Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

LuẬt ThƠ !

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hướng dẫn các bước làm thơ cơ bản

    Có nhiều bạn trên diễn đàn thỉnh thoảng mail cho tôi hỏi về cách làm thơ (trong đó có vài bạn tự giới thiệu là thành viên của diễn đàn rfviet.com). Tuy tôi đã trả lời rất nhiều lần nhưng các câu hỏi nhận được cứ bị lặp lại. Cũng chính vì vậy tôi lập ra topic này là để trả lời chung cho các bạn cần hỏi. Trước khi giới thiệu gần 50 bài về Hướng dẫn các bước làm thơ cơ bản, tôi xin có vài ý kiến sau:

    1. Có nhiều bạn cố ý làm thơ Đường Luật, một loại thơ bác học không dễ làm. Tôi chỉ khuyên thế này nếu không làm được thì đừng có cố. Hoặc muốn làm thơ Đường Luật thì các bạn hãy nên học cho kỹ các phép đối, luật, thanh... rồi hãy đưa bài lên cho thiên hạ biết sáng tác của mình. Có nhiều người đã được các nhà thơ khác gọi là nhà thơ hẳn hoi, nhưng do chỉ quen làm thơ mới, khi sáng tác thơ Đường Luật dễ bị lỗi, họ vẫn bị các nhà thơ Đường Luật mỉa mai, chế giễu gọi các nhà thơ đó là làm thơ Đường Luật theo kiểu Luật Đi Đường!

    2. Nhiều bạn hiểu một cách sai lầm thơ tự do là loại thơ không cần vần nên muốn làm thơ sao cũng được. Thật ra thơ tự do không cần có vần nhưng phải có nhiều hình ảnh thật đắc và biết cách chọn lọc, biết diễn đạt từ và ý thật mới lạ. Làm thơ tự do nếu nói ra còn khó hơn cả làm thơ có vần.

    Topic này chỉ là topic Hướng dẫn các bước làm thơ cơ bản, hoàn toàn không phải topic dạy làm thơ. Nếu dạy làm thơ được thì khoảng gần 10.000 giáo viên dạy văn của tp.HCM đều đã là nhà thơ hoặc nhà văn hết rồi (trong khi Hội nhà văn tp HCM chỉ có khoảng trên 360 người, trong đó nhà thơ chỉ có khoảng chừng 150 người). Tôi chỉ là giáo viên dạy vật lý nên sẽ không bình luận bài thơ nào của các bạn dù bài thơ đó hay hoặc dở. Do đó yêu cầu các bạn không hỏi những gì thuộc về sáng tác của các bạn để tránh spam. Mong các bạn thông cảm



    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

    Comment


    • #17
      Bài 1:

      Mục đích tối cao của luật thơ là giúp cho ta phương tiện sáng tạo âm điệu một cách dễ dàng. Nhưng tuân theo luật thơ một cách ngoan cố thì sẽ làm cho tác phẩm có lúc bị miễn cưỡng, khô cứng mất đi cái hồn của thơ.

      Cho nên ngoài luật thơ thì người làm thơ phải có hứng thú có ngoại vật cảm kích và phải có tính tình, có chân tâm như thế khi làm thơ tư tưởng mới không bi lạc đi nơi khác.

      Dưới đây là môt số luật thơ cơ bản:

      1. ÂM
      +. Nguyên âm: gốc của một chữ hay nhiều chữ
      - a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i,……
      - oa, ua, ưa, ue, uê, uy, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, …
      +. Phụ âm: những chữ khác nguyên âm
      - b, c, d, g, h, l, m, n, p, q, r…
      - ch, gh, kh, th, nh, ng, ....

      2. THANH
      +. Thanh Bằng: gồm các chữ không dấu và có dấu huyền
      +. Thanh Trắc: gồm các chữ có dấu sắc, hỏi, ngã và nặng

      3. VẦN : là hai chữ có cùng âm và cùng thanh

      4. VẬN: là cách gieo vần trong câu, có một số cách gieo vần như sau:
      +. Cước vận : là cách gieo vần ở cuối câu
      +. Yêu vận : là cách gieo vần ở giữa câu
      +. Liên vận : là cách gieo vần ở hai câu đi liền nhau
      +. Cách vận : là cách gieo vần ở hai câu cách nhau
      +. Chính vận : là vần mà hai chữ hoàn toàn giống nhau về âm
      +. Cưỡng vận : là vần mà hai chữ có âm tương tự nhau
      +. Liên châu vận: là cách gieo vần nối liền nhau như chuỗi hạt châu

      5. ĐIỆU
      +. Điệu là nhịp, là tiết tấu, là âm tiết.
      +. Thi điệu lấy câu làm âm tiết, câu lại có âm tiết của câu, gọi là cú điệu. Mỗi cú điệu gồm nhiều âm tiết, tức nhiều nhịp.

      (sưu tầm)


      Mời các bạn tham quan nhà riêng:
      Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

      Comment


      • #18
        Bài 2:

        TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
        (Phần đầu)


        Từ là gì?
        Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.

        Ví dụ:
        nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì,...
        đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì, dai nhách...

        1. Đơn vị cấu tạo

        Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết.

        Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị, nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau.

        1.1. Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable) – âm tiết có giá trị hình thái học

        - Về hình thức, nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên được gọi là âm tiết (syllable).
        - Về nội dung, nó là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện. Chí ít nó cũng có giá trị hình thái học (cấu tạo từ). Sự có mặt hay không có mặt của một tiếng trong một "chuỗi lời nói ra" nào đó, bao giờ cũng đem đến tác động nhất định về mặt này hay mặt khác.

        Ví dụ:
        đỏ – đo đỏ – đỏ đắn – đỏ rực – đỏ khé – đỏ sẫm...
        vịt – chân vịt – chân con vịt...

