế , có khi cả đời chỉ viết được một tác phẩm hay. Nhưng không đam mê, không lao vào, tận tâm tận lực với văn chương liệu có thành công, có tác phẩm hay không? Trải qua nửa đời rồi ngẫm lại, người thơ thấy “cái nghèo còn mang”. Không phải đó là sự hối tiếc, ân hận; không phải là xót xa cái nghèo bám víu người thơ- còn có sự liên tưởng thú vị hơn nhiều với hình ảnh tưởng tượng khá độc đáo “tháng năm rơi trắng..” Tính từ “trắng” (theo cách ngắt nhịp của câu thơ) gơi lên ý thức sống- ý thức thời gian, khát khao dâng hiến nhưng chưa có được cái mà mình khao khát ước mơ rất chân thành không cao xa diệu vợi. Và chiêm nghiệm hành trình trên con đường thi ca đến đích trải qua bao thăng trầm gian khó, có khi trắng cả thời gian tâm huyết hoài bão của mình mà kết quả không thành!

          Khổ cuối của bài thơ cũng lặp lại điệp khúc “nửa đời” khởi đầu câu lục, nhưng ý thơ làm tôi “ngộ” ra một điều mới phát hiện từ chiêm nghiệm của “anh” của “mình”!

          Nửa đời
          Nhặt giấc mơ hoang
          Một đêm vấp nhớ
          Bàng hoàng tìm em .

          “Sống trên đời cần có một tấm lòng” (TCS). Tấm lòng với tình yêu, với cuộc sống, với đam mê, với gia đình…Nhưng để làm được mơ ước hoài bão mình khao khát chỉ có một con đường “đi tới” trên con đường đầy chông gai trắc trở khó khăn, với quyết tâm và nghị lực phi thường! Trên con đường “nhặt giấc mơ hoang” đến “nửa đời” bỗng “một đêm” nhận ra tình yêu anh dành cho em, dành cho cái nửa của mình thật lớn lao ắp đầy nỗi nhớ, để rồi “bàng hoàng” đi tim “cái nửa” mình đã đánh mất lâu nay!

          “Em”- chủ thể thứ hai- hiện lên cuối bài thơ đi kèm với một tính từ “bàng hoàng” và một động từ “tìm” cho thấy một tâm trạng vừa bàng hoàng vừa khắc khoải xa xót của một tâm hồn thi sĩ sau những “giấc mơ hoang”….

          “Nửa đời” của Thanh Trắc Nguyễn Văn là một bài thơ hay! Thật khó có thể cảm nhận hết bằng ngôn ngữ. Những cảm nhận của tôi theo cách cảm của người làm thơ, yêu thơ, say thơ và có sự đồng cảm sẻ chia với người thơ! Hy vọng “nửa đời” còn lại của tác giả bài thơ này sẽ gặt hái hạnh phúc trên con đường “tìm em”- Em trong tình yêu và em tác phẩm nghệ thuật mà mọi người yêu thích!

          Bình Định, 20.01.2010

          Nhà thơ Lê Bá Duy

          (Giải nhất Bình thơ tháng thứ 3 tại trang web Văn Hóa Nghệ Thuật Đất Đứng)



          Mời các bạn tham quan nhà riêng:
          Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

          Comment


          • #35
            Bài 11:

            *Thơ Song thất lục bát:

            Song là 2, Thất là 7, Lục là 6, Bát là 8.
            Song Thất Lục Bát là thể thơ mà hai câu đầu mỗi câu 7 chữ, gọi là Song Thất.
            Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là Lục Bát.

            Luật Thơ song thất lục bát được định như sau:

            b - t - T - b - B - t - T
            t - b - B - t - T - b - B
            b - B - t - T - b - B
            b - B - t - T - b - B - t - B

            Ghi chú:
            - Chữ b và t (nhỏ) muốn bằng hay trắc gì cũng được (không cần phải giữ đúng luật).
            - Chữ B và T (lớn) bắt buộc phải giữ đúng luật bằng trắc.

            Vần
            - Chữ cuối của câu thất đầu là thanh trắc phải vần với chữ thứ 5 câu thất kế cũng là thanh trắc
            - Chữ cuối của câu thất kế thanh bằng phải vần với chữ cuối của câu lục cũng là thanh bằng.
            - Chữ cuối của câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát (đều là thanh bằng).
            - Chữ cuối của câu bát vần với chữ thứ 5 của câu thất tiếp theo (đều là thanh bằng), và cứ như vậy mà tiếp tục làm hoài đến khi nào muốn ngưng thì thôi.