        1.2. Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ... không phải tiếng (hình tiết) nào cũng như nhau

        Trước hết có thể thấy ở bình diện nội dung:

        a. Có những tiếng tự nó mang ý nghĩa, được quy chiếu vào một đối tượng, một khái niệm như: cây, trời, cỏ, nước, sơn, hoả, thuỷ, ái...

        b. Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu được vào một đối tượng, một khái niệm, nhưng có sự hiện diện của nó trong cấu trúc từ hay khong, sẽ làm cho tình hình rất khác nhau. Đó là chưa kể không ít trường hợp đã tìm ra nghĩa của chúng trong quá khứ lịch sử của tiếng Việt. Chúng, nhiều khi là kết quả của hiện tượng hao mòn ngữ nghĩa (desemantic) đến mức tối đa như vẫn thường gặp. Ví dụ: (dai) nhách; (xanh) lè; (áo) xống; (tre) pheo; (cỏ) rả; (đường) sá; (e) lệ; (trong) vắt; (nắng) nôi;...

        c. Có những tiếng tương tự như loại b. vừa nêu, nhưng chúng lại xuất hiện trong những từ mà tất cả các tiếng tham gia tạo từ đều như thế cả (đều không quy chiếu vào một khái niệm, một đối tượng, nếu tách rời nhau). Ví dụ: mồ – hôi – bồ – hòn – mì – chính – a – pa – tít... Các từ ở đây có thể thuộc nguồn gốc Việt như: mồ hôi, bồ hòn... nhưng cũng có thể thuộc nguồn gốc ngoại lai như: mì chính, a-pa-tít...

        Sự tranh luận về giá trị và ý nghĩa của tiếng, thực sự chỉ tập trung ở những tiếng thuộc loại b. và c., nhất là loại c. Tuy nhiên, tư cách và giá trị tương đương với hình vị trong tiếng Việt vẫn có thể chứng minh được (mặc dù chưa thực sự có sức thuyết phục tuyệt đối cho tất cả mọi trường hợp) qua các hiện tượng tách rời, lặp, chen thành tố, rút gọn... Ví dụ:
        sung sướng – ăn sung mặc sướng
        (quần) xi mi li – (quần) xi
        v.v...

        Mặt khác, cũng cần thấy rằng các tiếng thuộc loại c. này không chiếm số lượng nhiều trong tiếng Việt; và đa số trong số đó lại thuộc nguồn gốc ngoại lai. Chúng thuộc phạm vi ở vùng biên chứ không phải ở vùng tâm của tiếng Việt. Hơn nữa, mặt dù chưa có những chứng cứ đầy đủ về mặt tâm lí ngôn ngữ học, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý đến một điều là: trong ứng xử ngôn ngữ, dường như người Việt luôn luôn có tâm lí chờ đợi ở mỗi tiếng (bất kể tiếng đó như thế nào) một phần nghĩa nào đấy; hoặc sẵn sàng cấp cho nó một nghĩa nào đấy. Nếu không vậy thì làm sao người ta có thể chấp nhận được những tiếng, những câu như sau: “Trời đất khen sao khéo khéo phòm” của Hồ Xuân Hương?

        Nói tóm lại, trong Việt ngữ học hiện nay, nếu lấy tiêu chí “có chỉ ra, có quy chiếu vào đối tượng nào, khái niệm nào hay không” thì người ta vẫn quen phân loại và gọi các tiếng thuộc loại a. kể trên là loại tiếng có nghĩa; còn các tiếng thuộc loại b. và c. là tiếng vô nghĩa.

        1.3. Về năng lực hoạt động ngữ pháp, có thể căn cứ vào tiêu chí: “có khả năng hoạt động tự do hay không” để chia các tiếng thành hai loại:

        x – Loại tiếng tự do: Có thể hoạt động tự do trong lời nói với tư cách từ. Thật ra thì chúng là những tiếng mà tự thân một mình đã đủ khả năng tạo thành từ. Chẳng hạn: làng, xã, người, đẹp, nói, đi...

        y – Loại tiếng không tự do: Loại này gồm hai nhóm:

        + Những tiếng không tự do nhưng tự thân chúng có mang nghĩa: thuỷ, hoả, hàn, trường, đoản, sơn...
        + Những tiếng không tự do mà tự thân không mang nghĩa: (lạnh) lẽo; (đen) nhánh; mồ, hôi, cà, phê...

        Tuy nhiên, ranh giới của các loại tiếng không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Cần phải lưu ý đến những trường hợp trung gian giữa loại này với loại kia, phạm vi này với phạm vi kia.

        (Nguồn Dây Tơ Hồng)


        Mời các bạn tham quan nhà riêng:
        Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

        Comment


        • #19
          Bài 3:

          TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
          (Phần hai)


          2. Phương thức cấu tạo

          Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng các dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo lối nào đó.

          2.1. Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.

          Ví dụ: tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa...
          đi, chạy, cười, đùa, vui, buồn, hay, đẹp...
          vì, nếu, đã, đang, à, ư, nhỉ, nhé...

          2.2. Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép

          Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt như sau:

          Từ ghép đẳng lập. Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng.

          Thứ nhất, các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau.

          So sánh: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói...

          Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống...

          Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.

          Từ ghép chính phụ. Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà... xấu bụng, tốt mã, lão hoá... xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thằng tắp, sưng vù...

          (Nguồn Dây Tơ Hồng)


          Mời các bạn tham quan nhà riêng:
          Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

          Comment


          • #20
            Bài 4:

            TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
            (Phần ba)


            2. Phương thức cấu tạo (Tiếp theo)

            2.3. Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).

            Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt.

            Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (chẳng hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành... thì ta có dạng láy của từ chứ không phải là từ láy. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, có thể phân loại từ láy như sau:

            Từ láy gồm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các dạng cấu tạo sau:

            Láy hoàn toàn. Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của chúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tố láy. Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:

            a. Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố được nói nhấn mạnh hoặc kéo dài). Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, lăm lăm, khăng khăng, kìn kìn, lù lù, lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm, đăm đăm...
            b. Lớp từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc đối thanh điệu ở đây là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; và bằng đứng trước, trắc đứng sau.

            BẰNG............................TRẮC
            Ngang (1)...............Hỏi (4) Sắc (5)
            Huyền (2)...............Ngã (3) Nặng (6)

            Ví dụ: đo đỏ, ra rả, hây hẩy, hau háu, hơ hớ, ngay ngáy, phơi phới, sừng sững, chồm chỗm, vành vạnh, lừng lững, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng...
            Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số ngoại lệ như: cỏn con, dửng dưng, mảy may, cuống cuồng...
            c. Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá:

            m – p ng – c
            n – t nh – ch

            Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, cầm cập, lôm lốp, hèm hẹp...
            chan chát, khin khít, sồn sột, thon thót, ngùn ngụt...
            khang khác, vằng vặc, rừng rực, phưng phức, phăng phắc...
            anh ách, chênh chếch, đành đạch, phành phạch, rinh rích...
            Thanh điệu của các yếu tố trong mỗi từ vẫn tuân theo quy luật của lớp b.

            Láy bộ phận. Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần vần thì được gọi là láy bộ phận. Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai lớp.

            a. Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần. Ví dụ như: bập bềnh, cò kè, ho he, thơ thẩn, đẹp đẽ, làm lụng, ngơ ngác, say sưa, xoắn xuýt, vồ vập, hấp háy...

            Trong lớp này, có những từ xét về mặt lịch sử vốn không phải là từ láy, nhưng vì quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố của chúng mất dần đi, làm cho quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên giữa các yếu tố đó nổi lên hàng đầu, và hiện giờ người Việt nhất loạt coi chúng là từ láy. Ví dụ: chùa chiền, tuổi tác, giữ gìn, sân sướng... Nghĩa của những từ như vậy được tổ chức theo kiểu của các từ tre pheo, chó má, đường sá, xe cộ, áo xống...

            Trong khi xét sự đối vần ở đây, cũng cần lưu ý tới hiện tượng đối ứng ở âm chính. Hiện tượng này không phải là quy luật toàn thể, nhưng đều đặn ở một số nhóm từ.


            u đối với i: cũ kĩ, hú hí, xù xì, tủm tỉm, mũm mĩm...
            ô – ê: ngô nghê, xồ xề, hổn hển, thỗn thện...
            o – e: ho he, vo ve, khò khè, võ vẽ, nhỏ nhẻ...
            i – a: hỉ hả, rỉ rả, xí xoá, hí hoáy...
            u – ă: tung tăng, hung hăng, vùng vằng, thủng thẳng...
            u – ơ: ngu ngơ, rù rờ, khù khờ, cũn cỡn...
            ô – a: bỗ bã, hốc hác, mộc mạc, ngột ngạt...
            ê – a: nghê nga, khề khà, rề rà, xuề xoà, hể hả...


            b. Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu. Ví dụ như: bâng khuâng, bơ vơ, lừng chừng, lù đù, lã chã, càu nhàu, lỗ mỗ, thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng vảng, lúng túng, co ro, lan man, làng nhàng...

            Gần nửa số lượng từ láy vần có âm đầu của tiếng thứ nhất là âm /l-/ và phần lớn chúng có chứa một tiếng còn rõ nghĩa. Tuy vậy, vẫn có không ít từ mà cả hai tiếng đều không rõ nghĩa, ví dụ: bải hoải, hấp tấp, lập cập, bầy hầy, thình lình, liểng xiểng, xớ rớ, lấc cấc...

            Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng. Tuy vậy, từ láy ba tiếng dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, còn từ láy bốn lại dựa trên cơ chế láy bộ phận là chủ yếu. Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, dửng dừng dưng, trơ trờ trờ... đủng đà đủng đỉnh, lếch tha lếch thếch, linh tinh lang tang, vội vội vàng vàng...

            Trên thực tế, số lượng từ láy ba tiếng và bốn tiếng không nhiều. Mặt khác, có thể coi chúng chỉ là hệ quả, là bước "tiếp theo" trên cơ chế láy của từ láy hai tiếng mà thôi. Từ láy ba là láy toàn bộ kèm theo sự biến thanh và biến vần (ví dụ: nhũn – nhũn nhùn nhùn; xốp – xốp xồm xộp...). Nhiều khi ta gặp những "cặp bài trùng" giữa từ láy hai tiếng và ba tiếng như: sát sạt – sát sàn sạt; trụi lủi – trụi thui lủi; nhũn nhùn – nhũn nhùn nhùn; khét lẹt – khét lèn lẹt... Từ láy bốn tiếng thì tình hình cấu tạo có đa tạp hơn. Có thể là:

            - "Nhân đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến vần của tiếng thứ hai thành e, a, ơ, à cho phù hợp, hài hoà về âm vực giữa các vần, các thanh:

            vớ vẩn → vớ va vớ vẩn
            lề mề → lề mà lề mề...

            - "Nhân đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến đổi sao cho hai tiếng đầu có thanh điệu thuộc âm vực cao, hai tiếng sau mang thanh điệu âm vực thấp: bồi hồi – bổi hổi bồi hồi.
            - "Nhân đôi" từng tiếng của từ láy hai tiếng:

            hùng hổ → hùng hùng hổ hổ
            vội vàng → vội vội vàng vàng...

            - Thực hiện cách thứ ba vừa nêu, nhưng biến âm đầu của tiếng thứ nhất và thứ ba thành /l-/:

            nhồm nhoàm → lồm nhồm loàm nhoàm
            thơ thẩn → lơ thơ lẩn thẩn...

            Ngoài ra, còn có một số từ khác không cấu tạo theo các cách nêu trên; hoặc từ một từ gốc có thể cấu tạo hai từ láy bốn tiếng chứ không phải chỉ có một. Chẳng hạn: bù lu bù loa; bông lông ba la... hoặc bắng nhắng – bắng nha bắng nhắng; bắng nhắng bặng bặng nhặng...

            Sự biểu đạt ý nghĩa của từ láy rất phức tạp và rất thú vị, nhất là ở nhiều nhóm từ cùng có khuôn cấu tạo lại có thể có những điểm giống nhau nào đó về nghĩa. Điều này cần được khảo sát riêng tỉ mỉ hơn.

            2.4. Từ các kiểu từ đã trình bày trên đây, tiếng Việt còn có một lớp từ mà người bản ngữ hiện nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo (các tiếng) của chúng có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa.

            Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách chúng ra và gọi là các từ ngẫu hợp với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách ngẫu nhiên. Lớp từ này có thể bao gồm:

            - Những từ gốc thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi, kì nhông, cà nhắc, mặc cả...

            - Những từ vay mượn gốc Hán (hoặc phiên âm qua âm Hán Việt) thông qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ (trong số này có những từ mà từng thành tố của chúng trước đây vốn rõ nghĩa, nhưng nay không được người Việt nhận thức nữa).

            Ví dụ: mâu thuẫn, hi sinh, trường hợp, kinh tế, câu lạc bộ, mì chính, tài xế, vằn thắn, lục tàu xá...

            - Những từ vay mượn gốc Ấn-Âu qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ như: a-xít, mit tinh, sơ mi, tùng bê, mùi xoa, xà phòng, cao su, ca cao, hắc ín, sô-cô-la...

            Bộ phận từ này trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do các mối quan hệ quốc tế mở rộng, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, vay mượn và du nhập từ ngữ, nhất là trong lĩnh vực thông tin, khoa học và kĩ thuật.