            1. Ngay tên của thể thơ cũng đã nói cho biết thể loại thơ này như thế nào rồi. Song thất lục bát bao gồm 2 câu 7 chữ, 1 câu 6 chữ, và 1 câu 8 chữ. Như mọi người đã nói, Chinh Phụ Ngâm là một trong tác phẩm lớn dùng thể loại này.

            Ví dụ:
            Nước có chảy mà phiền chẳng rửa, <--- câu thất 1
            Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây <--- câu thất 2
            Nhủ rồi nhủ lại cầm tay, <--- câu lục
            Bước đi một bước dây dây lại dừng. <--- câu bát
            Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
            Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San,
            Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
            Chỉ ngang ngọn giáo vào hàng hang beo.

            2. Thanh:
            - Ở câu thất 1: tiếng thứ 3, 5, 7 sẽ là trắc bằng trắc.
            Nước có chảy mà phiền chẳng rửa.
            - Ở câu thất 2: tiếng thứ 3, 5, 7 sẽ là bằng trắc bằng.
            Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây
            - Ở câu lục bát thì luật bình thường đã nói ở phần lục bát.

            3. Vần:
            Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
            Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San,
            Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
            Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.

            Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử,
            Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba,
            Aáo chàng đỏ tựa ráng pha,
            Ngựa chàng sắc trắng như tuyết in.

            - Những chữ in màu vần với nhau.
            - Tiếng thứ 7 của câu thất 1 vần với tiếng thứ 5 của câu thất 2.
            - Tiếng thứ 7 của câu thất 2 vần với tiếng thứ 6 của câu lục.
            - Tiếng thứ 6 của câu lục lại vần với tiếng thứ 6 của câu bát theo luật lục bát.
            - Ngoài ra tiếng thứ 8 của câu bát có thể tiếp tục vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo

            (sưu tầm)


            Mời các bạn tham quan nhà riêng:
            Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

            Comment


            • #36
              Phụ lục bài 11:

              Thơ song thất lục bát

              Cung oán ngâm khúc

              Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
              Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng,
              Oán chi những khách tiêu phòng,
              Mà xui phận bạc nằm trong má đào.

              Duyên đã may cớ sao lại rủi,
              Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang,
              Vì đâu nên nỗi dở dang,
              Nghĩ mình, mình lại thêm thương nổi mình.

              Trộm nhớ thuở gây hình tạo hoá,
              Vẽ phù dung một đoá khoe tươi,
              Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,
              Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung

              Áng đào kiểm đâm bông não chúng,
              Khoé thu ba rợn sóng khuynh thành,
              Bóng gương lấp loáng trong mành,
              Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa.

              Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn,
              Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa,
              Hương trời đắm nguyệt say hoa,
              Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.

              Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,
              Nét đan thanh bậc chị chàng Vương,
              Cờ tiên rượu thánh ai đang,
              Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm.

              Cầm điếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã,
              Địch lầu thu đường gã Tiêu Lang,
              Dẫu nghề tay múa miệng xang,
              Thiên tiên cũng xếp nghê thường trong trăng.

              Tài sắc đã vang lừng trong nước,
              Bướm ong còn xao xác ngoài hiên,
              Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn,
              Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng.

              Hoa xuân nọ còn phong nộn nhị,
              Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang,
              Hồng lâu còn khóa then sương,
              Thâm khuê còn rấm mùi hương khuynh thành.

              Làng cung kiếm rắp ranh bắn sẻ,
              Khách công hầu ngấp nghé mong sao,
              Vườn xuân bướm hãy còn rào,
              Thấy hoa mà chẳng lối vào tìm hương.

              Gan chẳng đá khôn đường khá chuyển,
              Mặt phàm kia dễ đến Thiên Thai,
              Hương trời sá động trần ai,
              Dẫu vàng nghìn lạng dễ cười một khi.

              Ngẫm nhân sự cớ gì ra thế,
              Sợi xích thằng chi để vướng chân,
              Vắt tay nằm nghĩ cơ trần,
              Nước dương muốn rẩy nguội dần lửa duyên.

              Kìa thế cục như in giấc mộng,
              Máy huyền vi mở đóng khôn lường,
              Vẻ chi ăn uống sự thường,
              Cũng còn tiền định khá thương lọ là.

              Đòi những kẻ thiên ma bách chiết,
              Hình thì còn bụng chết đòi nau,
              Thảo nào khi mới chôn nhau,
              Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra!

              Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,
              Ai bày trò bãi bể nương dâu,
              Trắng răng đến thuở bạc đầu,
              Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần.

              Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc,
              Lớp cùng thông như đúc buồng gan,
              Bệnh trần đòi đoạn tâm toan,
              Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da.

              Gót danh lợi bùn pha sắc xám,
              Mặt phong trần nắng rám mùi dâu,
              Nghĩ thân phù thế mà đau,
              Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.

              Mùi tục vị lưỡi tê tân khổ,
              Đường thế đồ gót rỗ kỳ khu,
              Sóng cồn cửa bể nhấp nhô,
              Chiếc thuyền bào ảnh lô xô mặt ghềnh.

              Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,
              Chết đuối người trên cạn mà chơi.
              Lò cừ nung nấu sự đời,
              Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.

              Đền vũ tạ nhện giăng cửa mốc,
              Thú ca lâu dế khóc canh dài,
              Đất bằng bỗng rấp chông gai,
              Ai đem nhân ảnh nhuốm mùi tà dương.

              Mồi phú quí dữ làng xa mã,
              Bả vinh hoa lừa gã công khanh,
              Giấc Nam Kha khéo bất bình,
              Bừng con mắt dậy thấy mình tay không.

              Sân đào lý mây lồng man mác,
              Nền đỉnh chung nguyệt gác mơ màng.
              Cánh buồm bể hoạn mênh mang,
              Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh.

              Quyền họa phúc trời tranh mất cả,
              Chút tiện nghi chẳng trả phần ai,
              Cái quay búng sẵn lên trời,
              Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.

              Hình mộc thạch vàng kim ố cổ,
              Sắc cầm ngư ủ vũ ê phong,
              Tiêu điều nhân sự đã xong,
              Sơn hà cũng ảo, côn trùng cũng hư.

              Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ,
              Quán thu phong đứng rũ tà huy.
              Phong trần đến cả sơn khê,
              Tang thương đến cả hoa kia cỏ này.

              Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy,
              Kiếp phù sinh trông thấy mà đau.
              Trăm năm còn có gì đâu,
              Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì!

              Mùi tục lụy đường kia cay đắng,
              Vui chi mà đeo đẳng trần duyên.
              Cái gương nhân sự chiền chiền,
              Liệu thân này với cơ thiền phải nao.

              Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật,
              Mối thất tình quyết dứt cho xong,
              Đa mang chi nữa đèo bòng,
              Vui gì thế sự mà mong nhân tình!

              Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa,
              Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên.
              Thoát trần một gót thiên nhiên,
              Cái thân ngoại vật là tiên trong đời.

              Ý cũng rắp ra ngoài đào chú,
              Quyết lộn vòng phu phụ cho cam.
              Ai ngờ trời chẳng cho làm,
              Quyết đem dây thắm mà giam bông đào.

              Hẳn túc trái làm sao đây tá,
              Hay tiền nhân hậu quả xưa kia.
              Hay thiên cung có điều gì,
              Xuống trần mà trả nợ đi cho rồi.

              Kìa điểu thú là loài vạn vật,
              Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng.
              Có âm dương, có vợ chồng,
              Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.

              Đường tác hợp trời kia run rủi,
              Trốn làm sao cho khỏi nhân tình.
              Thôi thôi ngoảnh mặt làm thinh,
              Thử xem con tạo gieo mình nơi nao?

              Tay Nguyệt lão khờ sao có một,
              Bỗng tơ tình vướng gót cung phi.
              Cái đêm hôm ấy đêm gì,
              Bóng dương lồng bóng đồ my trập trùng.

              Chồi thược dược mơ mòng thụy vũ,
              Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu.
              Cành xuân hoa chúm chím chào,
              Gió đông thôi đã cợt đào ghẹo mai.

              Xiêm nghê nọ tả tơi trước gió,
              Áo vũ kia lấp ló trong trăng.
              Sênh ca mấy khúc vang lừng,
              Cái thân Tây Tử lên chừng điện Tô.

              Đệm hồng thúy thơm tho mùi xạ,
              Bóng bội hoàn lấp ló trăng thanh,
              Mây mưa mấy giọt chung tình,
              Đình trầm hương khóa một cành mẫu đơn.

              Tiếng thánh thót cung đàn thúy địch,
              Giọng nỉ non ngón địch đan trì.
              Càng đàn càng địch càng mê,
              Càng gay gắt điệu, càng tê tái lòng.