            (Nguồn Dây Tơ Hồng)


            Mời các bạn tham quan nhà riêng:
            Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

            Comment


            • #21
              Bài 5:

              TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
              (Phần cuối)


              3. Biến thể của từ

              Trong hoạt động của mình, một số từ tiếng Việt có thể có biến động về cấu trúc. Tuy nhiên, cần nói rằng đó không phải là những biến dạng theo nguyên tắc hình thái học như các dạng thức khác nhau của từ trong ngôn ngữ biến hình. Ở đây chúng thường chỉ được coi là dạng lâm thời biến động hoặc dạng "lời nói" của từ. Có nghĩa rằng, những biến động ấy không đều đặn, không thường xuyên ở tất cả mọi từ. Chúng chỉ lâm thời xảy ra ở một số từ trong một số trường hợp sử dụng mà thôi. Đại thể có những dạng biến động như sau:

              3.1. Biến một từ có cấu trúc lớn, phức tạp hơn sang cấu trúc nhỏ, đơn giản hơn. Thực chất đây là sự rút gọn một từ dài thành từ ngắn hơn.
              Ví dụ:
              ki-lô-gam → ki lô/ kí lô/ ký
              (ông) cử nhân → (ông) cử
              (ông) tú tài → (ông) tú

              Xu hướng biến đổi này không có tính bắt buộc, không đều đặn ở mọi từ, và nhiều khi chỉ vì lí do tiết kiệm trong ngôn ngữ. Không phải ngày nay tiếng Việt mới có hiện tượng rút gọn như vậy, mà những cặp từ song song tồn tại giữa một bên là từ đa tiết với một bên là từ đơn tiết chứng tỏ rằng hiện tượng này đã có từ lâu.

              Chẳng hạn:
              ve ve → ve
              bươm bướm → bướm
              đom đóm → đóm (*)

              Rất nhiều tên gọi các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo, các danh nhân, địa danh... trong tiếng Việt ngày nay đã được rút gọn lại như vậy. Ví dụ:
              Đảng Cộng sản Việt Nam → Đảng
              hợp tác xã → hợp

              Xu hướng biến đổi một từ đơn giản thành một từ có cấu trúc phức tạp hơn, trong tiếng Việt hiện nay không thấy có. Rất có thể vì nó trái với nguyên tắc tiết kiệm mà người sử dụng ngôn ngữ thường xuyên phải tính đến.

              3.2. Lâm thời phá vỡ cấu trúc của từ, phân bố lại yếu tố tạo từ với những yếu tố khác ngoài từ chen vào.
              Ví dụ:
              khổ sở → lo khổ lo sở
              ngặt nghẽo → cười ngặt cười nghẽo
              danh lợi
              + ham chuộng → ham danh chuộng lợi

              Sự biến đổi theo kiểu này rất đa dạng, nhằm nhiều mục đích. Cũng có khi người nói, với dụng ý ít nhiều mang tính chơi chữ, đã phá vỡ cấu trúc từ để dùng yếu tố tạo từ với tư cách như một từ.
              Ví dụ:
              tìm hiểu → tìm mà không hiểu
              đánh đổ → đánh mãi mà không đổ...

              (Nguồn Dây Tơ Hồng)


              Mời các bạn tham quan nhà riêng:
              Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

              Comment


              • #22
                Bài 6:

                QUI TẮC LÀM THƠ

                1/ TIẾNG BẰNG TIẾNG TRẮC

                Theo chữ Quốc Ngữ , thì Tiếng BẰNG là những tiếng có giọng êm dịu và có thể đọc kéo dài ra được như chữ không có dấu gọi là giọng bằng cao và chữ có dấu huyền gọi là giọng bằng thấp .

                Tiếng TRẮC là những tiếng có giọng ngắn ngủn , không đọc dài ra được, như những tiếng có chữ C , CH , P , T đứng ở cuối tiếng và những tiếng có dấu sắc, ngã , hỏi, nặng .

                Vì âm hưởng tiếng Bằng và tiếng Trắc , khác nhau như thế cho nên phải xếp những tiếng ấy cho khéo thì mới tạo thành ra một thứ âm điệu nghe hay và dễ đọc . Nếu không , thì đọc lên sẽ sượn và nghe chướng tai

                2/ TIẾNG BỔNG TIẾNG TRẦM

                Trong những tiếng BẰNG và tiếng TRẮC , tiếng nào cũng có thứ tiếng BỔNG và tiếng TRẦM .

                Tiếng BỔNG trong tiếng Bằng là những tiếng KHÔNG có dấu huyền

                Ví dụ: chữ La

                Tiếng TRẦM là những tiếng Có dấu huyền .

                Ví dụ: chữ Là

                Khi ta đọc chữ La và chữ Là tuy hai chữ cùng là tiếng bằng, song hai chữ đó có âm giọng khác nhau, chữ Là nghe thấp giọng hơn chữ La


                Tiếng BỔNG trong tiếng Trắc là những tiếng có dấu sắc và dấu ngã

                Ví dụ: Lá , Lã

                Tiếng TRẦM là những tiếng có dấu hỏi và đấu nặng

                Ví dụ: Lả , Lạ

                Nếu chúng ta biết sắp xếp đúng tiếng Trầm và tiếng Bổng thì bài thơ nghe du dương hơn .
                Dầu vậy khi làm thơ Lục Bát thì câu Bát chữ thứ 6 là tiếng Trầm thì chữ thứ 8 phải là tiếng Bổng
                Hoặc nếu trong câu bát chữ thứ 6 là tiếng Bổng thì chữ thứ 8 phải là tiếng Trầm, nói cho dễ hiểu hơn là

                Trong câu BÁT , chữ thứ 6 là KHÔNG DẤU thì chữ thứ 8 phải là dấu HUYỀN
                Nếu chữ thứ 6 la`dấu HUYỀN thì chữ thứ 8 phải là KHÔNG DẤU
                Đó là luật định cho câu thơ Lục Bát

                3/VẦN

                Làm thơ thì phải có vần thì đọc nghe êm và trôi chảy . VẦN nghĩa là tiếng này với tiếng kia có cùng âm-hưởng . Tiếng bằng vần với tiếng bằng , tiếng trắc vần với tiếng trắc, khi hai tiếng đồng một giọng phát âm thì thành vần được . Hai tiếng không đúng vần với nhau thì âm điệu sẽ lạc như vậy là trái luật thơ

                a) Những tiếng có chữ nguyên âm như : a , e , ê , i , o , ô , ơ , u , ư đứng ở cuối tiếng, thì theo tiếng bằng tiếng trắc mà vần với tiếng khác cũng có một chữ nguyên-âm đồng loại đứng ở cuối tiếng

                B) Những tiếng có chữ phụ âm như: c , ch , m , n , ng , nh , p , t đứng cuối tiếng, thì nhất định phải vần với tiếng khác cũng có phụ-âm đồng loại đứng ở cuối tiếng

                Vần chia ra làm hai loại : vần bằng và vần trắc .

                Vần bằng là những tiếng bằng vần với nhau, vần trắc là những tiếng trắc vần với nhau

                Mỗi loại vần ấy lại chia ra làm hai thứ vần, là vần chính và vần thông

                A/ Vần chính

                Vần chính của vần bằng - là những tiếng cùng đồng một âm vần với nhau như : ơ vần với ơ , ân vần với ân hay uôn vần với uôn

                Ví dụ:

                Hôm nay tôi học làm thơ
                Ðọc xong đường luật muốn mờ mắt luôn
                Khi làm thơ phải cho suôn
                Luật thơ Bằng Trắc vô khuôn Âm Vần



                Vần chính của vần trắc- là những tiếng cùng đồng một âm vần trắc với nhau như : ở vần với ở , ước vần với ước

                Ví dụ:

                Nhìn cúc tím vàng tươi chợt nở
                Giống tình anh mới trở cơn say

                Anh ở đó luôn chờ đợi ước
                Mùa Thu nào sẽ bước bên nhau


                B/ Vần thông

                Vần thông là những tiếng tuy không cùng một âm như các vần chính , nhưng có thể hợp để vần với nhau , do nơi sự vận dộng của môi và lưỡi khi phát âm nghe gần như giống nhau nên người ta gọi là vần thông
                Sau đây là những vần ta có thể thế vô cho vần để được linh hoạt hơn trong khi làm thơ .

                1/ Vần thông của vần bằng
                a) những vần thông có chữ nguyên-âm đứng ở cuối tiếng

                a, ơ --> thông với nhau được

                Vidụ :

                Vần thông ghép chữ như là
                Đi chung được với chữ tờ này đây

                Ví dụ: ơ, ư

                Ơ Ư cũng dễ lắm cơ
                Bây giờ bạn ráp chữ thư được mà

                Ví dụ: e, ê, i

                Nhờ E có nghĩa là nhe
                Gờ hÌ ta có ôm ghì đầu thôi

                có ai nhức đầu hong vậy ?

                Thêm câu hỏi cái chữ gì ?
                Vì vô đây học nhớ về vần thông

                Ví dụ: o, ô, u

                Hôm nay trời có mưa to
                Nhớ mở nắp hồ cho nước chảy vô (lục bát biến thể )
                Đầy rồi thì hứng thêm lu
                Phòng khi cúp nước khỏi lo sợ gì

                Ví dụ: ai, ay
                Mong rằng trời nắng ngày mai
                Bao nhiêu bạn đến hăng say làm bài

                ai, oi, ôi, ơi, ươi, ui
                ao, eo, êu, iêu, iu, ưu

                B) Những vần thông có phụ âm đứng cuối tiếng

                am, ơm --> đi chung với nhau được
                ăm, âm
                êm, im
                an, ơn
                ăn, ân, uân

                en, in, iên, uyên
                on, ôn, uôn
                on, un
                ang, ương --> nhưng không đi được với uông

                ăng, âng , ưng
                ong, ông, ung
                uông, ương
                anh, ênh, inh --> đi chung với nhau được

                2/ Vần thông của vần trắc

                é, ị --> đi chung với nhau được
                ổ, ũ
                ọ, ủa
                ĩa, uệ
                áo, iễu
                ói, ủi
                ác, ước
                ấc, ực
                ạm, ợm
                ặn, ẩn
                óng, úng
                ật, ắt
                ật, ứt
                út, uốt

                ** Có bốn điều hệ-trọng nên nhớ trong sự gieo vần quốc-ngữ

                1.- Trong sự gieo vần quốc-ngữ, có ba âm: a, ă, â ghép với một phụ-âm c, m, n, p, t thành một âm ghép như:

                ac, ăc, âc
                am, ăm, âm
                an, ăn, ân
                ap, ăp, âp
                at, ăt,ât

                những vần ghép ấy chỉ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trên ví dụ:

                Bát thông được với bắt, bất mà không thông được với cắt , cất, mắt, mất
                Lam đi với lăm, lâm, nhưng không thông với băm, bâm, trăm, trâm
                Quan đi với quăn, quân, nhưng không thông với chăn, chân, nhăn, nhân v.v... Đó là do cách hiệp vận do âm-điệu điều-hoà mà thành lệ

                2.- Khi có vần ghép bằng hai hay ba chữ nguyên-âm với một phụ- âm đứng cuối như: iên, uyên, uân, uôn, thì người ta lấy hai chữ cuối cùng làm vận căn mà gieo vần, cho nên

                en, in vần với yên, uyên

                ân vần với uân

                ơn vần với oan

                on vần với uôn

                khi có vần ghép bằng hai chữ nguyên-âm với hai chữ phụ-âm như ương, thì người ta lấy ba chữ cuối cùng làm vận căn mà gieo vần, cho nên

                ang thông với ương

                uông thông với ương nhưng không thông với ang, vì a không thông được với ô

                3.- Khi có vần ghép bằng hai hay ba nguyên-âm thì người ta theo âm điệu mà lấy một hay hai chữ nguyên âm làm vận căn, như:

                oa, oe, uê, uy

                thì vận căn ở chữ a, e, ê, y, cho nên

                oa vần với a

                oe vần với e

                uê vần với ê

                uy vần với i

                uây vần với ây

                Những vần ia, uya, ua, ưa , thì vận căn lại ở chữ i, y, u, ư mà chữ a đứng ở cuối tiếng không có ảnh-hưởng gì cả .

                4.- Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau, song hai tiếng tuy đồng âm mà khác nghĩa, tức là hai tiếng khác nhau, thì vần với nhau được.

                (Nguồn Áo Trắng Cần Thơ)


                Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                Comment


                • #23
                  Bài 7:

                  Các ghi chú về thanh, âm và vần: Đây là phần căn bản, quan trọng nhất mà người làm thơ cần phải biết...


                  * Thanh: Ở phần này, mọi người chỉ cần ghi nhớ là có hai loại, đó là thanh bằng và thanh trắc.

                  1. Thanh bằng: bao gồm các chữ không mang dấu hay mang dấu huyền.

                  Ví dụ:
                  Con mèo quào con cào cào <--- tất cả đều mang dấu huyền, tất cả đều là thanh bằng.
                  Ngang ngang như con cua <--- tất cả đều không dấu, tất cả đều là thanh bằng.