              Mày ngài lẫn mặt rồng lồ lộ,
              Sắp song song đôi lứa nhân duyên.
              Hoa thơm muôn đội ơn trên,
              Cam công mang tiếng thuyền quyên với đời.

              Trên chín bệ mặt trời gang tấc,
              Chữ xuân riêng sớm chực trưa chầu.
              Phải duyên hương lửa cùng nhau,
              Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào.

              Khi ấp mận ôm đào gác nguyệt,
              Lúc cười sương cợt tuyết đền phong.
              Đóa lê ngon mắt cửu trùng,
              Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng xiêu.

              Vẻ vưu vật trăm chiều chải chuốt,
              Lòng quân vương chi chút trên tay.
              Má hồng không thuốc mà say,
              Nước kia muốn đổ thành này muốn long.

              Vườn Tây Uyển khúc trùng Thanh Dạ,
              Gác Lâm Xuân điệu ngã Đình Hoa.
              Thừa ân một giấc canh tà,
              Tờ mờ nét ngọc lập lòa vẻ son.

              Trên trướng gấm chí tôn vòi vọi,
              Những khi nào gần gũi quân vương.
              Dẫu mà tay có nghìn vàng,
              Đố ai mua được một tràng mộng xuân.

              Thôi cười nọ lại nhăn mày liễu,
              Ghẹo hoa kia lại diễu gót sen.
              Thân này uốn éo vì duyên,
              Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời.

              Lan mấy đóa lạc loài sơn dã,
              Uổng mùi hương vương giả lắm thay.
              Gẫm như cân trất duyên này,
              Cam công đặt cái khăn này tắc ơ.

              Tranh tỷ dực nhìn ưa chim nọ,
              Đồ liên chi lần trỏ hoa kia.
              Chữ đồng lấy đấy làm ghi,
              Mượn điều thất tịch mà thề bách niên.

              Hạt mưa đã lọt miền đài các,
              Những mừng thầm cá nước duyên may.
              Càng lâu càng lắm điều hay,
              Cho cam công kẻ nhúng tay thùng chàm.

              Ai ngờ bỗng mỗi năm một nhạt,
              Nguồn ân kia chẳng tát mà vơi.
              Suy di đâu biết cơ trời,
              Bỗng không mà hóa ra người vị vong.

              Đuốc vương giả chí công là thế,
              Chẳng soi cho đến khóe âm nhai.
              Muôn hồng nghìn tía đua tươi,
              Chúa xuân nhìn hái một hai bông gần.

              Vốn đã biết cái thân câu chõ,
              Cá no mồi cũng khó nhử lên.
              Ngán thay cái én ba nghìn,
              Một cây cù mộc biết chen cành nào!

              Song đã cậy má đào chon chót,
              Hẳn duyên tươi phận tốt hơn người.
              Nào hay con tạo trêu ngươi,
              Hang sâu chút hé mặt trời lại râm.

              Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
              Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
              Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,
              Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

              Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,
              Gác thừa lương thức ngủ thu phong.
              Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng,
              Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi.

              Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm,
              Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ.
              Thâm khuê vắng ngắt như tờ,
              Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo.

              Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ,
              Dấu dương xa đám cỏ quanh co.
              Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu,
              Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.

              Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng,
              Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền.
              Lạnh lùng thay giấc cô miên,
              Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

              Tranh biếng ngắm trông đồ tố nữ,
              Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu.
              Một mình đứng tủi ngồi sầu,
              Đã than với nguyệt lại rầu với hoa.

              Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,
              Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ.
              Hoa này bướm nỡ thờ ơ,
              Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng.

              Đêm năm canh lần nương vách quế,
              Cái buồn này ai dễ giết nhau.
              Giết nhau chẳng cái lưu cầu,
              Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa!

              Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,
              Xe thế này có dở dang không ?
              Đang tay muốn dứt tơ hồng,
              Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!

              Nào dạo lối vườn hoa năm ngoái,
              Đóa hồng đào hái buổi còn xanh.
              Trên gác phượng, dưới lầu oanh,
              Gối du tiên hãy rành rành song song.

              Bây giờ đã ra lòng rẻ rúng.
              Để thân này cỏ úng tơ mành.
              Đông Quân sao khéo bất tình,
              Cành hoa tàn nguyệt, bực mình hoài xuân.

              Nào lúc tựa lầu Tần hôm nọ,
              Cành liễu mành bẻ thuở đương tơ.
              Khi trướng ngọc, lúc rèm ngà,
              Mảnh xuân y hãy sờ sờ dấu phong.

              Bây giờ đã ra lòng ruồng rẫy,
              Để thân này nước chảy hoa trôi.
              Hóa công sao khéo trêu ngươi,
              Bóng đèn tà nguyệt tẻ mùi ký sinh.

              Cảnh hoa lạc nguyệt minh hôm ấy,
              Lửa hoàng hôn như cháy tấm son.
              Hoàng hôn thôi lại hôn hoàng,
              Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa!

              Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng,
              Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn.
              Tình buồn cảnh lại vô duyên,
              Tình trong cảnh ấy, cảnh bên tình này.

              Khi trận gió lung lay cành bích,
              Nghe rì rầm tiếng mách ngoài xa.
              Mơ hồ nghĩ tiếng xe ra,
              Đốt phong hương hả mà hơ áo tàn.

              Ai ngờ tiếng dế than ri rỉ,
              Giọng bi thu gọi kẻ cô phòng.
              Vắng tanh nào thấy vân mồng,
              Hơi thê lương lạnh ngắt song phi huỳnh.

              Khi bóng nguyệt chênh vênh trước ốc,
              Nghe vang lừng tiếng giục bên tai:
              Đè chừng nghĩ tiếng tiểu đòi,
              Nghiêng bình phấn mốc mà nhồi má nheo.

              Ai ngờ tiếng quyên kêu ra rả,
              Điệu thương xuân khóc ả sương khuệ
              Lạnh lùng nào thấy ỏ ê,
              Khí bi thu sực nức hè lạc hoa.

              Tiếng thúy điện cười già ra gắt,
              Mùi quyền môn thắm rất nên phai.
              Nghĩ nên tiếng cửa quyền ôi,
              Thì thong thả vậy cũng thôi một đời.

              Ví sớm biết lòng trời đeo đẳng,
              Dẫu thuê tiền cũng chẳng mang tình.
              Nghĩ mình lại ngán cho mình,
              Cái hoa đã trót gieo cành biết sao!

              Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm,
              Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon.
              Cùng nhau một giấc hoành môn,
              Lau nhau ríu rít cò con cũng tình.

              Ví sớm biết phận mình ra thế,
              Dải kết điều ỏe ọe làm chi.
              Thà rằng cục mịch nhà quê,
              Dầu lòng nũng nịu nguyệt kia hoa này.

              Chiều tịch mịch đã gầy bóng thỏ,
              Vẻ tiêu tao lại võ hoa đèn.
              Muốn đem ca tiếu giải phiền,
              Cười nên tiếng khóc, hát nên giọng sầu.

              Ngọn tâm hỏa đốt dàu nét liễu,
              Giọt hồng băng thấm ráo làn son.
              Lại buồn đến cảnh con con,
              Trà chuyên nước nhất, hương đùn khói đôi.

              Trong gang tấc mặt trời xa bấy,
              Phận hẩm hiu nhường ấy vì đâu?
              Sinh ly đòi rất thời Ngâu,
              Một năm còn thấy mặt nhau một lần.

              Huống chi cũng lạm phần son phấn,
              Luống năm năm chực phận buồng không.
              Khéo vô duyên bấy cửu trùng,
              Son nào nhuộm được má hồng cho tươi.

              Vườn thượng uyển hoa cười với nắng,
              Lối đi về ai chẳng chiều ong.
              Doành Nhâm một dải nông nông,
              Bóng dương bên ấy đứng trông bên này.

              Tình rầu rĩ làm ngây nhĩ mục,
              Chốn phòng không như giục mây mưa.
              Giấc chiêm bao những đêm xưa,
              Giọt mưa cửu hạn còn mơ đến rày.

              Trên chín bệ có hay chăng nhẽ,
              Khách quần thoa mà để lạnh lùng!
              Thù nhau ru hỡi đông phong,
              Góc vườn đãi nắng cầm bông hoa đào.

              Tay tạo hóa cớ sao mà độc,
              Buộc người vào kim ốc mà chơi.
              Chống tay ngồi ngẫm sự đời,
              Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm!

              Nơi lạnh lẽo nơi xem gần gặn,
              Há phai son lạt phấn ru mà.
              Trêu ngươi chi bấy trăng già,
              Trao con chỉ thắm mà ra tơ mành!