                  2. Thanh trắc: bao gồm các chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng.

                  Ví dụ:
                  Hết cả nước lẫn cái <---- tất cả đều là thanh trắc

                  *Vần:

                  1. Vần bằng: là các từ có cùng âm và đều là thanh bằng.

                  Ví dụ:
                  Anh không ngủ được ư anh?
                  Để em mở quạt quấn mành lên cho.
                  Chữ anh và mành ở đâu đều là thanh bằng, và đều cùng âm.


                  2. Vần trắc: là các từ có cùng âm và đều là thanh trắc.

                  Ví dụ:
                  Gia tài em chỉ có bàn tay,
                  Em trao tặng cho anh từ ngày ấy,
                  Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy,
                  Quá khứ dài là mái tóc em đen.
                  (Bàn Tay-Xuân Quỳnh.)
                  Chữ ấy và thấy ở đây đều có thanh trắc và cùng âm.

                  3. Tiếng bằng và tiếng trắc không vần với nhau.

                  Ví dụ: thanh không vần với thánh; (lả) lơi không vần với (tiến) tới.

                  *Gieo vần: phần này sẽ nói thêm chi tiết khi vào từng thể loại thơ.

                  1. Vần chéo.

                  Ví dụ:
                  Những ngày không gặp nhau
                  Biển bạc đầu thương nhớ
                  Những ngày không gặp nhau
                  Lòng thuyền đau-rạn vỡ
                  (Thuyền và Biển-Xuân Quỳnh)

                  Vần xanh và đỏ chéo nhau

                  2. Vần ôm.

                  Ví dụ:
                  Tình giờ đã hết
                  Khi chàng ra đi
                  Tình xưa phân ly
                  Nụ cười cũng chết

                  Vần đỏ ôm vần xanh vào giữa

                  3. Vần ba tiếng.

                  Ví dụ:
                  Nghìn dặm có duyên sự cũng thành,
                  Xin đừng lo lắng hết xuân xanh.
                  Tấc gang tay họa thơ không dứt,
                  Gần gụi cung dương lá vẫn lành.
                  (Duyên kỳ ngộ-Hồ Xuân Hương.)

                  3 vần đỏ

                  4. Vần giữa câu và cuối câu.

                  Ví dụ:
                  Kiều càng sắc sảo mặn
                  So bề tài sắc lại phần hơn.
                  Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
                  Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
                  Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
                  Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
                  (Truyện Kiều-Nguyễn Du)

                  Vần giữa câu (yêu vận) và vần cuối câu (cước vận) thường có trong thơ lục bát


                  Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                  Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                  Comment


                  • #24
                    Oh yeah ! bây giờ cái gì cũng có cao thủ chỉ vẽ hết trơn , thanks chủ thớt nha , quá bổ ích

                    Comment


                    • #25
                      Bài 8:

                      Các thể loại thơ


                      * Thơ dân gian Việt Nam (ca dao, tục ngữ): Là các thể loại được sử dụng nhiều nhất, khá dễ trong dân gian. Hầu như già trẻ lớn bé, trai gái, giàu nghèo... cứ là người Việt Nam là phải biết.

                      1. Thơ lục bát.

                      2. Song thất lục bát.

                      3. Vè.

                      *Thơ Đường:

                      4. Thơ cổ phong: (ngũ ngôn, thât ngôn)

                      5. Thơ Đường luật: (ngũ ngôn, thất ngôn)

                      6. Thơ tuyệt cú (hay còn gọi là tứ tuyệt).

                      (ở đây, trong mỗi phần của thơ có thể sẽ chia làm nhiều loại).

                      *Thơ mới:

                      7. Thơ bốn chữ.

                      8. Thơ năm chữ.

                      9. Thơ sáu chữ.

                      10. Thơ bảy chữ.

                      11. Thơ tám chữ.

                      12. Thơ tự do (số chữ tùy ý)


                      Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                      Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                      Comment


                      • #26
                        Bài 9:

                        Vè:

                        - Thể loại này thuộc loại khá dễ cho tất cả mọi người, chỉ cần bạn chú ý một chút về cách thức là có thể làm được ngay. Vè là thể loại đọc lên có nhịp điệu rộn ràng, vui tai.

                        - Cách gieo vần trong vè là vần tiếp.
                        Ví dụ: Dưới đây là bài thơ Vè câu cá của Tây Cuồng

                        Vè con cá

                        Nghe vẻ nghe ve
                        Nghe vè loài cá.
                        No lòng phỉ dạ,
                        Là con cá cơm.
                        Không ướp mà thơm,
                        Là con cá ngát.
                        Liệng bay thoăn thoắt,
                        Là con cá chim.
                        Hụt cẳng chết chìm,
                        Là con cá đuối.
                        Lớn năm nhiều tuổi,
                        Là cá bạc đầu.
                        Đủ chữ xứng câu,
                        Là con cá đối.
                        Nở mai tàn tối,
                        Là cá vá hai.
                        Trắng muốt béo dai,
                        Là cá úc thịt.
                        Dài lưng hẹp kích,
                        Là cá lòng tong.
                        Ốm yếu hình dong,
                        Là con cá nhái.
                        Thiệt như lời vái
                        Là con cá linh.
                        Cá kình, cá ngạc
                        Cá lác, cá dưa.
                        Cá voi, cá ngựa,
                        Cá rựa, cá dao.
                        Úc sào, bánh lái,
                        Lăn hải, cá sơn.
                        Lờn bơn, thác lác,
                        Cá ngác, dày tho.
                        Cá rô, cá sặt,
                        Cá sát, cá tra.
                        Mề gà, dải áo,
                        Cá cháo, cá cơm,
                        Cá mờn, cá mớn,
                        Sặc bướm, chốt hoa.
                        Cá xà, cá mập,
                        Cát tấp, cá sòng.
                        Cá hồng, chim diệp,
                        Cá ép, cá hoa.
                        Bống dừa, bống xệ,
                        Cá be học trò.
                        Cá vồ, cá đục,
                        Cá nục, lù đù.
                        Cá thu trên lá,
                        Bạc má bạc đầu.
                        Lưỡi trâu hồng chó,
                        Là cá lành canh.
                        Chim sành cá biếc,
                        Cá giếc, cá mè.
                        Cá trê, cá lóc,
                        Cá nóc, thòi lòi.
                        Chìa vôi, cơm lạt,
                        Bống cát, bống kèo.
                        Chim heo, cá chét,
                        Cá éc, cá chuồng.
                        Cá duồng, cá chẽm,
                        Vồ đém, sặc rằn.
                        Mòi đường, bống mú,
                        Trà mú, trà vinh.
                        Cá hình, cá gộc,
                        Cá cốc, cá chày
                        Cá dày, cá đuối,
                        Cá đối, cá kìm,
                        Cá chim, cá vược,
                        Cá nược, cá ngừ.
                        Cá bui, cá cúi,
                        Cá nhái, bã trầu
                        Cá nàu, cá dảnh,
                        Hủng hỉnh tơi bời.
                        Cá khoai, ốc mít,
                        Cá tích nàng hai.
                        Cá cầy, cá cháy,
                        Cá gáy, cá ngàn.
                        Trà bần, cá nái,
                        Nóc nói, cá hô.
                        Cá ngừ, mang rổ,
                        Cá sủ, cá cam.
                        Cá còm, cá dứa,
                        Cá hố, cá lăn.
                        Cá căn, cá viễn,
                        Rô biển lép xơ.
                        Cá bơ, chim rắn,
                        Cá phướng, rồng rồng
                        Trên bông trao tráo,
                        Cá sọ, cá nhồng.
                        Tòng tong, mộc tích,
                        Úc phịch, trê bầu.
                        Bông sao, bông trắng,
                        Càn trảng xanh kỳ.
                        Cá he, cá mại,
                        Mặt quỷ, cá linh.
                        Cá chình, ốc gạo,
                        Thu áo, cá kè,
                        Cá ve lẹp nấu,
                        Từ mẫu thia thia,
                        Cá bè trên mễ,
                        Đuôi ó bè chan.
                        Nóc vàng, cá rói,
                        Cá lủi, con cù.
                        Rô lờ, tra dấu,
                        Trạch lấu, nhám đào.
                        Tra dầu, cá nhám,
                        Úc núm, cá leo.
                        Cá thiếc, cá suốt,
                        Cá chốt, cá phèn.
                        Cá diềng, cá lúc,
                        Cá mực, cá mau
                        Chim câu, cá huột
                        Sọc sọc cá lầm.
                        Cá rầm, cá thiểu,
                        Nhám quéo chim gian.
                        Cá ong, cá quít,
                        Cá kết thiền nôi.
                        Bông voi út hoát,
                        Cá chạch, cá mòi.