              Lòng ngán ngẫm buồn tênh mọi nỗi,
              Khúc sầu tràng bối rối đường tơ.
              Ngọn đèn phòng động đêm xưa,
              Đài hoa tịnh đế trơ trơ chưa tàn.

              Mà lượng thánh đa đoan kíp bấy,
              Bỗng ra lòng ruồng rẫy vì đâu?
              Bõ già tỏ nỗi xưa sau,
              Chẳng đem nỗi ấy mà tâu ngự cùng.

              Đêm phong vũ lạnh lùng có một,
              Giọt ba tiêu thánh thót cầm canh.
              Bên tường thấp thoáng bóng huỳnh,
              Vách sương hót gió đèn xanh lờ mờ.

              Mắt chưa nhắp đồng hồ đã cạn,
              Cảnh tiêu điều ngao ngán dường bao.
              Buồn này mới gọi buồn sao?
              Một đêm nhớ cảnh biết bao nhiêu tình.

              Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi,
              Những hương sầu phấn tủi bao xong.
              Phòng khi động đến cửu trùng,
              Giữ sao cho được má hồng như xưa.

              Nguyễn Gia Thiều


              Mời các bạn tham quan nhà riêng:
              Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

              Comment


              • #37
                Bài 12:

                * Hát nói

                Hát nói là một thể văn vần có tính cách văn học cao. Nhiều bài hát nói đã trở thành bài bản của bộ môn nghệ thuật ca trù (lối hát ả đào).

                Đủ khổ, Dôi khổ và Thiếu khổ

                Mỗi bài hát nói chia làm nhiều đoạn, gọi là khổ bài. Mỗi khổ có bốn câu, trừ khổ cuối chỉ có ba câu.

                Theo số khổ, hát nói chia ra làm ba thể :

                - Đủ khổ là bài có ba khổ (khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, và khổ cuối 3 câu). Thể này là chính thể.
                - Dôi khổ là những bài có hơn ba khổ, khổ dôi ra là khổ giữa.
                - Thiếu khổ là những bài thiếu một khổ (thường là khổ giữa) chỉ có 7 câu.

                Hai thể sau là biến thức.

                Đủ khổ :

                Các câu trong bài đủ khổ :
                11 câu trong bài đủ khổ có tên riêng là
                - Khổ đầu : Câu 1 và 2 được gọi là lá đầu, câu 3 và 4 là Xuyên thưa
                - Khổ giữa : câu 5 và 6 là thơ, câu 7 và 8 là xuyên mau
                - Khổ xếp : câu 9 gọi là dồn, câu 10 xếp, câu 11 keo.

                Số chữ trong bài hát nói :

                Số chữ trong câu không nhất định. Thường đặt những câu 7, 8 chữ; nhưng cũng có khi đặt những câu ngắn hơn chỉ có 4, 5 chữ hoặc dài 12 tới 18 chữ.

                Duy có câu cuối, bao giờ cũng đặt 6 chữ và hai câu 5-6, nếu đặt hai câu thơ thì phải theo thể thơ ngũ ngôn (câu 5 chữ) hoặc thất ngôn (câu 7 chữ). Nhưng nếu hai câu 5-6 không đặt theo thể thơ, thì số chữ so le cũng được.

                Luật bằng trắc trong bài hát nói

                Đại khái một khổ trong bài hát nói theo luật như sau

                t T b B t T
                b B t T b B
                b B t T b B
                t T b B t T

                Khổ xếp (khổ cuối) chỉ có ba câu, thì theo luật của ba câu đầu kể trên

                Trong đó không kể những chữ gác ra ngoài luật vì số chữ trong mỗi câu hát là không nhất định. Câu 6 chữ phải theo đúng luật kể trên. Còn những câu dài hơn 6 chữ thì muốn ứng dụng luật này phải chia làm 3 đoạn con, trong mỗi đoạn con, chữ cuối phải theo đúng luật bằng trắc. Những chữ gác ra ngoài không kể, được tuỳ ý sử dụng. Những câu ít hơn 6 chữ thì chia làm 2 đoạn mà đoạn thiếu là đoạn đầu không kể còn 2 đoạn sau thì phải theo đúng luật.