                        Con cá nhà giàu là con cá Nục
                        Chặt ra nhiều khúc là con cá Chình
                        Trai gái gập ghình là con cá Ve
                        Chồng nói vợ nghe là con cá Mát
                        Hết tiền hết bạc là con cá Cờ
                        Tối ngủ hay rờ là con cá Ngứa
                        Ăn ngày ba bữa là con cá Cơm
                        Ăn chưa kịp đơm là con cá Hóc
                        Dắt nhau lên dốc là con cá Leo
                        Bụng thở phèo phèo là con cá Nóc
                        Có gai trên óc là con cá Ngạch
                        Đủ vi đủ cánh là con cá Chuồn
                        Dắt nhau vô buồng là con cá Ngô
                        Ăn cây lót ổ là con cá Chim
                        Dắt nhau đi tìm là con cá Lạc
                        Đi theo bạn hát là cá Nòng Đầu.
                        Ăn sụp phênh sau là con cá Mối
                        Bỏ vô trong cối là con cá Chày
                        Dở chẳng nổi tay là con cá Liệt
                        Đi theo đoàn xiếc là con cá Căn
                        Già đã rụng răng là con cá Móm
                        Gái đi cua trai là con cá Ngựa

                        Vè con dao

                        Nhà anh bất phú bất bần
                        Có con dao đoản hộ thân tháng ngày
                        Con dao anh dày
                        Dài vừa năm tấc
                        Khi mài đã sắc
                        Phá lở rú rừng hoang
                        Cũng biện đủ cỗ cho làng
                        Cũng no ngày đủ tháng
                        Đèn có khêu mới rạng
                        Ngọc bất trác bất thành
                        Ngẫm như con dao anh
                        Nội trần gian không ai có
                        Nội dưới trời không ai có
                        Con dao anh quay một phát
                        Bằng rựa phát tối ngày
                        Than hai bồ đã đầy
                        Còn trong lò đang chứa
                        Kẻ đeo rìu đeo rựa
                        Thua dao anh liền liền
                        Than anh bán năm tiền
                        Than rựa rìu bốn rưỡi
                        Từ đám ma cho đến đám cưới
                        Đến cả đám lợp nhà
                        Cũng mượn con dao ta
                        Chẳng sót nhà nào mà kể
                        Không cho thì ra tệ
                        Nói cái bụng hẹp hòi
                        Cầm lấy con dao rồi
                        Chỉ gật đầu gật cổ
                        Khen con dao chưa từng chộ
                        Hỏi con dao anh rèn
                        Độ bao nhiêu tiền
                        Con dao tôi rèn
                        Gia Long trị vì khai sáng
                        Sắt tây năm lạng
                        Bạc mươi nén tiền công
                        Con dao tôi sắc vô cùng
                        Đốn trăm cây cũng ngã
                        Chặt ngàn cây cũng ngã
                        Cho nên thiên hạ
                        Đều rèn theo kiểu dao này
                        Trước dùng việc hàng ngày
                        Sau Vệ Quốc Bình Tây
                        Chặt quân thù như chém chuối


                        Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                        Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                        Comment


                        • #27
                          Phụ lục bài 9 :

                          Vè cho và trả

                          Chơi con quốc
                          Con quốc cho giò
                          Chơi con bò
                          Con bò cho nhau
                          Chơi buồng cau
                          Buồng cau cho trái
                          Chơi con gái
                          Con gái cho hun
                          Chơi bụi môn
                          Bụi môn cho bọc
                          Chơi trường học
                          Trường học cho bút
                          Chơi bông bụt
                          Bông bụt cho hoa
                          Chơi ông già
                          Ông già cho răng
                          Chơi mặt trăng
                          Mặt trăng cho Cuội
                          Chơi cơm nguội
                          Cơm nguội cho no
                          Chơi cái go
                          Cái go cho vãi
                          Chơi cây cải
                          Cây cải cho dưa
                          Chơi thợ cưa
                          Thợ cưa cho ván
                          Chơi chúng bạn
                          Chúng bạn cho tiền
                          Chơi thiền liền
                          Thiền liên cho thơm
                          Chơi cái nơm
                          Cái nôm cho cá
                          Chơi cái ná
                          Cái ná cho chim
                          Chơi cây kim
                          Cây kim cho chỉ
                          Chơi con khỉ
                          Con khỉ cho bần
                          Chơi ông thần
                          Ông thần cho bánh