                Cách gieo vần trong bài hát nói :

                Trong bài hát nói dùng cả hai vần, vần bằng và vần trắc.
                Khi nào trong một câu, đang vần bằng đổi sang vần trắc, hoặc trái lại, thì vừa có yêu vận (vần lưng) và có cước vận (vần cuối câu). Những câu ấy là những câu chẵn, trừ câu thứ 6 là câu thơ nên chỉ có cước vận thôi.
                Trong mỗi khổ, cước vận của câu đầu và câu cuối phải dùng tiếng trắc, cước vận của hai câu giữa phải dùng tiếng bằng. Yêu vận của câu thứ hai dùng tiếng trắc mà yêu vận của câu thứ tư là tiếng bằng.

                Rất nhiều bài hát nói được truyền lại không giữ cước vận.

                Thí dụ những bài đủ khổ :

                Gặp cô đầu cũ (II)

                Hốt ức lục, / thất niên / tiền sự,
                Trải trăng hoa / chưa trả nợ / hương nguyền.
                Đến bây giờ / lại gặp / người quen,
                Nỗi lưu lạc / sự ghét ghen / là thế nhỉ.
                Thiếp tự thân khinh, lang vị khí,
                Thần tuy tội trọng, đế do liên.
                Can chi mà tủi phận, hờn duyên,
                Để son phấn đàn em thêm khúc khích.
                Ý trung nhân tự khả tình tương bạch,
                Thôi bút nghiên, đàn phách cũng đều sai.
                Trông nhau nói nói, cười cười.
                (Dương Khuê)


                0 x T / x B / x T
                0 x B / 0 t T / b B
                0 b B / t T / b B
                0 x T / 0 x B / 0 x T
                t T b B b T T (Thơ)
                b B t T t B B (Thơ)
                0 b B / t T / b B
                0 x T / b B / 0 t T
                0 b T / 0 x B / x T
                0 x B / x T / 0 b B
                b B / t T / b B


                Ngẫu chiếm

                Người quân tử gặp khi vận kiển
                Liệu qua loa cho xong chuyện thì thôi
                Việc gần xa phải trái kệ thây đời
                Hơi đâu nghĩ vào người thêm tức bực
                Ấy mới biết sự đời tuỳ lúc
                Thắc mắc chi mà cầy cục có làm chi
                Ăn thì ăn, ở thì ở, đứng thì đứng, đi thì đi
                Cầm bắt được lòng người khi đã dễ
                Với những kẻ đàn hoà vui miệng trẻ
                Biết mười mươi ngoảnh mặt sẽ làm thinh
                Chờ khi cờ đến tay mình
                (Trần Tế Xương)

                0 x T / x B / x T
                0 x B / 0 x T / b B
                0 b B / x T / 0 b B
                0 x T / x B / 0 x T
                0 x T / x b / x T
                0 0 x B / x T / 0 b B
                0 b B / 0 --- 0 x T / 0 x B
                0 x T / 0 b B t T
                0 x T / x B / 0 x T
                0 x B / x T / 0 b B
                x B / x T / x B

                (sưu tầm)


                Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                Comment


                • #38
                  Bài 13:

                  * Hát nói (Phần 2)

                  Dôi khổ

                  Trong những bài Dôi khổ, vẫn có khổ đầu ở trên và khổ xếp ở dưới. Còn khổ giữa thì làm dôi ra thành 2, 3 khổ hoặc nhiều hơn nữa tuỳ ý.
                  Trong những khổ dôi ra, số câu số chữ trong câu, cách gieo vần và luật bằng trắc vẫn theo như các khổ chính

                  Thí dụ :

                  Chí làm trai

                  Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
                  Nợ tang bồng vay trả trả vay
                  Chí làm trai nam bắc đông tây
                  Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

                  Nhân sinh thế thuợng thuỳ vô nghệ
                  Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
                  Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
                  Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ

                  Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
                  Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong.
                  Chí những toan xẻ núi lấp sông
                  Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ

                  Đuờng mây rộng thênh thênh cử bộ
                  Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
                  Thảnh thơi thơ túi ruợu bầu.
                  (Nguyễn Công Trứ)

                  Thiếu khổ

                  Một đôi khi, các bài hát nói thiếu hẳn đi một khổ, thường là khổ giữa, chỉ còn lại có 7 câu.

                  Chú Mán

                  Phong lưu nhất ai bằng chú Mán
                  Trong anh em chúng bạn kém thua xa
                  Buổi loạn ly bốn bể không nhà
                  Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc
                  Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt
                  Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe
                  Sự đời Mán chẳng buồn nghe
                  (Trần Tế Xương)

                  (sưu tầm)


                  Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                  Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên Văn Bài Viết Của thanhtracnguyenvan View Post
                    Tôi chỉ là giáo viên dạy vật lý nên sẽ không bình luận bài thơ nào của các bạn dù bài thơ đó hay hoặc dở. Do đó yêu cầu các bạn không hỏi những gì thuộc về sáng tác của các bạn để tránh spam. Mong các bạn thông cảm

                    Dạy Vật Lý mà lại thích thơ thì quá hay rồi. Những người thích môn Khoa Học Tự Nhiên thì thường rất khô khan, ít khi thích văn thơ lãng mạn. HK thích các môn Khoa Học Tự Nhiên hơn , nên văn thơ thì không đủ kiên nhẫn mà nghĩ , mà có nghĩ cũng chẳng ra chữ nào
                    Những bài viết này rất hữu ích.
                    "Life is like a river, let it flow.
                    Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

                    Comment


                    • #40
                      Bài 14:

                      * Hát nói (Phần 3)

                      THƠ VÀ MƯỠU TRONG BÀI HÁT NÓI

                      a) THƠ :

                      Trong bài Hát nói thường hay có 2 câu thơ hoặc bằng chữ Hán mượn của người xưa hoặc do chính tác giả làm ra viết theo thể ngũ ngôn hoặc thất ngôn như trong các bài thi dụ ở trên.

                      b) MƯỠU :

                      Mưỡu (hay mão có nghĩa dạo đầu) là những câu thơ lục bát mượn trong ca dao hay thơ của người xưa hoặc do chính tác giả làm ra đặt ở đầu bài (gọi là Mưỡu đầu) hay cuối bài nhưng trước câu keo (gọi là Mưỡu hậu). Mưỡu có thể gồm 2 câu ( Mưỡu đơn) hay 4 câu (Mưỡu kép).

                      Không phải bài nào cũng có mưỡu; có nhiều bài không có. Lại có nhiều bài chỉ có mưỡu đầu hoặc mưỡu hậu; hoặc có đủ cả hai.

                      Mưỡu được viết theo thể lục bát, tuân theo luật bằng trắc và cách gieo vần của thể này.

                      Mưỡu đầu bao giờ cũng đặt trên bài hát nói. Mưỡu đầu có thể là mưỡu đơn hoặc mưỡu kép. Chữ cuối của mưỡu đầu không nhất thiết phải hiệp vần với câu đầu của bài hát nói.

                      Mưỡu hậu bao giờ cũng là mưỡu đơn (hai câu lục bát). Thường mưỡu hậu được đặt giữa câu xếp và câu keo. Nhưng cũng có khi đặt hẳn xuống dưới câu keo, nghĩa là dưới bài hát nói.

                      Nếu mưỡu hậu được đặt giữa câu xếp và câu keo, thì chữ cuối câu lục vần với chữ cuối câu xếp và chữ cuối câu bát buông vần xuống cho chữ cuối câu keo.

                      Thí dụ : Bài chỉ có mưỡu đầu

                      HỎI GIÓ

                      Mưỡu đầu (kép):

                      Cát đâu ai bốc tung giời?
                      Sóng sông ai vỗ cây đồi ai rung?
                      Hỏi rằng dì gió hay chăng?
                      Phong tình đem thói lạ lùng trêu ai?

                      Hát nói:

                      Khoái tai phong dã!
                      Giống vô tình gỗ đá cũng mê tơi
                      Gặp gió đây cho hỏi một đôi nhời
                      Ta hỏi gió quen ai mà phảng phất?
                      Thử thị Đà giang phi Xích Bích
                      Dã vô Gia Cát dữ Chu lang?
                      Ai cầu phong mà gió tự đâu sang?
                      Hay mải khách văn chương tìm kết bạn?
                      Gió hỡi gió phong trần ta đã chán
                      Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong
                      Nên chăng gió cũng chiều lòng!

                      (Tản Đà)


                      Thí dụ : Bài chỉ có mưỡu hậu

                      Mẹ Mốc

                      So danh giá ai bằng mẹ Mốc,
                      Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra;
                      Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhoà,
                      Làm thế để cho qua mắt tục.

                      Ngoại mạo bất cầu như mĩ ngọc,
                      Tâm trung thường thủ tự kiên kim
                      Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm,
                      Giữ son sắt êm đềm một tiết.

                      Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết,
                      Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ,

                      Đắp tai ngảnh mặt làm ngơ,
                      Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây.
                      Khôn kia dễ bán dại này!

                      (Nguyễn Khuyến)

                      (sưu tầm)


                      Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                      Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                      Comment

                      Working...
                      X