                          Trả bánh ông thần
                          Trả bần con khỉ
                          Trả chỉ cho kim
                          Trả chim cho ná
                          Trả cá cho nơm
                          Trả thơm thiền liền
                          Trả tiền chúng bạn
                          Trả ván thợ cưa
                          Trả dưa cho cải
                          Trả vãi cho go
                          Trả no cơm nguội
                          Trả cuội mặt trăng
                          Trả răng ông già
                          Trả hoa bông bụt
                          Trả bút trường học
                          Trả bọc bụi môn
                          Trả hun con gái
                          Trả trái buồng cau
                          Trả nhau con bò
                          Trả giò con quốc


                          Vè các loại rau

                          Nghe vẻ nghe ve
                          Nghe vè các rau.
                          Thứ ở hỗn hào,
                          Là rau ngành ngạnh.
                          Trong lòng không chánh,
                          Vốn thiệt rau lang.
                          Đất ruộng bò ngang,
                          Là rau muống biển.
                          Quan đòi thầy kiện
                          Bình bát nấu canh.
                          Ăn hơi tanh tanh,
                          Là rau dấp cá.
                          Có cha có mẹ,
                          Rau má mọc bờ.
                          Thò tay sợ dơ,
                          Nó là rau nhớt.
                          Rau cay như ớt,
                          Vốn thiệt rau răm.
                          Sống trước ngàn năm,
                          Là rau vạn thọ.
                          Tánh hay sợ nợ,
                          Vốn thiệt rau co.
                          Làng hiếp chẳng cho,
                          Nó là rau húng.
                          Lên chùa mà cúng,
                          Vốn thiệt hành hương.
                          Giục ngựa buông cương,
                          Là rau mã đề.


                          Vè chim chóc

                          Nghe vẻ nghe ve
                          Nghe vè chim chóc
                          Hay moi hay móc
                          Vốn thiệt con dơi
                          Thấy nắng thì phơi
                          Là con diệc mốc
                          Lặn theo mấy gốc
                          Là chim thắng chài
                          Lông lá thật dài
                          Là con chim phướng
                          Rành cả bốn hướng
                          Là chim bồ câu
                          Giống lặn thật lâu
                          Là con cồng cộc
                          Ăn táp sồng sộc
                          Là con chim heo
                          Ham đậu cheo leo
                          Là chim lá rụng
                          Cắm đầu muốn thụng
                          Là chim thầy bói
                          Hay ăn hay nói
                          Ấy thật chim quyên
                          Vừa đứng vừa biên
                          Là chim học trò
                          Rủ nhau đi mò
                          Là con chim Ốc
                          Gõ mõ lốc cốc
                          Là chim thầy chùa
                          Tụng kinh bốn mùa
                          Là chim bìm bịp
                          Chạy theo không kịp
                          Là chim hít cô
                          Bắt mẹ xẻ khô
                          Là chim điên điển
                          Không ăn ngoài biển
                          Là chim le le.

                          (Sưu tầm)


                          Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                          Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                          Comment


                          • #28
                            Yeah! Cuối tháng này khỏi phải ăn trứng vịt của cô giáo nữa


                            Je suis comme je suis
                            Je suis faite comme ça
                            Que voulez-vous de plus?
                            Que voulez-vous de moi?

                            Comment


                            • #29
                              Bài 10:

                              * Thơ Lục Bát

                              - Thơ lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, bao gồm một câu 6 chữ và một câu 8 chữ. Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát lại tiếp tục vần với tiếng thứ 6 của câu lục.

                              Ví dụ:
                              Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
                              Xuân lan thu cúc mặn cả hai.
                              Người quốc sắc, kẻ thiên tài
                              Tình trong như đã mặt ngoài còn e.


                              Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến thanh phối hợp trong câu. Lấy lại ví dụ trên sẽ thấy.
                              2 4 6
                              Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
                              ........bằng........trắc........bằng
                              Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai
                              ........bằng....trắc......bằng...bằng

                              Đây là căn bản của thơ lục bát, nói riêng với các bạn bắt đầu làm thơ, phần thanh làm cho câu thơ nhịp nhàng hơn, vần làm cho câu có nhạc điệu, hay hơn, mọi người không cần cứ phải chăm chăm vào nó quá... sẽ quên mất ý thơ đấy. Cứ đọc sao thấy êm tai, xuôi câu là được.

                              - Ngoài ra còn một số ngoại lệ khác trong thơ lục bát: tiếng 6 của câu lục có thể vần với tiếng 4 của câu bát.

                              Ví dụ:
                              Đêm nằm gối gấm không êm
                              Gối lụa không mềm bằng gối tay em.

                              Mọi người chú ý ở đây, trong câu bát thanh không còn là bằng trắc bằng như ở ví dụ trên mà đổi lại là trắc bằng trắc, và ngắt nhịp ở giữa câu.
                              2 4 6

                              Đêm nằm gối gấm không êm
                              ...... bằng.....trắc.........bằng
                              Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
                              .....trắc.........bằng........trắc

                              (sưu tầm)


                              Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                              Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                              Comment


                              • #30
                                Phụ lục bài 10:

                                Thơ lục bát

                                Người hàng xóm

                                Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
                                Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
                                Hai người sống giữa cô đơn
                                Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.

                                Giá đừng có giậu mùng tơi
                                Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
                                Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
                                Có con bướm trắng thường sang bên này...

                                Bướm ơi, bướm hãy vào đây
                                Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
                                Chả bao giờ thấy nàng cười
                                Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên

                                Mắt nàng đăm đắm trông lên
                                Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi
                                Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
                                Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?

                                Không, từ ân ái nhỡ nhàng
                                Tình tôi than lạnh gio tàn làm sao!
                                Tơ hong nàng chả cất vào
                                Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang.

                                Mấy hôm nay chẳng thấy nàng
                                Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
                                Cái gì như thể nhớ mong?
                                Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng

                                Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng
                                Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa.
                                Tầm tầm giời cứ đổ mưa
                                Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm!

                                Cô đơn buồn lại thêm buồn
                                Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi ?

                                Hôm nay mưa đã tạnh rồi
                                Tơ không hong nữa, bướm lười không sang
                                Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
                                Rưng rưng tôi gục xuống bàn... rưng rưng
                                Nhớ con bướm trắng lạ lùng
                                Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng
                                Hỡi ơi bướm trắng tơ vàng
                                Mau về mà chịu tang nàng đi thôi
                                Đêm qua nàng đã chết rồi
                                Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng
                                Hồn trinh còn ở trần gian
                                Nhập về bướm trắng mà sang bên này.

                                Nguyễn Bính




                                Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                                Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                                Comment

                                Working...
                                X